27
1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (Ban hành theo Quyết định số 73/QĐ-ĐHCNĐN ngày 29 tháng 07 năm 2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghĐng Nai) Tên chương trình : Chương trình đào tạo Công nghệ Kỹ thuật Điện, Điện tử Trình độ đào tạo : Đại học Ngành đào tạo : Công nghệ Kỹ thuật Điện, Điện tử Mã số: 52510301 Loại hình đào tạo : Chính quy 1. Mục tiêu đào tạo 1.1. Mục tiêu chung: Chương trình đào tạo ngành Công nghệ điện, điện tử trình độ đại học nhằm trang bị cho người học phát triển toàn diện: Có đủ kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong nghề nghiệp và sức khỏe tốt để có thể làm việc hiệu quả trong lĩnh vực ngành điện, điện tử, đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. 1.2. Mục tiêu cụ thể: - Hiểu biết Kỹ thuật: Nắm vững các kiến thức cơ sở về Kỹ thuật Điện, Điện tử trên nền tảng các kiến thức về toán, khoa học tự nhiên, kỹ thuật tính toán và cơ sở kỹ thuật nói chung. Chương trình đào tạo bao gồm kiến thức cơ sở ngành như: Lý thuyết về mạch điện, thiết bị điện, điện tử; Kiến thức về chuyên ngành hệ thống cung cấp điện, hệ thống tự động hóa trong công nghiệp, các ứng dụng điện tử trong ngành công nghiệp hiện đại, ứng dụng kỹ thuật máy tính trong hệ thống truyền thông công nghiệp. - Kỹ năng thực hành và thiết kế: Có kỹ năng cơ bản cần thiết để thiết kế và thực hiện các đề án thực tế của ngành Điện, Điện tử. Có khả năng diễn đạt, trình bày các vấn đề cùa một đề án, có khả khả năng tổ chức quá trình thực hiện đề án, sử dụng thế mạnh của các hiểu biết và kỹ năng khác nhau. - Kỹ năng giao tiếp: Có khả năng giao tiếp với đồng nghiệp, đối tác trong công việc, có khả năng tổ chức làm việc theo nhóm, tổ chức hoạt động nhóm. - Khả năng học tập nâng cao: Có khả năng đủ cả bề rộng lẫn chiều sâu để có thể tiếp tục học chương trình sau đại học, làm nghiên cứu sinh, hay khả năng học tập suốt

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai về việc ban hành quy định tổ chức và quản lý đào tạo trình độ

  • Upload
    others

  • View
    10

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai về việc ban hành quy định tổ chức và quản lý đào tạo trình độ

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC

CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

(Ban hành theo Quyết định số 73/QĐ-ĐHCNĐN ngày 29 tháng 07 năm 2016 của Hiệu

trưởng Trường Đại học Công nghệ Đông Nai)

Tên chương trình : Chương trình đào tạo Công nghệ Kỹ thuật Điện, Điện tử

Trình độ đào tạo : Đại học

Ngành đào tạo : Công nghệ Kỹ thuật Điện, Điện tử Mã số: 52510301

Loại hình đào tạo : Chính quy

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung:

Chương trình đào tạo ngành Công nghệ điện, điện tử trình độ đại học nhằm trang bị

cho người học phát triển toàn diện: Có đủ kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, phẩm

chất chính trị, đạo đức, tác phong nghề nghiệp và sức khỏe tốt để có thể làm việc

hiệu quả trong lĩnh vực ngành điện, điện tử, đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã

hội trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.

1.2. Mục tiêu cụ thể:

- Hiểu biết Kỹ thuật: Nắm vững các kiến thức cơ sở về Kỹ thuật Điện, Điện tử trên

nền tảng các kiến thức về toán, khoa học tự nhiên, kỹ thuật tính toán và cơ sở kỹ

thuật nói chung. Chương trình đào tạo bao gồm kiến thức cơ sở ngành như: Lý

thuyết về mạch điện, thiết bị điện, điện tử; Kiến thức về chuyên ngành hệ thống cung

cấp điện, hệ thống tự động hóa trong công nghiệp, các ứng dụng điện tử trong ngành

công nghiệp hiện đại, ứng dụng kỹ thuật máy tính trong hệ thống truyền thông công

nghiệp.

- Kỹ năng thực hành và thiết kế: Có kỹ năng cơ bản cần thiết để thiết kế và thực hiện

các đề án thực tế của ngành Điện, Điện tử. Có khả năng diễn đạt, trình bày các vấn

đề cùa một đề án, có khả khả năng tổ chức quá trình thực hiện đề án, sử dụng thế

mạnh của các hiểu biết và kỹ năng khác nhau.

- Kỹ năng giao tiếp: Có khả năng giao tiếp với đồng nghiệp, đối tác trong công việc,

có khả năng tổ chức làm việc theo nhóm, tổ chức hoạt động nhóm.

- Khả năng học tập nâng cao: Có khả năng đủ cả bề rộng lẫn chiều sâu để có thể tiếp

tục học chương trình sau đại học, làm nghiên cứu sinh, hay khả năng học tập suốt

Page 2: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai về việc ban hành quy định tổ chức và quản lý đào tạo trình độ

2

đời. Đặc biệt là khả năng học tập, tiếp thu tiến bộ Khoa học kỹ thuật từ các ngành

lân cận như “Kỹ thuật Điều khiển tự động hóa” và “Kỹ thuật công nghệ thông tin”.

- Khả năng nghề nghiệp: Có khả năng đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ xuất hiện trong

thực tiễn nghề nghiệp ngành Kỹ thuật Điện, Điện tử (công nghiệp), kể cả khả năng

làm việc tập thể, khả năng lãnh đạo, khả năng tổ chức nghiên cứu khoa học và triển

khai các dự án ứng dụng, có chứng chỉ B tin học và tiếng Anh tương đương Toeic

400 hoặc chuẩn B1. Có đạo đức nghề nghiệp.

2. Thời gian đào tạo: 4 năm

3. Khối lượng kiến thức toàn khoá: 140 tín chỉ (TC), không bao gồm học phần giáo dục

thể chất và quốc phòng.

4. Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp PTTH hoặc tương đương.

5. Quy trình đào tạo: Theo học chế tín chỉ.

Điều kiện tốt nghiệp: Theo quyết định số 76/QĐ-ĐHCNĐN ngày 29/7/2016 của

Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai về việc ban hành quy định tổ

chức và quản lý đào tạo trình độ đại học theo hệ thống tín chỉ của Trường Đại học

Công nghệ Đồng Nai.

6. Thang điểm: 10/10

7. Nội dung của chương trình đào tạo:

STT Mã môn

học Tên môn học Số tín chỉ

Học phần:

học trước(a),

tiên quyết(b),

song hành(c)

7.1. Khối kiến thức giáo dục đại cương 39

7.1.1 Lý luận Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh 7

Phần bắt buộc 7

1 010021 Những Nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa

Mác-Lênin 5(5,0,10)

2 010041 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2(2,0,4) 010021 (a)

7.1.2 Khoa học xã hội 5

Phần bắt buộc 5

1 010022 Pháp luật đại cương 2(2,0,4)

Page 3: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai về việc ban hành quy định tổ chức và quản lý đào tạo trình độ

3

2 010005 Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản

Việt Nam 3(3,0,6)

7.1.3 Nhân văn - Nghệ thuật 0

7.1.4 Ngoại ngữ 14

Phần bắt buộc 14

1 010112 Tiếng Anh 1 3(3,0,6)

2 010113 Tiếng Anh 2 3(3,0,6) 010112 (a)

3 010114 Tiếng Anh 3 3(3,0,6) 010113 (a)

4 010115 Tiếng Anh 4 3(3,0,6) 010114 (a)

5 010116 Tiếng Anh 5 2(2,0,4) 010115 (a)

7.1.5 Toán học - Tin học - Khoa học tự nhiên 13

Phần bắt buộc 9

1 050234 Thí nghiệm Vật lý 1(0,2,2) 010042(a)

2 010037 Toán cao cấp A1 2(2,0,4)

3 010038 Toán cao cấp A2 2(2,0,4) 010037(a)

4 010042 Vật lý 1 2(2,0,4)

5 010043 Vật lý 2 2(2,0,4) 010042(a)

Phần tự chọn 4

1 050359 Hàm Phức và phép biến đổi Laplace 2(2,0,4) 010039(a)

2 010015 Logic học 2(2,0,4)

3 010039 Toán cao cấp A3 2(2,0,4) 010038 (a)

4 010046 Xác suất thống kê 2(2,0,4)

7.1.6 Giáo dục thể chất 3

Phần bắt buộc 3

Page 4: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai về việc ban hành quy định tổ chức và quản lý đào tạo trình độ

4

1 010008 Giáo dục thể chất 1 (*) 1(0,2,2)

2 010009 Giáo dục thể chất 2 (*) 1(0,2,2) 010008 (a)

3 010010 Giáo dục thể chất 3 (*) 1(0,2,2) 010009 (a)

7.1.7 Giáo dục quốc phòng 8

Phần bắt buộc 8

1 191274 Giáo dục quốc phòng - An ninh (HP1) (*) 3(3,0,6)

2 191275 Giáo dục quốc phòng - An ninh (HP2) (*) 2(2,0,4)

3 191276 Giáo dục quốc phòng - An ninh (HP3) (*) 3(0,6,6)

7.2. Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 101

7.2.1 Kiến thức cơ sở ngành 40

Phần bắt buộc 30

1 050474 Autocad 2(0,4,4) 050499(a);

2 190619 An toàn lao động 1(1,0,2)

3 050408 Kỹ thuật điện tử 4(2,4,8) 050395(a)

4 050401 Lý thuyết điều khiển tự động 3(3,0,6)

5 050050 Máy điện 4(4,0,8) 050391(a);

6 050438 Điện tử công suất 4(2,4,8) 050395(a);

7 050391 Mạch điện 1 3(3,0,6)

8 050191 Mạch điện 2 2(2,0,4) 050391(a)

9 050404 Thí nghiệm mạch điện 1(0,2,2) 050191(a)

10 050468 Tin học ứng dụng chuyên nghành 2(1,2,4)

11 050499 Vẽ kỹ thuật 2(2,0,4)

12 050395 Điện tử cơ bản 2(1,2,4)

Phần tự chọn 10

Page 5: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai về việc ban hành quy định tổ chức và quản lý đào tạo trình độ

5

1 050226 CNC 2(1,2,4)

2 050183 Cơ ứng dụng 2(2,0,4)

3 050358 Khí cụ điện 2(1,2,4)

4 190492 Kỹ thuật cảm biến 2(1,2,4) 050358(a);

5 050138 Kỹ thuật nhiệt 2(2,0,4)

6 050139 Kỹ thuật số 2(1,2,4)

7 050430 Kỹ thuật xung 2(1,2,4)

8 050475 CAD trong kỹ thuật điện 2(1,2,4)

9 050195 Kỹ thuật đo 2(1,2,4) 050391(a);

10 050615 Trường Điện từ 2(2,0,4)

11 050396 Vật liệu điện-điện tử 2(2,0,4)

7.2.2 Kiến thức chuyên ngành 51

Phần bắt buộc 28

1 050008 Cung cấp điện 4(4,0,8) 050391(a);

2 050213 PLC 3(3,0,6) 050441(a);

3 050471 Thiết kế cung cấp điện 3(2,2,6) 050008(a);

4 191389 Thực hành PLC 1 3(0,6,6) 050213(a);

5 191390 Thực hành PLC 2 3(0,6,6) 191389(a);

6 050461 Thực hành vận hành máy điện 1(0,2,2) 050050(a);

7 050443 Thực hành điều khiển máy điện 2(0,4,4) 050441(a);

8 190803 Tiếng Anh chuyên ngành 2(2,0,4)

9 050441 Điều khiển máy điện 3(3,0,6) 050050(a);

10 050530 Đồ án học phần 1 2(0,4,4)

Page 6: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai về việc ban hành quy định tổ chức và quản lý đào tạo trình độ

6

11 190852 Đồ án học phần 2 2(0,4,4) 050530(a);

Phần tự chọn 23

1 050457 Bảo vệ relay 3(2,2,6) 050399(a)

2 050399 Hệ thống điện 2(2,0,4) 050391(a);

3 050616 Kỹ thuật cao áp 2(1,2,4)

4 050472 Kỹ thuật chiếu sáng 2(1,2,4)

5 050465 Mạng truyền thông công nghiệp 2(1,2,4) 050213(a);

6 191004 Ngắn mạch và ổn định hệ thống 2(1,2,4)

7 050467 Nhà máy điện và trạm biến áp 2(2,0,4) 050050(a);

8 190626 Thiết kế hệ thống điện 2(2,0,4) 050399(a);

9 050460 Thực hành cung cấp điện 2(0,4,4) 050008(a)

10 191007 Thực hành vận hành hệ thống điện 2(0,4,4) 050399(a);

11 050476 Thực hành vận hành nhà máy điện 2(0,4,4) 050467(a);

12 050083 Truyền động điện 3(2,2,6) 050050(a);

13 050725 Tính toán và sữa chữa máy điện 3(2,2,6) 050050(a);

14 050463 Tự động hóa quá trình công nghệ 3(2,2,6) 050213(a);

15 050409 Điện khí nén 3(2,2,6)

16 050462 Điện tử công nghiệp 2(1,2,4) 050395(a);

17 050473 Đo lường và điều khiển bằng máy tính 2(1,2,4) 050408(a);

7.2.3 Thực tập tốt nghiệp 5

Phần bắt buộc 5

1 050583 Thực tập tốt nghiệp 5(0,10,10)

7.2.4 Khóa luận tốt nghiệp hoặc học bổ sung 5

Khóa luận tốt nghiệp 5

Page 7: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai về việc ban hành quy định tổ chức và quản lý đào tạo trình độ

7

1 050230 Khóa luận tốt nghiệp 5(1,8,10) 190852(a);

Học bổ sung 5

1 190610 Đồ án chuyên nghành 3(1,4,6) 190852(a);

2 050492 Điện công nghệ 2(1,2,4)

8. Kế hoạch giảng dạy/đào tạo:

TT Mã môn

học Tên môn học Mã học phần Số tín chỉ

Học phần:

học trước(a),

tiên quyết(b),

song hành(c)

Học kỳ 1 15

Học phần bắt buộc 15

1 191274 Giáo dục quốc phòng - An ninh

(HP1) 0401191274 3(3,0,6)

2 191275 Giáo dục quốc phòng - An ninh

(HP2) 0401191275 2(2,0,4)

3 191276 Giáo dục quốc phòng - An ninh

(HP3) 0401191276 3(0,6,6)

4 010008 Giáo dục thể chất 1 0401010008 1(0,2,2)

5 010037 Toán cao cấp A1 0401010037 2(2,0,4)

6 010042 Vật lý 1 0402010042 2(2,0,4)

7 050499 Vẽ kỹ thuật 0401050499 2(2,0,4)

Học kỳ 2 13

Học phần bắt buộc 11

1 190619 An toàn lao động 0401190619 1(1,0,2)

2 010009 Giáo dục thể chất 2 0401010009 1(0,2,2) 010008 (a)

3 050391 Mạch điện 1 0401050391 3(3,0,6)

4 010022 Pháp luật đại cương 0401010022 2(2,0,4)

5 010038 Toán cao cấp A2 0402010038 2(2,0,4) 010037(a)

6 010043 Vật lý 2 0401010043 2(2,0,4) 010042(a)

Học phần tự chọn 2

1 050195 Kỹ thuật đo 0401050195 2(1,2,4) 050391(a);

2 050615 Trường Điện từ 0401050615 2(2,0,4)

Học kỳ 3 15

Page 8: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai về việc ban hành quy định tổ chức và quản lý đào tạo trình độ

8

Học phần bắt buộc 11

1 010010 Giáo dục thể chất 3 0401010010 1(0,2,2) 010008 (a)

2 050050 Máy điện 0401050050 4(4,0,8) 050391(a);

3 050191 Mạch điện 2 0402050191 2(2,0,4) 050391(a)

4 050234 Thí nghiệm Vật lý 0401050234 1(0,2,2) 010042(a)

5 050404 Thí nghiệm mạch điện 0401050404 1(0,2,2) 050191(a)

6 050395 Điện tử cơ bản 0401050395 2(1,2,4)

Học phần tự chọn 4

1 050358 Khí cụ điện 0401050358 2(1,2,4)

2 010015 Logic học 0401010015 2(2,0,4)

3 010039 Toán cao cấp A3 0408010039 2(2,0,4) 010038 (a)

4 050396 Vật liệu điện-điện tử 0401050396 2(2,0,4)

Học kỳ 4 14

Học phần bắt buộc 10

1 050008 Cung cấp điện 0401050008 4(4,0,8) 050391(a);

2 010112 Tiếng Anh 1 0401010112 3(3,0,6)

3 050441 Điều khiển máy điện 0401050441 3(3,0,6) 050050(a);

Học phần tự chọn 4

1 050226 CNC 0401050226 2(1,2,4)

2 050359 Hàm Phức và phép biến đổi

Laplace 0401050359 2(2,0,4) 010039(a)

3 190492 Kỹ thuật cảm biến 0401190492 2(1,2,4) 050358(a);

4 010046 Xác suất thống kê 0401010046 2(2,0,4)

5 050475 CAD trong kỹ thuật điện 0401050475 2(1,2,4)

Học kỳ 5 14

Học phần bắt buộc 10

1 050474 Autocad 0401050474 2(0,4,4) 050499(a);

2 050401 Lý thuyết điều khiển tự động 0401050401 3(3,0,6)

3 050443 Thực hành điều khiển máy

điện 0401050443 2(0,4,4) 050441(a);

4 010113 Tiếng Anh 2 0401010113 3(3,0,6) 010112 (a)

Học phần tự chọn 4

1 050399 Hệ thống điện 0402050399 2(2,0,4) 050391(a);

2 050138 Kỹ thuật nhiệt 0418050138 2(2,0,4)

Page 9: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai về việc ban hành quy định tổ chức và quản lý đào tạo trình độ

9

3 050430 Kỹ thuật xung 0401050430 2(1,2,4)

4 191004 Ngắn mạch và ổn định hệ

thống 0401191004 2(1,2,4)

Học kỳ 6 12

Học phần bắt buộc 7

1 050408 Kỹ thuật điện tử 0401050408 4(2,4,8) 050395(a)

2 010114 Tiếng Anh 3 0401010114 3(3,0,6) 010113 (a)

Học phần tự chọn 5

1 050457 Bảo vệ relay 0401050457 3(2,2,6) 050399(a)

2 050183 Cơ ứng dụng 0401050183 2(2,0,4)

3 050139 Kỹ thuật số 0401050139 2(1,2,4)

4 050083 Truyền động điện 0401050083 3(2,2,6) 050050(a);

Học kỳ 7 13

Học phần bắt buộc 9

1 010021 Những Nguyên lý cơ bản của

Chủ nghĩa Mác-Lênin 0401010021 5(5,0,10)

2 050461 Thực hành vận hành máy điện 0401050461 1(0,2,2) 050050(a);

3 010115 Tiếng Anh 4 0401010115 3(3,0,6)

Học phần tự chọn 4

1 050616 Kỹ thuật cao áp 0401050616 2(1,2,4)

2 050472 Kỹ thuật chiếu sáng 0401050472 2(1,2,4)

3 050467 Nhà máy điện và trạm biến áp 0401050467 2(2,0,4) 050050(a);

4 050462 Điện tử công nghiệp 0401050462 2(1,2,4) 050395(a);

Học kỳ 8 17

Học phần bắt buộc 13

1 050213 PLC 0401050213 3(3,0,6) 050441(a);

2 050471 Thiết kế cung cấp điện 0401050471 3(2,2,6) 050008(a);

3 050468 Tin học ứng dụng chuyên

nghành 0401050468 2(1,2,4)

4 010116 Tiếng Anh 5 0401010116 2(2,0,4)

5 010005 Đường lối cách mạng của Đảng

Cộng Sản Việt Nam 0401010005 3(3,0,6)

Học phần tự chọn 4

1 050460 Thực hành cung cấp điện 0401050460 2(0,4,4) 050008(a)

2 191007 Thực hành vận hành hệ thống 0401191007 2(0,4,4) 050399(a);

Page 10: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai về việc ban hành quy định tổ chức và quản lý đào tạo trình độ

10

điện

3 050476 Thực hành vận hành nhà máy

điện 0401050476 2(0,4,4) 050467(a);

Học kỳ 9 17

Học phần bắt buộc 11

1 191389 Thực hành PLC 1 0401191389 3(0,6,6) 050213(a);

2 010041 Tư tưởng Hồ Chí Minh 0401010041 2(2,0,4) 010021 (a)

3 050438 Điện tử công suất 0401050438 4(2,4,8) 050395(a);

4 050530 Đồ án học phần 1 0401050530 2(0,4,4)

Học phần tự chọn 6

1 050725 Tính toán và sữa chữa máy

điện 0401050725 3(2,2,6) 050050(a);

2 050463 Tự động hóa quá trình công

nghệ 0401050463 3(2,2,6) 050213(a);

3 050409 Điện khí nén 0401050409 3(2,2,6)

Học kỳ 10 11

Học phần bắt buộc 7

1 191390 Thực hành PLC 2 0401191390 3(0,6,6) 191389(a);

2 190803 Tiếng Anh chuyên ngành 0401190803 2(2,0,4)

3 190852 Đồ án học phần 2 0402190852 2(0,4,4) 050530(a);

Học phần tự chọn 4

1 050465 Mạng truyền thông công

nghiệp 0401050465 2(1,2,4) 050213(a);

2 190626 Thiết kế hệ thống điện 0402190626 2(2,0,4) 050399(a);

3 050473 Đo lường và điều khiển bằng

máy tính 0401050473 2(1,2,4) 050408(a);

Học kỳ 11 5

Học phần bắt buộc 5

1 050583 Thực tập tốt nghiệp 0401050583 5(0,10,10)

Học kỳ 12 5

Khóa luận tốt nghiệp 5

1 050230 Khóa luận tốt nghiệp 0402050230 5(1,8,10) 190852(a);

Hoặc học bổ sung 5

1 190610 Đồ án chuyên nghành 0401190610 3(1,4,6) 190852(a);

Page 11: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai về việc ban hành quy định tổ chức và quản lý đào tạo trình độ

11

2 050492 Điện công nghệ 0401050492 2(1,2,4)

9. Hướng dẫn thực hiện chương trình

Khi thực hiện chương trình đào tạo cần chú ý đến một số vấn đề như sau:

9.1. Đối với các đơn vị đào tạo

- Phải nghiên cứu chương trình khung để tổ chức thực hiện đúng yêu cầu về nội

dung của chương trình.

- Phân công giảng viên phụ trách từng học phần và cung cấp chương trình chi tiết

cho giảng viên để đảm bảo ổn định kế hoạch giảng dạy.

- Chuẩn bị thật kỹ đội ngũ cố vấn học tập, yêu cầu cố vấn học tập phải hiểu cặn kẽ

toàn bộ chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ để hướng dẫn sinh viên đăng ký

các học phần.

- Chuẩn bị đầy đủ giáo trình, tài liệu tham khảo, cơ sở vật chất, để đảm bảo thực

hiện tốt chương trình.

- Cần chú ý đến tính logic của việc truyền đạt và tiếp thu các mảng kiến thức, quy

định các học phần tiên quyết của các học phần bắt buộc và chuẩn bị giảng viên để

đáp ứng yêu cầu giảng dạy các học phần tự chọn.

9.2. Đối với giảng viên

- Khi giảng viên được phân công giảng dạy một hoặc nhiều đơn vị học phần cần

phải nghiên cứu kỹ nội dung đề cương chi tiết từng học phần để chuẩn bị bài giảng

và các phương tiện đồ dùng dạy học phù hợp.

- Giảng viên phải chuẩn bị đầy đủ giáo trình, tài liệu học tập cung cấp cho sinh viên

trước một tuần để sinh viên chuẩn bị trước khi lên lớp.

- Tổ chức cho sinh viên các buổi Seminar, chú trọng đến việc tổ chức học nhóm và

hướng dẫn sinh viên làm tiểu luận, đồ án, giảng viên xác định các phương pháp

truyền thụ; thuyết trình tại lớp, hướng dẫn thảo luận, giải quyết những vấn đề tại

lớp, tại phòng thực hành, tại phòng thí nghiệm và hướng dẫn sinh viên viết thu

hoạch.

9.3 Kiểm tra, đánh giá:

9.3.1. Điểm đánh giá đối với học phần lý thuyết bao gồm: Điểm kiểm tra thường

xuyên (hoặc tiểu luận), điểm đánh giá nhận thức và thái độ tham gia thảo luận, điểm

đánh giá bài tập lớn, điểm chuyên cần, điểm thi giữa kỳ và điểm thi kết thúc học

Page 12: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai về việc ban hành quy định tổ chức và quản lý đào tạo trình độ

12

phần, trong đó điểm thi kết thúc học phần là bắt buộc cho mọi trường hợp và phải

có trọng số không dưới 50%.

Việc lựa chọn các hình thức đánh giá bộ phận và trọng số của các điểm đánh giá

bộ phận, cũng như cách tính điểm tổng hợp đánh giá học phần được quy định như

sau:

a. Đối với những học phần không làm tiểu luận Điểm học phần được tính:

- Đ.TKHP = 60% Đ.KTHP + 20% Đ.GK + 20% Đ.TBKTTX

- Đ.TKHP: Điểm tổng kết học phần

- Đ.KTHP: Điểm thi kết thúc học phần (phải ≥ 4 mới tính các điểm khác)

- Đ.GK: Điểm thi giữa kỳ

- Đ.TBKTTX: Điểm trung bình kiểm tra thường xuyên (bao gồm seminar, thảo

luận nhỏ, kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút)

b. Đối với những học phần có làm tiểu luận áp dụng hình thức đánh giá như sau:

- Đ.TKHP = 50% Đ.KTHP + 20% Đ.GK + 30% Đ.TL

- Đ.TKHP: Điểm tổng kết học phần

- Đ.KTHP: Điểm thi kết thúc học phần (phải ≥ 4 mới tính các điểm thành phần,

nếu nhỏ hơn 4 thì điểm tổng kết học phần là điểm F)

- Đ.GK: Điểm thi giữa kỳ

- Đ.TL: Điểm tiểu luận

9.3.2. Đối với học phần có cả lý thuyết và thực hành:

a. Đối với học phần không có tiểu luận:

- Điểm lý thuyết (ký hiệu là ĐLT): Là kết quả các điểm thành phần bao

gồm điểm thường xuyên, điểm giữa kỳ, điểm kết thúc học phần nhân với

trọng số của các điểm thành phần.

- Điểm thực hành (ký hiệu là ĐTH): là trung bình cộng của các bài tập

cộng với điểm thi kết thúc thực hành (nếu có) chia cho 2.

- Điểm thực hành và điểm lý thuyết phải đạt yêu cầu thì mới được tính

điểm tổng kết học phần.

Nếu gọi: jlt là trọng số của điểm lý thuyết, jth là trọng số của điểm thực hành và

N là số tín chỉ của học phần, thì điểm tổng kết học phần được tính:

. .lt thĐLT j ĐTH j

ĐTKHPN

+= (1)

Page 13: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai về việc ban hành quy định tổ chức và quản lý đào tạo trình độ

13

b. Đối với học phần có tiểu luận:

- Điểm lý thuyết: bao gồm điểm tiểu luận, điểm giữa kỳ, điểm kết thúc

học phần nhân với trọng số của các điểm thành phần.

- Điểm thực hành là trung bình cộng của các bài tập cộng với điểm thi kết

thúc thực hành (nếu có) chia cho 2

- ĐKTHP của loại học phần này cũng được tính theo công thức (1)

Ghi chú:

A. Thi giữa học phần (Giữa học phần chỉ thi một lần)

Sinh viên thi giữa học phần không đạt vẫn tiếp tục học cho đến khi thi kết

thúc học phần. Trước khi thi kết thúc học phần, những sinh viên có thái độ

học tập tốt, chuyên cần sẽ được giáo viên giảng dạy học phần đó quyết định

việc cho thi hay cấm thi. Nếu bỏ thi giữa kỳ (không lí do) thì nhận điểm 0

và bị cấm thi. Các trường hợp có lí do chính đáng thì giảng viên chủ động

tổ chức cho thi trước khi thi kết thúc học phần.

B. Thi kết thúc học phần (Thi kết thúc học phần chỉ được thi 1 lần)

Sinh viên có điểm tiểu luận ≥ 4 (thang điểm 10) và có điểm thi giữa kỳ thì

mới được thi kết thúc học phần.

9.3.3. Giảng viên phụ trách học phần trực tiếp ra đề thi, đề kiểm tra và cho điểm

đánh giá bộ phận, trừ bài thi kết thúc học phần.

9.4. Đối với sinh viên

- Phải tham khảo ý kiến tư vấn của cố vấn học tập để lựa chọn học phần cho phù

hợp với tiến độ.

- Phải nghiên cứu chương trình học tập trước khi lên lớp để dễ tiếp thu bài giảng.

- Phải đảm bảo đầy đủ thời gian lên lớp để nghe hướng dẫn bài giảng của giảng

viên.

- Tự giác trong việc tự học và tự nghiên cứu, đồng thời tích cực tham gia học tập

theo nhóm, tham dự đầy đủ các buổi Seminar.

- Tích cực khai thác các tài nguyên trên mạng và trong thư viện của trường để phục

vụ cho việc tự học, tự nghiên cứu và làm đồ án tốt nghiệp.

- Thực hiện nghiêm túc quy chế thi cử, kiểm tra, đánh giá.

.

9.5. Dự kiến mức học phí/người học/năm: 16.000.000 đồng (Mười sáu triệu đồng)

Page 14: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai về việc ban hành quy định tổ chức và quản lý đào tạo trình độ

14

10. Mô tả vắn tắt nội dung và khối lượng các học phần

Kiến thức giáo dục đại cương

10.1. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin 5 TC

Môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin cung cấp cho sinh viên

những kiến thức cơ bản về triết học Mác-Lênin, kinh tế chính trị học và chủ nghĩa xã hội

khoa học, học thuyết kinh tế của chủ nghĩa Mác-Lênin về phương thức sản xuất tư bản

chủ nghĩa, lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội hiện

thực và triển vọng.

10.2. Đường lối cách mạng của Đảng CSVN 3 TC

Ngoài chương mở đầu, nội dung môn học gồm 8 chương. Chương I: Sự ra đời của Đảng

Cộng sản Việt Nam và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, chương II: Đường lối đấu

tranh giành chính quyền (1930-1945), chương III: Đường lối kháng chiến chống thực dân

Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945-1975), chương IV: Đường lối công nghiệp hoá,

chương V: Đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,

chương VI: Đường lối xây dựng hệ thống chính trị, chương VII: Đường lối xây dựng văn

hoá và giải quyết các vấn đề xã hội, chương VIII: Đường lối đối ngoại. Nội dung chủ yếu

của môn học là cung cấp cho sinh viên những hiểu biết cơ bản có hệ thống về đường lối

của Đảng, đặc biệt là đường lối trong thời kỳ đổi mới.

10.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh 2 TC

Ngoài chương mở đầu, nội dung môn học gồm 7 chương: chương 1 trình bày về cơ sở,

quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh, từ chương 2 đến chương 7 trình

bày những nội dung cơ bản của Tư tưởng Hồ Chí Minh theo mục tiêu môn học.

10.4. Pháp luật đại cương 2 TC

Môn học giới thiệu những nét cơ bản trong hệ thống chính trị, xây dựng nhà nước pháp

quyền xã hội chủ nghĩa và tính thực tiễn của các bộ luật cơ bản trong đời sống xã hội.

10.5. Tiếng Anh 1 3 TC

Học phần này giúp sinh viên thực hành kỹ năng nghe, nói, đọc và viết ở trình độ sơ cấp

thông qua các bài học và bài tập thực tế, đơn giản, dễ hiểu, mang tính thực hành cao.

1. Văn phạm; sử dụng được a, an, some, any, danh từ đếm được và không đếm được

2. Từ vựng: Vận dụng được từ vựng về chủ đề thức ăn, siêu thị

Page 15: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai về việc ban hành quy định tổ chức và quản lý đào tạo trình độ

15

10.6. Tiếng Anh 2 3 TC

Học phần này giúp sinh viên thực hành kỹ năng nghe, nói, đọc và viết ở trình độ sơ cấp

1. Văn phạm; sử dụng được cách so sánh, động từ trạng thái

2. Từ vựng: Vận dụng được từ vựng về chủ đề (jobs, hobbies, sports), cụm từ (break,

bring)

3. Reading; biết cách đọc và tóm tắt trả lời câu hỏi

10.7. Tiếng Anh 3 3 TC

Học phần này giúp sinh viên thực hành kỹ năng nghe, nói, đọc và viết ở trình độ sơ cấp

1. Văn phạm: sử dụng được thì tương lai và tương lai gần, hiện tại tiếp diễn, câu điều

kiện loại 0 và 1

2. Từ vựng: Vận dụng được từ vựng về chủ đề, cụm từ

3. Reading; biết cách đọc và tóm tắt trả lời câu hỏi

10.8. Tiếng Anh 4 3 TC

Học phần này giúp sinh viên thực hành kỹ năng nghe, nói, đọc và viết ở trình độ tiền

trung cấp

1. Văn phạm; Thì hiện tại, quá khứ đơn, quá khứ hoàn thành

2. Từ vựng: Vận dụng được từ vựng về chủ đề, cụm từ (back, call, carry)

3. Reading; biết cách đọc và tóm tắt trả lời câu hỏi

10.9. Tiếng Anh 5 2 TC

Học phần này giúp sinh viên thực hành kỹ năng nghe, nói, đọc và viết ở trình độ trung

cấp

1. Reading: cách đọc và trả lời ý

2. Reading; biết cách đọc và tóm tắt trả lời câu hỏi

3. Writing: Có khả năng viết thư 35-45 từ

10.10. Toán cao cấp A1: 2 TC

Môn học trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về giới hạn, liên tục, phép tính

vi tích phân hàm một biến, nhiều biến, ứng dụng vào bài toán khảo sát hàm số, cực trị,

Page 16: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai về việc ban hành quy định tổ chức và quản lý đào tạo trình độ

16

tính diện tích, thể tích các vật thể…,dành cho sinh viên các ngành công nghệ thông tin và

khối kỹ thuật

10.11. Toán cao cấp A2 2 TC

Môn học trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về ma trận, định thức, hệ

phương trình tuyến tính, không gian vector, dạng sóng tuyến tính và dạng toàn phương,

dành cho sinh viên các ngành công nghệ thông tin và khối kỹ thuật

10.12. Toán cao cấp A3 2 TC

Môn học trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về tích phân đường, tích phân

mặt, ứng dụng, các dạng phương trình vi phân và lí thuyết chuỗi, dành cho sinh viên các

ngành công nghệ thông tin và khối kỹ thuật

10.13. Vật lý 1 2 TC

Nội dung môn học bao gồm:

Phần Cơ học: động học và động lực học chất điểm, động lực học hệ chất điểm và động

lực học vật rắn, Phần Nhiệt học: phương trình trạng thái của khí lý tưởng, các nguyên lý

cơ bản của nhiệt động lực học, Phần Điện học: trường tĩnh điện, từ trường, trường điện từ

và sóng điện từ, vật liệu điện và từ.

10.14. Vật lý 2 2 TC

Sóng ánh sáng, thuyết tương đối Einstein, Quang lượng tử, Cơ lượng tử, Nguyên tử-phân

tử, vật liệu quang laser, hạt nhân - hạt cơ bản.

10.15. Thí nghiệm vật lý 1 TC

Môn học Thí Nghiệm vật lý giúp cho sinh viên khảo sát, tính toán các thông số, thu thập

các dữ liệu thông tin cần thiết. Kỹ năng sử dụng các dụng cụ đo lường Vật lí phổ biến,

lắp ráp và tiến hành các thí nghiệm Vật lí đơn giản. Kĩ năng phân tích, xử lí các thông tin

và các dữ liệu thu được để giải thích được một số hiện tượng Vật lí đơn giản, để giải các

bài tập Vật lí đòi hỏi những suy luận lôgíc và những phép tính cơ bản cũng như để giải

quyết một số vấn đề trong cuộc sống. Kỹ năng đề xuất các dự án hoặc các giả thuyết đơn

giản về các mối quan hệ về bản chất của các hiện tượng hoặc sự vật Vật lí. Có khả năng

đề xuất phương án thí nghiệm đơn giản để kiểm tra dự đoán hoặc giả thuyết đã đề ra.

10.16. Xác suất thống kê: 2 TC

Page 17: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai về việc ban hành quy định tổ chức và quản lý đào tạo trình độ

17

Các kiến thức cơ bản về xác suất và thống kê toán học phục vụ cho việc xây dựng các mô

hình ngẫu nhiên trong công nghệ thông tin: Biến ngẫu nhiên và quá trình ngẫu nhiên, ước

lượng tham số và kiểm định giả thiết thống kê, mô hình Markov.

10.17. Hàm phức và toán tử Laplace: 2 TC

Số phức, hàm phức, phép biến đổi Laplace thuận, phép biến đổi Laplace ngược và các

ứng dụng.

10.18. Giáo dục thể chất 1 1 TC

Trang bị cho sinh viên kiến thức môn bóng đá, kỹ thuật di chuyển và đá bóng bằng lòng,

kỹ thuật đá bóng bằng mu bàn chân, kỹ thuật đỡ bóng.

10.19. Giáo dục thể chất 2: 1 TC

Trang bị cho sinh viên kiến thức môn bóng chuyền. Phổ biến các bài tập khởi động chung

và chuyên môn, kỹ thuật đệm bóng thấp tay, kỹ thuật phát bóng thấp tay (nữ); cao tay

(nam).

10.20. Giáo dục thể chất 3: 1 TC

Trang bị cho sinh viên kỹ thuật dẫn bóng, kỹ thuật ném biên và các điều luật trong bóng

đá, chiến thuật cơ bản trong bóng đá.

10.21. Logic học 2 TC

Môn học này trình bày những vấn đề cơ bản của logic học. Những cơ sở lý luận chung,

những phương pháp nhận thức khoa học, phương pháp chứng minh, phương pháp xác

nhận giả thiết.

10.22. Giáo dục quốc phòng - An ninh (HP1) 3 TC

Học phần đề cập lý luận cơ bản của Đảng về đường lối quân sự, bao gồm: những vấn đề

cơ bản Học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh, quân đội và bảo

vệ Tổ quốc; các quan đểm của Đảng về chiến tranh nhân dân, xây dựng lực lượng vũ

trang, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, các quan điểm của Đảng về

kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh. Học

phần giành thời lượng nhất định giới thiệu một số nội dung cơ bản về lịch sử nghệ thuật

quân sự Việt Nam qua các thời kỳ

10.23. Giáo dục quốc phòng - An ninh (HP2) 2 TC

Học phần được lựa chọn những nội dung cơ bản nhiệm vụ công tác quốc phòng, an ninh

của Đảng và Nhà nước trong tình hình mới, bao gồm: xây dựng lực lượng dân quân tự vệ,

lực lượng dự bị động viên, tăng cường tiềm lực cơ sở vật chất, kỹ thuật quốc phòng,

Page 18: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai về việc ban hành quy định tổ chức và quản lý đào tạo trình độ

18

phòng chống chiến tranh công nghệ cao, đánh bại chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo

loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam. Học phần đề cập một số

nội dung cơ bản về dân tộc, tôn giáo và đấu tranh phòng chống địch lợi dụng vấn đề dân

tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam; xây dựng, bảo vệ chủ quyền biên giới, chủ

quyền biển đảo, an ninh quốc gia, những vấn đề cơ bản về đấu tranh phòng chống tội

phạm và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội

10.24. Giáo dục quốc phòng - An ninh (HP3) 3 TC

Học phần nhằm trang bị cho người học những kiến thức cơ bản vể bản đồ, địa hình quân

sự, các phương tiện chỉ huy để phục vụ cho nhiệm vụ học tập chiến thuật và chỉ huy

chiến đấu; tính năng, tác dụng, cấu tạo, sử dụng, bảo quản các loại vũ khí bộ binh AK,

CKC, RPD, RPK, B40, B41; đặc điểm tính năng, kỹ thuật sử dụng thuốc nổ; phòng

chống vũ khí hạt nhân, hóa học, sinh học, vũ khí lửa; vết thương chiến tranh và phương

pháp xử lý; luyện tập đội hình lớp, khối. Nội dung gồm: đội ngũ đơn vị, sử dụng bản đồ,

địa hình quân sự, một số loại vũ khí bộ binh; thuốc nổ; phòng chống vũ khí hủy diệt lớn;

cấp cứu ban đầu các vết thương. Học phần giành thời gian giới thiệu 3 môn quân sự phối

hợp để sinh viên tham gia hội thao điền kinh, thể thao quốc phòng;

Học phần nhằm trang bị cho sinh viên một số kỹ năng cơ bản thực hành bắn súng tiểu

liên AK và luyện tập bắn súng AK bài 1b; huấn luyện những động tác cơ bản chiến thuật

chiến đấu bộ binh: các tư thế vận động trên chiến trường, cách quan sát phát hiện mục

tiêu, lợi dụng địa hình, địa vật, hành động của cá nhân trong công sự, ngoài công sự trong

chiến đấu tiến công và phòng ngự. Nội dung bao gồm: Kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK;

từng người trong chiến đấu tiến công; từng người trong chiến đấu phòng ngự.

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

10.25. Vẽ kỹ thuật 2 TC

Học phần Vẽ kỹ thuật cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về phương pháp

chiếu vuông góc để biểu diễn vật thể; nguyên tắc biểu diễn vật thể lên mặt phẳng. Học

phần còn cung cấp cho sinh viên những tiêu chuẩn và những qui ước có liên quan đến

bản vẽ chi tiết máy và bản vẽ lắp cũng như các sơ đồ cơ khí, điện trong công nghiệp

theo các tiêu chuẩn Việt nam và ISO.

10.26. An toàn lao động 1 TC

Học phần bao gồm những nội dung như: Những vấn đề chung của công tác bảo hộ lao

động và kỹ thuật an toàn lao động, các phương pháp sơ cứu khẩn cấp, an toàn điện,

phòng chống cháy nổ, bảo vệ chống sét. Từ đó giúp cho sinh viên hiểu và vận dụng

trong môi trường lao động thực tiễn.

10.27. Mạch điện 1 3 TC

Page 19: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai về việc ban hành quy định tổ chức và quản lý đào tạo trình độ

19

Đây là môn cơ sở trang bị cho sinh viên những kiến thức về các nguyên lý, những định

luật, định lí, biết phân tích các tác dụng của mỗi phần tử trong mạch điện và những

phương pháp giải các bài toán mạch điện. Trên hai cơ sở đó sinh viên áp dụng vào các

mạch điện trong thực tế.

10.28. Vật liệu điện-điện tử 2 TC

Học phần Vật liệu trang bị cho sinh viên những kiến thức về nguyên lý, cấu tạo, ứng

dụng cảu các loại Vật liệu bán dẫn, vật liệu điện, vật liệu điện môi.

10.29. Kỹ thuật đo 2 TC

Môn học giúp sinh viên có các khái niệm về đo lường, nắm vững các cơ cấu đo chỉ thị

kim và điện tử, nguyên lý hoạt động và sử dụng các dụng cụ đo điện để đo các đại

lượng điện như: điện áp, dòng điện AC và DC, điện trở, điện dung, điện cảm và hỗ

cảm, công suất, điện năng tiêu thụ, hệ số công suất. Ngoài ra, còn giúp sinh viên hiểu

và sử dụng được dao động ký để đo dạng sóng tín hiệu và góc lệch pha giữa hai tín

hiệu. Đồng thời nhận biết và sử dụng được một số cảm biến như: nhiệt độ, độ ẩm, ánh

sáng, áp suất.

10.30. Khí cụ điện 2 TC

Các vấn đề cơ bản trong khí cụ điện bao gồm: Mạch từ, sự trao đổi năng lượng điện,

Hồ quang điện, chế độ phát nóng, tiếp xúc điện, một số lọai khí cụ điện. Sau khi học

xong môn học này sinh viên có khả năng: Nắm được những kiến thức cơ bản nhất về

cấu tạo, nguyên lý làm việc và ứng dụng của các lọai khí cụ điện dùng trong các mạch

điều khiển và bảo vệ, ứng dụng những khí khí cụ điện trong việc thiết kế mạch điều

khiển hệ thống.

10.31. Máy điện 4 TC

Nội dung học phần là nội dung lý thuyết về cấu tạo, nguyên lý, các chế độ làm việc, sơ

đồ thay thế, giản đồ véc tơ, điều kiện vận hành của máy biến áp và các máy biến áp đặc

biệt; Cấu tạo, nguyên lý làm việc, quan hệ điện từ, mở máy và điều chỉnh tốc độ động

cơ, các động cơ đặc biệt của các máy điện không đồng bô, đồng bộ và một chiều.

10.32. Điện tử cơ bản 2 TC

Đây là môn học được dùng để giảng dạy trong ngành Điện, Điện tử. Môn học này bao

gồm phần linh kiện điện tử, khuếch đại thuật toán và mạch điện tử. Trong phần Linh

kiện điện tử sẽ trình bày cho sinh viên biết nguyên lý hoạt động của một số linh kiện

được ứng dụng nhiều trong công nghiệp như: Điện trở, Tụ điện, Cuộn cảm, Diod, BJT,

UJT, FET, Bộ khuếch đại thuật toán (Op-amp) và các tầng khuếch đại công suất nhỏ,

tầng khuếch đại công suất.

10.33. Mạch điện 2 2 TC

Môn học này cung cấp cho sinh viên phương pháp phân tích và giải mạch điện trong

miền thời gian.Nội dung học phần bao gồm: Phân tích mạch trong miền thời gian, Hàm

Page 20: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai về việc ban hành quy định tổ chức và quản lý đào tạo trình độ

20

truyền, Phần tử phi tuyến, Chuỗi Fourier, Đường dây dài.

10.34. Cung cấp điện 4 TC

Các khái niệm cơ bản về hệ thống cung cấp điện; Các phương pháp tính toán xác định

phụ tải, các dạng đồ thị trong cung cấp điện; Nguồn dự phòng, hệ thống chiếu sáng;

Trạm biến áp; Tính toán các dạng tổn thất điện, Tính ngắn mạch mạng điện; Lựa chọn

thiết bị mạng điện, nâng cao hệ số công suất; Phân tích yêu cầu kinh tế và kỹ thuật

trong cung cấp điện; Nối đất và chống sét.

10.35. Điều khiển máy điện 3 TC

Môn học này cung cấp cho người học kiến thức về thiết kế các sơ đồ điều khiển mở

máy động cơ thường sử dụng trong trong nghiệp, dựa trên tư duy của điều khiển logic.

Đây là công cụ mạnh để người học có thể thiết kế các sơ đồ điều khiển mở máy động

cơ phức tạp sau này. Người học cũng được trang bị các kiến thức về mở máy gián tiếp

động cơ điện từ kinh điển đến hiện đại, và học cách phân tích các sơ đồ điều khiển

động cơ điện điển hình trong công nghiệp.

10.36. Autocad 2 TC

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về bản vẽ kỹ thuật điện, thực

hành trực tiếp trên máy tính các lệnh vẽ và hiệu chỉnh của AutoCAD 2D; Vẽ các bản

vẽ thiết kế điện cho các công trình điện: nhà ở, cao ốc văn phòng, nhà xưởng; Lập bảng

dự toán vật tư, thiết bị.

10.37. Điện tử công suất 4 TC

Môn học này trang bị cho sinh viên kiến thức cơ sở lý thuyết phần công suất trong các

mạch chỉnh lưu, mạch lọc, mạch điều chỉnh điện áp xoay chiều, mạch nghịch lưu trong

lĩnh vực điều khiển nguồn một chiều và xoay chiều công suất lớn, nhằm giúp sinh viên

hiểu rõ nguyên lý hoạt động của các mạch điện trong dân dụng và công nghiệp, có khả

năng tính toán thiết kế các mạch cơ bản theo yêu cầu.

10.38. Kỹ thuật xung 2 TC

Giới thiệu các phương pháp tạo xung và biến đổi dạng xung: mạch RLC, mạch xén,

mạch ghim, mạch Schmitt trigger, dao động đa hài, dao động blocking.

10.39. Kỹ thuật nhiệt 2 TC

Kỹ thuật nhiệt là học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức về các quy luật biến

đổi năng lượng mà chủ yếu là nhiệt năng và cơ năng, diễn ra trong các loại máy nhiệt

nói riêng và các hệ thống nhiệt động nói chung; đồng thời trang bị cho sinh viên những

kiến thức cơ bản về các quá trình trao đổi nhiệt trong thực tế.

10.40. Kỹ thuật cảm biến 2 TC

Môn học Kỹ thuật cảm biến cung cấp các kiến thức về cảm biến và ứng dụng của các

cảm biến. Môn này giới thiệu các loại cảm biến: quang, nhiệt, điện, âm thanh, cảm biến

Page 21: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai về việc ban hành quy định tổ chức và quản lý đào tạo trình độ

21

hình ảnh; Kỹ thuật lắp ráp các mạch chuyển đổi sơ cấp từ đại lượng không điện thành

đại lượng điện; Kỹ thuật thiết kế mạch điều khiển ứng dụng cảm biến.

10.41. CNC 2 TC

Môn học trình bày các ứng dụng của kỹ thuật điều khiển số trong công nghiệp, các

phương pháp lập trình gia công điều khiển số trên máy CNC bao gồm: tiện và phay

CNC.

10.42. Thí nghiệm mạch điện 1 TC

Môn học Thí Nghiệm Mạch Điện giúp cho sinh viên khảo sát, tính toán các thông số,

vẽ đặc tuyến và sinh viên nhận xét cho: Mạch xoay chiều một pha, mạch ba pha, mạng

hai cửa tuyến tính không nguồn, mạch cộng hưởng R – L – C, quá trình quá độ mạch

tuyến tính, mạch khuếch đại thuật toán, mạch phi tuyến. Giáo trình cũng đề cập đến

việc sử dụng TINA Pro 7.0 để hổ trợ cho việc khảo sát và mô phỏng cho: Mạch

Thevenin – Norton, các định lí mạch, nguyên lí truyền công suất cực đại của mạng một

cửa, đặc tuyến biên tần và pha tần, mạch lọc thụ động và mạch ba pha. Giáo trình cũng

có phần hướng dẫn sử dụng phần mềm mô phỏng TINA Pro 7.0, để giúp sinh viên biết

cách sử dụng các thiết bị và linh kiện trong Tina Pro 7.0 để vẽ và mô phỏng mạch điện.

10.43. Kỹ thuật điện tử 4 TC

Môn học này trang bị những kiến thức cơ bản về điện tử Cần Thiết cho sinh viên

chuyên ngành Điện. Môn học bao gồm 3 phần: Kỹ thuật số và Vi mạch: Hệ thống số

đếm, cổng logic cơ bản. Giới thiệu các họ vi mạch giải mã, hợp kênh, mạch đếm, mạch

chuyển đổi ADC, mạch chuyển đổi DAC. Kỹ thuật xung: Khái niệm cơ bản về kỹ thuật

xung, các mạch dao động tạo xung, các mạch biến đổi dạng xung. Vi điều khiển: khái

niệm cơ bản về vi điều khiển, sơ đồ khối chức năng, giao tiếp với các ngoại vi, ứng

dụng tập lệnh của AT89C51 để viết các chương trình điều khiển đơn giản xuất ra port.

10.44. Lý thuyết điều khiển tự động 3 TC

Môn học này mang nội dung cơ bản của lĩnh vực Điều Khiển Tự Động: Giới thiệu các

hệ thống tự động; trang bị cho sinh viên các phương pháp thiết lập một hệ thống tự

động; đánh giá sự ổn định và chất lượng của hệ thống điều khiển tự động; ổn định hệ

thống phi tuyến.

10.45. Kỹ thuật chiếu sáng 2 TC

Môn học trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về kỹ thuật chiếu sáng, chọn nguồn

sáng nhân tạo, các dạng chiếu sáng, tính toán chiếu sáng cho các công trình nhà ở, siêu

thị, sân vận động, khu vui chơi giải trí…

10.46. Kỹ thuật số 2 TC

Môn học cung cấp những kiến thức cơ bản trong lĩnh vực kĩ thuật số: các hệ thống số

đếm và phương pháp chuyển đổi, đại số Boole, hệ tổ hợp, hệ tuần tự các mạch logic lập

trình và vấn đề giao tiếp.

Page 22: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai về việc ban hành quy định tổ chức và quản lý đào tạo trình độ

22

10.47. Cơ ứng dụng 2 TC

Môn học bao gồm: những kiến thức tối thiểu về quy luật cân bằng, từ đó giải được các

bài toán cân bằng của vật rắn. Xác định trọng tâm của vật phẳng. Chuyển động cơ bản

của vật thể trong không gian theo thời gian đối với một hệ quy chiếu đã chọn. Các định

lý cơ bản của động lực học, trên cơ sở đó giải được một số bài toán đơn giản về động

lực học. Trang bị cho học viên những kiến thức nền tảng để học tập các môn kỹ thuật

cơ sở và các môn kỹ thuật chuyên ngành.

10.48. Thực hành điều khiển máy điện 2 TC

Nội dung học phần trang bị cho sinh viên những kỹ năng như: Đọc hiểu và thiết kế các

mạch điều khiển động cơ từ đơn giản đến nâng cao; lắp đặt và sửa chữa các mạch điều

khiển thông dụng trong công nghiệp

10.49. Thực hành vận hành máy điện 1 TC

Môn học Thực hành vận hành máy điện trang bị cho sinh viên những kiến thức, quy

trình và cách thức vận hành một hệ thống có các thiết bị là máy điện. Môn học cũng

trang bị khả năng đọc sự cố, dự báo khả năng sự cố của thiết bị trong hệ thống

10.50. Ngắn mạch và ổn định hệ thống 2 TC

Đây là môn học cho sinh viên chuyên ngành hệ thống điện. Môn học cung cấp các kiến

thức về các loại ngắn mạch và cách xác định các đại lượng liên quan khi xảy ra ngắn

mạch trong hệ thống điện. Môn học cũng giới thiệu về vấn đề ổn định hệ thống điện,

mối liên hệ giữa ngắn mạch và ổn định hệ thống. Ngoài ra, môn học còn trang bị các

giải thuật và chương trình tính toán ngắn mạch, đánh giá ổn định hệ thống điện.

10.51. Nhà máy điện và trạm biến áp 2 TC

Môn học Nhà máy điện và trạm biến áp giúp cho sinh viên nắm được mô hình tổng

quan của các loại nhà máy điện và trạm biến áp; nguyên lý làm việc, đặc điểm cấu tạo,

đặc tính chế độ làm việc, vai trò, vị trí, chức năng của các loại thiết bị điện chính trong

nhà máy điện và trạm biến áp. Cách tính toán và chọn khí cụ điện, thiết bị điện, dây

dẫn, sơ đồ nối điện chính, nguồn dự phòng trong nhà máy điện và trạm biến áp và

nguyên tắc thực hiện sơ đồ đấu nối mạch nhị thứ.

10.52. Hệ thống điện 2 TC

Môn học bàn về các vấn đề cơ bản của hệ thống điện bao gồm những khái niệm cơ

bản, thông số đường dây tải điện, mô hình toán học các phần tử trong hệ thống. Môn

học cũng đề cập đến vấn đề cân bằng công suất thực và phản kháng, giải tích mạng ở

chế độ xác lập, các phương pháp điều chỉnh điện áp và giảm tổn thất điện năng trong

hệ thống.

10.53. Điện tử công nghiệp 2 TC

Môn học này trang bị cho sinh viên kiến thức về các mạch điện tử ứng dụng nhiều

Page 23: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai về việc ban hành quy định tổ chức và quản lý đào tạo trình độ

23

trong công nghiệp, nó là sự kết hợp các kiến thức cơ sở chuyên ngành điện và điện tử.

Trang bị cho sinh viên kiến thức về các mạch ổn áp nguồn DC – AC, mạch điều khiển

tốc độ động cơ DC – AC, các mạch cảm biến, . . trong công nghiệp, có khả năng phân

tích nguyên lý hoạt động và sửa chửa, thay thế linh kiện cho các mạch điện cơ bản.

10.54. PLC 3 TC

Môn học PLC giúp người học có được kiến thức cơ bản về cấu trúc PLC trong công

nghiệp. Người học sẽ được trang bị kiến thức cơ bản của PLC, các kỹ thuật ghép nối

PLC với thiết bị ngoại vi thông dụng, như các cảm biến, nút nhấn ngõ vào, các đèn

báo, relay ở ngõ ra … Người học cũng được học về cách viết chương trình điều khiển

PLC đơn giản như các sơ đồ mở máy động cơ, đảo chiều quay động cơ, các sơ đồ điều

khiển thông dụng ứng dụng có Timer và Counter.

10.55. Tin học ứng dụng chuyên nghành 2 TC

Nôi dung học phần bao gồm cơ sở lý thuyết về ứng dụng Matlab trong khối ngành kỹ

thuật, trang bị cho sinh viên kỹ năng tính toán trên Matlab, kỹ năng lập trình trên

Matlab, kỹ năng áp dụng Matlab giải quyết các vấn đề của Kỹ Thuật Điện, Điện tử.

10.56. Tiếng Anh chuyên ngành 2 TC

Trang bị cho sinh viên các kỹ năng đọc, hiểu về các tài liệu tiếng anh chuyên ngành

điện.

10.57. Thực hành vận hành hệ thống điện 2 TC

Môn học nói đến các đặc tính làm việc của một máy phát điện, hàm chi phí của một

máy phát, điều độ công suất tối ưu giữa các máy phát trong cùng một nhà máy và trong

toàn hệ thống điện. Các kiến thức về qui trình vận hành máy phát điện, trạm biến áp,

đường dây trong hệ thống; điều động và dự trữ tổ máy. Môn học còn đề cập đến kỹ

thuật điều khiển máy phát trong hệ thống điện.

10.58. Thực hành vận hành nhà máy điện 2 TC

Môn học nói đến các đặc tính làm việc của một máy phát điện, trạm biến áp, lưới

truyền tải và phân phối, điều khiển tải và bù công suất phản kháng cho hệ thống Các

kiến thức về qui trình vận hành máy phát điện, trạm biến áp, đường dây trong hệ thống;

điều khiển và giám sát từ xa (SCADA). Môn học còn đề cập đến kỹ thuật điều khiển

máy phát, máy biến áp, bảo vệ Rơle trong hệ thống điện.

10.59. Thực hành cung cấp điện 2 TC

Môn học này dùng để giảng dạy cho sinh viên Đại học chuyên ngành điện, điện tử

nhằm trang bị cho sinh viên những kỹ năng cơ bản về việc lắp đặt, vận hành hệ thống

điện chiếu sáng sinh hoạt và phân xưởng.

10.60. Thiết kế cung cấp điện 3 TC

Môn học thiết kế cấp điện là môn học chuyên ngành tự chọn cho sinh viên ngành cung

Page 24: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai về việc ban hành quy định tổ chức và quản lý đào tạo trình độ

24

cấp điện. Môn học cung cấp điện trang bị cho sinh viên những kỹ năng về thiết kế cung

cấp, gồm các loại phụ tải công nghiệp, dân dụng, sinh hoạt, dịch vụ...Môn học được

dựa trên các tiêu chuẩn về thiết kế cấp điện của Việt Nam, Châu Âu. Môn học là nền

tảng cho các sinh viên khi làm luận án tốt nghiệp về cung cấp điện.

10.61. Thực hành PLC 1 3 TC

Môn học PLC giúp người học có được kiến thức cơ bản về cấu trúc PLC trong công

nghiệp. Người học sẽ được trang bị kiến thức cơ bản của PLC, các kỹ thuật ghép nối

PLC với thiết bị ngoại vi thông dụng, như các cảm biến, nút nhấn ngõ vào, các đèn

báo, relay ở ngõ ra … Người học cũng được học về cách viết chương trình điều khiển

PLC đơn giản như các sơ đồ mở máy động cơ, đảo chiều quay động cơ, các sơ đồ điều

khiển thông dụng ứng dụng có Timer và Counter.

10.62. Đồ án học phần 1 2 TC

Đồ án môn học trang bị cho sinh viên kiến thức về thiết kế hệ thống điện cho một nhà

máy hoặc phân xưởng công nghiệp.

10.63. Mạng truyền thông công nghiệp 2 TC

Cung cấp các kiến thức về các kỹ thuật trong vấn đề truyền thông trong công nghiệp,

biết được các thành phần quan trọng trong hệ thống truyền thông công nghiệp, phân

biệt được các hệ thống bus tiêu biểu hiện nay, lựa chọn ứng dụng các mạng truyền

thông công nghiệp vào sản xuất công nghiệp.

10.64. Đo lường và điều khiển bằng máy tính 2 TC

Môn học Đo Lường và Điều Khiển Bằng Máy Tính giúp người học tìm hiểu kỹ thuật

ghép nối máy tính với thiết bị ngoại vi như máy in, chuột, bàn phím, màn hình, và các

Card giao tiếp ghi nhận các tín hiệu vật lý từ bên ngoài, đưa về máy tính … và từ máy

tính đưa ra những tín hiệu điều khiển cần thiết đáp ứng yêu cầu của đối tượng bên

ngoài. Người học cũng được trang bị các kỹ thuật trao đổi thông tin qua các cổng

truyền thông của máy tính như kỹ thuật trao đổi thông tin song song, nối tiếp và trực

tiếp khối nhớ (DMA).

10.65. Thiết kế hệ thống điện 2 TC

Môn học nhằm trang bị cho sinh viên những nguyên tắc thiết kế hệ thống điện, cũng

như nhiệm vụ và các phương pháp thiết kế hệ thống. Thiết kế hệ thống bao gồm các

phương pháp xác định nhu cầu điện, dự báo các chế độ tiêu thụ điện năng, chọn các

nguồn năng lượng, thiết kế đường dây, trạm, tính các thông số chế độ của hệ thống và

cuối cùng là bài toán tính toán - so sánh dựa trên các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật để quyết

định chọn phương án thiết kế tối ưu.

10.66. CAD trong kỹ thuật điện 2 TC

Thiết kế trong quá trình sản suất công nghiệp. Thiết kế các thiết bị điện. Nguyên lý cơ

bản của phương pháp phần tử hữu hạn. Cấu trúc hệ thống tự động hoá thiết kế theo

Page 25: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai về việc ban hành quy định tổ chức và quản lý đào tạo trình độ

25

phương pháp phần tử hữu hạn. Một số chương trình phân tích và thiết kế theo phương

pháp phần tử hữu hạn. CAD trong lĩnh vực năng lượng. Giới thiệu một số chương trình

phân tích lưới điện.

10.67. Đồ án học phần 2 2 TC

Đồ án môn học giúp sinh viên tham gia cụ thể công tác thiết kế hệ thống chiếu sáng

hoặc chống sét cho một phân xưởng, nhà máy cụ thể.

10.68. Thực hành PLC 2 3 TC

Môn học PLC giúp người học có được kiến thức cơ bản về cấu trúc PLC trong công

nghiệp. Người học sẽ được trang bị kiến thức cơ bản của PLC, các kỹ thuật ghép nối

PLC với thiết bị ngoại vi thông dụng, như các cảm biến, nút nhấn ngõ vào, các đèn

báo, relay ở ngõ ra … Người học cũng được học về cách viết chương trình điều khiển

PLC đơn giản như các sơ đồ mở máy động cơ, đảo chiều quay động cơ, các sơ đồ điều

khiển thông dụng ứng dụng có Timer và Counter.

10.69. Kỹ thuật cao áp 3 TC

Môn học cung cấp các kiến thức về quá điện áp trong hệ thống điện, quá trình lan

truyền sóng quá điện áp, các giải pháp chống quá điện áp tác động vào các thành phần

của hệ thống điện. Môn học cũng đề cập đến kỹ thuật đo lường cao áp, các thiết bị sử

dụng trong hệ thống cao áp.

10.70. Trường điện từ 3 TC

Nội dung học phần bao gồm các kiến thức về khái niệm và phương trình cơ bản của

trường điện từ, trường điện từ tĩnh, trường điện từ dừng, trường điện từ biến thiên, bức

xạ điện từ, ống dẫn sóng và hộp cộng hưởng.

10.71. Tính toán và sữa chữa máy điện 3 TC

Môn học nhằm cung cấp cho sinh viên các kiến thức: Sơ lược vế cấu tạo máy biến áp,

động cơ không đồng bộ một pha, ba pha, động cơ điện một chiều. Cách tính toán dây

quấn để sửa chữa máy biến áp một pha, động cơ không đồng bộ một pha, ba pha, động

cơ điện một chiều. Các hư hỏng thông thường của máy biến áp, các loại động cơ điện

không đồng bộ một pha, ba pha, động cơ điện một chiều.

10.72. Bảo vệ relay 3 TC

Môn học cung cấp các kiến thức về hệ thống bảo vệ, bảo vệ quá dòng điện, bảo vệ

khoảng cách, bảo vệ so lệch, bảo vệ chống chạm đất, bảo vệ hệ thống điện công

nghiệp. Môn học còn giới thiệu các loại relay của nhiều hãng khác nhau, đặc tính làm

việc và phạm vi ứng dụng trong hệ thống điện cụ thể.

10.73. Truyền động điện 3 TC

Page 26: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai về việc ban hành quy định tổ chức và quản lý đào tạo trình độ

26

Môn học này trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về hệ thống truyền động điện hiện

đại bao gồm việc phân tích các đặc tính của các hệ truyền động điện có bộ biến đổi

điện tử công suất. Nghiên cứu các cấu trúc điều khiển mới của các hệ truyền động động

cơ xoay chiều đồng bộ và không đồng bộ.

10.74. Tự động hóa quá trình công nghệ 3 TC

Đây là môn học được dùng để giảng dạy trong ngành Điện, môn học này bao gồm các

động cơ đặc biệt trong hệ thống tự động, ứng dụng PLC trong hệ thống công nghiệp,

cảm biến công nghiệp, các hệ thống điều khiển tự động. Môn học cung cấp cho sinh

viên kiến thức về xây dựng và điều khiển hệ thống tự động hóa trong sản xuất công

nghiệp

10.75. Điện công nghệ 2 TC

Môn học này giúp cho sinh viên nắm rõ nguyên lý của các thiết bị nhiệt ứng dụng

trong công nghệ nhiệt từ đơn giản như: điện trở, cảm ứng và điện môi … đến cao cấp

như: plasma, laser, chùm tia electron … Ngoài ra còn có các thiết bị gia công điện hoá,

điện vật lý, điện cơ điện động.

10.76. Điện khí nén 3 TC

Môn học Điện khí nén trang bị cho sinh viên những kiến thức về công nghệ khí nén.

Nội dung của học phần này giới thiệu cấu tạo nguyên lý làm việc và ứng dụng của các

phần tử khí nén và điện khí nén, phương pháp tính toán khảo sát và thiết lập một hệ

thống khí nén và điện khí nén theo yêu cầu cụ thể.

10.77. Đồ án chuyên ngành 3 TC

Đồ án chuyên ngành giúp sinh viên khả năng đưa ra phương pháp, luận cứ, luận chứng

cho các vấn đề nêu ra. Tính toán các thông số của hệ thống điện. Thực hiện thiết kế các

loại hệ thống điện theo từng yêu cầu thực tế đúng với các tiêu chuẩn. Sinh viên cũng có

thể thực hiện tính toán, thiết kế rồi mô phỏng hay thực hiện hoá sản phẩm dưới dạng

mô hình thực. Môn học khuyến khích sinh viên thực hiện các ý tưởng mới, mang tính

đột phá, phát hiện từ phân tích cơ bản đến thực hiện sản phẩm mới.

10.78. Thực tập tốt nghiệp 5 TC

Học phần này là học phần sinh viên làm việc thực tế tại Doanh nghiệp. Sinh viên sẽ

được học tập tại doanh nghiệp các kỹ năng về giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ

năng nghề nghiệp.

10.79. Khóa luận tốt nghiệp 5 TC

Khóa luận tốt nghiệp là học phần giúp sinh viên khả năng đưa ra phương pháp, các

bước thực hiện một dự án thiết kế, hoàn thành dự án, đánh giá kết quả của dự án thiết

kế. Học phần khuyến khích sinh viên thực hiện các ý tưởng mới, mang tính đột phá,

Page 27: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO · Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai về việc ban hành quy định tổ chức và quản lý đào tạo trình độ

27

phát hiện từ phân tích cơ bản đến thực hiện sản phẩm mới. Sau khi hoàn thành dự án

sinh viên sẽ được đánh giá và bảo vệ trước hội đồng xét duyệt.

KT. HIỆU TRƯỞNG