58
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH KHOA NÔNG NGHIỆP - THỦY SẢN BỘ MÔN CHĂN NUÔI – THÚ Y TÀI LIỆU GIẢNG DẠY MÔN X-QUANG SIÊU ÂM GV biên soạn: NGUYỄN VĂN VUI Trà Vinh, 12/2019 Lưu hành nội bộ

TÀI LIỆU GIẢNG DẠY - s3-eu-west-1.amazonaws.com

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: TÀI LIỆU GIẢNG DẠY - s3-eu-west-1.amazonaws.com

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH

KHOA NÔNG NGHIỆP - THỦY SẢN

BỘ MÔN CHĂN NUÔI – THÚ Y

TÀI LIỆU GIẢNG DẠY

MÔN X-QUANG – SIÊU ÂM

GV biên soạn: NGUYỄN VĂN VUI

Trà Vinh, 12/2019

Lưu hành nội bộ

Page 2: TÀI LIỆU GIẢNG DẠY - s3-eu-west-1.amazonaws.com

Tài liệu giảng dạy Môn X-quang – Siêu âm

MỤC LỤC

Nội dung Trang

PHẦN LÝ THUYẾT

CHƯƠNG I: X QUANG ..............................................................................................................1

BÀI 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ X QUANG ..........................................................................................1

1. Lịch sử ra đời tia X ...................................................................................................................1

2. Tính chất của tia X ....................................................................................................................1

3. Máy X quang: ...........................................................................................................................2

4. Nguyên lý chẩn đoán X quang .................................................................................................2

5. Sự cấu tạo nên hình X quang ....................................................................................................3

6. Phim X quang: ..........................................................................................................................3

7. Cassette: ....................................................................................................................................4

8. Màng tăng cường: .....................................................................................................................4

9. Lưới hấp thụ tán xạ: ..................................................................................................................4

10. Kỹ thuật buồng tối: .................................................................................................................4

11. Các bước chụp X quang: .........................................................................................................4

12. Các yếu tố ảnh hưởng đến phim đã chụp ................................................................................6

13. Các nguyên nhân làm mờ ảnh X quang ..................................................................................7

14. Tác dụng sinh học của tia X đối với cơ thể .............................................................................7

15. Các biện pháp để giảm liều tia X tiếp xúc: .............................................................................8

BÀI 2. X QUANG VÙNG ĐẦU VÀ CỔ .....................................................................................8

1. Chỉ định:....................................................................................................................................8

2. Tư thế chụp X quang vùng đầu: ................................................................................................9

3. Hình ảnh vùng đầu và cổ trên phim X quang: ........................................................................10

4. Các bất thường: .......................................................................................................................11

BÀI 3. X QUANG NGỰC ..........................................................................................................11

1. Chỉ định:..................................................................................................................................11

2. Tư thế chụp: ............................................................................................................................11

3. Hình ảnh X quang vùng ngực: ................................................................................................12

4. Các trường hợp bất thường: ....................................................................................................14

BÀI 4. X QUANG XOANG BỤNG...........................................................................................16

1. Chỉ định:..................................................................................................................................16

2. Tư thế chụp: ............................................................................................................................16

3. Hình ảnh vùng bụng trên phim X quang:................................................................................17

4. Các trường hợp bất thường: ....................................................................................................19

CHƯƠNG II: SIÊU ÂM .............................................................................................................22

BÀI 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ SIÊU ÂM ..........................................................................................22

1. Lịch sử về siêu âm: .................................................................................................................22

Page 3: TÀI LIỆU GIẢNG DẠY - s3-eu-west-1.amazonaws.com

Tài liệu giảng dạy Môn X-quang – Siêu âm

2. Vật lý học của siêu âm: ...........................................................................................................22

3. Kỹ thuật của phương pháp tạo hình siêu âm ...........................................................................24

4. Thiết bị ghi hình bằng siêu âm ................................................................................................25

5. Những thuật ngữ mô tả hình ảnh siêu âm ...............................................................................29

6. Khái niệm về các mặt cắt ........................................................................................................29

7. Tác dụng sinh học của siêu âm ...............................................................................................31

BÀI 2: SIÊU ÂM VÙNG BỤNG ...............................................................................................32

1. Đặc điểm của siêu âm bụng ....................................................................................................32

2. Các sai lầm thường gặp khi sử dụng máy siêu âm ..................................................................32

3. Chuẩn bị thú ............................................................................................................................32

4. Động tác quét và lia đầu dò .....................................................................................................32

5. Siêu âm gan – mật ...................................................................................................................33

6. Siêu âm thận ............................................................................................................................38

7. Siêu âm lách: ...........................................................................................................................40

8. Siêu âm bàng quang: ...............................................................................................................41

9. Siêu âm thai: ...........................................................................................................................42

10. Siêu âm tiền liệt tuyến: .........................................................................................................43

11. Siêu âm buồng trứng – tử cung .............................................................................................44

PHẦN THỰC HÀNH

BÀI 1: CHỤP X QUANG VÙNG ĐẦU CỔ ..............................................................................46

BÀI 2: CHỤP X QUANG VÙNG NGỰC .................................................................................47

BÀI 3: CHỤP X QUANG VÙNG BỤNG ..................................................................................48

BÀI 4: SỬ DỤNG HỆ THỐNG MÁY SIÊU ÂM ......................................................................49

BÀI 5: SIÊU ÂM GAN - MẬT ..................................................................................................50

BÀI 6: SIÊU ÂM LÁCH ............................................................................................................51

BÀI 7: SIÊU ÂM THẬN ............................................................................................................52

BÀI 8: SIÊU ÂM BÀNG QUANG ............................................................................................53

BÀI 9: SIÊU ÂM TỬ CUNG, TUYẾN TIỀN LIỆT ..................................................................54

TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................................55

Ngày ban hành:

DUYỆT CỦA BỘ MÔN GV BIÊN SOẠN

Nguyễn Văn Vui

Page 4: TÀI LIỆU GIẢNG DẠY - s3-eu-west-1.amazonaws.com

Tài liệu giảng dạy Môn X-quang – Siêu âm

1

PHẦN LÝ THUYẾT

CHƯƠNG 1

X-QUANG

BÀI 1

ĐẠI CƯƠNG VỀ X QUANG

1. Lịch sử ra đời tia X

Tia X được phát minh 1895 do nhà vật lý học người Đức Wilhelm Konrat Roentgen,

trong khi nghiên cứu “hiện tượng phóng điện trong không khí loãng”. Trong thời gian nghiên

cứu Roentgen nhận ra rằng “tia đặc biệt này có khả năng xuyên qua giấy, gỗ, vải, cao su,

phần mềm của cơ thể…nhưng không đi qua được kim loại, nhất là những chất có chứa

nguyên tố nặng như xương. Mặt khác, nó không bị ảnh hưởng bởi từ trường hay điện trường,

nó làm cho không khí trở nên dẫn điện hiện lên phim ảnh...”

Ngày 23/1/1896, Roentgen trình bày báo cáo khoa học tại Hội Đồng Vật lý –Y khoa

trường Đại Học Tổng hợp Wurtzbourg trước các nhà khoa học hàng đầu về Vật lý và Y khoa

của nước Đức. Báo cáo của ông thực sự được đánh giá cao. Để chứng minh ông đề nghị được

chụp ảnh bàn tay giải phẩu tài ba của các bác sĩ Lolliker bằng X quang.

Tháng 2/1896, tại Paris, nhà vật lý Oudin và bác sĩ Barthelemy đã thực hiện X quang

tại nhà. Dựa vào nguyên lý của Roentgen, họ đã chế tạo máy chiếu X quang đầu tiên trên thế

giới. Cũng tại Paris, bác sĩ Antoine Beclere đã chiếu X quang cho người đầu bếp của mình.

Ông nhận thấy phổi bà có nhiều chỗ bị mờ, hỏi ra mới biết trước đó bà bị ho ra máu. Đó là

trường hợp chẩn đoán bệnh qua X quang đầu tiên trong lịch sử y học thế giới.

Sau đó bác sĩ chuyên khoa miễn dịch nổi tiếng B. Antoine đã soạn thảo bộ giáo trình:

Chuyên khoa X quang chẩn đoán và điều trị bệnh trong nội tạng người. Giáo trình ấy được

giảng dạy và tồn tại cho đến nay.

Năm 1901 Roentgen được trao giải Nobel về Y học, trở thành người đầu tiên trên thế

giới được nhận giải Nobel.

Ngày 10/2/1923, Wihelm Konrat Roentgen qua đời. Nhưng niềm vinh quang của ông

để lại trong lòng mọi người thì còn mãi. Tìm ra tia Roentgen đồng nghĩa với việc mang lại

niềm hạnh phúc to lớn cho nhiều người bệnh, nhất là bệnh lao, căn bệnh hiểm nghèo nhất thời

bấy giờ.

2. Tính chất của tia X

Tia X là một dạng của sóng điện từ, có dãy bước sóng nằm trong khoảng 0.01 đến

10nm tương ứng với dãy tần số 30 Petahertz đến 30 Exahertz và năng lượng từ 120 eV đến

Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài này, người học có thể:

Xác định được hệ thống chụp X-quang

Page 5: TÀI LIỆU GIẢNG DẠY - s3-eu-west-1.amazonaws.com

Tài liệu giảng dạy Môn X-quang – Siêu âm

2

120 keV.

Tia X truyền theo một đường thẳng với tốc độ khoảng 300.000 km/s. Càng xa nguồn

phát xạ cường độ tia X giảm dần theo bình phương khoảng cách. Cũng như đối với ánh sáng,

tia X có hiện tượng khúc xạ, phản xạ, nhiễu xạ và phân cực nhưng chỉ xảy ra trong những

điều kiện đặc biệt (do bước sóng tia X nhỏ hơn bước sóng ánh sáng nhiều).

Tia X có khả năng đâm xuyên tốt: truyền qua được những vật chắn sáng thông thường

như giấy, gỗ, hay kim loại mỏng … Bước sóng càng ngắn, đâm xuyên càng mạnh.

Tia X được hấp thu khác nhau bởi các vật khác nhau.

Làm phát quang một số chất như Ba, I, Mg, Li, CaWO4

Có khả năng ion hóa không khí và các chất khí.

Gây thay đổi sinh học của tế bào và mô.

3. Máy X quang:

Máy X quang gồm các bộ phận chính sau:

- Bộ cấp nguồn đốt tim đèn X quang.

- Bộ cấp điện cao thế vào dương cực và âm cực.

- Bộ điều khiển thời gian phát tia X.

- Ống phóng tia X quang: gồm có 2 cực cathode (-), anode (+) nằm trong ống thuỷ

tinh chân không.

+ Cathode: là nguồn bức xạ điện tử (tạo ra electrons), thường được làm bằng kim

loại tungsten. Nó tạo electrons khi làm nóng lên, số lượng electrons tạo ra tuỳ vào

milliamperes (mA) sử dụng. Số mA càng cao thì cathode càng nóng và càng nhiều electrons

tạo ra.

+ Anode: là vật cản chắn trên đường đi của chùm tia điện tử (nơi electrons va

chạm), được làm bằng tungsten bọc kim loại đồng. Anode luôn xoay chuyển để tránh

electrons va chạm vào một vị trí trên anode gây quá nóng và nó được làm nghiêng để tăng

diện tích mà electrons có thể va chạm. Tia X tạo ra khi các hạt electrons chuyển động nhanh

va vào vật chất. Sự va chạm giữa electrons và các nguyên tử phần lớn sinh ra nhiệt năng

khoảng 99%, chỉ 1% là tạo ra tia X.

4. Nguyên lý chẩn đoán X quang

Chẩn đoán X quang là phương pháp dùng tia X để khám xét trên cơ thể. Những

phương pháp đó căn cứ trên tính chất đâm xuyên sâu của tia X và sự hấp thụ tia X khác nhau

của các phân tử trong cơ thể.

Các mô hấp thụ tia X ít nhiều khác nhau nên nó sẽ tạo ra những hình X quang nhạt

hay đậm.

Page 6: TÀI LIỆU GIẢNG DẠY - s3-eu-west-1.amazonaws.com

Tài liệu giảng dạy Môn X-quang – Siêu âm

3

Độ

cản

quang

giảm

dần

Kim loại

Calci

Mô mềm (nước)

Mỡ

Khí

Trắng (mờ)

Đen (sáng)

5. Sự cấu tạo nên hình X quang

Hình X quang là những bóng của các bộ phận trong cơ thể chiếu trên một mặt phẳng

với một số đặc tính như sau:

Hình lớn hơn vật: vật ở xa màng chiếu hoặc xa phim chừng nào thì hình sẽ to ra

chừng ấy, do vậy khi chụp để vật nuôi sát phim. Đối với những cơ quan sâu bên trong (tim,

gan…) không thể áp sát phim khi chụp, nên đưa bóng ra xa và tăng thời gian chụp lên dài

hơn. Người ta tính rằng nếu để bóng xa phim 2m thì những vật cách phim 10cm bị lớn lên rất

ít, không đáng kể.

Hình hơi mờ không thật rõ: có nhiều nguyên nhân gây mờ ảnh như mờ hình học, mờ

do vật nuôi, mờ do tác động của những tia thứ. Ngoài ra, mờ còn do hình bị méo mó và hình

chồng lên nhau.

Một phim chụp X quang có một thang đậm độ khác nhau đi từ màu trắng đến màu

đen. Những đậm độ khác nhau này là kết quả của sự hấp thu khác nhau của tia X khi đi xuyên

qua môi trường.Với một chiều dày như nhau hiện tượng hấp thu phụ thuộc vào khối lượng

nguyên tử của môi trường tia xuyên qua.

+ Độ đậm kim loại: gồm các kim loại và các thuốc cản quang như iod, BaSO4.

+ Độ đậm calci: xương.

+ Độ đậm mô mềm, nước: gồm nhu mô các phủ tạng, cơ, gân, dây chằng, màng

xương, mạch máu, dịch não tủy, dịch mật.

+ Độ đậm mỡ: gồm mô tế bào dưới da và mô mỡ bao quanh các cơ quan.

+ Độ đậm khí: gồm các cấu trúc chứa khí như khí quản, phế quản, phế nang, xoang

mặt, một số đoạn của ống tiêu hóa.

Tóm lại: độ đậm cơ thể động vật như sau

6. Phim X quang:

- Có 2 loại: phim có màng tăng cường và phim không có màng tăng cường.

- Phim có 5 lớp:

+ Phim cơ bản (base)

+ Lớp gelatin (subbing)

+ Lớp nhũ (emulsion)

+ Lớp vỏ bọc (suppercoat)

Page 7: TÀI LIỆU GIẢNG DẠY - s3-eu-west-1.amazonaws.com

Tài liệu giảng dạy Môn X-quang – Siêu âm

4

+ Lớp chống xoăn (anti curl)

- Bảo quản phim:

+ Tránh nhiệt độ, ánh sáng, ẩm ướt

+ Để phim thẳng tránh áp lực lên phim

+ Mua đủ dùng, không tồn kho

+ Dùng phim cũ trước phim mới sau

+ Bảo quản xa phòng X quang, tránh hoá chất

7. Cassette:

Là thiết bị chứa màng tăng cường và giữ phim tiếp xúc với màng. Cassette và màng phải

trùng kích cỡ.

8. Màng tăng cường:

Gồm 2 tấm bìa cứng có tráng 1 lớp hoạt chất phát quang (phosphor, calcium tungstate,

sulfure kẽm) được kẹp hai bên tờ phim. Khi chùm tia X đi qua hai tờ bìa sáng lên như một

màng huỳnh quang nhỏ. Ánh sáng phát ra sẽ làm tăng cường quá trình phân tích nhũ chất của

phim.

9. Lưới hấp thụ tán xạ:

Trong chẩn đoán hay điều trị người ta cần chùm tia X tương đối đồng sắc (có cùng bước

sóng), để loại bỏ các tia thứ cấp không cần thiết người ta dùng tấm lọc tia. Lưới lọc được cấu

tạo bằng một hệ thống lá chì rất mỏng ghép song song hoặc theo hình cong có tiêu cự, giữa

các lá chì là loại chất liệu cho phép tia X đi qua dễ dàng. Các tia thứ cấp không theo hướng

ghép của lá chì sẽ bị ngăn lại, làm cho phim được rõ nét.

10. Kỹ thuật buồng tối:

- Buồng tối khi xử lý phim phải đảm bảo tối. Khi cửa buồng đóng lại không thấy bất kỳ

ánh sáng nào loạt vào.

- Kiểm tra điều này bằng cách đi vào buồng tối đóng cửa lại khoảng 10 phút, sau đó nhìn

xung quanh một cách cẩn thận để tìm xem có bất kỳ ánh sáng nào lọt qua khe xung quanh.

- Buồng tối phải luôn sạch sẽ, khô thoáng, không bụi, bẩn, nhất là bàn thao tác phim và

cassette. Sàn nhà nên lau chùi hàng ngày. Bể chứa hoá chất xử lý phim cần phải giữ sạch sẽ

và phải đậy kín khi không sử dụng.

- Ánh sáng được dùng trong buồng tối có thể là xanh lá cây, da cam, vàng hoặc nâu. Tất

cả các loại ánh sáng an toàn nên treo cao ít nhất 1,3 m cách bàn thao tác phim, công suất các

đèn phát ra ánh sáng an toàn không vượt quá 25W.

11. Các bước chụp X quang:

Chuẩn bị phim:

Lấy phim từ hộp bảo quản trong phòng tối và đặt vào cassette sao cho vừa vặn. Gài

nút trên cassette cho thật chặt tránh ánh sáng.

Chuẩn bị con vật:

Cố định thú trên cassette theo tư thế thích hợp, giữ yên thú trong thời gian chụp. Giữ

bằng cách cho chủ cầm cột hoặc dùng thuốc mê đối với những con vật khó cố định.

Page 8: TÀI LIỆU GIẢNG DẠY - s3-eu-west-1.amazonaws.com

Tài liệu giảng dạy Môn X-quang – Siêu âm

5

Đặt thêm dấu trái và phải trên cassette

Chuẩn bị máy X quang:

Bật công tắc máy và điều chỉnh đèn phát tia.

Điều chỉnh thông số thích hợp theo độ dày cơ thể như sau:

Độ dày cơ thể 13-15cm với các thông số

Điện thế: 70kv

Cường độ dòng điện: 30mA

Thời gian phát tia: 0,2 giây

Khoảng cách: 100cm

Độ dày cơ thể 16-17cm với các thông số

Điện thế: 75kv

Cường độ dòng điện: 30mA

Thời gian phát tia: 0,2 giây

Khoảng cách: 100cm

Độ dày cơ thể 18-21cm với các thông số

Điện thế: 80kv

Cường độ dòng điện: 30mA

Thời gian phát tia: 0,2 giây

Khoảng cách: 100cm

Cách chụp, rữa và đọc phim X quang:

* Cách chụp:

Sau khi chuẩn bị thú và chọn thông số thích hợp tại phòng chụp X quang, ta tiến hành

chụp bằng cách ra ngoài và đóng kín cửa. Nhấn nút điều khiển phát tia, kết thúc bằng việc

nhả các nút ấn.

* Rữa phim:

Đưa Cassette vào phòng tối và mở cassette lấy phim chuẩn bị tráng. Sau đó, nhúng

ngập phim vào dung dịch hiện hình khoảng 13 giây. Tiếp theo nhúng vào nước sạch để rữa

lại và nhúng vào dung dịch định hình khoảng 20 giây. Cuối cùng làm sạch phim bằng nước

sạch và làm phim khô chờ đọc.

+ Dung dịch hiện hình (Developer)

5,5% Hydroquinon

Page 9: TÀI LIỆU GIẢNG DẠY - s3-eu-west-1.amazonaws.com

Tài liệu giảng dạy Môn X-quang – Siêu âm

6

15% Postassium hydroxide

+ Dung dịch định hình (Fixer)

1,5% Aluminum sulfate

10% Acetic acid.

* Đọc phim:

Phim sau khi khô đặt trên đèn đọc phim, đứng cách xa phim khoảng 1m

Nhìn tổng thể hình ảnh X quang và đánh giá một cách khách quan các tổ chức, cơ

quan bên cạnh. Kết hợp chẩn đoán lâm sàng và triệu chứng X quang để nhận định đưa ra kết

quả chẩn đoán.

Ghi nhận triệu chứng trên X quang vào bệnh án và theo dõi hiệu quả điều trị để đánh

giá hiệu quả chẩn đoán X quang.

12. Các yếu tố ảnh hưởng đến phim đã chụp

Thời gian phát tia: thời gian càng dài số lượng tia X phát ra càng nhiều, đối với

những bộ phận dày của cơ thể như cột sống, bụng, sọ, thời gian phải dài. Đối với con vật cử

động nhiều thì cần chụp thời gian ngắn.

Điện thế Kv: điện thế càng cao bước sóng càng ngắn và sức đâm xuyên càng mạnh.

Kv ảnh hưởng đến độ tương phản của hình ảnh.

Cường độ dòng điện mA: cường độ càng tăng thì số lượng tia X càng nhiều. mA qui

định độ đậm của hình ảnh.

Khoảng cách giữa ống tia X và phim: khoảng cách này nên cố định, thông thường

khoảng cách này là 100 cm cho mọi trường hợp. Nếu khoảng cách này thay đổi, luật bình

phương nghịch đảo có thể áp dụng:

Chiều dày của phủ tạng được chụp: tùy theo chiều dày của con vật mà có thông số

phù hợp.

Tỷ trọng các bộ phận cơ thể cần chụp: ví dụ phổi chứa nhiều hơi nên tia X xuyên

qua dễ dàng, do đó điện thế, cường độ thấp và thời gian chụp ngắn. Chụp bụng cần điện thế,

cường độ cao và thời gian chụp dài hơn vì trong bụng nhiều phủ tạng có tỷ trọng lớn.

Cấu tạo bộ phận cần chụp: tùy theo bộ phận mà ta có điện thế và cường độ phù hợp,

ví dụ khi chụp cột sống lưng thì cần chụp điện thế cao hơn chụp kiểm tra phổi và tim.

Phẩm chất của phim: Phim quá hạn hoặc mốc làm cho độ mờ tăng lên.

(khoảng cách mới)2

(khoảng cách cũ)2 Số mAs mới = số mAs cũ x

Page 10: TÀI LIỆU GIẢNG DẠY - s3-eu-west-1.amazonaws.com

Tài liệu giảng dạy Môn X-quang – Siêu âm

7

Phẩm chất của bóng và tiêu điểm: bóng cũ, kính không trong suốt và các cực dễ bị

hao mòn do đó Kv phải tăng lên.

Phẩm chất và nhiệt độ của thuốc tráng phim: thuốc cũ để lâu có tác dụng ít và

chậm nên làm vàng phim nếu ngâm quá lâu. Thời tiết nóng, lạnh cũng ảnh hưởng đến chất

lượng phim.

Ngoài ra phim được rõ và đẹp còn phụ thuộc vào màng tăng cường và lưới hấp thụ tán

xạ.

13. Các nguyên nhân làm mờ ảnh X quang

Hình mờ do tác dụng của tia thứ

Hình bị méo mó do vị trí của vật xa tia thẳng góc của nguồn tia X

Hình chồng lên nhau do cơ quan xếp chồng lên.

Điều chỉnh Kv không thích hợp.

Con vật cử động.

14. Tác dụng sinh học của tia X đối với cơ thể

Mỗi tế bào, cơ quan, bộ phận trong cơ thể có thể chịu ảnh hưởng của tia X ở mức độ

nào đó, nếu quá độ an toàn thì tác hại sẽ xảy ra.

Đối với thú hay người cầm cột thì ít chịu tác hại của tia X vì chỉ tiếp xúc với tia X

nhất thời

Nếu tiếp xúc lâu năm và không có bảo hộ an toàn thì sẽ có nguy hiểm, đặc biệt là

không có dấu hiệu nào báo trước sắp xảy ra tác hại cho cơ thể. Các liều phóng xạ sẽ tích lại

dần đến một lúc nào đó sẽ gây tác hại. Do đó, nhân viên X quang và những người tiếp xúc lâu

ngày phải hiểu rõ và ý thức đề phòng phóng xạ.

Sau đây là một số tác hại được nghiên cứu:

Trong các loại tế bào thì tế bào sinh dục dễ bị nhiễm xạ nhất. Tia X làm tổn thương

tinh hoàn, buồng trứng gây vô sinh hay quái thai.

Nếu da bị nhiễm với một lượng lớn sẽ gây viêm da và lâu ngày sẽ gây ung thư da.

Máu và cơ quan tạo máu sẽ bị tiêu diệt gây ra tình trạng thiếu máu, nếu bị nhiễm một

lượng quá lớn và liên tục của phóng xạ tia X sẽ gây ung thư máu.

Hệ tiêu hóa bị giảm nhu động, dẫn đến tình trạng kém tiêu hóa.

Hệ xương chậm tăng trưởng, nếu bị nhiễm nặng có thể dẫn đến ung thư xương.

Bào thai có thể ngưng, giảm tăng trưởng hoặc biến đổi thành quái thai.

Tế bào thần kinh bị nhiễm một lượng tia X khá lớn có thể bị biến đổi điện não đồ.

Hệ miễn dịch và tuyến nội, ngoại tiết cũng bị tổn thương dẫn đến cơ thể dễ bị nhiễm

Page 11: TÀI LIỆU GIẢNG DẠY - s3-eu-west-1.amazonaws.com

Tài liệu giảng dạy Môn X-quang – Siêu âm

8

trùng, rối loạn tâm sinh lý.

15. Các biện pháp để giảm liều tia X tiếp xúc:

Giảm thiểu việc chụp X quang nếu có thể.

Giảm thiểu tiếp xúc với tia X, hạn chế số người trong phòng chụp, không nên vịnh thú

khi chụp.

Sử dụng các thiết bị bảo vệ có giáp chì như áo, găng tay, kính, bình phong, thùng

đựng phim khi tiếp xúc với tia X.

BÀI 2

X-QUANG VÙNG ĐẦU VÀ CỔ

1. Chỉ định:

- Tổn thương vùng đầu

- Bất thường bẩm sinh gây biểu hiện thần kinh

- Kiểm tra vùng sưng do viêm hay do tân bào

- Kiểm tra các triệu chứng thần kinh liên quan đến thần kinh sọ và thần kinh trung ương

- Bệnh tai, mũi, họng

- Bất thường hàm

- Bệnh về răng

- Các tổn thương và bất thường ở vùng cổ

2. Tư thế chụp X quang vùng đầu:

- Bụng lưng –Ventro-dorsal (VD):

Câu hỏi củng cố:

1. Trình bày nguyên lý chẩn đoán X-quang.

2. Trình bày các bước chụp X-quang.

3. Trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến phim đã chụp.

4. Trình bày tác dụng sinh học của tia X và các biện pháp giảm liều tia X tiếp xúc.

Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài này, người học có thể:

Xác định phương pháp chụp X-quang vùng đầu và cổ

Page 12: TÀI LIỆU GIẢNG DẠY - s3-eu-west-1.amazonaws.com

Tài liệu giảng dạy Môn X-quang – Siêu âm

9

+ Thú nằm thẳng trên lưng

+ Cổ duỗi thẳng

+ Cố định đầu sao cho khẩu cái cứng song song với cassette

- Lưng bụng – Dorso-ventral (DV):

Tương tự như tư thế bụng lưng nhưng thú nằm sấp

- Bên – Lateral:

+ Thú nằm nghiêng một bên

+ Nâng mũi và hàm song song với cassette

+ Tia X tập trung giữa mắt và tai.

- Bụng lưng mở miệng – Ventro-dorsal open-mouth:

+ Xem được vùng xoang mũi và xương sàng

+ Thú nằm ngữa (bụng lưng), chân kéo thẳng về phía đuôi

+ Mở miệng, cố định hàm trên song song với cassette, hàm dưới kéo về phía đuôi

- Lưng bụng trong miệng – Dorso-Ventral intra-oral:

+ Xem phần xương hàm trên không bị chồng chéo với xương hàm dưới

+ Sử dụng phim trực tiếp (không cassette) để các chi tiết rõ

+ Thú nằm DV

+ Đặt góc phim vào miệng càng sâu càng tốt

- Bụng lưng trong miệng – Ventro-Dorsal intra-oral:

+ Tương tự hướng lưng bụng

+ Thú nằm kiểu VD

- Mũi đuôi mở miệng – Open mouth rostro-caudal:

+ Xem xương óc nhĩ với tối thiểu sự chồng chéo của xương thái dương

+ Thú nằm ngữa VD, chân trước kéo về sau

+ Xương hàm trên và dưới kéo về trước và sau

+ Tia X chiếu vuông góc

Page 13: TÀI LIỆU GIẢNG DẠY - s3-eu-west-1.amazonaws.com

Tài liệu giảng dạy Môn X-quang – Siêu âm

10

3. Hình ảnh vùng đầu và cổ trên phim X quang:

Hình 1: Vùng đầu và cổ được chụp nghiêng

bên phải

Hình 2: Vùng đầu và cổ được chụp với tư thế bên (1)

và bụng lưng (2)

Page 14: TÀI LIỆU GIẢNG DẠY - s3-eu-west-1.amazonaws.com

Tài liệu giảng dạy Môn X-quang – Siêu âm

11

4. Các bất thường:

- Thoát dịch não bẩm sinh

- Trật khớp xương chẩm

- Bệnh xương sọ, hàm

- Gãy xương

- Ngoại vật

- Tân bào sọ

- Viêm tai giữa

- Tân bào tai

- Trật khớp hàm thái dương

Hình 3: Thoát dịch não ở chó

Hình 4: Chó mắc xương tại vùng cổ

Page 15: TÀI LIỆU GIẢNG DẠY - s3-eu-west-1.amazonaws.com

Tài liệu giảng dạy Môn X-quang – Siêu âm

12

CHƯƠNG 2

………………………………………..

BÀI 3

X-QUANG VÙNG NGỰC

1. Chỉ định:

- Ho

- Khó thở

- Bệnh tim mạch

- Tổn thương ngực

- Kiểm tra ung thư di căn

- Bệnh tích thành ngực

- Khảo sát các bất thường khi sờ, nắn, gõ

2. Tư thế chụp:

- Bên – Lateral

- Bụng lưng –Ventro-dorsal (VD)

- Lưng bụng – Dorso-Ventral (DV)

3. Hình ảnh X quang vùng ngực:

- Hình ảnh phổi và tim trên phim X quang:

Câu hỏi củng cố:

1. Trình bày các trường hợp được chỉ định chụp X-quang vùng đầu và cổ

2. Trình bày các tư thế chụp vùng đầu và cổ

3. Nhận dạng hình ảnh X-quang vùng đầu và cổ

4. Nhận dạng các hình ảnh bất thường vùng đầu và cổ

Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài này, người học có thể:

Xác định phương pháp chụp X-quang vùng ngực

Page 16: TÀI LIỆU GIẢNG DẠY - s3-eu-west-1.amazonaws.com

Tài liệu giảng dạy Môn X-quang – Siêu âm

13

- Hình ảnh tim trên phim X quang:

LPA. Động mạch phổi trái

RPA. Động mạch phổi phải

PVC. Tĩnh mạch chủ sau

PA. Động mạch phổi chính

4. Xương sườn thứ 4

RU. Tiểu nhĩ phải

RV. Tâm thất phải

RA. Tâm nhĩ phải

Hình 6: Tim chó bình thường chụp nghiêng bên trái

trong xoang ngực

Hình 5: Các khí quan trong lồng ngực trên phim

chụp nghiêng trái

1 2 3 4 5 6

7

8 9 100

110

120

130

1. Khí quản

2. Phế quản thùy phải trước

3. Đoạn xuống của động mạch chủ

4. Động mạch và tĩnh mạch phổi

thùy hoành

5. Nếp gấp hoành cách mô trái

6. Nếp gấp hoành cách mô phải

7. Gan

8. Tĩnh mạch chủ sau

9. Đỉnh tim

10. Nhánh động mạch phổi phải ở

thùy giữa

11. Tâm thất phải

12. Tĩnh mạch phổi phải

13. Động mạch phổi phải

Page 17: TÀI LIỆU GIẢNG DẠY - s3-eu-west-1.amazonaws.com

Tài liệu giảng dạy Môn X-quang – Siêu âm

14

4. Các trường hợp bất thường:

- Tim phì đại:

Hình 8: Tim phì đại

RB. Tĩnh mạch tay phải

LB. Tĩnh mạch tay trái

AVC. Tĩnh mạch chủ trước

AA. Cung động mạch chủ

RA. Tâm nhĩ phải

DA. Phần đi xuống của động

mạch chủ

PVC. Tĩnh mạch chủ sau

PA. Động mạch phổi

LAU. Tâm nhĩ trái

3,8 tương ứng thứ tự xương sườn

RV. Tâm thất phải

LV. Tâm thất trái

CPL. Dây chằng tim-cơ hoành

Hình 7: Tim chó bình thường trên phim thẳng

trong xoang ngực

Page 18: TÀI LIỆU GIẢNG DẠY - s3-eu-west-1.amazonaws.com

Tài liệu giảng dạy Môn X-quang – Siêu âm

15

- Phổi viêm:

- Khí quản hẹp:

Hình 9: Phổi viêm

Hình 10: Khí quản hẹp

Page 19: TÀI LIỆU GIẢNG DẠY - s3-eu-west-1.amazonaws.com

Tài liệu giảng dạy Môn X-quang – Siêu âm

16

- Thực quản phì đại:

- Phổi có khối u:

Câu hỏi củng cố:

1. Trình bày các trường hợp được chỉ định chụp X-quang vùng ngực

2. Trình bày các tư thế chụp vùng ngực

3. Nhận dạng các hình ảnh X-quang vùng ngực

4. Nhận dạng các hình ảnh bất thường vùng ngực

Hình 11: Thực quản phì đại

Hình 12: Phổi có khối u

Page 20: TÀI LIỆU GIẢNG DẠY - s3-eu-west-1.amazonaws.com

Tài liệu giảng dạy Môn X-quang – Siêu âm

17

BÀI 4

X-QUANG VÙNG BỤNG

1. Chỉ định:

- Ói mửa, tiêu chảy thường xuyên

- Huyết niệu, vô niệu

- U xoang bụng

- Rặn

- Hoàng đản

- Tiêu, tiểu không kiểm soát

2. Tư thế chụp:

Tương tự chụp ngực

3. Hình ảnh vùng bụng trên phim X quang:

Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài này, người học có thể:

Xác định phương pháp chụp X-quang vùng bụng

Hình 13: Xoang bụng trên chó khỏe

Hình 14: Dạ dày chó bình thường được chụp

cản quang với barium sulfate

Page 21: TÀI LIỆU GIẢNG DẠY - s3-eu-west-1.amazonaws.com

Tài liệu giảng dạy Môn X-quang – Siêu âm

18

Hình 15: Thận chó bình thường, sử dụng 400mg iodine/kg

thể trọng tiêm tĩnh mạch sau 10giây

Hình 16: Ruột chó bình thường được chụp cản

quang với barium sulfate

Hình 17: Chó có thai

Page 22: TÀI LIỆU GIẢNG DẠY - s3-eu-west-1.amazonaws.com

Tài liệu giảng dạy Môn X-quang – Siêu âm

19

Hình 19: Sỏi bàng quang

Hình 18: Khối u lách

4. Các trường hợp bất thường:

- Dạ dày lệch

- Ung thư dạ dày

- Viêm tuỵ

- Tắt ruột

- Sưng thận

- U buồng trứng

- Lách to, khối u lách

- Bất thường bàng quang

Page 23: TÀI LIỆU GIẢNG DẠY - s3-eu-west-1.amazonaws.com

Tài liệu giảng dạy Môn X-quang – Siêu âm

20

Hình 20: Tuyến tiền liệt và lách triển dưỡng

- Bất thường tuyến tiền liệt

- Thai lớn

Hình 21: Thai lớn

Page 24: TÀI LIỆU GIẢNG DẠY - s3-eu-west-1.amazonaws.com

Tài liệu giảng dạy Môn X-quang – Siêu âm

21

Hình 22: Lệch đốt sống lưng

- Chấn thương cột sống:

Câu hỏi củng cố:

1. Trình bày các trường hợp được chỉ định chụp X-quang vùng bụng

2. Trình bày các tư thế chụp vùng bụng

3. Nhận dạng các hình ảnh X-quang vùng bụng

4. Nhận dạng các hình ảnh bất thường vùng bụng

Page 25: TÀI LIỆU GIẢNG DẠY - s3-eu-west-1.amazonaws.com

Tài liệu giảng dạy Môn X-quang – Siêu âm

22

CHƯƠNG 2

SIÊU ÂM

BÀI 1

ĐẠI CƯƠNG VỀ SIÊU ÂM

1. Lịch sử về siêu âm:

- Năm 1880, Pierre và Marie Curie đã phát hiện được khả năng của các tinh thể áp điện

tạo ra các sóng siêu âm.

- Năm 1916, Langevin là người đầu tiên dùng dòng điện xoay chiều đi qua một tinh thể

áp điện để tạo ra hàng loạt sóng siêu âm khi bị ép và dãn ra.

- Năm 1940, Dussik (Áo) đã thử ghi hình ảnh của sọ bằng năng lượng còn lại của một

chùm siêu âm khi xuyên qua hộp sọ nhưng không đạt được kết quả đầy đủ.

- Năm 1950, Viện nghiên cứu của Hải quân Hoa Kỳ đã thử thăm dò sỏi mật bằng máy

Sonar (Sound Navigation Ranging) để thu sóng siêu âm được phản xạ về gọi là âm vang.

- Năm 1952, Howery và Wild đã trình diễn kết quả nghiên cứu các mô sinh học bằng

phương pháp chụp sóng siêu âm phản hồi.

- Năm 1954, Edler và Hertz – một bác sĩ và một kỹ sư Thuỵ Điển – lần đầu tiên đã ghi

được hình ảnh hoạt động của van hai lá hẹp bằng siêu âm kiểu một chiều.

- Từ thập kỷ 60, kỹ thuật chẩn đoán bằng siêu âm được phát triển tại Châu Âu, Hoa Kỳ và

Nhật Bản.

- Từ thập kỷ 70 trở đi, nhiều tiến bộ kỹ thuật đã cho phép siêu âm trở thành một phương

pháp chẩn đoán có giá trị và hoàn toàn không gây nguy hại cho người bệnh.

- Cho đến nay, ngành y khoa đã có siêu âm kiểu một chiều (1D), hai chiều (2D), phối hợp

với hiệu ứng Doppler đen trắng – màu, ba chiều (3D) để chẩn đoán và điều trị các bệnh của

các tạng trong cơ thể người.

2. Vật lý học của siêu âm:

2.1. Định nghĩa:

Âm là những rung động của vật chất có thể lan truyền trong tất cả môi trường: chất khí,

chất lỏng, chất rắn nhưng không qua được chân không. Trong môi trường chất đàn hồi (khí,

lỏng hay rắn) có thể coi như những môi trường liên tục bao gồm những phần tử liên kết chặt

chẽ với nhau. Bình thường các phần tử này có một vị trí cân bằng bền. Khi có một lực tác

động vào một phần tử nào đó của môi trường, phần tử này sẽ rời vị trí cân bằng của nó. Do

tương tác tạo nên bởi các mối liên kết giữa các phần tử kế cạnh: một mặt sẽ bị kéo về vị trí

cân bằng, mặt khác còn chịu tác động của lực tương tác nên nó sẽ chuyển động qua lại quanh

Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài này, người học có thể:

Xác định hệ thống siêu âm

Page 26: TÀI LIỆU GIẢNG DẠY - s3-eu-west-1.amazonaws.com

Tài liệu giảng dạy Môn X-quang – Siêu âm

23

vị trí cân bằng gọi là sự dao động của các phân tử có chu kỳ. Nói một cách khác, sóng âm là

một hiện tượng vật lý trong đó năng lượng được dẫn truyền dưới dạng dao động của các phần

tử vật chất.

Đơn vị đo lường của sóng là Hz (Hezt), là tần số biểu thị chấn động trong một giây. Sóng

âm được chia theo dải tần số thành ba vùng chính:

- Sóng âm tần số cực thấp (vùng hạ âm) có tần số f<16Hz.

- Sóng âm tần số nghe thấy trong khoảng 16Hz – 20KHz.

- Sóng siêu âm có tần số f>20KHz

Tai người nghe được âm thanh có tần số từ 16Hz đến 20000Hz. Những sóng âm có tần số

cao hơn 20000Hz thuộc phạm vi siêu âm. Trong y học, người ta sử dụng sóng siêu âm có tần

số 2MHz – 10 MHz.

2.2. Cơ sở vật lý của phương pháp ghi hình siêu âm:

Cơ sở vật lý của kỹ thuật ghi hình siêu âm chính là sự tương tác của các sóng siêu âm với

các tổ chức của cơ thể. Sự tương tác này phụ thuộc vào:

2.2.1. Tốc độ lan truyền của sóng âm (C)

Tốc độ lan truyền của sóng âm là quảng đường mà sóng âm lan truyền sau một đơn vị

thời gian.

Trong mô mềm, sóng siêu âm lan truyền với tốc độ gần bằng nhau. Ngược lại tốc độ lan

truyền trong không khí và mô xương khác hẳn nhau.

Môi trường Mật độ

(kg/m3 x 103)

Vận tốc

(m/s)

Không khí 0,00129 331

Nước 1,0 1492

Máu 1,0 1560

Nước tiểu 1,02 1535

Mỡ 0,97 1470

Cơ 1,04 1568

Gan 1,06 1560

Thận 1,04 1565

Não 1,03 1520

Da 1,1 1950

Xương 1,7 – 9,97 1700 - 3600

2.2.2. Trở kháng âm của môi trường (Z)

Trở kháng âm của môi trường được hiểu như là độ vang hay độ dội của sóng âm trong

môi trường, được tính bằng công thức:

Z=c.p

Trong đó: c (m/s) là vận tốc lan truyền của sóng âm.

p (kg/m3) là mật độ của môi trường.

Page 27: TÀI LIỆU GIẢNG DẠY - s3-eu-west-1.amazonaws.com

Tài liệu giảng dạy Môn X-quang – Siêu âm

24

2.2.3. Phản xạ và khúc xạ

Khi sóng âm truyền trong môi trường đồng nhất và đẳng hướng, nó sẽ truyền theo

phương thẳng. Khi gặp mặt phân cách đủ lớn giữa hai môi trường có trở kháng âm khác

nhau, tức là có vận tốc truyền âm khác nhau, sóng âm sẽ được truyền đi tuân theo qui luật

phản xạ hay khúc xạ. Một phần năng lượng của sóng âm sẽ phản xạ ngược trở lại và phần còn

lại sẽ truyền tiếp vào môi trường thứ hai.

Cấu trúc phản hồi nhu mô phụ thuộc vào các sóng phản hồi khuếch tán bởi vô số dị vật

phân tán kích thước bé như mao mạch, các mô liên kết…Chính nhờ cấu trúc phản hồi của

chúng mà các khối u thể rắn có sóng phản hồi khác hẳn với sóng phản hồi của khối u thể

lỏng.

Phản xạ toàn phần là hiện tượng mà sóng âm sẽ không khúc xạ được sang môi trường thứ

hai bên kia mặt phân cách và toàn bộ được phản xạ trở lại môi trường thứ nhất.

2.2.4. Sự tán xạ

Một hiện tượng khác trong việc tạo hình ảnh siêu âm là sự tán xạ của tia siêu âm khi gặp

một cấu trúc nhỏ hoặc với một bề mặt không đồng đều. Khi đó, tia siêu âm sẽ bị tán xạ đi

khắp các hướng và chỉ có một phần nhỏ chắc chắn tới được đầu dò. Đây là hiện tượng quan

trọng để đánh giá độ đồng nhất của các nhu mô.

2.2.5. Giảm âm và khuếch tán bù

Năng lượng của sóng siêu âm giảm dần trên đường lan truyền trong mô. Đó là những

tương tác mà trong đó năng lượng của các chùm tia tới được lấy bớt dần để truyền lại theo

nhiều hướng khác nhau (do phản xạ hay khuyếch tán) hoặc bị hấp thu bởi các mô và chuyển

đổi thành nhiệt (do hấp thu).

Năng lượng siêu âm càng đi sâu thì càng suy giảm. Để khắc phục hiện tượng đó, tín hiệu

phải bù bằng hệ thống khuyếch đại nhằm tạo ấn tượng ảnh đồng nhất ở tất cả các độ sâu

(TGC: Time Gain Compensation).

2.2.6. Thông số của sóng siêu âm và kích thước hình học của tổ chức

Vì sóng siêu âm phản xạ trên mặt phân cách, do đó năng lượng phản xạ còn phụ thuộc

vào kích thước của mặt phân cách và độ dài bước sóng của chùm tia. Sóng âm có tần số càng

cao thì càng dễ dàng phát hiện và phân biệt các vật nhỏ, song cũng vì vậy mà khó vào được

sâu.

3. Kỹ thuật của phương pháp tạo hình siêu âm

3.1. Nguyên lý cơ bản

Đầu dò được lắp đặt một bộ chuyển đổi siêu âm, do hiệu ứng áp điện sẽ phát ra một xung

động siêu âm đáp ứng một kích thích điện. Xung động siêu âm này truyền vào các mô sinh

học sẽ lan đi dần dần, sóng âm sẽ gặp các các mặt phản hồi trên đường truyền, tạo ra các sóng

phản xạ và tán xạ quay trở về đầu dò và được thu nhận tại đây.

Đầu dò sẽ biến đổi sóng phản hồi thành tín hiệu điện thông qua hiệu ứng áp điện. Tín hiệu

này mang hai thông tin chính:

- Thông tin về độ lớn biên độ, phản ánh tính chất âm học của môi trường.

- Thông tin về vị trí của nguồn tạo tín hiệu.

Page 28: TÀI LIỆU GIẢNG DẠY - s3-eu-west-1.amazonaws.com

Tài liệu giảng dạy Môn X-quang – Siêu âm

25

Các thông tin này sau đó được xử lý và thể hiện thành hình ảnh trên màn hình.

3.2. Các hình thức thể hiện sóng phản xạ

3.2.1. Kiểu A (Amplitude mode)

Tín hiệu hồi âm được thể hiện bằng xung hình gai trên dao động ký qua hệ thống trục

tung và trục hoành. Chiều cao của xung thể hiện độ lớn của biên độ tín hiệu hồi âm. Vị trí của

xung thể hiện khoảng cách từ đầu dò đến mặt phản hồi. Kiểu A thường được sử dụng để đo

những cự ly chính xác trong nhãn khoa (đo đường kính nhãn cầu) và thần kinh (làm âm vang

não đồ) mà không cho phép nhận dạng vật quan sát được.

3.2.2. Kiểu B (Brightness mode)

Kiểu này rất thông dụng trong y khoa, còn gọi là phương pháp siêu âm 2 chiều. Tín hiệu

hồi âm được thể hiện bằng những chấm sáng. Độ sáng của các chấm này thể hiện biên độ tín

hiệu hồi âm. Vị trí chấm sáng xác định khoảng cách từ đầu dò đến mặt phản hồi.

3.2.3. Kiểu chuyển động theo thời gian (TM: Time Motion)

Dùng để thể hiện sự chuyển động cùng chiều với tia sóng âm của các vật thể theo thời

gian bằng cách thể hiện hình ảnh B-mode theo diễn biến thời gian. Kết quả: nếu nguồn hồi

âm đứng yên thì tạo đường thẳng ngang trên màn hình, còn nếu mặt phản hồi chuyển động thì

sẽ tạo ra những đường cong phản ánh sự chuyển động. Kiểu này dùng để khảo sát tim và van

tim.

3.3. Độ phân giải của ảnh

Độ nét của các chi tiết trong ảnh phụ thuộc vào khả năng phân giải của hệ thống ghi hình.

Độ phân giải là khoảng cách nhỏ nhất giữa hai điểm trên hình siêu âm còn phân biệt rõ nét

được. Giới hạn phân giải của một hệ thống ghi hình được xác định bởi độ dài bước sóng. Nếu

độ dài bước sóng giảm thì tần số tăng lên theo, nhưng độ giảm âm lại tăng ngang bằng với tần

số, như vậy sử dụng các đầu dò tần số cao sẽ bị hạn chế, chỉ thăm dò các cơ quan gần bề mặt,

thăm dò các cơ quan sâu cần đầu dò tần số thấp.

4. Thiết bị ghi hình bằng siêu âm

4.1. Giới thiệu về máy siêu âm

Có nhiều loại máy siêu âm được thiết kế để sử dụng cho các mục đích khác nhau. Một cách

Hình 1: Các hình thức thể hiện sóng phản xạ

Page 29: TÀI LIỆU GIẢNG DẠY - s3-eu-west-1.amazonaws.com

Tài liệu giảng dạy Môn X-quang – Siêu âm

26

tổng quát, có thể tạm chia làm 3 loại như sau:

- Máy siêu âm màu cao cấp với đầy đủ các chức năng hiện đại.

- Máy siêu âm đa chức năng, giải quyết được mọi yêu cầu chuyên khoa.

- Máy siêu âm xách tay chức năng đơn giản, chủ yếu dùng cho cấp cứu.

Tuy nhiên, với sự phát triển của kỹ thuật, một số máy siêu âm xách tay gần đây cũng có khá

đầy đủ các chức năng cần thiết. Người sử dụng cần biết rõ yêu cầu của mình để chọn lựa thiết

bị thích hợp. Việc nắm vững các tính năng của máy sẽ giúp ta tránh đi nhiều sai lầm thường

gặp.

Một máy siêu âm thường gồm 3 phần:

- Phần nhập: Đầu dò

- Phần xử lý: Thân máy

- Phần xuất: Màn hình

4.2. Đầu dò

4.2.1. Cấu tạo đầu dò

Dựa vào hiệu ứng áp điện, người ta sử dụng tinh thể thạch anh có tính áp điện để trong

một buồng làm bằng nhựa. Đơn vị tinh thể là một tấm mỏng thạch anh được nối với hai cực

dòng điện của máy. Trong buồng nhựa còn chứa một môi trường hỗ trợ nhằm định hướng

nguồn siêu âm phát ra. Tinh thể thạch anh của đầu dò được nối bằng các chuỗi xung cao tần,

cứ sau mỗi xung phát ra đầu dò lại làm nhiệm vụ tiếp nhận sóng hồi âm. Độ lặp lại của các

chuỗi xung phụ thuộc vào độ sâu tối đa cần chẩn đoán. Bề dày của tinh thể thạch anh sẽ quyết

định tần số của đầu dò (chiều dày 1mm sẽ tương ứng với tần số 2 MHz).

4.2.2. Phân loại đầu dò

Ta có thể nhận biết loại đầu dò dựa vào hình dáng bên ngoài hay hình ảnh mặt cắt siêu

âm. Ngoài các loại đầu dò chuyên dùng như nội soi, sinh thiết…dùng trong phẫu thuật, có ba

loại đầu dò thường dùng: Đầu dò Linnear, đầu dò Convex và đầu dò Sector. Trong khám

bụng tổng quát, nên sử dụng đầu dò Convex để có một cái nhìn tổng quát và chuyển sang đầu

dò Linear để xem các vùng nội quan nghi ngờ.

- Đầu dò Linear (Đầu dò dạng thẳng có tần số 5 – 7.5 Mhz)

+ Nguyên lý: Đầu dò được cấu tạo từ một dãy n tinh thể đơn. Tia siêu âm được tạo

thành từ một nhóm gồm m đơn tinh thể đứng cạnh nhau và được quét bằng cách tắt tinh thể

ĐẦU DÒ THÂN MÁY MÀN HÌNH

Hình 2: Thành phần chính hệ thống siêu âm

Page 30: TÀI LIỆU GIẢNG DẠY - s3-eu-west-1.amazonaws.com

Tài liệu giảng dạy Môn X-quang – Siêu âm

27

đứng đầu nhóm và bật thêm một tinh thể đứng kế tinh thể cuối cùng, cho hình thẳng theo trục

đầu dò.

+ Ưu điểm của đầu dò Linear: Vùng thăm khám rộng, khả năng thể hiện các vùng gần

bề mặt tốt.

+ Hạn chế của đầu dò Linear: Đầu dò thẳng này có kích thước lớn, độ phân giải theo

chiều dọc cũng như chiều ngang khác nhau và dễ bị nhiễu mạch.

+ Ứng dụng: Dùng khảo sát vùng bụng, sản phụ khoa, tuyến giáp và các mạch gần bề

mặt.

- Đầu dò Convex (Đầu dò dạng lồi có tần số 3.5 Mhz – 6.5Mhz)

+ Nguyên lý: Cũng giống như đầu dò Linear, chỉ khác ở chỗ các đơn tinh thể không

xếp theo chiều ngang mà xếp theo hình cong nên hình ảnh siêu âm có dạng trung gian giữa

hình thẳng và hình cung tròn.

+ Ưu điểm: Đầu dò được quét theo hình rẽ quạt với bề mặt tiếp xúc nhỏ hơn của đầu

dò Linear và có dạng cong nên có khả năng áp vào nhiều vùng của cơ thể.

+ Ứng dụng để khảo sát vùng bụng và vùng chậu.

- Đầu dò Sector (Đầu dò dạng quạt có tần số 2 - 3.5 Mhz)

+ Nguyên lý: Tinh thể tròn quay quanh và quét tia siêu âm theo một góc hình rẽ quạt,

do đó mà loại đầu dò này được gọi là đầu dò rẽ quạt. Tinh thể được gắn trên một trục và

motor quay được để trong đầu đặc biệt nên hình ảnh siêu âm có dạng hình cong tròn.

+ Ưu điểm: Bề mặt tiếp xúc rộng, độ mở lớn, các đầu dò đặc biệt có góc quét 3600.

Hình 3: Đầu dò Linear

Hình 4: Đầu dò Convex

Page 31: TÀI LIỆU GIẢNG DẠY - s3-eu-west-1.amazonaws.com

Tài liệu giảng dạy Môn X-quang – Siêu âm

28

+ Hạn chế: Do có thêm phần cơ khí nên đầu dò hơi nặng và chuyển mode chậm.

+ Ứng dụng trong siêu âm tim, nội tổng quát và sản phụ khoa.

4.2.3. Tần số - Độ ly giải – Độ xuyên thấu

Tần số được dùng trong khám bụng tổng quát từ 3.5-5 Mhz.

Độ ly giải là yếu tố quan trọng nhất quyết định phẩm chất của một đầu dò. Độ ly giải

thường được hiểu là độ ly giải theo trục. Trên thực tế, độ ly giải của đầu dò bao gồm ba yếu

tố:

- Ly giải theo trục: Phụ thuộc vào tần số đầu dò.

- Ly giải theo chiều ngang: Phụ thuộc vào số chấn tử và khả năng hội tụ sóng siêu âm của

máy.

- Ly giải theo chiều dày (Bề dày của lát cắt): Phụ thuộc vào chất lượng của lớp hội tụ.

Độ ly giải của đầu dò cũng phụ thuộc vào dạng của đầu dò và khả năng xử lý hình ảnh

của máy. Vì vậy, không phải mọi đầu dò cùng tần số đều có độ ly giải như nhau. Một cách

đơn giản, có thể vận dụng nguyên tắc “Ly giải/ Xuyên thấu” để lựa chọn tần số thích hợp:

Tần số càng cao thì độ phân giải càng cao và độ xuyên thấu càng kém. Do đó, khi cần khảo

sát các tạng ở nông, ta nên chọn tần số cao. Khi cần khảo sát các tạng ở sâu, ta chọn tần số

thấp hơn. Gần đây, các đầu dò đã được thiết kế đa tần số nên rất thuận lợi cho người sử dụng.

4.3. Thân máy

Các bộ phận chính thường gặp ở máy siêu âm là:

4.3.1. Gain (Công suất phát sóng siêu âm)

Cần tuân thủ nguyên tắc ALARA (As low as reasonably acceptable): dùng sóng siêu âm

với công suất thấp nhất có thể được.

Có 2 phần để điều chỉnh Gain: tổng cộng và từng phần.

Gain từng phần được thiết kế để bù lại lượng hao hụt năng lượng trên đường đi của sóng

siêu âm. Ở các máy đơn giản, nó được chia làm 2 phần: gần và xa. Ở các máy phức tạp hơn,

có phần tinh chỉnh cho từng mức độ sâu 2 cm (TGC: Time Gain Compensation).

Nguyên tắc chỉnh: Tạo được hình ảnh đồng dạng.

Gain tổng cộng thường dùng ở mức thấp nhất và gain từng phần ở mức cao nhất có thể

được.

4.3.2. Các biện pháp xử lý ảnh

Hình 5: Đầu dò Sector

Page 32: TÀI LIỆU GIẢNG DẠY - s3-eu-west-1.amazonaws.com

Tài liệu giảng dạy Môn X-quang – Siêu âm

29

Có nhiều cách xử lý ảnh khác nhau nhằm quan sát tổn thương rõ hơn. Nói một cách tổng

quát, có 2 loại xử lý ảnh: trước và sau khi cố định ảnh.

Cần chú ý là độ mịn tỷ lệ nghịch với độ tương phản. Những biện pháp làm tăng độ tương

phản sẽ làm thấy rõ hơn bờ của tổn thương nhưng sẽ làm giảm khả năng phát hiện tổn thương

và ngược lại.

Yếu tố kỹ thuật quan trọng nhất là việc xác định vùng khảo sát động học (Dynamic range:

DR). Nếu DR nhỏ, hình có độ tương phản cao nhưng không mịn và ngược lại.

4.3.3. Các bộ phận nhập dữ liệu

- Chú thích (Comment)

- Chỉ thị mặt cắt (Bodymark).

- Hồ sơ thú bệnh (ID), mà trong thú y, ở phần này chúng ta điền các dữ liệu về giống chó,

tuổi, giới tính.

4.3.4. Các chức năng tính toán

- Tổng quát: Khoảng cách, diện tích, thể tích.

- Sản khoa: Tuổi thai.

- Tim: Tần số nhịp tim.

4.3.5. Các yếu tố xử lý ảnh khác

- Vùng tiêu điểm (Focus) có thể thay đổi từ nông đến sâu. Chú ý chọn đúng vùng khảo sát

cần thiết, thường có liên quan đến độ sâu. Độ sâu được chọn khoảng từ 5 – 10 cm trong đa số

trường hợp. Nếu cần khảo sát tổn thương ở ngoài vùng tiêu điểm, cần chú ý định lại. Tuy

nhiên, việc xác định quá nhiều vùng tiêu điểm cùng lúc có thể làm chậm quá trình xử lý ảnh,

làm mất tính chất thời gian thực.

- Phóng đại (Zoom)

- Lăn hình (Scroll)

- Đổi chiều

4.3.6. Thang xám (Gray scale)

Thang xám thường sử dụng từ 16-64 nấc.

Số nấc trên thang xám càng cao thì khả phát hiện tổn thương càng cao.

4.4. Thiết bị xuất

Thiết bị xuất gồm: Màn hình, máy in, thu video.

5. Những thuật ngữ mô tả hình ảnh siêu âm

5.1. Hình bờ

Có thể là liền bề mặt giới hạn giữa hai môi trường đặc có cấu trúc âm khác nhau: Gan –

thận phải, lách – thận trái, khối u đặc – nhu mô bình thường. Cũng có thể là giới hạn của một

cấu trúc lỏng bình thường hay bệnh lý: Thành bàng quang, túi mật, nang, abscess…

5.2. Hồi âm tăng (hồi âm dày)

Mô tả cấu trúc có mức độ xám tăng so với độ hồi âm của cấu trúc nền xung quanh hoặc so

với tình trạng bình thường. Ví dụ: Xương và các tổ chức bị khoáng hoá có độ hồi âm rất lớn

nên hầu hết sóng siêu âm đều bị phản xạ trở lại. Vì vậy, tạo thành hình ảnh có độ hồi âm tăng.

5.3. Hồi âm giảm (hồi âm kém)

Page 33: TÀI LIỆU GIẢNG DẠY - s3-eu-west-1.amazonaws.com

Tài liệu giảng dạy Môn X-quang – Siêu âm

30

Khi độ cản âm lớn, năng lượng chùm tia siêu âm giảm đi nhanh chóng và phần sâu sẽ nhận

được ít hơn dẫn đến hiện tượng giảm âm. Nghĩa là mức độ xám của cấu trúc giảm so với độ

hồi âm của cấu trúc nền xung quanh hoặc so với tình trạng bình thường. Ví dụ: Gan nhiễm

mỡ.

5.4. Không có hồi âm (hồi âm trống)

Mô tả cấu trúc không tạo được sóng phản hồi. So với mức tương ứng trên thang độ xám thì

những cấu trúc này có độ xám rất thấp, thậm chí hiển thị màu đen. Phần lớn các mô dịch

trong cơ thể như máu, nước tiểu, dịch mật…đều có đặc tính này.

5.5. Đồng hồi âm

Mô tả cấu trúc có độ hồi âm ngang bằng với độ hồi âm của cấu trúc nền xung quanh hoặc

hai cấu trúc khác nhau có cùng độ hồi âm.

5.6. Hồi âm hỗn hợp

Mô tả một vài cấu trúc vừa đặc vừa dịch xen kẽ lẫn nhau.

5.7. Mật độ của mô

Căn cứ vào độ hồi âm, ta có thể ước lượng được các tổn thương ở dạng đặc hay dạng lỏng.

Tính chất đặc (Hồi âm bên trong đồng nhất hoặc không đồng nhất).

Tính chất dịch (Nang).

Tính chất hỗn hợp (Có phần đặc, có phần dịch).

Trên thực tế, nhiều khi bản chất là mô đặc nhưng có độ hồi âm rất kém, gần như là hồi âm

trống (Ví dụ: Hạch của lymphoma) hay ngược lại, là chất dịch mủ nhưng hồi âm lại rất dày

(Ví dụ: Abscess gan do vi khuẩn). Do đó, cần dựa thêm vào nhiều yếu tố khác để xác định.

5.8. Cấu trúc bên trong

Đồng nhất là sự mô tả độ đồng đều về mặt hồi âm trên toàn cấu trúc.

Không đồng nhất chỉ sự mô tả cấu trúc có nhiều mức độ hồi âm khác nhau.

Dịch có thể có hồi âm đồng nhất (nang đơn thuần) hay không đồng nhất (dịch xuất huyết).

U có thể có hồi âm đồng nhất (Hemangioma) hay không đồng nhất (ung thư gan…)

5.9. Hiện tượng bóng lưng

Do sự phản xạ mạnh, phần phía sau sẽ không nhận được tín hiệu siêu âm tới, vì thế biểu

hiện thành một dãy xám tối hơn môi trường xung quanh ở ngay phía sau cấu trúc.

5.10. Hiện tượng tăng cường âm

Khi qua môi trường có độ cản âm thấp thì phần sâu sẽ nhận được nhiều tín hiệu siêu âm

hơn xung quanh, dẫn đến hiện tượng tăng âm là một dãy xám sáng hẳn lên ngay trên cấu trúc.

5.11. Hiện tượng dội lại (Đa âm phản hồi)

Hình ảnh xuất hiện trên màn hình siêu âm là một loạt hình ảnh giả của mặt phân cách với

những khoảng cách đều nhau phía sau mặt phân cách thật với kích thước và độ hồi âm nhỏ

dần.

5.12. Thứ tự hồi âm

Thứ tự hồi âm tăng theo mô và vật chất cơ thể. Hồi âm tăng dần theo thứ tự: mật – nước

tiểu, vùng tuỷ thận, vùng vỏ thận, lách, gan, tuyến tuỵ, tuyến tiền liệt, xoang thận, cơ hoành,

xương – hơi – vùng rìa tổ chức.

Page 34: TÀI LIỆU GIẢNG DẠY - s3-eu-west-1.amazonaws.com

Tài liệu giảng dạy Môn X-quang – Siêu âm

31

Máu và dịch chất cho hình ảnh đen trên hình ảnh siêu âm vì có rất ít hồi âm.

Khi dịch chất bị vẩn đục do protein, tế bào, sợi mô liên kết tăng lên thì nó sẽ có hồi âm

tăng.

6. Khái niệm về các mặt cắt

Tại các vùng của bụng, ta có thể dùng nhiều đường cắt khác nhau để tạo thành nhiều mặt

cắt. Mặt cắt là mặt phẳng mà một hướng được giới hạn bởi nhiều lan truyền của sóng âm.

- Cắt ngang: từ vòng cung ở vùng bụng hay vùng lưng như gan, thận, tụy…

- Cắt dọc: theo mặt phẳng đứng dọc, với hướng siêu âm từ trước ra sau (như cắt lớp gan,

tụy) hay từ sau ra trước (thận).

- Cắt chéo.

- Liên sườn và dưới sườn.

Trong đó, phương pháp cắt chéo, liên sườn và dưới sườn thường ít được sử dụng trong siêu

âm của thú y. Lúc khởi đầu, cần chú ý các đường cắt chuẩn theo các mốc giải phẫu để dễ xác

định các cơ quan. Tuy nhiên, khi đã thấy tổn thương, cần tìm đường cắt phù hợp phản ảnh hết

các đặc tính giúp chẩn đoán chính xác hơn.

7. Tác dụng sinh học của siêu âm

Siêu âm sử dụng trong chẩn đoán không có hại gì cho thú và người kể cả những tế bào non,

cụ thể là:

- Đối với tế bào non: Khi phát gián đoạn một nguồn siêu âm có cường độ 2 w/cm2, tần số 2

MHz qua não chó, sau 5 – 9 giờ, qua khảo sát không thấy tổn thương gì.

- Đối với cơ quan sinh dục: Phát một nguồn siêu âm có tần số 0.8 MHz chiếu nhiều lần

vào bộ phận sinh dục chó trong chu kỳ động dục, sau 15 phút cũng không gây ra thay đổi gì.

- Đối với bào thai: Sử dụng sóng âm cường độ 40 W/cm2, tần số 2.4 MHz chiếu vào chuột

nhiều lần trong quá trình mang thai vẫn không làm thai bị biến dạng. Chuột sinh sản bình

thường. Tỷ lệ chết sau khi sinh không tăng so với lô đối chứng.

- Đối với máu: Sử dụng nguồn siêu âm liên tục với cường độ 12 mw/cm2 tác động lên hồng

cầu có đánh dấu Chrom 51 (51Cr). Ta nhận thấy hồng cầu không bị thay đổi gì so với nhóm

đối chứng.

Tuy nhiên, nên sử dụng thời gian siêu âm vừa đủ để ghi nhận những thông tin, hình ảnh cần

thiết và đồng thời duy trì cường độ siêu âm ở mức càng thấp (nếu có thể) càng tốt.

Câu hỏi củng cố:

1. Trình bày cơ sở kỹ thuật của phương pháp ghi hình siêu âm

2. Trình bày kỹ thuật của phương pháp tạo hình siêu âm

3. Nhận dạng các loại đầu dò

4. Trình bày các thuật ngữ mô tả hình siêu âm

Page 35: TÀI LIỆU GIẢNG DẠY - s3-eu-west-1.amazonaws.com

Tài liệu giảng dạy Môn X-quang – Siêu âm

32

BÀI 2

SIÊU ÂM VÙNG BỤNG

1. Đặc điểm của siêu âm bụng

1.1. Thuận lợi

- Không gây hại

- Không gây chảy máu

- Quan sát các cơ quan trong trạng thái động ở thời gian thực

- Không cần chuẩn bị đặc biệt

- Có thể sử dụng trong lúc mổ

1.2. Không thuận lợi

- Sóng siêu âm có thể bị cản trở do xương, hơi trong bụng hay mỡ quá dày.

- Có góc chết ở một số vị trí nên không quan sát được tổn thương.

- Đôi khi có khó khăn cho việc tiếp xúc da của đầu dò.

2. Các sai lầm thường gặp khi sử dụng máy siêu âm

- Siêu âm không bao giờ sai, chỉ có người đọc siêu âm sai.

- Những sai lầm khi chẩn đoán bằng máy siêu âm có thể nằm trong 2 nhóm:

2.1. Nhóm lỗi kỹ thuật phụ thuộc vào kỹ năng sử dụng máy

- Dùng máy sai mục đích.

- Chọn sai đầu dò.

- Chỉnh sai gain (gần/xa).

- Chọn các thông số không đúng.

- Đo không chuẩn.

2.2. Nhóm lỗi nhận định phụ thuộc vào kinh nghiệm

3. Chuẩn bị thú

Để dễ dàng cho việc siêu âm nên cho thú nhịn ăn tối thiểu 6 giờ trước khi siêu âm, uống

nước (không quá nhiều) trước khi siêu âm khoảng 30 – 60 phút để tạo được lượng nước tiểu

vừa đủ trong bàng quang. Vùng bụng thú được chuẩn bị bằng việc cạo lông và bôi lớp gel

dẫn âm.

Có thể thực hiện việc siêu âm khi cho thú đứng hoặc nằm nghiêng một bên tuỳ theo từng

trường hợp. Nhưng thông thường, tư thế nằm ngửa được sử dụng phổ biến và thích hợp cho

hầu hết các trường hợp.

X

Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài này, người học có thể:

Xác định phương pháp siêu âm vùng bụng

Page 36: TÀI LIỆU GIẢNG DẠY - s3-eu-west-1.amazonaws.com

Tài liệu giảng dạy Môn X-quang – Siêu âm

33

4. Động tác quét và lia đầu dò

Thay vì giữ đầu dò cố định ở một vị trí và ta chỉ nhận được thông tin trên một mặt phẳng

cắt của đầu dò thì khi quét đầu dò ta sẽ nhận được một lượng thông tin từ nhiều mặt cắt. Nhờ

thế, ta có thể thăm dò toàn bộ khối thể tích mô trong một khoảng thời gian.

Nhược điểm của phần lớn thiết bị siêu âm ngày nay là chỉ tạo ra trường khảo sát nhỏ và

giới hạn. Để khắc phục nhược điểm này, ngoài việc sử dụng động tác quét, người ta còn có

thể sử dụng động tác lia đầu dò sang hai phía của mặt cắt, để mở rộng diện khảo sát.

5. Siêu âm gan – mật

5.1. Các đường cắt cơ bản của gan qua siêu âm

Đặt đầu dò trực tiếp dưới vùng xương ức, hướng đầu dò theo đúng vị trí hình ảnh siêu âm

xuất hiện trên màn hình. Sau đó thực hiện các mặt cắt dọc và các mặt cắt ngang thông qua

việc rà quét đầu dò toàn bộ chủ mô gan.

Hình ảnh sẽ được định hướng với phần đầu của thú sẽ nằm bên trái màn hình siêu âm khi

thực hiện mặt cắt dọc và bên phải của thú sẽ nằm bên trái của màn hình siêu âm khi thực hiện

mặt cắt ngang.

5.2. Hình ảnh siêu âm bình thường của gan – mật

5.2.1. Mô tả

Để đánh giá kích thước gan, ta dựa trên tiêu chuẩn: Khoảng cách giữa dạ dày và cơ hoành

tăng hoặc sự di chuyển thuỳ đuôi của gan phủ qua mặt bụng của thận phải thì xem là gan to

và ngược lại, khoảng cách giữa dạ dày và cơ hoành giảm hoặc thuỳ đuôi của gan không tiếp

xúc với cực dưới của thận phải thì gan nhỏ so với bình thường.

Túi mật bình thường qua mặt cắt dọc có dạng quả lê, phần lớn nhất là đáy và thuôn nhỏ

dần đến cổ túi mật, qua mặt cắt ngang có dạng hình tròn hoặc oval.

5.2.2. Độ hồi âm

Chủ mô gan đồng nhất trên toàn bộ nhu mô với mức độ hồi âm được hiển thị ở độ xám

trung bình. Bình thường, hồi âm ở gan sẽ dày hơn hồi âm vùng vỏ của thận phải ở cùng một

độ khảo sát. Lách có hồi âm giảm hơn so với gan. Có sự khác biệt lớn về hồi âm giữa vùng

vỏ thận phải và gan hơn là giữa vùng vỏ thận trái so với lách. Những thay đổi về hồi âm sẽ là

chứng cứ cho sự bất thường ở những cơ quan này (gan, lách, thận).

Đường bờ gan là đường hồi âm tương đối sáng, mỏng, trơn láng, uốn lượn theo hình dạng

bên ngoài của gan.

Thành túi mật lúc nhịn ăn tương đối mỏng, mức độ hồi âm vừa phải.

Lòng túi mật chứa dịch mật đơn thuần thì không tạo hồi âm. Do bản chất dịch nên phía

sau túi mật luôn xảy ra hiện tượng tăng cường âm.

5.3. Chẩn đoán bệnh lý mắc phải của gan – mật trên siêu âm

5.3.1. Xơ gan:

Xơ gan là một thuật ngữ mô tả quá trình mãn tính, phá huỷ lan toả cấu trúc tiểu thuỳ của

nhu mô gan, do thương tổn hoại tử tế bào gan mà hình thành tổ chức xơ hoá, bờ gan không

đều. Nếu ở mức độ nặng thì bờ gan gồ ghề trên toàn bộ bề mặt gan, nhất là khi xuất hiện tình

trạng báng nước. Nếu ở mức độ nhẹ, chỉ thấy hơi răng cưa trên bề mặt gan.

Page 37: TÀI LIỆU GIẢNG DẠY - s3-eu-west-1.amazonaws.com

Tài liệu giảng dạy Môn X-quang – Siêu âm

34

Thành mạch máu bình thường rất phẳng trở nên không đều. Tĩnh mạch cửa dãn. Gan

thường to ở giai đoạn đầu, giai đoạn cuối thường làm gan teo.

Xơ gan kèm theo viêm gan thường làm hồi âm của gan kém. Cần chú ý nếu kèm theo

hiện tượng báng bụng với lượng nhiều sẽ làm tăng hồi âm giả tạo.

5.3.2. Viêm gan:

Viêm gan có thể được đánh giá ở 2 mức độ: viêm gan cấp và viêm gan mãn

CHỈ TIÊU VIÊM GAN CẤP VIÊM GAN MÃN

Kích thước Bình thường/to Bình thường/to

Bờ gan Đều Đều/không đều

Mức độ hồi âm Kém Kém/bình thường/dày

Cấu trúc Đồng dạng Thô

Tĩnh mạch cửa Dày, sáng Dày

Vách túi mật Phù nề/bình thường Dày

Hình 6: Xơ gan

Hình 7: Viêm gan

Page 38: TÀI LIỆU GIẢNG DẠY - s3-eu-west-1.amazonaws.com

Tài liệu giảng dạy Môn X-quang – Siêu âm

35

5.3.3. Gan nhiễm mỡ:

Gan nhiễm mỡ là quá trình tích tụ triglyceride dưới dạng vi giọt mỡ trong tế bào gan.

Trên hình ảnh siêu âm, nhu mô gan có độ hồi âm tăng, sáng. Kích thước gan có thể tăng. Có

thể chia gan nhiễm mỡ thành 3 mức độ:

- Mức độ 1: Độ hồi âm của chủ mô tăng nhẹ, vẫn còn xác định được cơ hoành, đường

bờ và các tĩnh mạch trong gan.

- Mức độ 2: Gia tăng lan tỏa độ hồi âm và giảm khả năng nhìn thấy cơ hoành, đường bờ

và các tĩnh mạch trong gan.

- Mức độ 3: Gia tăng rõ rệt mức độ hồi âm, không nhận ra được cơ hoành, đường bờ và

các tĩnh mạch trong gan.

Có 2 dạng gan nhiễm mỡ: dạng nhiễm mỡ lan tỏa và nhiễm mỡ khu trú.

CHỈ TIÊU NHIỄM MỠ LAN TOẢ NHIỄM MỠ KHU TRÚ

Kích thước To/bình thường Bình thường

Hồi âm Tăng, có hiện tượng giảm

âm ở vùng sâu

Ranh giới giữa vùng hồi

âm dày và kém rất rõ

Mạch máu

trong gan

Không rõ Bình thường

Vùng nhiễm

mỡ

Lan toả khắp bề mặt nhu

mô gan

Chỉ xảy ra ở 1 số vùng,

thường hay nằm ở cạnh túi

mật

Hình 8: Gan nhiễm mở lan toả Hình 9: Gan nhiễm mỡ khu trú

Page 39: TÀI LIỆU GIẢNG DẠY - s3-eu-west-1.amazonaws.com

Tài liệu giảng dạy Môn X-quang – Siêu âm

36

5.3.4. Abscess gan:

Vị trí abscess thường xảy ra ở gan phải.

- Giai đoạn sớm rất khó phát hiện: Vùng gan hơi kém hồi âm hơn bình thường, bờ không

rõ. Thường chỉ kéo dài trong vài ngày.

- Giai đoạn tạo mủ: Hồi âm kém, không đồng nhất. Có thể có 1 vòng hồi âm dày ở chung

quanh ổ abscess, giới hạn không rõ. Các triệu chứng phụ có thể có tràn dịch màng phổi (do

phản ứng), phù nề vách túi mật nếu abscess ở gần túi mật.

- Giai đoạn lành (có thể kéo dài nhiều tháng): Khối hồi âm kém, nhỏ dần về kích thước.

5.3.5. Nang gan:

Hình dạng thường tròn, đều, vách mỏng, giới hạn rất rõ. Dịch có hồi âm trống hoàn toàn.

Trường hợp có nhiều nang gan hầu như bao giờ cũng kèm với thận đa nang, nhưng mức độ

tổn thương thận thường nặng hơn.

5.3.6. Các u lành của gan:

Có nhiều dạng (u mao mạch, u dạng xoang, u tuyến…). Khối u có thể xuất hiện đơn độc

hay nhiều chỗ.

5.3.7. U gan ác tính (ung thư gan):

Hồi âm kém (nếu tổn thương nhỏ) hoặc dày (nếu tổn thương lớn). Kích thước thay đổi, vị

Hình 10: Abscess gan

Hình 11: Nang gan

Page 40: TÀI LIỆU GIẢNG DẠY - s3-eu-west-1.amazonaws.com

Tài liệu giảng dạy Môn X-quang – Siêu âm

37

trí có thể ở bất kỳ phân thuỳ nào. Giới hạn rõ, có dấu hiệu chèn ép mạch máu và đường mật.

Cấu trúc thường không đồng nhất, đặc biệt là khi khối u lớn, có nhiều ổ hoại tử, xơ hoá…

Các tổn thương gần bề mặt làm thay đổi hình dạng bên ngoài của gan làm bờ gan phồng lên.

Thường có huyết khối tĩnh mạch cửa.

5.3.8. Sỏi túi mật:

Hồi âm dày, dạng khối, có bóng lưng đen phía sau, di động theo tư thế. Giới hạn rõ và sắc

nét, được bao xung quanh bởi dịch mật không có hồi âm tạo nền tương phản nên rất dễ nhận

diện sỏi.

Tuy nhiên, các dạng bùn mật, sỏi nhỏ hơn 5 mm…chưa có bóng lưng rõ.

5.3.9. Cặn túi mật:

Trong túi mật, phần trên là dịch mật sinh lý không tạo hồi âm, phần dưới là lớp lắng đọng

tạo hồi âm tương đối đồng nhất với mức độ hồi âm trung bình và không tạo bóng lưng.

5.3.10. Viêm túi mật:

- Viêm túi mật cấp: Túi mật to, căng, thành túi mật dày, phù nề, xuất hiện dịch tiết xung

quanh túi mật. Thường kèm với bùn túi mật hay có nhiều sỏi khác trong lòng túi mật.

- Viêm túi mật mãn: Sỏi mật diễn tiến lâu ngày có thể đưa đến viêm túi mật mãn. Túi mật

có thể teo nhỏ, chứa ít mật. Thành túi mật dày, không đều, có thể có vôi hoá. Hồi âm không

đồng nhất, thường là tăng độ hồi âm.

Hình 12: Đa khối u gan

Hình 13: Sỏi túi mật

Page 41: TÀI LIỆU GIẢNG DẠY - s3-eu-west-1.amazonaws.com

Tài liệu giảng dạy Môn X-quang – Siêu âm

38

5.3.11. Dày thành túi mật:

Túi mật ở trạng thái sinh lý và nhịn ăn có thành tương đối mỏng. Sau khi ăn, túi mật co

lại và thành túi mật trên hình ảnh siêu âm có 3 lớp phân biệt: lớp trong cùng và ngoài cùng có

hồi âm tăng, lớp giữa có hồi âm giảm.

Thành túi mật dày là một triệu chứng quan trọng để chẩn đoán viêm túi mật.

Tuy nhiên, triệu chứng này có thể gặp trong nhiều bệnh khác nhau.

6. Siêu âm thận

6.1. Các đường cắt cơ bản của thận qua siêu âm

Dùng gan làm cửa sổ siêu âm cho thận phải và lách làm cửa sổ siêu âm cho thận trái. Ở

phía trái, do có vị trí của dạ dày và ruột nên cần có động tác ấn sâu đầu dò nhằm đẩy khí ruột

giúp quan sát được thận trái rõ hơn.

Để quan sát thận, đường cắt dọc là đường cắt ưu tiên để có cái nhìn tổng quát quả thận.

Nếu có bất thường, dùng mặt cắt ngang để định rõ từng vị trí của bệnh lý. Ngoài ra, tư thế

nằm nghiêng cũng được sử dụng để tránh khí của dạ dày và ruột quá nhiều không thể quan

sát thận rõ ở tư thế nằm nửa được.

6.1.1. Đường cắt dọc giữa thận: Nhìn từ ngoài vào trong

- Bao thận là một đường tăng âm đều và nhẵn phân cách gan và thận phải, lách và thận

trái. Nhờ đó mà có thể thấy được thận có hình elíp hoặc bầu dục.

- Vỏ thận: liền sau bao thận, có độ hồi âm hỗn hợp, mịn, đồng nhất. Độ hồi âm này giảm

so với gan và lách.

- Tuỷ thận: có độ hồi âm kém, đôi khi không nhận thấy hồi âm.

- Xoang thận: nằm ở vùng trung tâm của quả thận có độ hồi âm tăng bao gồm bể thận, mô

liên kết, mô mỡ và mạch máu

6.1.2. Đường cắt lưng bên của mặt cắt dọc giữa thận: cho hình ảnh siêu âm gần giống

với mặt cắt dọc giữa thận. Tuy nhiên, vùng tuỷ và xoang thận có sự khác biệt:

- Vùng tuỷ có sự xuất hiện của cấu trúc tháp thận, độ hồi âm kém hoặc hồi âm trống, dạng

hình tháp ngay sau vùng vỏ thận.

- Vùng xoang thận không nhận diện được trên hình ảnh siêu âm ở mặt cắt này do không

thấy rõ vùng hồi âm trung tâm sáng.

6.1.3. Đường cắt ngang qua cực trên thận: tạo một mặt phẳng cắt ngang. Trên hình siêu

âm, cực trên thận có hình bầu dục hoặc tròn. Mặt cắt này cho hình ảnh siêu âm tương tự như

mô tả ở mặt cắt dọc gồm: bao thận, vỏ thận, tuỷ thận, xoang thận.

6.1.4. Đường cắt ngang qua rốn thận: cho hình ảnh thận có dạng chữ C. Xoang thận, bể

thận, tuỷ thận, vỏ thận có thể thấy rõ trên hình ảnh cắt ngang này. Đường cắt này được sử

dụng để đánh giá mức độ giãn của bể thận, một số tắc nghẽn của hệ thống mạch máu và hệ

thống thoát tiểu.

6.1.5. Đường cắt ngang qua cực dưới thận: Tương tự như đường cắt ngang qua cực trên

thận nhưng ở phần dưới của thận. Ứng dụng mặt cắt ngang qua cực trên và cực dưới thận để

có thể định vị bệnh tích chính xác hơn.

Page 42: TÀI LIỆU GIẢNG DẠY - s3-eu-west-1.amazonaws.com

Tài liệu giảng dạy Môn X-quang – Siêu âm

39

6.2. Hình ảnh siêu âm thận bình thường:

Bao thận tạo hình ảnh đường bờ phân cách chủ mô thận với tổ chức xung quanh. Do đặc

tính là mô liên kết – xơ nên bao thận hình thành một mặt phản hồi sóng âm mảnh, tạo đường

viền mảnh, sắc nét, trơn láng, đều đặn, độ hồi âm tăng rất sáng.

Vỏ thận liền sau bao thận, có độ hồi âm hỗn hợp, mịn, đồng nhất. Tuỷ thận – tháp thận có

độ hồi âm rất giảm, có khi giảm đến mức gần như không có độ hồi âm. Xoang thận là một

vùng hồi âm trung tâm sáng, có độ tăng âm giảm hơn so với rìa của các tổ chức.

Độ hồi âm từ hồi âm dày đến hồi âm kém:

XOANG THẬN – GAN – LÁCH – VỎ THẬN – TUỶ THẬN

6.3. Chẩn đoán bệnh lý mắc phải của thận trên siêu âm:

6.3.1. Bệnh lý chủ mô thận cấp:

Thận có kích thước lớn, đường bờ căng, nhẵn. Giới hạn vùng vỏ - tuỷ rõ. Tăng hồi âm

vùng vỏ thận nên làm tăng sự phân biệt vỏ - tuỷ, làm nổi bật hình ảnh tháp thận.

6.3.2. Bệnh lý chủ mô thận mãn:

Thận có kích thước nhỏ, đường bờ không đều. Giới hạn vùng vỏ - tuỷ không rõ. Tăng hồi

âm cả vùng vỏ và tuỷ thận nên làm mất giới hạn vỏ - tuỷ. Không phân biệt được xoang thận

và vùng chủ mô xung quanh.

6.3.3. Thận ứ nước:

Thận ứ nước cấp tính, thận thường to hơn bình thường. Khi thận nhỏ lại có nghĩa là bệnh

mãn tính đã có ảnh hưởng đến cấu trúc thận.

Trên hình ảnh siêu âm, thận ứ nước có thể chia làm 3 mức độ:

- Ứ nước độ 1: Độ dày chủ mô thận chưa thay đổi đáng kể, đài bể thận tách rời hồi âm

trung tâm.

- Ứ nước độ 2: Bể thận giãn tương đối lớn. Bề dày chủ mô thận mỏng đi. Hồi âm trống

xâm nhập vùng vỏ. Kích thước của bể thận lớn hơn bề dày của chủ mô.

- Ứ nước độ 3: Chủ mô thận rất mỏng, thậm chí chỉ là đường mảnh. Thận mất hẳn cấu

trúc, chỉ còn là một vùng hồi âm trống, đài bể thận chiếm hầu hết thận.

Hình 14: Thận ứ nước

Page 43: TÀI LIỆU GIẢNG DẠY - s3-eu-west-1.amazonaws.com

Tài liệu giảng dạy Môn X-quang – Siêu âm

40

6.3.4. Sỏi thận:

Về lâm sàng, tuỳ thuộc vào vị trí và kích thước sỏi mà triệu chứng có thể là tiểu máu,

thiểu niệu, vô niệu, nhiễm trùng đường tiết niệu và điển hình nhất là cơn đau quặn thận.

Hình ảnh siêu âm của cấu trúc sỏi điển hình:

- Bề mặt phản âm rất mạnh tạo hồi âm sáng. Điều này được lý giải là do sự khác biệt độ

trở âm của môi trường vật chất cấu thành sỏi và môi trường xung quanh (môi trường xung

quanh là nhu mô thận nếu thận không ứ nước hoặc là nước tiểu nếu ứ nước đài bể thận).

- Bóng lưng sau viên sỏi được tạo nên cũng do sự khác biệt về tính chất âm học của thành

phần sỏi so với môi trường xung quanh.

Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp không có đủ hai đặc tính trên do kết quả tương tác

giữa sỏi và sóng âm.

6.3.5. Suy thận:

Thường chiếm tỷ lệ cao ở những thú trên 5 năm tuổi. Suy thận là danh từ chung để nói lên

sự suy yếu chức năng thận vì vậy dấu hiệu bệnh lý không rõ ràng trên hình ảnh siêu âm. Có 3

loại: suy thận trước thận, suy thận tại thận và suy thận sau thận.

Vai trò của siêu âm trong chẩn đoán suy thận là để đánh giá vị trí suy thận đặc biệt là suy

thận sau thận để kịp thời can thiệp làm giải phóng tắc nghẽn nhằm tránh đưa đến tổn thương

không phục hồi của chủ mô thận.

Một số dấu hiệu để nhận biết thận suy là: Thận co rút, nhỏ lại, tuy nhiên một số trường

hợp thận có kích thước lớn. Tăng độ hồi âm, mất sự phân biệt vỏ - tuỷ. Đường bao thận

không đều, dày lên và có sự tăng âm.

7. Siêu âm lách:

7.1. Hình ảnh siêu âm lách bình thường:

Lách có hình dạng như lưỡi liềm. Cực trên và mặt trên ngoài lồi, giới hạn bởi mặt phân

cách hơi trong nhu mô phổi. Mặt phân cách này là một đường phản âm sáng. Mặt trong và

cực dưới giáp với thận trái.

Một số dị dạng bẩm sinh của lách (tuy rất hiếm xảy ra) là: đa lách, không có lách, lách lạc

chỗ, lách phụ.

Đường bờ trơn láng, đều đặn, có hồi âm dày, sáng.

Cấu trúc lách rất đồng nhất. Nhu mô lách mịn và đồng dạng hơn nhu mô gan.

Độ hồi âm của lách ngang bằng hoặc giảm rất ít so với hồi âm của gan và tăng nhiều so với

độ hồi âm của vỏ thận.

7.2. Chẩn đoán bệnh lý mắc phải của lách trên siêu âm:

7.2.1. Lách to lan toả:

Trong thực tế, việc xác định lách to thường mang tính chủ quan. Ta có thể ước lượng lách

to bằng hình ảnh: khi cực dưới lách vượt quá và phủ lấy thận trái trên hình cắt dọc trục, đồng

thời không thay đổi độ hồi âm.

7.2.2. Chấn thương lách:

Có thể gặp trong các trường hợp sau:

- Tụ máu dưới bao: có một lớp hồi âm trống ở vùng dưới bao lách. Theo diễn tiến, dần

Page 44: TÀI LIỆU GIẢNG DẠY - s3-eu-west-1.amazonaws.com

Tài liệu giảng dạy Môn X-quang – Siêu âm

41

dần trở thành hồi âm mỏng, lợn cợn hoặc hồi âm dày, fibrin hoá.

- Dập nhu mô lách: có một vùng hồi âm kém, không đồng nhất trong nhu mô lách, giới

hạn không rõ, theo diễn tiến độ hồi âm của vùng này dày dần lên.

- Vỡ lách: bao lách không liên tục, hồi âm không đồng nhất. Vỡ lách thường kèm với máu

tự do trong ổ bụng.

7.2.3. Abscess lách:

Hình ảnh siêu âm phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh.

- Giai đoạn viêm: hồi âm kém, không đồng nhất, bờ không rõ nét.

- Giai đoạn tạo mủ: hồi âm dạng dịch, lợn cợn. Có thể tạo 2 lớp: lớp trên có hồi âm

trống, lớp dưới hồi âm dày do hiện tượng mủ lắng cặn, giới hạn rõ, có vỏ bao.

7.2.4. Nhồi máu lách:

Giai đoạn đầu khối hồi âm mỏng, sau đó dày dần lên.

8. Siêu âm bàng quang:

8.1. Các đường cắt cơ bản của bàng quang trong siêu âm:

Mặt cắt ngang: bàng quang có dạng hình vuông khi mặt cắt gần đáy hoặc dạng hình tròn

khi mặt cắt gần với đỉnh bàng quang.

Mặt cắt dọc: bàng quang hơi có dạng tam giác, đỉnh tam giác trên hình siêu âm ứng với

đỉnh bàng quang.

8.2. Hình ảnh siêu âm bàng quang bình thường:

Thành bàng quang có 3 lớp hồi âm riêng biệt:

- Lớp trong cùng: hồi âm tăng, lớp này rất mỏng tương ứng với mặt phẳng phân cách giữa

bề mặt niêm mạc và môi trường nước tiểu trong lòng bàng quang.

- Lớp giữa hơi giảm hồi âm so với lớp trong cùng.

- Lớp ngoài cùng có hồi âm tăng.

Nếu bàng quang căng chứa dịch nước tiểu thì không có hồi âm. Nếu bàng quang xẹp không

chứa dịch thì lúc này xuất hiện các nếp gấp trên thành bàng quang làm bề dày thành bàng

quang tăng.

Hình 15: Lách tụ máu

Page 45: TÀI LIỆU GIẢNG DẠY - s3-eu-west-1.amazonaws.com

Tài liệu giảng dạy Môn X-quang – Siêu âm

42

8.3. Chẩn đoán bệnh lý mắc phải của bàng quang trên siêu âm:

8.3.1. Viêm bàng quang:

Một số dấu hiệu có tính chất gợi ý như:

- Thành bàng quang dày.

- Độ hồi âm giảm, phù nề lớp niêm mạc.

- Giảm khả năng chứa nước tiểu, cặn trong bàng quang…

8.3.2. Sạn bàng quang:

Sạn bàng quang có thể được hình thành tại chỗ do ứ trệ nhiễm trùng hoặc do từ đường tiết

niệu trên rơi xuống. Về lâm sàng, bệnh có thể tiềm ẩn thời gian dài cho đến khi xảy ra biến

chứng tắc nghẽn đường ra của bàng quang hoặc bộc lộ những đợt nhiễm trùng tái phát.

Sạn bàng quang thường rất dễ chẩn đoán vì ít bị cản trở. Hình ảnh sạn có hồi âm dày kèm

bóng lưng phía sau rất rõ. Thành bàng quang dày kết hợp với viêm. Nếu thay đổi tư thế, vị trí

sạn bàng quang sẽ thay đổi.

8.3.3. Huyết khối bàng quang:

Thường do chấn thương thận hay vỡ bàng quang.

Huyết khối có dạng hồi âm dày, giới hạn rõ, có thể có fibrin hoá thành hình mạng lưới.

Thành bàng quang có thể bị thương tổn gián đoạn kèm hình ảnh dịch trong bàng quang và

dịch tự do trong ổ bụng (nếu vỡ bàng quang).

9. Siêu âm thai:

Chủ yếu đo và ước lượng tuổi thai:

Hình 17: Sỏi bàng quang

Hình 16: Viêm bàng quang

Page 46: TÀI LIỆU GIẢNG DẠY - s3-eu-west-1.amazonaws.com

Tài liệu giảng dạy Môn X-quang – Siêu âm

43

Đường kính túi thai được đo để tính tuổi thai khi thai đạt 20-30 ngày.

Từ ngày thứ 38-60, đo đường kính lưỡng đỉnh để tính tuổi thai chính xác nhất nhưng độ dài

thân cũng được sử dụng.

- Đo đường kính túi thai (Gestation Sac Diameter):

Đo đường kính túi thai khi thai < 40 ngày hoặc đường kính túi thai < 33.33 mm

GA = (6x(GSD/10)) + 20

- Đo đường kính lưỡng đỉnh (Head Diameter):

Khi thai > 40 ngày hoặc đường kính lưỡng đỉnh > 13.33 mm

GA = (15 x (HD/10)) + 20

- Đo độ dài thân (Body Diameter):

Đo độ dài thân khi thai > 40 ngày hoặc đường kính thân > 15.71 mm

GA = (7 x (BD/10)) + 29

10. Siêu âm tiền liệt tuyến:

10.1. Các đường cắt cơ bản của tiền liệt tuyến qua siêu âm:

Trên mặt cắt dọc giữa, hướng đáy tiền liệt tuyến là vùng trung tâm có dạng hình nón.

Hướng đỉnh tiền liệt tuyến là vùng ngoại vi.

Khi mặt cắt lệch khỏi mặt phẳng dọc giữa thì các vùng trung tâm và ngoại vi lớn dần. Khi

mặt cắt hướng sang hai bên có thể xác định túi tinh.

Trên mặt cắt ngang, tiền liệt tuyến như cấu trúc hình bán nguyệt khi cắt ngang gần đáy và

có dạng hình tròn khi cắt ngang gần đỉnh tuyến.

10.2. Hình ảnh siêu âm tiền liệt tuyến bình thường:

Niệu đạo tiền liệt là một đường hồi âm kém đi ở trung tâm chạy xuyên qua tuyến. Sau

niệu đạo là vùng trung tâm và ngoại vi có độ hồi âm tăng hơn và đồng nhất. Túi tinh có cấu

tạo dạng nang giảm hồi âm hẳn. Toàn bộ tuyến có độ hồi âm tương phản với mô mỡ, tăng hồi

âm xung quanh tuyến.

10.3. Chẩn đoán bệnh lý mắc phải của tiền liệt tuyến trên siêu âm:

10.3.1. Phì đại lành tính tiền liệt tuyến (u xơ tiền liệt tuyến):

Phì đại lành tính tiền liệt tuyến (u xơ) có nguy cơ xảy ra tăng theo tuổi.

Hình ảnh siêu âm: Kích thước to hơn bình thường, bờ đều. Cấu trúc tuyến đồng dạng,

không thấy tổn thương khu trú. Có những chấm vôi hoá nhỏ. Ranh giới giữa bàng quang và

tiền liệt tuyến rõ.

Có thể kèm ảnh hưởng lên hệ tiết niệu như:

- Bàng quang: U tiền liệt tuyến gây cản trở đào thải nước tiểu ra ngoài nên tăng áp lực

trong bàng quang làm thành bàng quang dày lên. Ứ đọng nước tiểu trong bàng quang có thể

tạo sỏi.

- Thận và niệu quản: đài bể thận giãn, niệu quản giãn nhẹ.

10.3.2. Viêm tiền liệt tuyến:

- Viêm tiền liệt tuyến cấp: Tiền liệt tuyến to, tăng thể tích. Hồi âm kém hơn bình thường.

Nếu nặng, có thể gây tổn thương khu trú là các ổ abscess có hồi âm kém, phân bố rải rác.

- Viêm tiền liệt tuyến mãn: Khó chẩn đoán trên siêu âm. Cấu trúc tuyến không đồng nhất.

Page 47: TÀI LIỆU GIẢNG DẠY - s3-eu-west-1.amazonaws.com

Tài liệu giảng dạy Môn X-quang – Siêu âm

44

Nhiều chấm vôi hoá. Nhiều nốt hồi âm kém hay hồi âm dày rải rác ở ngoại vi.

10.3.3. Vôi hoá tiền liệt tuyến:

Hồi âm dày có bóng lưng nằm ở một bên, cần phân biệt với sỏi kẹt niệu đạo.

10.3.4. Nang tiền liệt tuyến:

Hồi âm trống nằm trong tuyến tiền liệt, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi nang

quá to hay nằm ngay cổ bàng quang, có thể gây ra các triệu chứng tắc nghẽn.

11. Siêu âm buồng trứng – tử cung:

11.1. Hình ảnh siêu âm buồng trứng bình thường:

Qua hình ảnh siêu âm, buồng trứng rất nhỏ, hình oval hoặc hình hạt đậu, luôn thay đổi hình

thái trong suốt chu kỳ động dục. Bình thường, buồng trứng có bờ đều, độ hồi âm kém hơn so

với tổ chức xung quanh. Ở trung tâm là vùng tuỷ có độ hồi âm tăng, rìa buồng trứng (vùng

ngoại vi) độ hồi âm giảm hơn kèm hiện diện cấu trúc dạng nang bì đều, mỏng, chứa dịch

đồng nhất và hồi âm trống.

Noãn của buồng trứng có đặc tính biến đổi theo chu kỳ kinh. Vào giai đoạn nghỉ ngơi

(anestrus) và trước động dục (proestrus), chúng có bờ không rõ ràng.

Nang Graff: có thể quan sát được ở nửa đầu chu kỳ, vách mỏng, dịch trong.

Nang hoàng thể: có thể quan sát được ở nửa sau chu kỳ, vách dày, dịch trong, ở trung tâm

buồng trứng.

11.2. Hình ảnh siêu âm tử cung bình thường:

Kích thước của tử cung rất thay đổi tuỳ thuộc vào kích thước của thú, số lần mang thai, tình

trạng bệnh lý sinh sản và thú có thai hay là không.

Thông thường, khi thú không mang thai thì thân tử cung có hồi âm đồng nhất. Cổ tử cung,

thân tử cung, đáy tử cung cách biệt nhau bởi một đường rất mảnh tăng hồi âm nhưng không

cân xứng trên mặt cắt dọc.

Thành tử cung gồm 3 lớp cơ có độ hồi âm khác nhau:

- Lớp ngoài: có độ hồi âm kém.

- Lớp giữa: dày nhất, hồi âm tăng hơn so với lớp ngoài và trong.

- Lớp trong: mỏng nhất, nằm kề sát bao quanh lớp nội mạc tạo vòng giảm hồi âm quanh

nội mạc. Nội mạc tử cung có cấu trúc hồi âm và bề dày thay đổi theo chu kỳ kinh.

11.3. Chẩn đoán bệnh lý mắc phải của buồng trứng và tử cung trên siêu âm:

11.3.1. U nang buồng trứng:

Hình ảnh và kích thước buồng trứng rất thay đổi theo chu kỳ kinh nhưng hình ảnh điển

hình cho u nang buồng trứng có thể được chia làm 2 loại:

- U nang thanh dịch: vách mỏng, dịch có hồi âm trống, đồng nhất, không có cặn, không

có vách trong.

- U nang nhày: vách mỏng, dịch có hồi âm giảm, có thể có cặn, có rất nhiều vách trong,

nang có dạng nhiều hốc tách biệt nhau.

Các dạng u nang này có thể là lành tính hay ác tính. Tính chất ác tính được nghĩ đến khi

vách u nang quá dày, có chồi xâm lấn ở vách nang, kèm theo dấu hiệu di căn ở màng bụng

hay các cơ quan khác.

Page 48: TÀI LIỆU GIẢNG DẠY - s3-eu-west-1.amazonaws.com

Tài liệu giảng dạy Môn X-quang – Siêu âm

45

Dấu hiệu di căn trên hình ảnh siêu âm: hồi âm dày thành khối ở 2 bên, kèm theo báng

bụng, vị trí nguyên phát thường ở đường tiêu hoá, gan, tuỵ…

11.3.2. Viêm tử cung hở:

Viêm tử cung sẽ làm sừng tử cung giãn nở đối xứng theo từng đoạn hoặc có thể thay đổi

ở đoạn giữa, có hồi âm đồng nhất hoặc hồi âm trống ở vùng ngoại biên. Độ dày của thành tử

cung có thể biến đổi tuỳ từng đoạn. Độ dày màng trong tử cung thường có hồi âm trống.

11.3.3. Viêm tử cung kín:

Có thể chia ra theo 2 nhóm bệnh nguyên:

- Không do tắc nghẽn: do viêm nhiễm, ứ đọng dịch sau khi sinh…

- Do tắc nghẽn: như hẹp âm đạo do vách ngăn hay do teo nhỏ, tử cung dính lại với nhau,

ung thư cổ tử cung…

Trên hình ảnh siêu âm: lòng tử cung hiện diện dịch có hồi âm trống hoặc hồi âm hỗn hợp.

Câu hỏi củng cố:

1. Trình bày đặc điểm siêu âm vùng bụng

2. Nhận dạng hình ảnh siêu âm vùng bụng: gan, lách, thận, bàng quang, tử cung và

tuyến tiền liệt

3. Nhận dạng hình ảnh siêu âm bất thường vùng bụng

Hình 18: Viêm tử cung

Page 49: TÀI LIỆU GIẢNG DẠY - s3-eu-west-1.amazonaws.com

Tài liệu giảng dạy Môn X-quang – Siêu âm

46

PHẦN THỰC HÀNH

BÀI 1: CHỤP X QUANG VÙNG ĐẦU CỔ

1. Nội dung:

- Chụp X quang vùng đầu và cổ với nhiều tư thế khác nhau

- Thực hiện quy trình rửa phim

- Đọc phim X quang

- Nhận dạng các hình ảnh X quang vùng đầu và cổ bình thường và bất thường

2. Dụng cụ, vật liệu:

- Máy X quang

- Động vật (chó hoặc mèo)

- Phim X quang bất thường vùng đầu và cổ

- Đèn đọc phim

3. Cách tiến hành:

- Lần lượt cố định động vật cần chụp và chụp ở các tư thế như: tư thế bụng lưng, tư thế

lưng bụng, tư thế bên, tư thế bụng lưng mở miệng, tư thế bụng lưng trong miệng, tư thế lưng

bụng trong miệng và tư thế mũi đuôi mở miệng

- Thực hiện quy trình rửa phim trong phòng tối

- Đọc phim dưới đèn đọc phim X quang

- Phân biệt hình phim bình thường và phim bất thường

- Nhận dạng các trường hợp bất thường như: ngoại vật ở vùng cổ, thoát dịch não bẩm sinh,

khối u não, tân bào tai, bất thường xương hàm…

4. Tiêu chuẩn đánh giá:

Tiêu chuẩn Có Không

Đồng phục

Nghiêm túc

Cố định động vật đúng tư thế chụp vùng đầu và cổ

Thực hiện đúng quy trình rửa phim

Đọc được phim bình thường vùng đầu và cổ

Đọc được phim bất thường vùng đầu và cổ

* Ghi chú: sinh viên phải đạt 6/6 tiêu chuẩn

X

Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài này, người học có thể:

Thực hiện chụp X quang vùng đầu và cổ

Thực hiện rửa phim X quang

Đọc phim X quang

Nhận dạng được các hình bình thường và bất thường của vùng đầu và cổ

Câu hỏi củng cố:

1. Thực hiện chụp X quang vùng đầu và cổ với các tư thế khác nhau

2. Nhận dạng hình ảnh bình thường vùng đầu và cổ

3. Phân biệt hình ảnh bình thường và bất thường của vùng đầu và cổ

Page 50: TÀI LIỆU GIẢNG DẠY - s3-eu-west-1.amazonaws.com

Tài liệu giảng dạy Môn X-quang – Siêu âm

47

BÀI 2: CHỤP X QUANG VÙNG NGỰC

1. Nội dung:

- Chụp X quang vùng ngực

- Nhận dạng các hình ảnh X quang vùng ngực bình thường và bất thường

2. Dụng cụ, vật liệu:

- Máy X quang

- Động vật (chó hoặc mèo)

- Phim X quang bình thường và bất thường vùng ngực

- Đèn đọc phim

3. Cách tiến hành:

- Lần lượt cố định động vật cần chụp và chụp với các tư thế: tư thế bụng lưng, tư thế lưng

bụng và tư thế bên.

- Thực hiện quy trình rửa phim trong phòng tối

- Đọc phim dưới đèn đọc phim X quang

- Phân biệt hình phim bình thường và phim bất thường

- Nhận dạng các trường hợp bất thường như: khối u ở phổi, tim phì đại, tắc hoặc hẹp khí

quản, phì đại thực quản và khí quản…

4. Tiêu chuẩn đánh giá:

Tiêu chuẩn Có Không

Đồng phục

Nghiêm túc

Cố định động vật đúng tư thế chụp vùng ngực

Thực hiện đúng quy trình rửa phim

Đọc được phim bình thường vùng ngực

Đọc được phim bất thường vùng ngực

* Ghi chú: sinh viên phải đạt 6/6 tiêu chuẩn

X

Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài này, người học có thể:

Thực hiện chụp X quang vùng ngực

Nhận dạng được các hình bình thường và bất thường của vùng ngực

Câu hỏi củng cố:

1. Thực hiện chụp X quang vùng ngực với các tư thế khác nhau

2. Nhận dạng hình ảnh bình thường vùng ngực

3. Phân biệt hình ảnh bình thường và bất thường của vùng ngực

Page 51: TÀI LIỆU GIẢNG DẠY - s3-eu-west-1.amazonaws.com

Tài liệu giảng dạy Môn X-quang – Siêu âm

48

BÀI 3: CHỤP X QUANG VÙNG BỤNG

1. Nội dung:

- Chụp X quang vùng bụng

- Nhận dạng các hình ảnh X quang vùng bụng bình thường và bất thường

2. Dụng cụ, vật liệu:

- Máy X quang

- Động vật (chó hoặc mèo)

- Phim X quang bình thường và bất thường vùng bụng

- Đèn đọc phim

3. Cách tiến hành:

- Lần lượt cố định động vật cần chụp và chụp với các tư thế: tư thế bụng lưng, tư thế lưng

bụng và tư thế bên.

- Thực hiện quy trình rửa phim trong phòng tối

- Đọc phim dưới đèn đọc phim X quang

- Phân biệt hình phim bình thường và phim bất thường

- Nhận dạng các trường hợp bất thường: sỏi bàng quang, sỏi thận, lách triển dưỡng, tuyến

tiền liệt triển dưỡng, chẩn đoán có thai….

4. Tiêu chuẩn đánh giá:

Tiêu chuẩn Có Không

Đồng phục

Nghiêm túc

Cố định động vật đúng tư thế chụp vùng bụng

Thực hiện đúng quy trình rửa phim

Đọc được phim bình thường vùng bụng

Đọc được phim bất thường vùng bụng

* Ghi chú: sinh viên phải đạt 6/6 tiêu chuẩn

X

Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài này, người học có thể:

Thực hiện chụp X quang vùng bụng

Nhận dạng được các hình bình thường và bất thường của vùng bụng

Câu hỏi củng cố:

1. Thực hiện chụp X quang vùng bụng với các tư thế khác nhau

2. Nhận dạng hình ảnh bình thường vùng bụng

3. Phân biệt hình ảnh bình thường và bất thường của vùng bụng

Page 52: TÀI LIỆU GIẢNG DẠY - s3-eu-west-1.amazonaws.com

Tài liệu giảng dạy Môn X-quang – Siêu âm

49

BÀI 4: SỬ DỤNG HỆ THỐNG MÁY SIÊU ÂM

1. Nội dung:

- Cách sử dụng hệ thống máy siêu âm

- Nhận dạng và cách sử dụng các loại đầu dò

2. Dụng cụ, vật liệu:

Hệ thống máy siêu âm

3. Cách tiến hành:

- Khởi động máy

- Nhận dạng và thực hiện chức năng của tất cả các phím chức năng

- Lấp đặt và sử dụng máy in

- Nhận dạng và cách sử dụng các loại đầu dò

4. Tiêu chuẩn đánh giá:

Tiêu chuẩn Có Không

Đồng phục

Nghiêm túc

Thực hiện được chức năng của các phím

Nhận dạng và sử dụng được các loại đầu dò

Lấp đặt và sử dụng được máy in

* Ghi chú: sinh viên phải đạt 5/5 tiêu chuẩn

X

Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài này, người học có thể:

Sử dụng hệ thống máy siêu âm

Nhận dạng và cách sử dụng các loại đầu dò

Câu hỏi củng cố:

1. Nhận dạng và thực hiện chức năng của các phím chức năng

2. Nhận dạng và cách sử dụng các loại đầu dò

Page 53: TÀI LIỆU GIẢNG DẠY - s3-eu-west-1.amazonaws.com

Tài liệu giảng dạy Môn X-quang – Siêu âm

50

BÀI 5: SIÊU ÂM GAN - MẬT

1. Nội dung:

- Cách siêu âm gan - mật

- Nhận dạng hình ảnh bình thường và bất thường gan - mật

2. Dụng cụ, vật liệu:

- Máy siêu âm

- Động vật (chó hoặc mèo)

- Hình ảnh siêu âm bình thường và bất thường về gan - mật

3. Cách tiến hành:

- Cố định động vật cần siêu âm

- Cắt lông vùng bụng

- Phủ gel lên vùng gan

- Thực hiện lia đầu dò theo các hướng và chụp hình

- Nhận dạng các trường hợp bất thường: gan nhiễm mỡ, khối u gan, viêm gan, xơ gan, nang

gan, abscess gan, sỏi túi mật, viêm túi mật, cholesterol túi mật, polyp túi mật…

4. Tiêu chuẩn đánh giá:

Tiêu chuẩn Có Không

Đồng phục

Nghiêm túc

Cố định động vật đúng tư thế

Có phủ gel khi siêu âm

Thực hiện lia đầu dò đúng hướng

Xác định được hình ảnh gan-mật trên siêu âm

Đọc được hình ảnh gan-mật bình thường

Đọc được hình ảnh gan-mật bất thường

* Ghi chú: sinh viên phải đạt 8/8 tiêu chuẩn

X

Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài này, người học có thể:

Thực hiện siêu âm gan - mật

Nhận dạng được các hình bình thường và bất thường của gan - mật

Câu hỏi củng cố:

1. Thực hiện siêu âm gan - mật

2. Nhận dạng hình ảnh bình thường của gan - mật

3. Phân biệt hình ảnh bình thường và bất thường của gan - mật

Page 54: TÀI LIỆU GIẢNG DẠY - s3-eu-west-1.amazonaws.com

Tài liệu giảng dạy Môn X-quang – Siêu âm

51

BÀI 6: SIÊU ÂM LÁCH

1. Nội dung:

- Cách siêu âm lách

- Nhận dạng hình ảnh bình thường và bất thường lách

2. Dụng cụ, vật liệu:

- Máy siêu âm

- Động vật (chó hoặc mèo)

- Hình ảnh siêu âm bình thường và bất thường của lách

3. Cách tiến hành:

- Cố định động vật cần siêu âm

- Cắt lông vùng bụng

- Phủ gel lên vùng lách

- Thực hiện lia đầu dò theo các hướng và chụp hình

- Nhận dạng các trường hợp bất thường: lách tụ máu, lách triển dưỡng, abscess lách.

4. Tiêu chuẩn đánh giá:

Tiêu chuẩn Có Không

Đồng phục

Nghiêm túc

Cố định động vật đúng tư thế

Có phủ gel khi siêu âm

Thực hiện lia đầu dò đúng hướng

Xác định được hình ảnh lách trên siêu âm

Đọc được hình ảnh lách bình thường

Đọc được hình ảnh lách bất thường

* Ghi chú: sinh viên phải đạt 8/8 tiêu chuẩn

X

Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài này, người học có thể:

Thực hiện siêu âm lách

Nhận dạng được các hình bình thường và bất thường của lách

Câu hỏi củng cố:

1. Thực hiện siêu âm lách

2. Nhận dạng hình ảnh bình thường của lách

3. Phân biệt hình ảnh bình thường và bất thường của lách

Page 55: TÀI LIỆU GIẢNG DẠY - s3-eu-west-1.amazonaws.com

Tài liệu giảng dạy Môn X-quang – Siêu âm

52

BÀI 7: SIÊU ÂM THẬN

1. Nội dung:

- Cách siêu âm thận

- Nhận dạng hình ảnh bình thường và bất thường thận

2. Dụng cụ, vật liệu:

- Máy siêu âm

- Động vật (chó hoặc mèo)

- Hình ảnh siêu âm bình thường và bất thường của thận

3. Cách tiến hành:

- Cố định động vật cần siêu âm

- Cắt lông vùng bụng

- Phủ gel lên vùng thận

- Thực hiện lia đầu dò theo các hướng và chụp hình

- Nhận dạng các trường hợp bất thường: sỏi thận, viêm thận, ứ nước thận.

4. Tiêu chuẩn đánh giá:

Tiêu chuẩn Có Không

Đồng phục

Nghiêm túc

Cố định động vật đúng tư thế

Có phủ gel khi siêu âm

Thực hiện lia đầu dò đúng hướng

Xác định được hình ảnh thận trên siêu âm

Đọc được hình ảnh thận bình thường

Đọc được hình ảnh thận bất thường

* Ghi chú: sinh viên phải đạt 8/8 tiêu chuẩn

X

Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài này, người học có thể:

Thực hiện siêu âm thận

Nhận dạng được các hình bình thường và bất thường của thận

Câu hỏi củng cố:

1. Thực hiện siêu âm thận

2. Nhận dạng hình ảnh bình thường của thận

3. Phân biệt hình ảnh bình thường và bất thường của thận

Page 56: TÀI LIỆU GIẢNG DẠY - s3-eu-west-1.amazonaws.com

Tài liệu giảng dạy Môn X-quang – Siêu âm

53

BÀI 8: SIÊU ÂM BÀNG QUANG

1. Nội dung:

- Cách siêu âm bàng quang

- Nhận dạng hình ảnh bình thường và bất thường bàng quang

2. Dụng cụ, vật liệu:

- Máy siêu âm

- Động vật (chó hoặc mèo)

- Hình ảnh siêu âm bình thường và bất thường của bàng quang

3. Cách tiến hành:

- Cố định động vật cần siêu âm

- Cắt lông vùng bụng

- Phủ gel lên vùng bàng quang

- Thực hiện lia đầu dò theo các hướng và chụp hình

- Nhận dạng các trường hợp bất thường: sỏi bàng quang, khối u bàng quang, viêm bàng

quang.

4. Tiêu chuẩn đánh giá:

Tiêu chuẩn Có Không

Đồng phục

Nghiêm túc

Cố định động vật đúng tư thế

Có phủ gel khi siêu âm

Thực hiện lia đầu dò đúng hướng

Xác định được hình ảnh bàng quang trên siêu âm

Đọc được hình ảnh bàng quang bình thường

Đọc được hình ảnh bàng quang bất thường

* Ghi chú: sinh viên phải đạt 8/8 tiêu chuẩn

X

Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài này, người học có thể:

Thực hiện siêu âm bàng quang

Nhận dạng được các hình bình thường và bất thường của bàng quang

Câu hỏi củng cố:

1. Thực hiện siêu âm bàng quang

2. Nhận dạng hình ảnh bình thường của bàng quang

3. Phân biệt hình ảnh bình thường và bất thường của bàng quang

Page 57: TÀI LIỆU GIẢNG DẠY - s3-eu-west-1.amazonaws.com

Tài liệu giảng dạy Môn X-quang – Siêu âm

54

BÀI 9: SIÊU ÂM TỬ CUNG, TUYẾN TIỀN LIỆT

1. Nội dung:

- Cách siêu âm tử cung, tuyến tiền liệt

- Nhận dạng hình ảnh bình thường và bất thường tử cung, tuyến tiền liệt

2. Dụng cụ, vật liệu:

- Máy siêu âm

- Động vật (chó hoặc mèo)

- Hình ảnh siêu âm bình thường và bất thường của tử cung, tuyến tiền liệt

3. Cách tiến hành:

- Cố định động vật cần siêu âm

- Cắt lông vùng bụng

- Phủ gel lên vùng tử cung, tuyến tiền liệt

- Thực hiện lia đầu dò theo các hướng và chụp hình

- Nhận dạng các trường hợp bất thường: viêm tử cung, sẩy thai, khối u tử cung, xác định có

thai và tuổi thai, tuyến tiền liệt triển dưỡng, sỏi tuyến tiền liệt.

4. Tiêu chuẩn đánh giá:

Tiêu chuẩn Có Không

Đồng phục

Nghiêm túc

Cố định động vật đúng tư thế

Có phủ gel khi siêu âm

Thực hiện lia đầu dò đúng hướng

Xác định được hình ảnh tử cung, tuyến tiền liệt trên siêu âm

Đọc được hình ảnh tử cung, tuyến tiền liệt bình thường

Xác định được thai trên siêu âm

Đọc được hình ảnh tử cung, tuyến tiền liệt bất thường

* Ghi chú: sinh viên phải đạt 9/9 tiêu chuẩn

X

Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài này, người học có thể:

Thực hiện siêu âm tử cung, tuyến tiền liệt

Nhận dạng được các hình bình thường và bất thường của tử cung, tuyến tiền liệt

Câu hỏi củng cố:

1. Thực hiện siêu âm tử cung, tuyến tiền liệt

2. Nhận dạng hình ảnh bình thường của tử cung, tuyến tiền liệt

3. Phân biệt hình ảnh bình thường và bất thường của tử cung, tuyến tiền liệt

Page 58: TÀI LIỆU GIẢNG DẠY - s3-eu-west-1.amazonaws.com

Tài liệu giảng dạy Môn X-quang – Siêu âm

55

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐỂ BIÊN SOẠN NỘI DUNG MÔN HỌC:

1. Hoàng Kỷ, 2001. Bài giảng chẩn đoán hình ảnh. Nhà xuất bản Y Học. Trường Đại Học Y

Hà Nội - Bộ Môn Chẩn Đoán Hình Ảnh.

2. H. Chebitz, H. Wilkens, 1978. Atlas of Radiographic anatomy of the dog and cat-third

revised edition. W.B Saunders company. Philadelphia und Toronto.

3. Jerry M. Owens, 1982. Radiographic Interpretation for the Small Animal Clinician.

4. Nguyễn Văn Nghĩa, 2010. X – quang. Đại học Nông lâm TP. HCM

5. Nguyễn Hữu Duy, 2006. Điều chỉnh một số thông số phù hợp để chụp X quang trên chó.

Luận văn tốt nghiệp Bác Sỹ Thú y - Đại Học Cần Thơ.

6. Nguyễn Văn Hạnh, 2001. Kỹ thuật X quang. NXB Y học. Trang 16-19

7. Nguyễn Hoàng Sơn, 2007. Đọc và vẽ minh họa các tổ chức cơ thể chó trên phim X quang.

8. Nguyễn Phúc Bảo Phương, 2005. Ứng dụng kỹ thuật siêu âm trong chẩn đoán thai và siêu

âm bụng tổng quát trên chó. Luận văn tốt nghiệp – Đại học Nông lâm TP.HCM

TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐỀ NGHỊ CHO HỌC VIÊN:

THOMAS G. NYLAND AND JOHN S. MATTOON, 1995, Veterinary Diagnostic

Ultrasound. United States of America.