6
C hứng N hân Bản Tin Hàng Tuần • Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam 12500 Patterson Avenue, Richmond, VA 23239 • Phone: 804-784-5450 • Fax: 804-784-9822 Giờ Lễ Ngày thường: 8:00 am • Cuối Tuần: Thứ Bảy: 8:00 pm, Chúa Nhật: 8:00 am, 10:30 am 31/5/2020 • Số 486 Chúa Nhật Lễ Hiện Xuống - Năm A Chánh Xứ: Lm Nguyễn Nghiêu, OP www.chungnhan.org [email protected] Lời Nguyện: Lạy Chúa Phục Sinh, xin Chúa ban Thánh Thần đến củng cố đức tin và trợ giúp chúng con, để chúng con biết can đảm ra đi loan báo Tin Mừng bình an của Chúa cho mọi người. Amen. L ịch P hụng V Mùa Thường Niên (Sau lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống) “Các tuần lễ trong mùa Thường niên, tuy không có cử hành một khía cạnh nào đặc biệt về mầu nhiệm Chúa Kitô, nhưng lại tôn kính chính mầu nhiệm Chúa Kitô trong toàn bộ; nhất là trong các ngày Chúa nhật” (AC 43) . Tuần IX Thường Niên Thứ Hai, ngày 1 tháng 6 Đức Ma-ri-a, Mẹ Hội Thánh, lễ nhớ. Bài đọc: St 3,9-15.20 (hoặc Cv 1,12-14); Ga 19,25-34. Thứ Ba, ngày 2 tháng 6 Bài đọc: 2Pr 3,12-15a.17-18; Mc 12,13-17. Thứ Tư, ngày 3 tháng 6 Thánh Ca-rô-lô Loan-ga (Lwanga) và các bạn tử đạo, lễ nhớ. Bài đọc: 2Tm 1,1-3.6-12; Mc 12,18-27. Thứ Năm, ngày 4 tháng 6 Bài đọc: 2Tm 2,8-15; Mc 12,28b-34. Thứ Sáu, ngày 5 tháng 6 Lễ thánh Bô-ni-phát (Boniface), Giám mục, Tử đạo, lễ nhớ. Bài đọc: 2Tm 3,10-17; Mc 12,35-37. Thứ Bảy, ngày 6 tháng 6 Bài đọc: 2Tm 4,1-8; Mc 12,38-44. Chúa Nhật Lễ Chúa Ba Ngôi, Năm A Ngày 7 tháng 6 Bài đọc: Xh 34,4b-6.8-9; 2Cr 13,11-13; Ga 3,16-18. Thu nhập Giáo xứ: Từ Chúa Nhật 3/5/2020 đến Chúa Nhật 24/5/2020 Hiện kim: $ 3,586 Ngân phiếu: $ 6,490 Tổng cộng: $ 10,076 Quỹ xây dựng (sửa chữa cơ sở): $ 470 Quảng đại kết nối hy sinh Món quà quý giá nghĩa tình biết bao Lúc này Giáo xứ ước ao Góp phần một chút tay trao tấm lòng. ( 1 ) Đây là tổng số tiền đóng góp của 4 tuần lễ vừa qua tại thùng dâng cúng cuối Nhà Thờ và qua bưu điện. Xin cám ơn các gia đình và anh chị em vẫn nhớ đến Giáo xứ trong lúc khó khăn của đại dịch Covid- 19. ( 2) Qua số tiền đóng góp: Lòng quảng đại và hy sinh của anh chị em thật đáng khích lệ làm cho tài chính Tháng 5 tạm ổn định. Tuy nhiên trong Tháng 4 từ Chúa Nhật 22/3/2020 đến Chúa Nhật 26/ 4/2020 (sáu tuần lễ) với số tiền $5,886. Tài chính còn thấp để trang trải Sống Đức Tin Giáo Dục Đức Tin Chứng Nhân Đức Tin Sống Đức Tin Giáo Dục Đức Tin Chứng Nhân Đức Tin Sống Đức Tin Giáo Dục Đức Tin Chứng Nhân Đức Tin

Tổng cộng · Bài đọc: 2Tm 1,1-3.6-12; Mc 12,18-27. • Thứ Năm, ngày 4 tháng 6 Bài đọc: ... (Đáp ca Lễ Hiện Xuống) Thân mến chào anh chị em, ... nói

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Tổng cộng · Bài đọc: 2Tm 1,1-3.6-12; Mc 12,18-27. • Thứ Năm, ngày 4 tháng 6 Bài đọc: ... (Đáp ca Lễ Hiện Xuống) Thân mến chào anh chị em, ... nói

Chứng NhânBản Tin Hàng Tuần • Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam12500 Patterson Avenue, Richmond, VA 23239 • Phone: 804-784-5450 • Fax: 804-784-9822

Giờ Lễ • Ngày thường: 8:00 am • Cuối Tuần: Thứ Bảy: 8:00 pm, Chúa Nhật: 8:00 am, 10:30 am31/5/2020 • Số 486

Chúa Nhật Lễ Hiện Xuống - Năm AChánh Xứ: Lm Nguyễn Nghiêu, OP • www.chungnhan.org • vietmar [email protected]

Lời Nguyện: Lạy Chúa Phục Sinh, xin Chúa ban Thánh Thần đến củng cố đức tin và trợ giúp chúng con, để chúng con biết can đảm ra đi loan báo Tin Mừng bình an của Chúa cho mọi người. Amen.

Lịch Phụng Vụ

Mùa Thường Niên (Sau lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống)

“Các tuần lễ trong mùa Thường niên, tuy không có cử hành một khía cạnh nào đặc biệt về mầu nhiệm Chúa Kitô, nhưng lại tôn kính chính mầu nhiệm Chúa Kitô trong toàn bộ; nhất là trong các ngày Chúa nhật” (AC 43).Tuần IX Thường Niên

• Thứ Hai, ngày 1 tháng 6Đức Ma-ri-a, Mẹ Hội Thánh, lễ nhớ.Bài đọc: St 3,9-15.20 (hoặc Cv 1,12-14); Ga 19,25-34.

• Thứ Ba, ngày 2 tháng 6Bài đọc: 2Pr 3,12-15a.17-18; Mc 12,13-17.

• Thứ Tư, ngày 3 tháng 6Thánh Ca-rô-lô Loan-ga (Lwanga) và các bạn tử đạo, lễ nhớ.Bài đọc: 2Tm 1,1-3.6-12; Mc 12,18-27.

• Thứ Năm, ngày 4 tháng 6Bài đọc: 2Tm 2,8-15; Mc 12,28b-34.

• Thứ Sáu, ngày 5 tháng 6Lễ thánh Bô-ni-phát (Boniface), Giám mục, Tử đạo, lễ nhớ.Bài đọc: 2Tm 3,10-17; Mc 12,35-37.

• Thứ Bảy, ngày 6 tháng 6Bài đọc: 2Tm 4,1-8; Mc 12,38-44.

• Chúa Nhật Lễ Chúa Ba Ngôi, Năm ANgày 7 tháng 6Bài đọc: Xh 34,4b-6.8-9; 2Cr 13,11-13; Ga 3,16-18.

Thu nhập Giáo xứ:Từ Chúa Nhật 3/5/2020 đến Chúa Nhật 24/5/2020

Hiện kim: $3,586

Ngân phiếu: $6,490Tổng cộng: $10,076Quỹ xây dựng (sửa chữa cơ sở): $470

Quảng đại kết nối hy sinhMón quà quý giá nghĩa tình biết baoLúc này Giáo xứ ước aoGóp phần một chút tay trao tấm lòng.

(1) Đây là tổng số tiền đóng góp của 4 tuần lễ vừa qua tại thùng dâng cúng cuối Nhà Thờ và qua bưu điện. Xin cám ơn các gia đình và anh chị em vẫn nhớ đến Giáo xứ trong lúc khó khăn của đại dịch Covid-19.(2) Qua số tiền đóng góp: Lòng quảng đại và hy sinh của anh chị em thật đáng khích lệ làm cho tài chính Tháng 5 tạm ổn định. Tuy nhiên trong Tháng 4 từ Chúa Nhật 22/3/2020 đến Chúa Nhật 26/4/2020 (sáu tuần lễ) với số tiền $5,886. Tài chính còn thấp để trang trải

“Sống Đức T in •-G iáo Dục Đức T in •-Chứng Nhân Đức T in ”“Sống Đức T in •-G iáo Dục Đức T in •-Chứng Nhân Đức T in ”“Sống Đức T in •-G iáo Dục Đức T in •-Chứng Nhân Đức T in ”

Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo : “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần.” (Ga 20: 22)

Page 2: Tổng cộng · Bài đọc: 2Tm 1,1-3.6-12; Mc 12,18-27. • Thứ Năm, ngày 4 tháng 6 Bài đọc: ... (Đáp ca Lễ Hiện Xuống) Thân mến chào anh chị em, ... nói

Giáo Xứ CáC Thánh Tử Đạo ViệT nam

cho các sinh hoạt thường dùng. Đây là thời gian thật khó khăn nhất vì đại dịch Covid-19 lên đỉnh điểm khi các cửa tiệm, nhà hàng, văn phòng … đều đóng cửa, mọi người đều lo lắng cho sức khỏe và nhu cầu thiết yếu của gia đình. Hy vọng khi bước vào giai đoạn 1 (15/5/2020) sinh hoạt cuộc sống dần dần bình thường, Nhà Thờ được mở lại các Thánh Lễ cuối tuần (24/5/2020) chúng ta có thể làm đầy được khoảng trống tài chính của Tháng 4, khi trong Tháng sáu này. mỗi gia đình và anh chị em quảng đại và hy sinh thêm một chút nữa, để những viên đá nhỏ làm thành ngọn núi lớn, một chút đóng góp lúc này thật đáng quý và trân trọng, giúp cho tài chính Giáo xứ vượt qua khúc quanh gập ghềnh hiện nay.(3) Khi tham dự Thánh lễ cuối tuần, anh chị em bỏ tiền dâng cúng vào các rổ trước cung thánh và cuối Nhà Thờ hoặc vào thùng bên cạnh bàn để Bản Tin Chứng Nhân, hoặc gửi qua bưu điện về địa chỉ:Văn phòng Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Vietnam12486 Patterson AveRichmond, VA 23238

(4) Nếu số tiền đóng góp gia tăng, ban tài chính sẽ kiểm ngân hằng tuần và nếu không nhiều sẽ kiểm ngân một tháng một lần.

Tâm Tình Mục TửAnh chị em thân mến,Chúng ta đang sống trong tuần lễ cuối Mùa Phục Sinh và cũng là tuần lễ cuối Tháng Hoa dâng kính Đức Trinh Nữ Maria. Chúa Nhật ngày 24/5/2020, Giáo xứ đã được phép Tòa Giám Mục mở lại Thánh Lễ cùng với 117 nơi khác trong toàn Giáo phận. Hiện nay còn 27 địa điểm nữa chưa được mở lại Thánh Lễ, vì các địa phương chưa cho phép. Thật cảm động và trang nghiêm, sau hơn hai tháng: Các Thánh Lễ Chúa Nhật vừa qua đã ghi dấu thật đặc biệt trong cử hành Phụng vụ và trong đời sống đức tin của mỗi người.Chúng ta Tạ ơn Chúa, vì muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn Tình Thương nhờ lời cầu khẩn của Đức Trinh Nữ Maria, Thánh Cả Giuse, các Thánh và Các Thánh Tử Đạo Việt Nam bổn mạng Giáo xứ, đã gìn giữ các gia đình bình an trong đại dịch Covid-19. Thứ đến, Chúng ta Tạ ơn Chúa bằng chính việc phục vụ Cộng đoàn thân yêu này trong sự đùm bọc lẫn nhau, những người cùng một dòng máu, cùng một dân tộc, giúp nhau sống đức tin trong ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam. Trong lúc con thuyền Giáo xứ vượt sóng Covid-19 với biết bao nhiêu khó khăn, như cử hành phụng vụ, trường Thánh Vinh Sơn Liêm, các hội đoàn, tài chính, cơ sở ... anh

chị em vẫn chung một con thuyền, cùng lướt sóng đầy nguy hiểm nhưng thật nhẹ nhàng và nhịp nhàng. Đức Thánh Cha Phanxicô trong bài giảng ngày thứ Sáu 27/3/2020 tại quảng trường Thánh Phêrô mời gọi chúng ta nhận ra: “Mình đang ở trên cùng một con thuyền với tất cả mong manh, nhưng đồng thời tất cả đều quan trọng và cần thiết, tất cả được kêu gọi cùng chèo với nhau, tất cả cần an ủi nhau”. Ngài xác định: “Tất cả chúng ta đều ở trên con thuyền, chúng ta cũng nhận thấy mình không thể tiến bước nếu mỗi người chỉ lo cho mình, nhưng phải cùng nhau”. Điều đó có nghĩa là, chúng ta cần phải liên đới với nhau. Ngài nói tiếp: “Chúng ta không thể cứ sống mãi trong sự hời hợt, bề ngoài, ham hố lợi lộc, để cho mình bị vật chất thu hút và bị choáng váng vì vội vã, tiếp tục tiến bước không chút sợ hãi, nghĩ rằng mình sẽ luôn khỏe mạnh trong một thế giới bị bệnh”.- Phase 1: Chưa biết bao giờ kết thúc.- Covid 19: Không biết khi nào hết đe dọa.- Con thuyền Giáo xứ: Còn đối diện với nhiều

sóng gió để “Sống đức tin - Giáo dục đức tin - Chứng Nhân đức tin.

Chúng ta trong cùng một con thuyền mong manh, nhưng đồng thời tất cả đều quan trọng và cần thiết, tất cả được kêu gọi cùng chèo với nhau, tất cả cần an ủi nhau. Hơn thế nữa, trong những ngày chuẩn bị mừng Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta: Mỗi thành viên trong cộng đoàn đều có những khả năng riêng để đóng góp. Tất cả đều là đáng quý, những món quà này đều được Chúa Thánh Thần ban cho mỗi người một cách khác nhau. Qua Bí Tích Rửa Tội chúng ta được tháp nhập vào Thân Thể Mầu Nhiệm Chúa Kitô, và cùng sống sức sống của Chúa Thánh Thần, với ơn ban của Ngài thật dồi dào phong phú. Mỗi người đều có thể đóng góp cho cộng đoàn một điều gì đó đặc biệt và giá trị theo cách thế riêng của mình (1Cr 12,3-7,12-13). Wolfgang Amadeus Mozart từng nói: “Sự thông minh hay trí tưởng tượng ngất trời, hay thậm chí cả hai kết hợp cùng nhau cũng không làm nên thiên tài. Yêu thương, yêu thương, yêu thương, đó là linh hồn của một thiên tài”.Thưa anh chị em,Con thuyền Giáo xứ đang vượt sóng Covid-19, hãy chung một con thuyền và cùng chèo với nhau và khích lệ an ủi lẫn nhau. Hãy yêu thương và phục vụ Cộng đoàn. Đó là linh hồn của một thiên tài. Cùng giúp sức chung tay với chuyên môn kiến thức và khả năng Chúa ban. Tất cả và trên Tất cả: Chỉ vì «Tình yêu Chúa Kitô thúc bách chúng tôi» (2Cr 5:14)

“Lạy Chúa, xin gửi thần khí tới, và Ngài sẽ đổi mới mặt đất này”

(Đáp ca Lễ Hiện Xuống)

Thân mến chào anh chị em,Rev. John Baptist Nghieu Nguyen, O.P.Linh mục chánh xứ

Thông báo

1/Tháng Sáu, kính Thánh Tâm Chúa GiêsuSùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu là kính nhớ tình thương yêu của Thiên Chúa. Tình thương yêu cứu độ của Thiên Chúa được tỏ bày ra nơi con người Đức Giê-su, và nhất là trong cái chết trên thập giá vì tội lỗi loài người. Thánh Tâm đã bị đâm thâu là hình ảnh rõ rệt nhất, là tiếng nói mạnh nhất về tình thương yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta, và là một bằng chứng không thể chối cãi được của tình thương yêu lạ lùng ấy. Để tôn kính Trái Tim Cực Thánh Chúa Giê-su và cầu nguyện cho các Linh mục, các tín hữu có thể đọc kinh Cầu Trái Tim Cực Thánh Chúa Giê-su và Kinh Đền Tạ Trái Tim Chúa Giêsu.

2/ Đoàn Liên Minh Thánh Tâm đọc kinh gia đình và mừng bổn mạng.Hằng năm anh em Đoàn Liên Minh Thánh Tâm cung nghinh Thánh Tâm Chúa trong Tháng Sáu đến gia đình các Đoàn viên để tôn vinh và dâng gia đình Đoàn viên cho Thánh Tâm Chúa Giêsu. Năm nay, vì đại dịch Covid-19, anh em đọc kinh online tại các gia đình sau:• Chúa Nhật ngày 7/6/2020: Gia đình anh chị

Kiệt• Chúa Nhật ngày 14/6/2020: Gia đình anh chị

Phương• Chúa Nhật ngày 21/6/2020: Gia đình anh chị

Thảo• Chúa Nhật ngày 28/6/2020: Gia đình anh chị

CườngĐoàn Liên Minh Thánh Tâm mừng kính bổn mạng vào Thánh Lễ 8:00AM, Chúa Nhật ngày 21/6/2020. Trong Thánh Lễ này, các đoàn viên sẽ lập lại Lời Tuyên Hứa và dâng mình cho Thánh Tâm Chúa Giêsu.

3/ Ai được miễn chuẩn? Ai cần ghi danh tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật?Bước vào phase 1: Một câu hỏi được đặt ra: Thánh Lễ Trực Tuyến có thay thế cho việc đến Nhà Thờ ngày Chúa Nhật không?

(1) Trường hợp 1: Theo khuyến cáo của Tòa Giám Mục: Hãy ở nhà nếu anh chị em bị bệnh, già yếu, qúa lo lắng hoặc sức đề kháng bị suy yếu. Đức cha Knestout chuẩn miễn cho anh chị em việc tham dự Thánh Lễ ngày Chúa Nhật. Những người này có thể hiệp thông qua Thánh

Page 3: Tổng cộng · Bài đọc: 2Tm 1,1-3.6-12; Mc 12,18-27. • Thứ Năm, ngày 4 tháng 6 Bài đọc: ... (Đáp ca Lễ Hiện Xuống) Thân mến chào anh chị em, ... nói

chứng nhân Số 478

Lễ Chúa Nhật Trực Tuyến của Giáo xứ.(2) Trường hợp 2: Ngoài những trường hợp kể trên được Đức Giám Mục chuẩn miễn, mỗi người cần suy xét để chu toàn trách nhiệm như Thiên Chúa và Hội Thánh hướng dẫn ghi danh Tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật.

4/ Ghi danh tham dự Thánh Lễ.Để sắp xếp cho phù hợp số người tham dự mỗi Thánh Lễ nên cộng đoàn cần ghi danh tại trang nhà: www.chungnhan,org hoặc ành https://ghidanh.chungnhan.org,Những ai không có phương tiện và không biết cách ghi danh, vui lòng nhờ các con cháu, hoặc những người thân quen giúp.Lưu ý: Mỗi Chúa Nhật khi đi tham dự Thánh Lễ đều phải ghi danhTheo thống kê của Ban Truyền Thông cho biết: Trong cuối tuần vừa qua, Lễ Chúa Thăng Thiên, Giáo xứ có 160 người tham dự Thánh Lễ, gồm: Thánh Lễ Thứ Bẩy 8:00pm là 36 người, Chúa Nhật Lễ 8:00am là 61 người và Lễ 11:00am là 63 người. Khoảng 25% số người tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật so với những tháng trước khi đại dịch Covid-19 xảy đến. Hy vọng 75% còn lại sẽ hiện diện cùng với Cộng Đoàn để chúng ta Tạ ơn, đón nhận Ơn Thánh, nhất là đón nhận Thánh Thể Chúa Giêsu vào trong tâm hồn. Vì “không có Thầy, anh em chẳng làm gì được.” (Ga 15:5)

5/ Ghi danh vào Ban Hướng Dẫn.Trong giai đoạn 1 (phase 1), rất cần anh chị em tham gia vào Ban hướng dẫn để giúp Cộng đoàn ra vào Nhà Thờ cũng như thu dọn vệ sinh. Đây là lúc Giáo xứ cần đến sự Hy Sinh và Phục vụ của mỗi người cho Cộng đoàn. Chúng ta đùm bọc lẫn nhau và chung tay góp sức làm cho Giáo xứ thành nơi cho mọi người khi đến tham dự cử hành Thánh Lễ được an toàn bao nhiêu có thể.Thứ Bẩy: Thánh Lễ 8:00pm (Trưởng nhóm Anh Đoàn Ngọc Lân)

Chúa Nhật: Thánh Lễ 8:00am (Trưởng nhóm Anh Nguyễn Duy Vượng)

Thánh Lễ 11:00am (Trưởng nhóm Anh Bùi Sỹ Liêm)

6/ Khi đến tham dự Thánh Lễ?(1) Đến trước giờ Lễ ít nhất 30 phút và gặp Ban hướng dẫn tại cửa cuối Nhà Thờ.(2) Luôn luôn duy trì khoảng cách 6 feet theo luật đòi buộc trong Nhà Thờ cũng như ngoài khuôn viên Nhà Thờ, nếu không cùng trong một gia đình.(3) Trong thời gian tham dự Thánh Lễ. Từ 3 tuổi trở lên, phải mang khẩu trang hoặc đồ che mặt Làm sao cho khẩu trang che mũi và miệng và

chỉ được bỏ ra khi đón nhận Mình Thánh Chúa.(4) Không được tiếp xúc, đụng chạm đến người khác, như cầm tay nhau lúc đọc Kinh Lạy Cha, hoặc bắt tay khi chúc bình an.(5) Khử trùng tay khi ra vào Nhà Thờ, trước khi đón nhận Mình Thánh Chúa. Hãy mang nước khử trùng cho riêng mình.(6) Vì sức khỏe của chính mình và của người khác. Hãy lưu tâm đến việc đón nhận Thánh Thể trên tay. Nếu ai không muốn Rước Lễ trên tay, xin vui lòng lên sau khi Cộng đoàn đã rước lễ xong.(7) Khi lên và xuống theo sự hướng dẫn của người phụ trách.(8) Không sử dụng tại Nhà Nguyện, Phòng trẻ em và gác hát.(9) Các rổ tiền dâng cúng đặt tại cuối Nhà Thờ và trước cung thánh.(10) Từng người một khi sử dụng Nhà Vệ Sinh và giữ khoảng cách 6 feet.

7/ Sau khi kết thúc Thánh Lễ?(1) Tham gia vào ban Thiện nguyện lau ghế và Nhà Vệ Sinh(2) Giữ khoảng cách 6 feet khi rời khỏi Nhà Thờ và tại Parking(3) Trật tự ra khỏi Nhà Thờ như sau: Giữ khoảng cách 6 feet- Hai hàng ghế dài giữa Nhà Thờ: Đi từ hàng

ghế cuối ra cửa chính- Hàng ghế ngắn bên Thánh Giuse: Đi từ hàng

ghế đầu ra cửa bên ca đoàn- Hàng ghế ngắn bên Đức Mẹ: Đi từ hàng ghế

đầu ra cửa bên TTV Thánh Thể.

8/ Cử hành Chúa Nhật Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống(1) Đường nối kết trực tuyến: https://youtu.be/JZWpCuIgrhM(2) Facebook: facebook.com/groups/CVMRVA/(3) Lời Chúa tiếng Anh (English) trường Vinh Sơn Liêm: https://youtu.be/hp8Pg-qA0GY(4) Bản Tin Chứng Nhân: https://chungnhan.org/hangtuan/486.pdf(5) Từ 12:00pm - 2:00pm: Các gia đình đến Nhà Thờ tiến hoa dâng kính Đức Mẹ, cầu nguyện và Rước Lễ Thiêng Liêng (Tuần Lễ cuối Tháng 5, Kính Đức Mẹ)

Suy nghĩ Sau đại dịch coVid-19Nhìn Xa Hơn Cuộc Khủng Hoảng Covid-19. Chúng Ta Sẽ Gặp Lại Nhau Với Cái Nhìn Nào?Federico Lombardi, S.J.

Cha Lombardi bắt đầu loạt bài viết mới để nhìn xa hơn về tương lai đang chờ đợi chúng ta: Chúa Giêsu không phải là một sự biểu hiện ảo của Thiên Chúa, mà sự nhập thể của Người, chính là để chúng ta có thể gặp gỡ Người. Và Người nói với chúng ta rằng Người hiện diện và chờ đợi chúng ta trong người khác.Trong những ngày này, tôi đã đọc lời xác quyết của một nhà tư tưởng Nga: “Mối tương quan giản dị giữa con người là điều quan trọng nhất trên thế giới!”. Điều này gợi nhớ trong tôi một bài hát hay đầy niềm vui từ vài thập kỷ trước, được phát động bởi một phong trào dễ thương của những bạn trẻ, đề cao tình bạn và tình huynh đệ giữa các dân tộc: “Viva la gente!” (tạm dịch “Con người muôn năm!”). Ai đó chắc chắn nhớ nó. Bài hát nói về nhiều người chúng ta gặp mỗi sáng trên đường đi làm; ai đó nói rằng: “Nếu càng nhiều người nhìn vào mọi người với sự quý mến, chúng ta sẽ có ít người khó tính và nhiều hơn những người tốt lành...” và điều này đã truyền cảm hứng cho nhiều tâm tình khôn ngoan và tích cực. Tôi đã nghĩ lại điều đó nhiều hơn trong vài năm gần đây khi đi trên phố, gặp nhiều người bận bịu và như khép lại với chính mình, và nhiều người khác với những dây nghe thò ra từ đôi tai, họ tập trung chằm chằm vào màn hình điện thoại di động hoặc nói to trong không khí với những ai không biết, không cần biết đến những người đang đi cùng trên xe buýt cách họ vài centimet. Dường như với tôi, niềm vui thích nhìn người khác với lòng nhân từ và sự chú ý ngày càng hiếm hơn và sự xâm chiếm ngày càng rộng của các hình thức giao tiếp mới trong cuộc sống hàng ngày khiến chúng ta trở nên như những người xa lạ.Sau vài tuần đóng cửa trong nhà, tôi rất mong muốn được gặp lại những gương mặt khác nhau trên đường phố. Tôi hy vọng rằng sớm hay muộn, vào thời gian thuận lợi, điều này có thể xảy ra cũng như không cần khẩu trang và không có dải nhựa làm phân cách và tôi hy vọng có thể chuyển trao với họ một lời thân thiện, hoặc thậm chí chỉ là một nụ cười chân thành. Nhiều người trong chúng ta trong những tháng này đã rất đỗi ngạc nhiên về khả năng mang lại của truyền thông kỹ thuật số và chúng ta hy vọng sẽ tận dụng nó trong tương lai, nhưng với sự kéo dài của tình trạng cách ly, chúng ta đã hiểu rằng chúng là không đủ.Chúng ta sẽ gặp lại nhau vào ngày kia trên đường phố hoặc trong tàu điện ngầm như thế nào? Liệu chúng ta có thể tái tạo sự bình yên nơi các không gian chung trong các thành phố chúng ta không? Chúng ta sẽ bị giới hạn, điều kiện hóa bởi sự sợ hãi và nghi ngờ, hoặc nhờ vào sự giúp đỡ khôn ngoan hy vọng từ các nhà khoa học và nhà lãnh đạo, chúng ta sẽ

Page 4: Tổng cộng · Bài đọc: 2Tm 1,1-3.6-12; Mc 12,18-27. • Thứ Năm, ngày 4 tháng 6 Bài đọc: ... (Đáp ca Lễ Hiện Xuống) Thân mến chào anh chị em, ... nói

có thể cân bằng đúng mức sự thận trọng với mong muốn lấy lại và tái tạo chất lượng của sự sống chung hàng ngày, chính bức vẽ của thế giới con người - như chúng ta đã nói lúc đầu - “Là điều quan trọng nhất trên thế giới?” Chúng ta sẽ nhận ra (nhiều hay ít hơn trước?) rằng chúng ta là gia đình nhân loại tiến bước dưới ngôi nhà chung trong hành tinh duy nhất của chúng ta Trái đất?Đại dịch hiện tại đã khiến chúng ta cảm ng-hiệm một khía cạnh có vấn đề mang tính toàn cầu hóa mà tất cả chúng ta sẽ phải tính đến trong tương lai, chúng ta sẽ biết tìm thấy sự thôi thúc của tình huynh đệ giữa các dân tộc vượt ra ngoài biên giới, sự đón tiếp nồng hậu và mới lạ nơi sự đa dạng, niềm hy vọng chung sống trong một thế giới hòa bình?Chúng ta sẽ bảo vệ bản thân chúng ta thế nào và chúng ta sẽ nhìn thân thể người khác ra sao? Phải chăng thân thể ấy là con đường lây nhiễm, một rủi ro nguy hiểm phải đề phòng, hay thân thể ấy là biểu hiện tâm hồn của một người chị em, anh em? Bởi vì chiều sâu của mỗi thân thể con người chính là: Biểu hiện cụ thể của một linh hồn - độc nhất, xứng đáng, quý giá, tạo vật của Thiên Chúa, hình ảnh của Ngài... Thật tuyệt vời âm sắc của giọng nói, nhịp điệu của những bước chân, và trên hết là nụ cười của những người thân yêu! Mà hơn thế nữa, điều này sẽ không áp dụng cho tất cả những người chúng ta gặp gỡ? Vì vậy, việc lấy lại tự do khỏi virút corona cũng sẽ giúp chúng ta thoát khỏi các loại virút khác trong thể xác và trong tâm hồn, vốn khiến chúng ta không thể nhìn thấy và gặp được kho tàng đang ở nơi tâm hồn của người khác, hay chúng ta sẽ trở nên chủ nghĩa cá nhân ích kỷ nhiều hơn?Công nghệ kỹ thuật số có thể làm trung gian và đồng hành hữu ích nơi mối tương quan của chúng ta, nhưng sự hiện diện thể lý cùng nhau của con người, của chính thân thể họ như sự trong sáng của tâm hồn, của sự gần gũi và của cuộc gặp gỡ nhau, chúng vẫn là điểm khởi đầu và điểm quy chiếu căn nguyên cho kinh ng-hiệm và hành trình của chúng ta. Chúa Giêsu không phải là một sự biểu hiện ảo của Thiên Chúa mà sự nhập thể của Người, chính là để chúng ta có thể gặp gỡ Người. Và Người nói với chúng ta rằng Người hiện diện và chờ đợi chúng ta trong người khác, trong người nghèo (và ai lại không nghèo trong một cách thế nào đó, người ấy biết được điều đó hoặc không?) và rằng trong khuôn mặt của người khác mà chúng ta có thể và phải biết cách nhận ra khuôn mặt của Người.Với đôi mắt nào, với trái tim nào, với nụ cười nào chúng ta sẽ bước đi trên những con đường và gặp gỡ biết bao người, những người mà, trong những tháng qua họ có vẻ là xa lạ, nhưng

xét cho cùng, chúng ta cũng thấy nhớ họ, và như chúng ta, họ cũng thấy ước mong được gặp lại chúng ta trên những con đường hàng ngày trong cuộc sống của họ, trong thế giới chung của chúng ta?Lm. Phaolô Nguyễn Thanh Tuấn dịch từ vatican-news.va/it

học hỏi Kinh Thánh

Chủ Nhật Lễ Ba Ngôi, Năm AGa 3:16-18

Thiên Chúa quá yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một.

1/ Tình yêu Thiên Chúa dành cho con người biểu lộ qua sự kiện Ngài trao Người Con Một trong tay con người (Jn 3:16). Thiên Chúa chưa ai xem thấy bao giờ; nhưng mỗi khi nhìn lên Thập Giá, con người hiểu được tình yêu của Thiên Chúa dành cho họ. Đây là một câu nói thời danh của Tin Mừng Gioan mà chúng ta phải ghi khắc trong tâm khảm. Trên các sân thể thao của người Mỹ hay trưng câu này. Cầu thủ football lừng danh của đại học Florida, Tim Tebow, vẽ câu này trên mắt khi thi đấu. Mục đích của việc Thiên Chúa cho Người Con là: “để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời.” Thánh Phaolô giải thích thêm về tình yêu Thiên Chúa khi Ngài nói: “Đến như chính Con Một, Thiên Chúa cũng chẳng tha, nhưng đã trao nộp vì hết thảy chúng ta. Một khi đã ban Người Con đó, lẽ nào Thiên Chúa lại chẳng rộng ban tất cả cho chúng ta?” (Rom 8:32).2/ Con người tự kết án chính mình: Thiên Chúa chỉ quan tâm đến việc cứu độ. Khi cho Người Con Một, Ngài không quan tâm đến việc lên án con người. Con người kết án chính mình, vì: “Ai tin vào Con của Người, thì không bị lên án; nhưng kẻ không tin, thì bị lên án rồi, vì đã không tin vào danh của Con Một Thiên Chúa.” Khi đối diện với Đức Kitô, con người bắt buộc phải lựa chọn: tin hay không tin nơi Ngài? Tình yêu của Thiên Chúa không còn trừu tượng nữa, để con người có lý do biện hộ họ không nhìn thấy Thiên Chúa, làm sao họ cảm nghiệm được tình yêu của Ngài? Nhưng tình yêu của Thiên Chúa đã được biểu lộ cách cụ thể qua Người Con Một, sẵn sàng hiến thân chịu chết cho con người. Nếu con người từ chối tin vào Đức Kitô, họ cũng từ chối tình yêu Thiên Chúa dành cho họ; và như thế, họ từ chối được sống hạnh phúc đời đời với Thiên Chúa.

Áp Dụng Trong Cuộc Sống:- Chúng ta có một địa vị cao cả trước Ba Ngôi

Thiên Chúa, đến nỗi cả ba đều đã vì yêu thương mà hy sinh tất cả cho chúng ta.

- Sau khi đã cảm nghiệm được tình yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa, chúng ta cũng biết bắt

chước các Ngài để hy sinh cho tha nhân, để họ cũng được lãnh nhận ơn cứu độ.

- Một trong những biểu lộ cụ thể nhất của sự liên hệ giữa Ba Ngôi Thiên Chúa là sự liên hệ giữa cha, mẹ, và con cái trong gia đình. Chúng ta hãy học gương Ba Ngôi Thiên Chúa để luôn biết vâng lời, yêu thương, và hy sinh cho nhau, để gia đình chúng ta luôn được hiệp nhất và hạnh phúc đời này; đồng thời xứng đáng được sống đời đời với Ba Ngôi trên Thiên Đàng

The Most Holy TrinityJohn 3:16-18

“God loved the world so much that he gave his only Son.”

IllustrationOne of the greatest of the Greek philosophers, Aristotle, famously said that human beings are political animals. By that, he didn’t mean that we all belong to political parties or have cer-tain ideologies. In his terms, Aristotle meant that we are designed to live in community. He thought that the basic unit of human society was the family, and several families gather-ing together made the polis, or basic political unit. However, absolutely fundamental was the idea that we flourish in community. We learn by imitating others and being taught by others. We love telling stories, we have a need to create, and we build and trade. Even the hermit, living in a hut in the forest, can only be solitary because he or she first belongs to the human family.As well as this social aspect, we can also have a rich interior life. We can imagine, have day-dreams and capture in our minds the essence of things. Above all we can understand, and communicate that understanding with words and concepts. As somebody once said, we are the only animals who keep diaries to record and reflect on our inner life. All this is the case because we are made according to a certain plan or pattern. Like a painting, we carry the tell-tale signs of the artist who made us; we can even say we have the signature of the Most Holy Trinity.

Gospel TeachingWhat is meant by that? As the incarnation reveals to us, God is eternally one, but also a communion of Persons. The interior life of God, if we may put it like that, is the eternal communion of love between the Father, Son and Holy Spirit: one sole God in essence, with three distinct Persons. St Paul, in his beautiful farewell to the Corinthians, associates grace with the incarnate eternal Son, Jesus Christ; love with God the Father; and fellowship, or

Page 5: Tổng cộng · Bài đọc: 2Tm 1,1-3.6-12; Mc 12,18-27. • Thứ Năm, ngày 4 tháng 6 Bài đọc: ... (Đáp ca Lễ Hiện Xuống) Thân mến chào anh chị em, ... nói

communion, with the Holy Spirit. This helps us gain an entry into the mystery, but in reality all three Persons are grace, love and communion. God has revealed to us the names Father, Son and Holy Spirit, to help draw us into this mys-tery, so we can communicate with the holy and undivided Trinity.The terms express a reality, but a reality which we will only see when we participate fully in the eternal love of the three Persons in heaven. Here we have to exercise our spiritual muscles to receive the reality of the Trinity, where, in the words of St Athanasius: “In that Trinity there is no before or after, nothing greater or lesser: because the three Persons are co-eter-nal and equal among themselves.” So we are social creatures because God is communion. We are rational creatures because the divine Trinity is the fountain of all reason, order and intelligence.

ApplicationSo we have the maker’s mark, the artist’s sig-nature. But God does more than create us; we are also redeemed. The eternal Word, the second Person of the Blessed Trinity, while never ceasing to be God, took on our human nature. God could have redeemed us with just a word of command. But God wishes to enter into the life of God’s beloved creatures to heal and raise them to participate, by grace, in the divine, eternal life. So great is God’s desire to share communion with us that Jesus Christ, who is both divine and human, was prepared to suffer and die on the cross to communicate that love.But, not content with dying and rising for us, Jesus also sent the gift of the Holy Spirit at Pentecost to dwell within the Church, and dwell within each one of the baptised. In fact, the whole of the Trinity dwells within us when we live a sacramental life in the Church, when we pray, in our life of good works. Without that divine life, healing and illuminating us, we would be unable even to make the sign of the cross with any conviction.St Elizabeth of the Trinity, who died in 1906 and was canonised in 2016 by Pope Francis, had an especially vivid awareness of the indwelling of the Blessed Trinity. She was an ordinary girl from an ordinary family but was graced to ex-perience profoundly the divine Persons in her daily life. She wrote: “O my God, Trinity whom I adore! Grant my soul peace. Make it your heaven, your beloved dwelling and the place of your rest.” We are made for communion, communion with each other and communion with God.

Ý Lễ

Thánh Lễ cuối tuần• LH Anna Vũ Thị Mão (Một người xin)• LH Anna Đỗ Thị Hoạt và Maria Nguyễn Thị

Miện (Các con)• LH Giuse Võ Thánh Khiết và Tạ ơn (Võ Thành

Tài)• LH Anna Phạm Thị Vinh lễ giỗ 3 Năm (Kha

Trâm)• LH Anna Phạm Thị Vinh và các Đẳng linh

hồn (Ô Chấn)• LH Helena Nguyễn Thị Phấn qua đời tại Việt

Nam (Gđ Nguyễn Tứ Quý)• LH Maria Nguyễn Thị Vân (Nguyễn Tho)• LH Lucia Trương Thị Trông (Con Cháu)• LH Augustino và các Đẳng linh hồn (Gđ Trung

Linh)• LH Catarina, Tạ ơn Chúa Giêsu, Đức Mẹ và

Thánh Cả Giuse (Hội Lành)• LH Giuse (Gia đình)• Tạ ơn Chúa và 2 linh hồn Phêrô mới qua đời

(Hòa Dương)• LH Anna Phạm Thị Vinh và các Đẳng linh hồn

(Một người xin)• LH Antôn Phạm Văn Châu (Toàn Quyên)• Các linh hồn mồ côi (Một người xin)• LH Antôn Hồ Văn Vĩnh (Con Cháu)• Tạ ơn Chúa, Đức Mẹ và Thánh Cả Giuse (Một

người xin)• Xin ơn như ý (Gđ Dũng và Thanh Hải)• LH Phêrô Nguyễn Trọng Hưởng Lễ giỗ (Thanh

Thu)

Cảnh giác chung quanh chuyện We-Chat phát trực tiếp Thánh lễ hàng ngày của Đức Thánh Cha. Vatican tiết lộ trong tuần này rằng người Công Giáo ở Trung Quốc đã có thể sử dụng mạng xã hội phổ biến nhất của Trung Quốc, là WeChat, để theo dõi trực tiếp Thánh lễ hàng ngày của Đức Thánh Cha Phanxicô trong đại dịch coronavirus.

Một chuyên gia trên phương tiện truyền thông Trung Quốc đã cảnh báo rằng chế độ Trung Quốc có thể có một cái gì đó muốn đạt được trong việc cho người Công Giáo Trung Quốc quyền truy cập hạn chế này vào các thánh lễ của Đức Giáo Hoàng.

WeChat được biết đến là một mạng xã hội với hơn 1 tỷ người dùng. Bọn cầm quyền Trung Quốc có thể theo dõi tất cả các cuộc thảo luận, nội dung và dữ liệu người dùng trên ứng dụng này.

Vatican News đã phát hành một video vào ngày 20 tháng Năm cho thấy người Công Giáo ở Trung Quốc tập trung xung quanh điện thoại thông minh và màn hình máy tính đặt trên bàn thờ gia đình hoặc bên trong nhà thờ để cầu nguyện với các nghi thức được phát trực tiếp từ nhà nguyện Santa Marta.

Vào thời điểm video này được công bố, thời hạn 52 ngày giới hạn trong đó việc phát trực tiếp cho người Trung Quốc xem, từ 27 tháng Ba đến 18

tháng Năm, đã kết thúc.

Vatican News báo cáo rằng số lượng người xem Thánh lễ của Đức Thánh Cha Phanxicô tại Trung Quốc tăng lên hàng ngày, đạt đến mức cao nhất là 10, 000 người xem trên WeChat trước khi Vat-ican ngừng phát trực tiếp Thánh lễ.

Sarah Cook, một nhà phân tích nghiên cứu cao cấp, người theo dõi việc kiểm duyệt truyền thông và tự do tôn giáo ở Trung Quốc cho Freedom House, giải thích với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, rằng việc phát trực tiếp Thánh lễ của Đức Giáo Hoàng tại Trung Quốc có thể là kết quả của cuộc đối thoại đang diễn ra giữa Tòa thánh và chính phủ Trung Quốc. Tuy nhiên, nó cũng có thể là một hành động tự phát của một cá nhân hay một nhóm người Công Giáo.

“Mười ngàn vẫn còn khá thấp so với tiêu chuẩn của Trung Quốc, ” bà nói thêm.

Theo thống kê chính thức, Trung Quốc có hơn 10 triệu người Công Giáo, với sáu triệu người là thành viên của Hiệp hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc.

“Đây chỉ là một cái gì đó tạm thời, ” Cook nói.

“Cảm giác của tôi là nếu chương trình phát sóng này được tiếp tục và bắt đầu đạt được một số khán giả lớn hơn, chẳng hạn như hàng trăm ngàn hay một triệu người, thì nó sẽ bị đình chỉ tại một thời điểm nào đó.”

“Đàn áp các nhóm tôn giáo khác và thậm chí ngăn cấm việc chia sẻ thông tin hoặc các bài giảng trực tuyến đã tiếp tục trong bối cảnh đại dịch, đặc biệt đối với người Tin Lành và các nhóm bị bách hại tôn giáo ở Trung Quốc, chẳng hạn như Pháp Luân Công.”

Trong đại dịch coronavirus, nhóm nhân quyền “Voice of the Martyrs”, nghĩa là “Tiếng nói của các vị Tử Đạo” báo cáo rằng các quan chức chính phủ ở tỉnh Sơn Đông đã cấm rao giảng trực tuyến giữa lúc dịch bệnh bùng phát, và ChinaAid đã chia sẻ một video ngày 15 tháng 3 trong đó một nhà thờ Tin lành ở tỉnh Giang Tô đã bị bọn cầm quyền phá hủy.

Trong khi một số người Công Giáo ở Trung Quốc rất buồn khi mất quyền truy cập vào Thánh lễ livestream, thì vấn đề lớn hơn đối với hầu hết người Công Giáo Trung Quốc là các nhà thờ, các cuộc hội thảo và tất cả các hoạt động hành hương ở Trung Quốc vẫn bị đình chỉ.

Trung Quốc đóng cửa các nhà thờ bắt đầu vào tháng Giêng, khi dịch coronavirus lan rộng khắp cả nước. Nhưng sau khi việc kiểm dịch toàn quốc được nới lỏng vào tháng Ba và lệnh cô lập Vũ Hán đã bị dỡ bỏ vào ngày 8 tháng 4, Asia News đưa tin rằng các nhà thờ Công Giáo vẫn bị Hiệp hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc ra lệnh đóng cửa ít nhất là đến hết tháng 5.

Page 6: Tổng cộng · Bài đọc: 2Tm 1,1-3.6-12; Mc 12,18-27. • Thứ Năm, ngày 4 tháng 6 Bài đọc: ... (Đáp ca Lễ Hiện Xuống) Thân mến chào anh chị em, ... nói