18
THIÊN VÂN HIN TÀI QUÁCH VĂN HOÀ BIÊN SOẠN NĂM 2017 ĐẠI ĐẠO TAM KPHĐỘ TOÀ THÁNH TÂY NINH ────────────────── &

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘv2018)/TuNgu-DienCo-CaoDai-PDF/TuNgu...XX trở về trước. Điển tích làm cho bay bướm câu văn, chữ ít mà tư tưởng gợi ý nhiều

  • Upload
    others

  • View
    13

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

THIÊN VÂN

HIỀN TÀI QUÁCH VĂN HOÀ

BIÊN SOẠN NĂM 2017

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ TOÀ THÁNH TÂY NINH

──────────────────

&

大 道 三 期 普 度

西 寧 聖 座

──────────────────

典 辭

故 語

編 撰

賢 才 郭 文 和

2017

Thiên tính hồi nguyên quy Chánh quả Vân trình đạt pháp độ Quần sanh.

ii ▐ TỪ NGỮ ĐIỂN CỐ CAO ĐÀI

Soạn giả: Hiền Tài Quách Văn Hoà

LỜI GIỚI THIỆU Đọc sách ai ai cũng vậy, thỉnh thoảng gặp những từ ngữ lạ lạ, không nắm vững nghĩa vì mình ít gặp trong sách, chưa từng nghe ở ngoài đời, học giới gọi đó là từ cổ. Từ cổ ngoài chuyện gây khó hiểu cho người đọc còn có sự biến nghĩa, trại nghĩa, biến thinh càng ngày càng trở nên xa lạ với người đọc.

Đó là nói về từ thuần Việt, từ có gốc Hán còn làm cho chúng ta bỡ ngỡ hơn vì phải học, phải có kinh nghiệm về nghĩa của chúng mới biết được nghĩa của đoạn văn.

Thêm vào hai trường hợp nầy là sự sử dụng điển cố và thành ngữ của người sáng tác, nhứt là những tác giả từ đầu thế kỷ XX trở về trước. Điển tích làm cho bay bướm câu văn, chữ ít mà tư tưởng gợi ý nhiều. Khi cần mô tả những chuyện cụ thể có tính cách dung tục, văn nhân chỉ dùng vài ba chữ trong điển tích liên quan là đủ. Thành ngữ cũng có tác dụng tương tợ nhưng sự bóng bẩy nhiều hơn và trong nhiều trường hợp tính cụ thể cũng rất phong phú. Điển tích có tính cách vay mượn từ văn học Trung quốc, thành ngữ đa phần là sản phẩm thuần tuý Việt Nam.

Gặp các trường hợp nói trên, muốn hiểu rõ hơn về đoạn văn đương đọc người ta dùng những từ điển như Đại Nam Quấc Âm Tự Vị, Tự điển Việt Nam của Hội Khai Trí Tiến Đức, Tự điển Hán Việt của Thiều Chửu, Tự điển của Lê Văn Đức, của G. Hue, Thành Ngữ Điển Tích của Trịnh Vân Thanh hay gần đây nhứt là Tự Điển Tiếng Việt Miền Nam của Vương Hồng Sển, Phương Ngữ Nam Bộ của Nam Chi…

Tự điển nhiều như vậy nhưng chỉ giải quyết được phần nào vì còn nhiều từ đã lọt sổ không được đưa vào cho nên lúc nào tự điển cũng được tăng bổ hay cải chính nếu được in lại…

Điều đặc biệt là trong sự giải thích, các tự điển nếu có trích

TỪ NGỮ ĐIỂN CỐ CAO ĐÀI ▐ iii

TỪ NGỮ ĐIỂN CỐ CAO ĐÀI v.2018

dẫn văn liệu thì toàn là văn liệu của các tác phẩm văn chương kim cổ chỉ phù hợp với người đời bình thường và được dùng trong việc học hành của sinh viên học sinh.

Tín đồ đạo Cao Đài cần có một quyển tự điển mục tiêu phục vụ như các quyển trên nhưng văn liệu trích dẫn được lấy từ sách vỡ, thơ văn của các chức sắc Cao Đài cũng như các kinh kệ căn bản của đạo. Điều nầy trước tiên là soi rọi để hiểu thấu những trường hợp khó nghĩ về “ngữ nghĩa” nhưng mặt khác là giúp cho người ngoài đạo hay tín đồ quen thuộc với tư tưởng và triết lý của đạo mà tôi gọi là “triết nghĩa”.

Hiền Tài Quách Văn Hoà, đã bỏ công suốt khoảng 10 năm trời để thực hiện quyển “Từ Ngữ Điển Cố Cao Đài” rất hữu ích nầy. Người đọc có thể coi đây là một công cụ văn học để học nghĩa nhưng chắc chắn rằng đây cũng là một tác phẩm để các đạo hữu ôn nhuần những điều cần biết về đạo.

Tây phương có câu nói đại ý là những điều ta hoàn thành trên đời nầy không có giá trị bằng những điều “mới” ta thực hiện được. Quyển Từ Ngữ Điển Cố Cao Đài là một sáng kiến mới. Cái quý là ở chỗ đó.

Tôi rất hãnh diện về Hiền Tài Quách Văn Hoà, cựu sinh viên tốt nghiệp ban Việt Văn của Viện Đại Học Cao Đài với quyển sách tâm huyết nầy của ông. Mong đợi một vài tác phẩm khác nữa cũng liên quan xa gần đến Đại Đạo.

Nguyễn Văn Sâm

Nguyên Giảng Sư trường Đại học Văn Khoa Sàigòn. Nguyên Phụ tá Viện Trưởng Viện Đại Học Cao Đài, 1971-1975

iv ▐ TỪ NGỮ ĐIỂN CỐ CAO ĐÀI

Soạn giả: Hiền Tài Quách Văn Hoà

LỜI NGƯỜI BIÊN SOẠN

Theo quan niệm của chúng tôi, từ và thành ngữ là kho tàng ngôn ngữ Việt Nam, còn điển tích thuộc về nền văn học chung của dân tộc. Vì vậy, khi soạn quyển “Từ Ngữ Điển Cố Cao Đài”này, hình thức như một quyển Từ điển, chúng tôi cố gắng sưu tập tất cả những kinh, sách, và nhứt là văn thi phẩm của các tác giả là những chức sắc Thiên phong, hoặc những tín đồ tôn giáo, phần đông đều nằm trong nhóm “Đạo Đức Văn Đàn”, để trích dẫn vào trong quyển Từ điển, hầu chứng tỏ từ ngữ và điển tích đó thuộc ngôn ngữ và văn học Cao Đài.

Như vậy, khi chúng tôi soạn quyển Từ điển là thu thập các từ ngữ, thành ngữ và điển tích có trong Kinh sách, Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, Thi Văn Dạy Đạo, Thuyết đạo Đức Hộ Pháp, Con Đường Thiêng Liêng Hằng Sống, -Thuyết Đạo Đức Thượng Sanh, các tác phẩm giáo lý như: Phương Châm Hành Đạo, Thiên Đạo, Giáo Lý, các tác phẩm thi văn như Nữ Trung Tùng Phận, Phương Tu Đại Đạo, Đạo Sử..v.v. Ngoài ra, chúng tôi cũng có trích dẫn những bài văn thi của các chức sắc Thiên phong hoặc các văn thi sĩ là tín đồ trong tôn giáo Cao Đài.

Những tác phẩm được trích dẫn trong quyển Từ điển, mặc dù chưa tìm được đầy đủ lắm, nhưng cũng cung cấp cho chúng tôi một số lượng lớn về từ ngữ và thành ngữ. Ngoài ra, chúng tôi cố gắng đưa vào đầy đủ những điển tích có trong kinh sách, văn thi phẩm Cao Đài, nhất là dẫn giải 91 điển tích được vẽ chung quanh hành lang Báo Ân Từ. Việc sưu tập các tác phẩm Cao Đài còn thiếu nhiều thiếu sót, hy vọng những lần chỉnh sửa sau sẽ được đầy đủ hơn. Nơi đây, chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chung đến các tác phẩm, tác giả đã được trích dẫn trong Tác phẩm.

TỪ NGỮ ĐIỂN CỐ CAO ĐÀI ▐ v

TỪ NGỮ ĐIỂN CỐ CAO ĐÀI v.2018

Nội dung trình bày quyển Từ Ngữ Điển Cố Cao Đài nầy có những điểm như sau:

- Việc giải nghĩa các đơn vị từ, ngữ trong quyển Tác phẩm được thực hiện như sau: Chú thích từng chữ, nếu là chữ có nghĩa, diễn giải từ ngữ đó, rồi đưa ra những câu thí dụ. Nếu từ đó trong Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, Thuyết Đạo Đức Hộ Pháp, Đức Thượng Sanh hoặc trong ca dao, Truyện Kiều hay các tác phẩm Đạo có dùng đến, chúng tôi trích một đoạn để làm dẫn liệu trong Tác phẩm này, vì chúng tôi nghĩ rằng Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, Thi Văn Dạy Đạo xem như là một Kinh Thánh và Thuyết Đạo Đức Hộ Pháp, Đức Thượng Sanh, các sách của Chức sắc Đại Thiên phong là những khuôn vàng thước ngọc để người nghiên cứu am tường phần nào giáo lý đạo.

Cuối cùng, chúng tôi trích dẫn một đoạn văn hoặc vài câu thi dẫn chứng nguồn gốc từ ngữ cần phải giải thích có trong Kinh sách Cao Đài. Các dẫn liệu là câu trích thì sẽ chú thích tên tác giả hoặc tác phẩm nằm trong dấu ngoặc đơn và những từ ngữ vừa được giải nghĩa trong câu đều được in đậm.

- Về chính tả trong quyển Từ Điển nầy, chúng tôi theo đúng các Quy định về chính tả tiếng Việt và về thuật ngữ tiếng Việt trong các sách giáo khoa, được ban hành theo Quyết định số 240/QĐ ngày 5 tháng 3 năm 1984 của Bộ Giáo Dục.

- Vấn để sắp xếp các đơn vị mục từ được theo thứ tự chữ cái đơn và kép sau đây: A, Ă, Â, B, C, CH, D, Đ, E, Ê, G, GH, GI, H, I, Y, K, KH, L, M, N, NH, O, Ô, Ơ, PH, QU, R, S, T, TH, TR, U, Ư, V, X.

- Về dấu thanh, chúng tôi theo thứ tự để sắp xếp như sau đây: Ngang (không dấu), sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng.

- Về những từ Nôm có hai hoặc nhiều âm đọc, trong đó có một âm phổ thông như:

Nghìn (âm chính), ngàn.

vi ▐ TỪ NGỮ ĐIỂN CỐ CAO ĐÀI

Soạn giả: Hiền Tài Quách Văn Hoà

Bênh (âm chính), binh. Chênh (âm chính), chinh. Mếch (âm chính), mích ..v.v..

Nếu trong kinh sách có đủ, chúng tôi trích dẫn cả các âm của từ đó để giải thích, nhưng chữ có âm phụ chúng tôi sẽ đề là Xem: Chữ có âm chánh.

Ví dụ: Chữ Binh, chúng tôi viết: Xem: Bênh. Chữ Ngàn, chúng tôi viết: Xem: Nghìn. Binh vực, chúng tôi viết: Xem: Bênh vực.

- Về những từ Việt Hán có hai hoặc nhiều âm, trong đó có một âm chính, như:

Tính (âm chính), tánh. Huỳnh (âm chính), hoàng. Vũ (âm chính), võ. Phúc (âm chính), phước. Thực (âm chính), thật, thiệt..v.v..

Nếu trong kinh sách có từ nào, chúng tôi đều giải thích từ đó, vì chúng tôi thấy rằng trong kinh sách có lúc viết Tính, có lúc dùng Tánh, có khi dùng Phúc, lại có lúc viết Phước. Ngoài ra, có những danh từ riêng của cơ quan Đạo, mà chúng ta không thể đọc theo từ chính được, ví dụ như “Cơ quan Phước Thiện”, chúng ta không thể viết Cơ quan Phúc Thiện.

Khi viết từ Việt Hán có hai âm, chúng tôi sẽ đính kèm Hán tự theo từ chính như sau:

Ví dụ: Tánh, như chữ “Tính 性”. Phước, như chữ “Phúc 福”. Hạ Võ, như chữ “Hạ Vũ 夏 禹”.

- Đối với những từ ngữ có nhiều nghĩa, chúng tôi tìm được trong kinh sách mang nghĩa nào thì diễn giải nghĩa đó. Mỗi

TỪ NGỮ ĐIỂN CỐ CAO ĐÀI ▐ vii

TỪ NGỮ ĐIỂN CỐ CAO ĐÀI v.2018

nghĩa đều có thí dụ hoặc dẫn liệu (nếu có). Các nghĩa đều được đánh theo số thứ tự 1, 2, 3…

- Đối với những từ trong Kinh Thiên Thế Đạo đã in, mặc dù sai nghĩa, sai chánh tả, sai cách phát âm, chúng tôi tôn trọng Hội Thánh xin giữ nguyên, không sửa đổi, nhưng trong phần chú thích thì chúng tôi viết lại cho đúng.

Ví dụ: Trong kinh Tận Độ có từ “Ly tiết”, khi chép lại câu kinh thì chúng tôi giữ nguyên là “Ly tiết”, nhưng trong phần giải thích thì viết “Luy tiết 缧 絏” cho đúng nghĩa kinh.

Từ “Di Lạc” trong Di Lạc Chơn Kinh, Hội Thánh in trong “Thiên Đạo và Thế Đạo Kinh” là “Di Lạc”, đáng lý phải viết: “Di Lặc” cho đúng với từ phiên âm của Hán tự “彌 勒” và cách xưng gọi bên Phật giáo, nhưng chúng tôi tôn trọng Hội Thánh nên chép lại nguyên văn hoặc giải nghĩa vẫn viết là “Di Lạc”.

Chúng tôi tự biết rằng việc biên soạn quyển “Từ Ngữ Điển Cố Cao Đài” là một công trình lớn lao mà bản thân lại tài hèn sức mọn, nhưng vì tha thiết mong ước được đóng góp một phần công sức vào sự nghiệp Đạo cho mai sau, nên mạo muội chẳng kể khó khăn, lâu dài, cố gắng hoàn thành công trình theo nguyện ước. Vì vậy, quyển “Từ Ngữ Điển Cố Cao Đài” nầy chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, chúng tôi mong sẽ nhận được nhiều ý kiến phê bình, chỉ giáo của bậc cao minh hay các vị chức sắc Thiên phong của Đạo.

Xin chân thành tri ân quý vị.

Hiền Tài Quách Văn Hoà.

viii ▐ TỪ NGỮ ĐIỂN CỐ CAO ĐÀI

Soạn giả: Hiền Tài Quách Văn Hoà

TÁC GIẢ TÁC PHẨM TRÍCH DẪN TRONG TỪ NGỮ ĐIỂN CỐ CAO ĐÀI

- (Ai Điếu Hương Lự), trích Bài Ai Điếu của Ngài Đầu Sư Thượng Sáng Thanh, Chưởng quản Cửu Trùng Đài Nam phái, đọc trước Liên Đài cố Nữ Đầu Sư Hàm phong Hương Lự.

- (Ba Hội Hội Lập Quyền), trích trong quyển “Luật Lệ Của Ba Hội Lập Quyền Vạn Linh và Nội Luật Toà Thánh, Hội Thánh giữ Bản Quyền.

- (Báo Ân Từ), Sự Tích Nội Tâm và Ngoại Diện của thi sĩ Huệ Phong, Bản thảo lưu hành nội bộ, chờ Hội Thánh kiểm duyệt.

- (Con Đường Thiêng Liêng), trích trong tác phẩm “Con Đường Thiêng Liêng Hằng Sống”, Thuyết Đạo của Đức Hộ Pháp, Hội Thánh phát hành và giữ bản quyền.

- (Cội Đạo Bốn Mùa), Tập Thơ của Huệ Phong, do Hội Thánh xuất bản lần thứ nhứt năm Nhâm Tý, 1972.

- (Chánh Trị Đạo), soạn giả Khai Pháp Trần Duy Nghĩa, in lần thư nhứt năm Giáp Dần, 1974.

- (Chiến Sĩ Trận Vong), tức bài kinh tụng để tế Chiến Sĩ Trận Vong của Trung Dũng, được Đức Hộ Pháp chỉnh văn và cho Đồng nhi tụng đọc.

- (Chiêu Hồn Tử Sĩ), bài thi tế chiến sĩ được trích trong quyển “Cội Đạo Bốn Mùa, Tập Thơ của Huệ Phong, do Hội Thánh xuất bản lần thứ nhứt năm Nhâm Tý, 1972.

- (Di Lạc Chơn Kinh), trích trong Kinh Thiên Đạo Thế Đạo, Hội Thánh xuất bản và giữ bản quyền.

- (Đại Đạo Truy Nguyên), trích trong quyển Đạo Sử Xây Bàn của Bà Nữ Đầu Sư Hương Hiếu.

TỪ NGỮ ĐIỂN CỐ CAO ĐÀI ▐ ix

TỪ NGỮ ĐIỂN CỐ CAO ĐÀI v.2018

- (Đạo Luật Mậu Dần), tài liệu Hội Thánh xuất bản và giữ Bản quyền.

- (Đạo Sử), Quyển I và II, Nữ Đầu Sư Hương Hiếu biên soạn, Hội Thánh giữ bản quyền.

- (Đặc San Thông Tin), do Cơ Quan Phổ Thông Phát Thanh Giáo Lý ấn hành.

- (Điếu Văn Đầu Sư), trích trong “Bài Điếu Văn” của Ngài Đầu Sư, Chưởng quản Cửu Trùng Đài Nam phái, đọc trước Liên đài Đức Thượng Sanh.

- (Điếu Văn Nữ Đầu Sư), trích trong “Bài Điếu Văn” của bà Nữ Đầu Sư Hương Hiếu đọc trước Liên đài Đức Thượng Sanh.

- (Giảng Đạo Chơn Ngôn), soạn giả Phối Sư Thái Đến Thánh, Hội Thánh xuất bản.

- (Giảng Đạo Yếu Ngôn), soạn giả Nguyễn Văn Kinh, Hội Thánh xuất bản.

- (Giáo Lý), soan giả Tiếp Pháp Trương Văn Tràng, Hội Thánh xuất bản.

- (Giới Tâm Kinh), trích từ Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo, Hội Thánh xuất bản và giữ bản quyền.

- (Hiến Pháp Hiệp Thiên Đài), trích Hiến Pháp chức sắc Hiệp Thiên Đài, từ phẩm Tiếp Dẫn Đạo Nhơn sắp xuống Lục Sự.

- (Kinh Cúng Chiến Sĩ), tức là Kinh Cúng Chiến Sĩ Trận Vong, Ban lễ Hội Thánh.

- (Kinh Cúng Tứ Thời), gồm các bài kinh cúng tứ thời, trích trong Kinh Thiên Đạo Thế Đạo, Hội Thánh xuất bản và giữ bản quyền.

- (Kinh Cứu Khổ), trích trong Kinh Thiên Đạo Thế Đạo, Hội Thánh xuất bản và giữ bản quyền.

x ▐ TỪ NGỮ ĐIỂN CỐ CAO ĐÀI

Soạn giả: Hiền Tài Quách Văn Hoà

- (Kinh Sám Hối), trích trong Kinh Thiên Đạo Thế Đạo, Hội Thánh xuất bản và giữ bản quyền.

- (Kinh Tận Độ), gồm các bài độ tận chơn linh, trích trong Kinh Thiên Đạo Thế Đạo, Hội Thánh xuất bản và giữ bản quyền.

- (Kinh Thế Đạo), gồm các bài kinh thế đạo, trích trong Kinh Thiên Đạo Thế Đạo, Hội Thánh xuất bản và giữ bản quyền.

- (Long Hoa Hội), Bài thi của Thông Quang, trích trong Văn Thi Hiệp Tuyển quyển thứ nhì của soan giả Phối Sư Thái Đến Thanh.

- (Lời Tựa Thuyết Đạo), tức Lời Tựa của Ngài Hiến Pháp Trương Hữu Đức, đề tựa cho những quyển Thuyết Đạo Hộ Pháp.

- (Lời Trần Thuyết), tức “Lời Trần Thuyết của Ban Tốc Ký”, trích trong Thuyết Đạo Đức Hộ Pháp

- (Lược thuật Toà Thánh), thi tập của Võ Thành Lượng, được sự Kiểm duyệt Kinh Sách của Hiến Pháp Hiệp Thiên Đài và Phê kiến của Đức Thượng Sanh.

- (Mỹ Ngọc Thi Phổ), tập thơ chép tay do bút tích của Ngài Bảo Văn Pháp Quân, tủ sách gia đình.

- (Nữ Trung Tùng Phận), giáng cơ của Bà Đoàn Thị Điểm, Hội Thánh Cao Đài xuất bản.

- (Ngụ Đời), giáng cơ của Đức Lý Giáo Tông, trích trong Đạo Sử Xây Bàn, Nữ Đầu Sư Hương Hiếu soạn.

- (Nghi Tiết Cúng Lễ), gồm Nghi Tiết Cúng Đàn và Nghi Tiết Cúng Vong được trích trong Kinh Lễ và quyển Quan Hôn Tang Lễ của Hội Thánh xuất 1975.

- (Nghị Định Phước Thiện), tức Nghị Định Thành lập Cơ quan Phước Thiện, quy định bởi Đạo Nghị Định số 48/ĐNĐ do

TỪ NGỮ ĐIỂN CỐ CAO ĐÀI ▐ xi

TỪ NGỮ ĐIỂN CỐ CAO ĐÀI v.2018

Đức Hộ Pháp và Đức Lý Giáo Tông lập ngày 19 tháng 10 năm Mậu Dần (Dl 10-12-1938) tại Toà Thánh Tây Ninh.

- (Pháp Chánh Truyền CG), là Chú Giải Pháp Chánh Truyền, Hội Thánh giữ bản quyền và xuất bản.

- (Phật Mẫu Chơn Kinh), trích trong Kinh Thiên Đạo Thế Đạo, Hội Thánh xuất bản và giữ bản quyền.

- (Phù Kiều Hận Sử), thi phẩm của Hoài Tân Nguyễn Trung Nghĩa, tủ sách gia đình.

- (Phương Tu Đại Đạo), tác phẩm của Phạm Công Tắc, tự Ái Dân, Hội Thánh Cao Đài Tây Ninh xuất bản năm 1969.

- (Quan Hôn Tang Lễ), quyển nghi lễ của Hội Thánh xuất bản và giữ bản quyền năm 1975.

- (Sớ Văn), trích “Chú Giải Sớ Văn” của Hiền Tài Quách Văn Hoà, tài liệu lưu hành nội bộ.

- (Tán Tụng Công Đức), viết tắt tựa Kinh Tán Tụng Công Đức Diêu Trì Kim Mẫu, trích trong Kinh Thiên Đạo Thế Đạo, Hội Thánh xuất bản và giữ bản quyền.

- (Tìm Hiểu Sự Nghiệp), viết tắt tựa tác phẩm “Thử Tìm Hiểu Sự Nghiệp Đời và Đạo của Đức Tôn Sư Hộ Pháp Phạm Công Tắc” của hai tác giả Kim Mính và Hoàng Hồ, sách in tại Hoa Kỳ ngày 5 tháng 5 năm Giáp Ngọ (Dl 23-06-2014).

- (Toà Thánh Tây Ninh), tức là “Lược Thuật Toà Thánh Tây Ninh”, của Thiền Giang Phan Văn Tân, Nhà sách Minh Tâm, xuất bản và giữ bản quyền 1963.

- (Tờ Khai Đạo), Nguyên văn bằng Pháp Văn được Hội Thánh dịch ra Việt ngữ, trích từ quyển Đạo Sử Xây Bàn của Bà Nữ Đầu Sư Hương Hiếu.

- (Tuý Sơn Vân Mộng), bài phú giáng cơ năm 1930 của một Đấng khuyết danh, trích Cao Đài Tự Điển của Đức Nguyên.

xii ▐ TỪ NGỮ ĐIỂN CỐ CAO ĐÀI

Soạn giả: Hiền Tài Quách Văn Hoà

- (Tuồng Hát Chèo Thuyền), trích bản sao y nguyên văn của Đức Hộ Pháp số: 193/HP.HN ngày 29 tháng 11 năm Bính Thân.

- (Thánh Giáo Minh Thiện), trích trong Thánh Giáo Minh Thiện Đàn, Mậu Thìn, Mậu Dần 1938, Làng Phú Mỹ, tỉnh Mỹ Tho, do Hiền Tài Nguyễn Văn Hồng sưu tầm và biên soạn.

- (Thánh Ngôn Hiệp Tuyển), Hội Thánh xuất bản và giữ bản quyền.

- (Thánh Ngôn Sưu Tập), Hiền Tài Nguyễn Văn Hồng sưu tầm và trình bày, tài liệu lưu hành nội bộ.

- (Thiên Đạo), quyển sách của hai ngài Bảo Pháp Nguyễn Trung Hậu và Phan Trường Mạnh, Nhà xuất bản Tôn Giáo.

- (Thiêng Liêng Hằng Sống), tập thơ của Huệ Phong có tựa đề “Phô Diễn Thiêng Liêng Hằng Sống Bằng Thể Thơ”, trích trong Tủ Sách Gia Đình.

- (Thơ Chơn Tâm), trích trong Chơn Tâm Thi Tập, tập thơ của Lê Hoà Hiệp, tủ sách Gia đình.

- (Thơ Hàn Sinh) trích trong quyển “Ý Thơ”, tập thơ của Hàn Sinh, Nguyễn Trung Nhơn 1950-2003, Tủ sách gia đình.

- (Thơ Hoài Tân) và (Thơ Hàn Sinh), trích trong tập “Duyên Thơ”, thi tập của Hoài Tân và Hàn Sinh, tủ sách Gia đình.

- (Thơ Hoàn Nguyên), trích trong quyển “Hoàn Nguyên với 44 Năm Thơ Đường 1960-2004”, tập thơ của Nguyễn Văn Nghĩa, tủ sách Gia đình.

- (Thơ Huệ Phong), trích trong các Thi Liễn Tập I và Tập II và III của nhà thơ Huệ Phong, Tủ Sách Gia Đình.

- (Thơ NĐS Hương Thanh), trích bài thơ Thán Đạo Ngâm của Bà Nữ Đầu Sư Lâm Ngọc Thanh.

TỪ NGỮ ĐIỂN CỐ CAO ĐÀI ▐ xiii

TỪ NGỮ ĐIỂN CỐ CAO ĐÀI v.2018

- (Thơ Thành Toại), tập thơ của Ngô Thành Toại, tủ sách Gia đình.

- (Thuyết Đạo Hộ Pháp), trích trong Thuyết Đạo Đức Hộ Pháp I, II, III, IV. V, VI, Hội Thánh xuất bản và giữ bản quyền,

- (Thuyết Đạo Thượng Sanh), trích trong những bài Thuyết đạo của Đức Thượng Sanh.

- (Văn Tế Bảo Đạo), tức bài Văn Tế của Đức Phạm Hộ Pháp đọc tại Bửu tháp Bảo Đạo Ca Minh Chương.

- (Văn Tế Đốc Học), tức là Văn Tế Thầy Dạy chữ: Ông Đốc Học Đào Văn Giảng, do Ái Dân Phạm Công Tắc viết, trích từ Đại Đạo Danh Nhân Thi Hiệp Tuyển của Hàn Sinh soạn.

- (Văn Tế Quyền Giáo Tông), Bài Văn tế của Đức Hộ Pháp, trích từ Thi Văn Đức Hộ Pháp.

- (Văn Tế Tiểu Tường), tức là Văn Tế Tiểu Tường Đức Quyền Giáo Tông Lê Văn Trung, do Đức Hộ Pháp đọc tại Đại Đồng Xã ngày 16/10/Ất Hợi.

- (Văn Tế Thượng Phẩm), bài văn tế Đức Cao Thượng Phẩm của Mỹ Ngọc Cao Quỳnh Diêu, trích trong Mỹ Ngọc Thi Phổ.

- (Văn Tế Thượng Sanh), trích bài “Văn Tế Đức Thượng Sanh” của Ngài Đầu Sư, Chưởng quản Cửu Trùng Đài Nam phái.

- (Văn Thi Hiệp Tuyển), Quyển I và II, do Phối Sư Thái Đến Thanh biên soạn, in năm Kỷ Dậu 1969.

- (Xuân Hương Giáng Bút), Bài thi song thất lục bát của Hồ Xuân Hương Giáng bút ngày rằm tháng 7 năm Quý Dậu, 1933 tại Thánh Thất Kim Biên, trích trong Văn Thi Hiệp Tuyển của Phối Sư Thái Đến Thanh..

xiv ▐ TỪ NGỮ ĐIỂN CỐ CAO ĐÀI

Soạn giả: Hiền Tài Quách Văn Hoà

- (Xưng Tụng Công Đức), tức bài Xưng Tụng Công Đức Phật, Tiên, Thánh, Thần, trích từ Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo, Hội Thánh xuất bản.

- (Xưng Tụng Thanh Sơn), là bài Thài Xưng Tụng Công Đức Victor Hugo, tức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn của Hội Thánh Ngoại Giáo Kim Biên.

Ngoài ra, chúng tôi còn trích một số văn thi phẩm rời rạc của các tác giả là những chức sắc, đạo hữu trong tôn giáo Cao Đài, hoặc các thi sĩ trong nhóm Đạo Đức Văn Đàn.

TỪ NGỮ ĐIỂN CỐ CAO ĐÀI ▐ xv

TỪ NGỮ ĐIỂN CỐ CAO ĐÀI v.2018

SÁCH THAM KHẢO

Ấu Học Quỳnh Lâm, soan giả: Trình Doãn Thăng, dịch giả: Huệ Trí, do Việt Nam Văn Hiến, Nguồn Sáng xuất bản. Danh Từ Phật Học Thực Dụng, Tâm Tuệ Hỷ biên soạn, Nhà xuất bản Tôn Giáo. Cao Đài Tự Điển, quyển I, II, III, soan giả Đức Nguyên, tài liệu lưu hành nội bộ. Con Đường Thiêng Liêng Hằng Sống, Thuyết Đạo của Đức Hộ Pháp, Hội Thánh phát hành và giữ bản quyền. Chánh Trị Đạo, soạn giả Khai Pháp Trần Duy Nghĩa, tái bản năm Giáp Dần, 1974. Đạo Luật Mậu Dần, tài liệu Hội Thánh xuất bản và giữ Bản quyền, tái bản năm Kỷ Dậu 1969. Đạo Sử Xây Bàn, Quyển I và II, do Nữ Đầu Sư Hương Hiếu biên soạn, Hội Thánh giữ bản quyền. Hán Việt Tự Điển, Biên tập Thiều Chửu, Nhà in Đuốc Tuệ Hà Nội, 1942. Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo, Hội Thánh giữ Bản quyền, ấn hành năm Nhâm Thân, 1992. Lịch Sử Đạo Cao Đài, Quyển I và II, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo, Nhà Xuất Bản Tôn Giáo. Luật Lệ của Ba Hội Lập Quyền Vạn Linh và Nội Luật Toà Thánh, Hội Thánh giữ Bản quyền. Lược Thuật Toà Thánh Tây Ninh, của Thiền Giang Phan Văn Tân, Nhà sách Minh Tâm, xuất bản và giữ bản quyền 1963. Minh Tâm Bửu Giám Diễn Ca, Dịch giả Lê Phục Thiện, Hội Khổng Học Viêt Nam, in lần thứ ba, 1963.

xvi ▐ TỪ NGỮ ĐIỂN CỐ CAO ĐÀI

Soạn giả: Hiền Tài Quách Văn Hoà

Nội Quy Tài Liệu Thực Hành, Ban quản Trị Nhà Thuyền Bát Nhã Trung Ương, tái bản bổ sung 2010. Những Quyển Kinh Nhựt Tụng Đầu Tiên Của Đạo Cao Đài, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo, Nhà Xuất Bản Tôn Giáo, 2009. Tiếng Việt Trong Thư Tịch Cổ Việt Nam, tác giả Nguyễn Thạch Giang, Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội. Từ Điển Hán Việt Từ Nguyên, Giáo Sư Bửu Kế, Nhà Xuất Bản Thuận Hoá. Từ Điển Tiếng Việt, Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam, Viện Ngôn Ngữ Học, Trung Tâm Từ Điển Ngôn Ngữ, Hà Nội Việt Nam, 1992. Từ Điển Tiếng Việt, Ngôn Ngữ Học Việt Nam, Nhà Xuất Bản Từ Điển Bách Khoa. Từ Điển Từ Ngữ Nam Bộ, TS Huỳnh Công Tín, Nhà Xuất Bản Chính Trị Quốc Gia. Việt Nam Tự Điển, Ban Văn Học Hội Khai Trí Tiến Đức Khởi Thảo, Mặc Lâm xuất bản 1931. Thánh Ngôn Hiệp Tuyển Quyển I và II, Hội Thánh xuất bản và giữ bản quyền. Thành Ngữ Điển Tích, tác giả Diên Hương, Nhà Xuất Bản Khai Trí, in năm 1969. Thành Ngữ Điển Tích Danh Nhân Từ Điển, tác giả Trịnh Vân Thanh, phát hành năm 1965. Thuyết Đạo Hộ Pháp, trích trong Thuyết Đạo Đức Hộ Pháp gồm quyển I, II, III, IV. V, VI, Hội Thánh xuất bản và giữ bản quyền, Thuyết Đạo Thượng Sanh, trích trong những bài Thuyết đạo của Đức Thượng Sanh.