70
hoc360.net Tài liệu học tập miễn phí Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/ BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT CÁCH ĐỀU. Muốn tính tổng của một dãy số có quy luật cách đều chúng ta thường hướng dẫn học sinh tính theo các bước như sau: Bước 1: Tính số số hạng có trong dãy: (Số hạng lớn nhất của dãy - số hạng bé nhất của dãy) : khoảng cách giữa hai số hạng liên tiếp trong dãy + 1 Bước 2: Tính tổng của dãy: (Số hạng lớn nhất của dãy + số hạng bé nhất của dãy) x số số hạng có trong dãy : 2 Trong quá trình BDHSG ta thấy các dạng bài liên quan đến bài toán tính tổng của dãy số có quy luật cách đều rất đa dạng và phong phú, đòi hỏi học sinh phải vận dụng một cách linh hoạt 2 bước giải trên. Sau đây tôi xin giới thiệu một vài ví dụ cho thấy sự vận dụng kiến thức cơ bản của dạng toán một cách linh hoạt trong từng bài toán cụ thể. Ví dụ 1: Tính giá trị của A biết: A = 1 + 2 + 3 + 4 + ........................... + 2014. Phân tích: Đây là dạng bài cơ bản trong dạng bài tính tổng của dãy có quy luật cách đều, chúng ta hướng dẫn học sinh tính giá trị của A theo 2 bước cơ bản ở trên. Bài giải Dãy số trên có số số hạng là: (2014 1) : 1 + 1 = 2014 (số hạng) Giá trị của A là: (2014 + 1) x 2014 : 2 = 2029105 Đáp số: 2029105 Ví dụ 2: Cho dãy số: 2; 4; 6; 8; 10; 12; ............... Tìm số hạng thứ 2014 của dãy số trên ? Phân tích: Từ bước 1 học sinh sẽ tìm ra cách tìm số hạng lớn nhất trong dãy là: Số hạng lớn nhất = (Số số hạng trong dãy – 1) x khoảng cách giữa hai số hạng liên tiếp+ số hạng bé nhất trong dãy. Bài giải Số hạng thứ 2014 của dãy số trên là:

BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT CÁCH ĐỀU. · hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí Group: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT

  • Upload
    others

  • View
    15

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT CÁCH ĐỀU. · hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí Group: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT

hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT

CÁCH ĐỀU.

Muốn tính tổng của một dãy số có quy luật cách đều chúng ta thường hướng dẫn

học sinh tính theo các bước như sau:

Bước 1: Tính số số hạng có trong dãy: (Số hạng lớn nhất của dãy - số hạng bé

nhất của dãy) : khoảng cách giữa hai số hạng liên tiếp trong dãy + 1

Bước 2: Tính tổng của dãy: (Số hạng lớn nhất của dãy + số hạng bé nhất của

dãy) x số số hạng có trong dãy : 2

Trong quá trình BDHSG ta thấy các dạng bài liên quan đến bài toán tính tổng của

dãy số có quy luật cách đều rất đa dạng và phong phú, đòi hỏi học sinh phải vận

dụng một cách linh hoạt 2 bước giải trên. Sau đây tôi xin giới thiệu một vài ví dụ

cho thấy sự vận dụng kiến thức cơ bản của dạng toán một cách linh hoạt trong từng

bài toán cụ thể.

Ví dụ 1: Tính giá trị của A biết:

A = 1 + 2 + 3 + 4 + ........................... + 2014.

Phân tích: Đây là dạng bài cơ bản trong dạng bài tính tổng của dãy có quy luật

cách đều, chúng ta hướng dẫn học sinh tính giá trị của A theo 2 bước cơ bản ở trên.

Bài giải

Dãy số trên có số số hạng là:

(2014 – 1) : 1 + 1 = 2014 (số hạng)

Giá trị của A là:

(2014 + 1) x 2014 : 2 = 2029105

Đáp số: 2029105

Ví dụ 2: Cho dãy số: 2; 4; 6; 8; 10; 12; ...............

Tìm số hạng thứ 2014 của dãy số trên ?

Phân tích: Từ bước 1 học sinh sẽ tìm ra cách tìm số hạng lớn nhất trong dãy

là: Số hạng lớn nhất = (Số số hạng trong dãy – 1) x khoảng cách giữa hai số hạng

liên tiếp+ số hạng bé nhất trong dãy.

Bài giải

Số hạng thứ 2014 của dãy số trên là:

Page 2: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT CÁCH ĐỀU. · hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí Group: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT

hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

(2014 – 1) x 2 + 2 = 4028

Đáp số:4028

Ví dụ 3: Tính tổng 50 số lẻ liên tiếp biết số lẻ lớn nhất trong dãy đó là 2013 ?

Phân tích: Từ bước 1 học sinh sẽ tìm ra cách tìm số hạng bé nhất trong dãy

là: Số hạng bé nhất = Số hạng lớn nhất - (Số số hạng trong dãy – 1) x khoảng cách

giữa hai số hạng liên tiếp. Từ đó học sinh sẽ dễ dàng tính được tổng theo yêu cầu của

bài toán.

Bài giải

Số hạng bé nhất trong dãy số đó là:

2013 - (50 – 1) x 2 = 1915

Tổng của 50 số lẻ cần tìm là

(2013 + 1915) x 50 : 2 = 98200

Đáp số: 98200

Ví dụ 4: Một dãy phố có 15 nhà. Số nhà của 15 nhà đó được đánh là các số lẻ

liên tiếp, biết tổng của 15 số nhà của dãy phố đó bằng 915. Hãy cho biết số nhà

đầu tiên của dãy phố đó là số nào ?

Phân tích: Bài toán cho chúng ta biết số số hạng là15, khoảng cách của 2 số

hạng liên tiếp trong dãy là 2 và tổng của dãy số trên là 915. Từ bước 1 và 2 học sinh

sẽ tính được hiệu và tổng của số nhà đầu và số nhà cuối. Từ đó ta hướng dẫn học sinh

chuyển bài toán về dạng tìm số bé biết tổng và hiêu của hai số đó.

Bài giải

Hiệu giữa số nhà cuối và số nhà đầu là:

(15 - 1) x 2 = 28

Tổng của số nhà cuối và số nhà đầu là:

915 x 2 : 15 = 122

Số nhà đầu tiên trong dãy phố đó là:

(122 - 28) : 2 = 47

Đáp số: 47

Một số bài tự luyện:

Page 3: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT CÁCH ĐỀU. · hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí Group: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT

hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

Bài 1: Cho dãy số: 1; 4; 7; 10; ............................; 2014.

a, Tính tổng của dãy số trên ?

b, Tìm số hạng thứ 99 của dãy ?

c, Số hạng 1995 có thuộc dãy số trên không ? Vì sao ?

Bài 2: Tìm TBC các số chẵn có 3 chữ số ?

Bài 3: Tính tổng 60 số chẵn liên tiếp biết số chẵn lớn nhất trong dãy đó là 2010 ?

Bài 4: Tính tổng 2014 số lẻ liên tiếp bắt đầu bằng số 1 ?

Bài 5:Tính tổng: 1 + 5+ 9 + 13 +....................... biết tổng trên có 100 số hạng ?

Bài 6: Một dãy phố có 20 nhà. Số nhà của 20 nhà đó được đánh là các số chẵn liên

tiếp, biết tổng của 20 số nhà của dãy phố đó bằng 2000. Hãy cho biết số nhà cuối cùng

trong dãy phố đó là số nào ?

Các bạn ạ ! Theo tôi trong quá trình dạy học chúng ta không nên cho học sinh

một con đường mòn duy nhất mà hãy cho các em một định hướng về con đường đó để

các em có thể tự hình thành và tìm cho mình con đường đi đúng và phù hợp nhất. Hãy

giúp các em lấy cái bất biến để ứng cái vạn biến. Đó là điều mà chúng ta nên làm

trong quá trình dạy học. Mong các đ/c đồng nghiệp thường xuyên trao đổi kinh

nghiệm dạy học của mình trên diễn đàn này để chúng ta có nhiều cơ hội giao lưu, học

hỏi lẫn nhau nhiều hơn và ngày một tiến bộ hơn về trình độ cũng như năng lực

BDHSG.

Dạng 1. QUY LUẬT VIẾT DÃY SỐ:

* Kiến thức cần lưu ý (cách giải):

Trước hết ta cần xác định quy luật của dãy số.

Những quy luật thường gặp là:

+ Mỗi số hạng (kể từ số hạng thứ hai) bằng số hạng đứng trước nó cộng (hoặc trừ)

với 1 số tự nhiên d;

+ Mỗi số hạng (kể từ số hạng thứ hai) bằng số hạng đứng trước nó nhân (hoặc chia)

với 1 số tự nhiên q khác 0;

+ Mỗi số hạng (kể từ số hạng thứ ba) bằng tổng hai số hạng đứng trước nó;

+ Mỗi số hạng (kể từ số hạng thứ tư) bằng tổng của số hạng đứng trước nó cộng với

số tự nhiên d cộng với số thứ tự của số hạng ấy;

+ Số hạng đứng sau bằng số hạng đứng trước nhân với số thứ tự;

v . . . v

1. Loại 1: Dãy số cách đều:

Page 4: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT CÁCH ĐỀU. · hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí Group: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT

hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

Bài 1:

Viết tiếp 3 số:

a, 5, 10, 15, ...

b, 3, 7, 11, ...

Giải:

a, Vì: 10 – 5 = 5

15 – 10 = 5

Dãy số trên 2 số hạng liền nhau hơn kém nhau 5 đơn vị. Vậy 3 số tiếp theo là:

15 + 5 = 20

20 + 5 = 25

25 + 5 = 30

Dãy số mới là:

5, 10, 15, 20, 25, 30.

b, 7 – 3 = 4

11 – 7 = 4

Dãy số trên 2 số hạng liền nhau hơn kém nhau 4 đơn vị. Vậy 3 số tiếp theo là:

11 + 4 = 15

15 + 4 = 19

19 + 4 = 23

Dãy số mới là:

3, 7, 11, 15, 19, 23.

Dãy số cách đều thì hiệu của mỗi số hạng với số liền trước luôn bằng nhau

1. Loại 2: Dãy số khác:

Bài 1:

Viết tiếp 3 số hạng vào dãy số sau:

a, 1, 3, 4, 7, 11, 18, ...

b, 0, 2, 4, 6, 12, 22, ...

c, 0, 3, 7, 12, ...

d, 1, 2, 6, 24, ...

Giải:

a, Ta nhận xét: 4 = 1 + 3

7 = 3 + 4

11 = 4 + 7

18 = 7 + 11

...

Từ đó rút ra quy luật của dãy số là: Mỗi số hạng (Kể từ số hạng thứ ba) bằng tổng

của hai số hạng đứng trước nó. Viết tiếp ba số hạng, ta được dãy số sau:

1, 3, 4, 7, 11, 18, 29, 47, 76,...

b, Tương tự bài a, ta tìm ra quy luật của dãy số là: Mỗi số hạng (kể từ số hạng thứ tư)

bằng tổng của 3 số hạng đứng trước nó.

Viét tiếp ba số hạng, ta được dãy số sau.

0, 2, 4, 6, 12, 22, 40, 74, 136, ...

c, ta nhận xét:

Số hạng thứ hai là:

3 = 0 + 1 + 2

Số hạng thứ ba là:

7 = 3 + 1 + 3

Page 5: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT CÁCH ĐỀU. · hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí Group: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT

hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

Số hạng thứ tư là:

12 = 7 + 1 + 4

. . .

Từ đó rút ra quy luật của dãy là: Mỗi số hạng (kể từ số hạng thứ hai) bằng tổng của

số hạng đứng trước nó cộng với 1 và cộng với số thứ tự của số hạng ấy.

Viết tiếp ba số hạng ta được dãy số sau.

0, 3, 7, 12, 18, 25, 33, ...

d, Ta nhận xét:

Số hạng thứ hai là

2 = 1 x 2

Số hạng thứ ba là

6 = 2 x 3

số hạng thứ tư là

24 = 6 x 4

. . .

Từ đó rút ra quy luật của dãy số là: Mỗi số hạng (kể từ số hạng thứ hai) bằng tích của

số hạng đứng liền trước nó nhân với số thứ tự của số hạng ấy.

Viết tiếp ba số hạng ta được dãy số sau:

1, 2, 6, 24, 120, 720, 5040, ...

Bài 2:

Tìm số hạng đầu tiên của các dãy số sau:

a, . . ., 17, 19, 21

b, . . . , 64, 81, 100

Biết rằng mỗi dãy có 10 số hạng.

Giải:

a, Ta nhận xét:

Số hạng thứ mười là

21 = 2 x 10 + 1

Số hạng thứ chín là:

19 = 2 x 9 + 1

Số hạng thứ tám là:

17 = 2 x 8 + 1

. . .

Từ đó suy ra quy luật của dãy số trên là: Mỗi số hạng của dãy bằng 2 x thứ tự của số

hạng trong dãy rồi cộng với 1.

Vậy số hạng đầu tiên của dãy là

2 x 1 + 1 = 3

b, Tương tự như trên ta rút ra quy luật của dãy là: Mỗi số hạng bằng số thứ tự nhân

số thứ tự của số hạng đó.

Vậy số hạng đầu tiên của dãy là:

1 x 1 = 1

Bài 3:

Lúc 7 giờ sáng, Một người xuất phát từ A, đi xe đạp về B. Đến 11 giờ trưa người đó

dừng lại nghỉ ăn trưa một tiếng, sau đó lại đi tiếp và 3 giờ chiều thì về đến B. Do

ngược gió, cho nen tốc độ của người đó sau mỗi giờ lại giảm đi 2 km. Tìm tốc độ của

người đó khi xuất phát, biết rằng tốc đọ đi trong tiếng cuối quãng đường là 10 km/

giờ.

Page 6: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT CÁCH ĐỀU. · hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí Group: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT

hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

Giải:

Thời gian người đó đi trên đường là:

(11 – 7) + (15 – 12) = 7 (giờ)

Ta nhận xét:

Tốc độ người đó đi trong tiếng thứ 7 là:

10 (km/giờ) = 10 + 2 x 0

Tốc độ người đó đi trong tiếng thứ 6 là:

12 (km/giờ) = 10 + 2 x 1

Tốc độ người đó đi trong tiếng thứ 5 là:

14 (km/giờ) = 10 + 2 x 2

. . .

Từ đó rút ra tốc độ người đó lúc xuất phát (trong tiếng thứ nhất) là:

10 + 2 x 6 = 22 (km/giờ)

Bài 4:

Điền các số thích hợp vào ô trống, sao cho tổng các số ở 3 ô liên tiếp đều bằng 1996:

Giải:

Ta đánh số các ô theo thứ tự như sau:

Theo điều kiện của đầu bài ta có:

496 + ô7 + ô 8 = 1996

ô7 + ô8 + ô9 = 1996

Vậy ô9 = 496. Từ đó ta tính được

ô8 = ô5 = ô2 = 1996 – (496 + 996) = 504;

ô7 = ô4 = ô1 = 996 và ô3 = ô6 = 496

Điền vào ta được dãy số:

Dạng 2. Xác định số a có thuộc dãy đã cho hay không:

Cách giải:

- Xác định quy luật của dãy.

- Kiểm tra số a có thoả mãn quy luật đó hay không.

Bài tập:

Em hãy cho biết:

a, Các số 50 và 133 có thuộc dãy 90, 95, 100,. .. hay không?

b, Số 1996 thuộc dãy 3, 6, 8, 11,. .. hay không?

c, Số nào trong các số 666, 1000, 9999 thuộc dãy 3, 6, 12, 24,. ..?

Giải thích tại sao?

Giải:

a, Cả 2 số 50 và 133 đều không thuộc dãy đã cho vì

- Các số hạng của dãy đã cho đều lớn hơn 50;

- Các số hạng của dãy đã cho đều chia hết cho 5 mà 133 không chia hết cho 5.

b, Số 1996 không thuộc dãy đã cho, Vì mọi số hạng của dãy khi chia cho đều dư 2

mà 1996: 3 thì dư 1.

c, Cả 3 số 666, 1000, 9999 đều không thuộc dãy 3, 6, 12, 24,. .., vì

- Mỗi số hạng của dãy (kể từ số hạng thứ 2) bằng số hạng liền trước nhân với 2. Cho

nên các số hạng (kể từ số hạng thứ 3) có số hạng đứng liền trước là số chẵn mà 666:

Page 7: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT CÁCH ĐỀU. · hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí Group: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT

hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

2 = 333 là số lẻ.

- Các số hạng của dãy đều chia hết cho 3 mà 1000 không chia hết cho 3

- Các số hạng của dãy (kể từ số hạng thứ hai) đều chẵn mà 9999 là số lẻ.

-----------------------

* BÀI TẬP VỀ NHÀ:

Bài 1: Viết tiếp hai số hạng của dãy số sau:

a, 100; 93; 85; 76;...

b, 10; 13; 18; 26;...

c, 0; 1; 2; 4; 7; 12;...

d, 0; 1; 4; 9; 18;...

e, 5; 6; 8; 10;...

f, 1; 6; 54; 648;...

g, 1; 3; 3; 9; 27;...

h, 1; 1; 3; 5; 17;...

Bài 2: Điền thêm 7 số hạng vào tổng sau sao cho mỗi số hạng trong tổng đều lớn hơn

số hạng đứng trước nó:

49 +. .. . .. = 420.

Giải thích cách tìm.

Bài 3: Tìm hai số hạng đầu của các dãy sau:

a,. . . , 39, 42, 45;

b,. . . , 4, 2, 0;

c,. . . , 23, 25, 27, 29;

Biết rằng mỗi dãy có 15 số hạng.

Bài 4:

a, Điền các số thích hợp vào các ô trống, sao cho tích các số của 3 ô liên tiếp đều

bằng 2000

b, Cho 9 số: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9. Hãy điền mỗi số vào 1 ô tròn sao cho tổng của

3 số ở 3 ô thẳng hàng nhau đều chia hết cho 5. Hãy giải thích cách làm.

c, Hãy điền số vào các ô tròn sao cho tổng của 3 ô liên tiếp đều bằng nhau. Giải thích

cách làm.?

-----------------------

Dạng 3. Tìm số số hạng của dãy số:

* Lưu ý:

- ở dạng này thường sử dụng phương pháp giải toán khoảng cách (trồng cây).Ta có

công thức sau:

Số số hạng của dãy = Số khoảng cách + 1

- Nếu quy luật của dãy là: số đứng sau bằng số hạng liền trước cộng với số không đổi

thì:

Số các số hạng của dãy = (Số cuối – số đầu): K/c + 1

Page 8: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT CÁCH ĐỀU. · hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí Group: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT

hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

Bài tập vận dụng:

Bài 1:

Viết các số lẻ liên tiếp từ 211. Số cuối cùng là 971. Hỏi viết được bao nhiêu số?

Giải:

Hai số lẻ liên tiếp hơn kém nhau 2 đơn vị

Số cuối hơn số đầu số đơn vị là:

971 – 211 = 760 (đơn vị)

760 đơn vị có số khoảng cách là:

760: 2 = 380 (K/ c)

Dãy số trên có số số hạng là:

380 +1 = 381 (số)

Đáp số:381 số hạng

Bài 2:

Cho dãy số 11, 14, 17,. .., 68.

a, Hãy xác định dãy trên có bao nhiêu số hạng?

b, Nếu ta tiếp tục kéo dài các số hạng của dãy số thì số hạng thứ 1 996 là số mấy?

Giải:

a, Ta có: 14 – 11 = 3

17 – 14 = 3

Vậy quy luật của dãy là: mỗi số hạng đứng sau bằng số hạng đứng trước cộng với 3.

Số các số hạng của dãy là:

( 68 – 11 ): 3 + 1 = 20 (số hạng)

b, Ta nhận xét:

Số hạng thứ hai: 14 = 11 + 3 = 11 + (2 – 1) x 3

Số hạng thứ ba: 17 = 11 + 6 = 11 + (3 – 1) x 3

Số hạng thứ tư : 20 = 11 + 9 = 11 + (4 – 1) x 3

Vậy số hạng thứ 1 996 là: 11 + (1 996 – 1) x 3 = 5 996

Đáp số: 20 số hạng; 5 996

Bài 3:

Trong các số có ba chữ số, có bao nhiêu số chia hết cho 4?

Giải:

Ta có nhận xét:số nhỏ nhất có ba chữ số chia hết cho 4là 100 và số lớn nhất có ba

chữ số chia hết cho 4 là 996. Như vậy các số có ba chữ số chia hết cho 4 lập thành

một dãy số có số hạng đầu là 100, số hạng cuối là 996 và mỗi số hạng của dãy (Kể từ

số hạng thứ hai) bằng số hạng đứng kề trước cộng với 4.

Vậy các số có 3 chữ số chia hết cho 4 là:

(996 – 100): 4 + 1 = 225 (số)

Đáp số: 225 số

Dạng 4. Tìm tổng các số hạng của dãy số:

* Cách giải:

Nếu các số hạng của dãy số cách đều nhau thì tổng của 2 số hạng cách đều số hạng

đầu và số hạng cuối trong dãy đó bằng nhau. Vì vậy:

Tổng các số hạng của dãy = tổng của 1 cặp 2 số hạng cách đều số hạng đầu và cuối x

số hạng của dãy: 2

Bài tập vận dụng:

Bài 1:

Tính tổng của 100 số lẻ đầu tiên.

Page 9: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT CÁCH ĐỀU. · hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí Group: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT

hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

Giải:

Dãy của 100 số lẻ đầu tiên là:

1 + 3 + 5 + 7 + 9 +. . . + 197 + 199.

Ta có:

1 + 199 = 200

3 + 197 = 200

5 + 195 = 200

...

Vậy tổng phải tìm là:

200 x 100: 2 = 10 000

Đáp số 10 000

Bài 2:

Cho 1 số tự nhiên gồm các số tự nhiên liên tiếp từ 1 đến 1983 được viết theo thứ tự

liền nhau như sau:

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13. . . 1980 1981 1982 1983

Hãy tính tổng tất cả các chữ số của số đó.

(Đề thi học sinh giỏi toàn quốc năm 1983)

Giải:

Cách 1. Ta nhận xét:

* các cặp số:

- 0 và 1999 có tổng các chữ số là:

0 + 1 + 9 + 9 + 9 = 28

- 1 và 1998 có tổng các chữ số là:

1 + 1 + 9 + 9 + 8 = 28

- 2 và 1997 có tổng các chữ số là:

2 + 1 + 9 + 9 + 7 = 28

- 998 và 1001 có tổng các chữ số là:

9 + 9 + 8 + 1 + 1 = 28

- 999 và 1000 có tổng các chữ số là:

9 + 9 + 9 + 1 = 28

Như vậy trong dãy số

0, 1, 2, 3, 4, 5,. . . , 1997, 1998, 1999

Hai số hạng cách đều số hạng đầu và số hạng cuối đều có tổng bằng 28. Có 1000 cặp

như vậy, do đó tổng các chữ số tạo nên dãy số trên là:

28 x 1000 = 28 000

* Số tự nhiên được tạo thành bằng cách viết liên tiếp các số tự nhiên từ 1984 đến

1999 là

* Vậy tổng các chữ số của số tự nhiên đã cho là:

28 000 – 382 = 27 618

Bài 3:

Viết các số chẵn liên tiếp:

2, 4, 6, 8,. . . , 2000

Tính tổng của dãy số trên

Giải:

Dãy số trên 2 số chẵn liên tiếp hơn kém nhau 2 đơn vị.

Dãy số trên có số số hạng là:

Page 10: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT CÁCH ĐỀU. · hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí Group: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT

hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

(2000 – 2): 2 + 1 = 1000 (số)

1000 số có số cặp số là:

1000: 2 = 500 (cặp)

Tổng 1 cặp là:

2 + 2000 = 2002

Tổng của dãy số là:

2002 x 500 = 100100

-----------------------

* BÀI TẬP VỀ NHÀ:

Bài 1: Tính tổng:

a, 6 + 8 + 10 +. .. + 1999.

b, 11 + 13 + 15 +. .. + 147 + 150

c, 3 + 6 + 9 +. .. + 147 + 150.

Bài 2: Viết 80 số chẵn liên tiếp bắt đầu từ 72. Số cuối cùng là số nào?

Bài 3: Có bao nhiêu số:

a, Có 3 chữ số khi chia cho 5 dư 1? dư 2?

b, Có 4 chữ số chia hết cho 3?

c, Có 3 chữ số nhỏ hơn 500 mà chia hết cho 4?

Bài 4: Khi đánh số thứ tự các dãy nhà trên một đường phố, người ta dùng các số lẻ

liên tiếp 1, 3, 5, 7,. .. để đánh số dãy thứ nhất và các số chẵn liên tiếp 2, 4, 6, 8,. .. để

đánh số dãy thứ hai. Hỏi nhà cuối cùng trong dãy chẵn của đường phố đó là số mấy,

nếu khi đánh số dãy này người ta đã dùng 769 chữ cả thảy?

Bài 5: Cho dãy các số chẵn liên tiếp 2, 4, 6, 8,. .. Hỏi số 1996 là số hạng thứ mấy của

dãy này? Giải thích cách tìm.

Bài 6: Tìm tổng của:

a, Các số có hai chữ số chia hết cho 3;

b, Các số có hai chữ số chia cho 4 dư 1;

c, 100 số chẵn đầu tiên;

d, 10 số lẻ khác nhau lớn hơn 20 và nhỏ hơn 40.

Dạng 5. Tìm số hạng thứ n:

Bài tập vận dụng:

Bài 1:

Cho dãy số: 1, 3, 5, 7,...

Hỏi số hạng thứ 20 của dãy là số nào?

Giải:

Dãy đã cho là dãy số lẻ nên các số liên tiếp trong dãy cách nhau 1 khoảng cách là 2

đơn vị.

20 số hạng thì có số khoảng cách là:

20 – 1 = 19 (khoảng cách)

19 số có số đơn vị là:

19 x 2 = 38 (đơn vị)

Số cuối cùng là:

1 + 38 = 39

Đáp số: Số hạng thứ 20 của dãy là 39

Page 11: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT CÁCH ĐỀU. · hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí Group: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT

hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

Bài 2:

Viết 20 số lẻ, số cuối cùng là 2001. Số đầu tiên là số nào?

Giải:

2 số lẻ liên tiếp hơn kém nhau 2 đơn vị

20 số lẻ có số khoảng cách là:

20 – 1 = 19 (khoảng cách)

19 khoảng cách có số đơn vị là:

19 x 2 = 38 (đơn vị)

Số đầu tiên là:

2001 – 38 = 1963

Đáp số : số đầu tiên là 1963.

Công thức:

a, Cuối dãy: n = Số đầu + khoảng cách x (n – 1)

b, Đầu dãy: n = Số cuối – khoảng cách x (n – 1)

-----------------------

* BÀI TẬP TƯ LUYÊN:

Bài 1: Viết các số chẵn bắt đầu từ 2. Số cuối cùng là 938. Dãy số có bao nhiêu số?

Bài 2: Tính:

2 + 4 + 6 +. .. + 2000.

Bài 3: Cho dãy số: 4, 8, 12,...

Tìm số hạng 50 của dãy số.

Bài 4: Viết 25 số lẻ liên tiếp số cuối cùng là 2001. Hỏi số đầu tiên là số nào?

Bài 5: Tính tổng:

a, 6 + 8 + 10 +. .. + 2000

b, 11 + 13 + 15 +. .. + 1999.

c, 3 + 6 + 9 +. .. + 147 + 150.

Bài 6: Viết 80 số chẵn liên tiếp bắt đầu từ 72. Hỏi số cuối cùng là số nào?

Bài 7: Cho dãy số gồm 25 số hạng:

.. . , 146, 150, 154.

Hỏi số đầu tiên là số nào?

Dạng 6. Tìm số chữ số biết số số hạng

Bài tập vận dụng:

Bài 1:

Cho dãy số 1, 2, 3, 4,. .., 150.

Dãy này có bao nhiêu chữ số

Giải:

Dãy số 1, 2, 3,. .., 150 có 150 số.

Trong 150 số có

+ 9 số có 1 chữ số

+ 90 số có 2 chữ số

+ Các số có 3 chữ số là: 150 – 9 – 90 = 51 (chữ số)

Dãy này có số chữ số là:

1 x 9 + 2 x 90 + 3 x 51 = 342 (chữ số)

Đáp số: 342 chữ số

Page 12: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT CÁCH ĐỀU. · hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí Group: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT

hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

Bài 2:

Viết các số chẵn liên tiếp tữ 2 đến 1998 thì phải viết bao nhiêu chữ số?

Giải:

Giải:

Dãy số: 2, 4,. .., 1998 có số số hạng là:

(1998 – 2): 2 + 1 = 999 (số)

Trong 999 số có:

4 số chẵn có 1 chữ số

45 số chẵn có 2 chữ số

450 số chẵn có 3 chữ số

Các số chẵn có 4 chữ số là:

999 – 4 – 45 – 450 = 500 (số)

Số lượng chữ số phải viết là:

1 x 4 + 2 x 45 + 3 x 450 + 4 x 500 = 3444 (chữ số)

đáp số: 3444 chữ số

Ghi nhớ:

Để tìm số chữ số ta:

+ Tìm xem trong dãy số có bao nhiêu số số hạng

+ Trong số các số đó có bao nhiêu số có 1, 2, 3, 4,. .. chữ số

Dạng 7. Tìm số số hạng biết số chữ số

Bài tập vận dụng:

Bài 1:

Một quyển sách coc 435 chữ số. Hỏi quyển sách đó có bao nhiêu trang?

Giải:

Để đánh số trang sách người ta bắt đầu đánh tữ trang số 1. Ta thấy để đánh số trang

có 1 chữ số người ta đánh mất 9 số và mất:

1 x 9 = 9 (chữ số)

Số trang sách có 2 chữ số là 90 nên để đánh 90 trang này mất:

2 x 90 = 180 (chữ số)

Đánh quyển sách có 435 chữ số như vậy chỉ đến số trang có 3 chữ số. Số chữ số để

đánh số trang sách có 3 chữ số là:

435 – 9 – 180 = 246 (chữ số)

246 chữ số thì đánh được số trang có 3 chữ số là:

246: 3 = 82 (trang)

Quyển sách đó có số trang là:

9 + 90 + 82 = 181 (trang)

đáp số: 181 trang

Bài 2:

Viết các số lẻ liên tiếp bắt đầu từ số 87. Hỏi nếu phải viết tất cả 3156 chữ số thì viết

đến số nào?

Giải:

Từ 87 đến 99 có các số lẻ là:

(99 – 87): 2 + 1 = 7 (số)

Để viết 7 số lẻ cần:

2 x 7 = 14 (chữ số)

Có 450 số lẻ có 3 chữ số nên cần:

Page 13: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT CÁCH ĐỀU. · hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí Group: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT

hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

3 x 450 = 1350 (chữ số)

Số chữ số dùng để viết các số lẻ có 4 chữ số là:

3156 – 14 – 1350 = 1792 (chữ số)

Viết được các số có 4 chữ số là:

1792: 4 = 448 (số)

Viết đến số:

999 + (448 – 1) x 2 = 1893

Dạng 8. Viết liên tiếp một nhóm chữ số hoặc chữ cái

Bài tập vận dụng:

Bài 1:

Viết liên tiếp các chữ cái A, N, L, Ư, U thành dãy AN LƯU, AN LƯU,... Chữ cãi thứ

1998 là chữ cái gì?

Giải:

Để viết 1 nhóm AN LƯU người ta phải viết 5 chữ cái A, N, L, Ư, U. Nếu xếp 5 chữ

cái ấy vào 1 nhóm ta có:

Chia cho 5 không dư là chữ cái U

Chia cho 5 dư 1 là chữ cái A

Chia cho 5 dư 2 là chữ cái N

Chia cho 5 dư 3 là chữ cái L

Chia cho 5 dư 4 là chữ cái Ư

Mà: 1998: 5 = 339 (nhóm) dư 3

Vậy chữ cái thứ 1998 là chữ cái L của nhóm thứ 400

Bài 2:

Một người viết liên tiếp nhóm chữ Tổ quốc Việt Nam thành dãy

Tổ quốc việt nam Tổ quốc việt nam...

a, Chữ cái thứ 1996 trong dãy là chữ gì?

b, Người ta đếm được trong dãy có 50 chữ T thì dãy đó có bao nhiêu chữ Ô? bao

nhiêu chữ I

c, Bạn An đếm được trong dãy có 1995 chữ Ô. Hỏi bạn ấy đếm đúng hay sai? Giải

thích tại sao?

d, Người ta tô màu các chữ cái trong dãy theo thứ tự: Xanh, đỏ, tím, vàng; xanh, đỏ,.

.. Hỏi chữ cái thứ 1995 trong dãy tô màu gì?

Giải:

a, Nhóm chữ TỔ QUỐC VIỆT NAM có 13 chữ cái. Mà 1996: 13 = 153 (nhóm) dư 7.

Như vậy kể từ chữ cái đầu tiên đến chữ cái thứ 1996 trong dãy người ta đã viết 153

lần nhóm chữ TỔ QUỐC VIỆT NAM và 7 chữ cái tiếp theo là: TỔ QUỐC V. Chữ

cái thứ 1996 trong dãy là chữ V.

b, Mỗi nhóm chữ TỔ QUỐC VIỆT NAM có 2 chữ T và cũng có 2 chữ Ô và 1 chữ I.

vì vậy, nếu người ta đếm được trong dãy có 50 chữ T thì dãy đó cũng phải có 50 chữ

Ô và có 25 chữ I.

c, Bạn đó đã đếm sai, vì số chữ Ô trong dãy phải là số chẵn

d, Ta nhận xét: các màu Xanh, đỏ, tím, vàng gồm có 4 màu.

Mà 1995: 4 = 498 (nhóm) dư 3.

Những chữ cái trong dãy có số thứ tự là số chia cho 4 dư 3 thì được tô màu tím

Vậy chữ cái thứ 1995 trong dãy được tô màu tím.

-----------------------

Page 14: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT CÁCH ĐỀU. · hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí Group: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT

hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

* BÀI TẬP VỀ NHÀ:

Bài 1: Dãy số lẻ từ 9 đến 1999 có bao nhiêu chữ số

Bài 2: Viết các số chẵn liên tiếp bắt đầu từ 60. Hỏi nếu viết 2590 chữ số thì viết đến

số nào?

Bài 3: Người ta viết TOÁN TUỔI THƠ thành dãy mỗi chữ số viết 1 màu theo thứ tự

xanh, đỏ, vàng. Hỏi chữ thứ 2000 là chữ gì, màu gì?

Bài 4: Một người viết liên tiếp nhóm chữ CHĂM HỌC CHĂM LÀM thành dãy

CHĂM HỌC CHĂM LÀM CHĂM HỌC CHĂM LÀM...

a, Chữ cái thứ 1000 trong dãy là chữ gì?

b, Nếu người ta đếm được trong dãy có 1200 chữ H thì đếm được chữ A?

c, Một người đếm được trong dãy có 1996 chữ C. Hỏi người đó đếm đúng hay sai?

Giải thích tại sao?

Bài 5:

a, Có bao nhiêu số chẵn có4 chữ số?

b, Có bao nhiêu số có 3 chữ số đều lẻ?

c, Có bao nhiêu số có 5 chữ số mà trong đó có ít nhất hai chữ số giống nhau?

Bài 6: cho dãy số tự nhiên liên tiếp: 1, 2, 3, 4, 5,. .., 1999

Hỏi dãy số có bao nhiêu chữ số?

Bài 7: Cho dãy số tự nhiên liên tiếp: 1, 2, 3, 4, 5,..., x.

Tìm x biết dãy số có 1989 chữ số

Bài 8: Cho dãy số chẵn liên tiếp:

2, 4, 6, 8, 10,..., 2468.

a, Hỏi dãy có bao nhiêu chữ số?

b, Tìm chữ số thứ 2000 của dãy đó.

Bài 9: Cho dãy số 1,1; 2,2; 3,3;...; 108,9; 110,0

a, Dãy số này có bao nhiêu số hạng?

b, Số hạng thứ 50 của dãy là số hạng nào?

Bài 10: Cho dãy 3, 18, 48, 93, 153,...

a, Tìm số hạng thứ 100 của dãy.

b, Số 11703 là số hạng thứ bao nhiêu của dãy

SỐ TƯ NHIÊN CHỮ SỐ

Bài 1:

Cho các chữ số: 0; 1; 2; 3. Lập được bao nhiêu số có 4 chữ số khác nhau.

Giải

-Hàng ngàn có 3 cách chọn (khác 0)

-Hàng trăm có 3 cách chọn

-Hàng chục có 2 cách chọn

-Hàng đơn vị có 1 cách chọn

Số có 4 chữ số khác nhau có: 3 x 3 x 2 x 1 = 18 (số)

Bài 2: Có bao nhiêu số có 3 chữ số khác nhau chia hết cho 5

Page 15: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT CÁCH ĐỀU. · hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí Group: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT

hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

Giải

Số chia hết cho 5 thì có tận cùng bằng 0 hoặc bằng 5.

*.Tận cùng bằng 0:

-Có 1 cách chọn chữ số hàng đơn vị (là 0)

-Có 9 cách chọn chữ số hàng trăm.

-Có 8 cách chọn chữ số ngành chục.

Vậy có: 1 x 9 x 8 = 72 (số)

*.Tận cùng bằng 5:

-Có 1 cách chọn chữ số hàng đơn vị (là 5).

-Có tám cách chọn chữ số hàng trăm (khác 0 và 5)

-Có 8 cách chọn chữ số hàng chục.

Vậy có: 1 x 8 x 8 = 64 (số)

Có tất cả: 72 + 64 = 136 (số)

Bài 3: Cho năm chữ số 1, 2, 3, 4, 5.

a) Có thể lập được tất cả bao nhiêu số có 4 chữ số khác nhau mà mỗi số chia

hết cho 5?

b) Tính tổng các số vừa lập được

Giải

a).Để chia hết cho 5 thì hàng đơn vị phải là 5

Có 4 cách chọn hàng nghìn

Có 3 cách chọn hàng trăm

Có 2 cách chọn hàng chục

Vậy có tất cả: 1 x 4 x 3 x 2 = 24 (số)

b).Có 24 số nên ở các hàng: nghìn, trăm, chục thì các chữ số 1; 2; 3; 4 đều xuất hiện

24:4=6 (lần). Riêng chữ số 5 xuất hiện 24 lần ở hàng đơn vị.

Tổng 24 số trên là:

(1+2+3+4)x6x1000 + (1+2+3+4)x6x100 + (1+2+3+4)x6x10 + 5x24 = 67 720

Bài 4: Có bao nhiêu số có 3 chữ số khác nhau chia hết cho 5

Giải

-Nếu chữ số 0 đứng hàng đv thì có 9 lựa chọn hàng trăm và 8 lựa chọn hàng chục.

-Nếu chữ số 5 đứng hàng đv thì có 8 lựa chọn hàng trăm và có 8 lựa chọn hàng chục.

Tổng các số là : 9 x 8 + 8 x 8 = 136 (số)

Bài 5:

Cho năm chữ số 1, 2, 3, 4, 5. a) Có thể lập được tất cả bao nhiêu số có 4 chữ số khác

nhau mà mỗi số chia hết cho 5? b) Tính tổng các số vừa lập được

Giải

Chia hết cho 5 cho biết chữ số tận cùng là 5, có 1 cách chọn hàng đơn vị. Ta chọn 3

chữ số còn lại cho: nghìn, trăm, chục. 4x3x2=24.

Mỗi chữ số xuất hiện ở mỗi hàng (nghìn, trăm, chục) 24 : 4= 6 (lần)

Tổng: (1+2+3+4)x6x1110+5x24= 66720

Bài 6 : Có bao nhiêu số có 4 chữ số mà tổng các chữ số của mỗi số đều bằng 4 .

Giải

Page 16: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT CÁCH ĐỀU. · hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí Group: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT

hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

Bài này vì không yêu cầu các chữ số phải khác nhau, nên dùng sơ đồ hình cây là hay

nhất...từ đó có thể rút ra quy tắc cho các bài mà tổng có giá trị cao hơn.

Nhóm 1: Chữ số 4 đứng ở hàng nghìn: Lập được 1 số ( 4000)

Nhóm 2: Chữ số 3 đứng ở hàng nghìn ( có 2 cách chọn chữ số hàng chục...): Lập

được 3 số .

Nhóm 3: Chữ số 2 đứng ở hàng nghìn ( có 3 cách chọn chữ số hàng trăm....): Lập

được 6 số.

Nhóm 4: Chữ số 1 đứng ở hàng nghìn (có 4 cách chọn chữ số hàng trăm...): Lập được

10 số

Vậy lập được: 1 + 3 + 6 + 10 = 20 số.

Từ trên ta sẽ thấy " bước nhảy" các khoảng cách khi lập số là: 2; 3; 4...nếu bài toán

yêu cầu tìm Có bao nhiêu số có 4 chữ số mà tổng các chữ số của mỗi số đều bằng

5...thử nghĩ xem là bao nhiêu số?

Bài 7:

Hãy cho biết trong dãy số tự nhiên liên tiếp: 1,2,3,4,...2013 có tất cả bao nhiêu

chữ số 5.

Giải

Cách 1:

*.Nhóm 1(1000 số đầu)):

Từ 000; 001; 002; ………; 998; 999. Có (999-000)+1=1000 (số)

-Hàng đơn vị: xuất hiện liên tục từ 0 đến 9 (có 10 số từ 0 đến 9. Trong đó có 1 chữ số

5).

Như vậy sự lập lại này 1000:10= 100 (lần), trong đó có 100 chữ số 5.

-Hàng chục: mỗi 100 số, có 10 nhóm: chữ số 0 (01;02;…;08;09) rồi 10 chữ số 1

(10;11;…;19)……

Như vậy có 10 x 10 = 100 (chữ số 5)

-Hàng trăm: có 100 chữ số 0 (001;002;…;099) rồi đến 100 chữ số 1

(100;101;…;199)……

Như vậy có 100 chữ số 5.

Tất cả: 100+100+100=300 (chữ số 5)

*.Nhóm 2 (1000 số thứ 2):

Từ 1000; 1001; ……; 1998; 1999

Phân tích tương tự ta cũng có: 300 chữ số 5

*.Nhóm còn lại:

Từ 2000 đến 2013 chỉ có 1 chữ số 5 ở 2005.

Tất cả các chữ số 5 là: 300 + 300 + 1 = 601 (chữ số 5)

Cách 2:

*.Nhóm 1(1000 số đầu)):

Từ 000; 001; 002; ………; 998; 999. Có (999-000)+1=1000 (số). Mỗi số có 3 chữ

số.

Như vậy có 3 x 1000 = 3000 (chữ số) mà 10 chữ số (0; 1; …;8 ; 9)đều xuất hiện như

nhau.

Vậy có 3000 : 10 = 300 (chữ số 5)

*.Nhóm 2(1000 số thứ 2):

Page 17: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT CÁCH ĐỀU. · hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí Group: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT

hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

Từ 1000; 1001; ……; 1998; 1999Phân tích tương tự ta cũng có: 300 chữ số 5.

*.Nhóm còn lại:

Từ 2000 đến 2013 chỉ có 1 chữ số 5 ở 2005.

Tất cả các chữ số 5 là: 300 + 300 + 1 = 601 (chữ số 5)

Bài 8:

Hãy cho biết trong dãy số tự nhiên liên tiếp 1,2,3....2009 có tất tất cả nhiêu chữ

số 0.

Giải

Để giải bài này bạn nên xét các trường hợp :

*.Chữ số 0 đứng hàng đơn vị thì cứ 10 đơn vị có 1 chữ số 0. ( từ 1 đến 10)

2009 : 10 = 200 dư 9. Vì trong số dư 9 là dứ từ 1 đến 9 nên không có chữ số 0 nào

trong số dư nên ta được 200 chữ số 0 đứng hàng đơn vị.

*.Với chữ số 0 đứng hàng chục thì cứ 10 chục (100) chữ số 0 xuất hiện 10 lần (từ ...10

đến ...2009)(2009-9) : 100 = 20

Chữ số 0 đứng hàng chục : 20 x 10 = 200 (chữ số)

*.Chữ số 0 đứng hàng trăm thì cứ 10 trăm (1000) chữ số 0 xuất hiện 100 lần (từ 1000

đến 1999) mà (2009-999) : 1000 = 1 (dư 10).

Dư 10, gồm các số từ 2000 đến 2009 có 10 chữ số 0 ở hàng trăm)

Số chữ số 0 đứng ở hàng trăm : 100 + 10 = 110 (chữ số)

Vậy từ 1 đến 2009 có số các chữ số 0 là : 200 + 200 + 110 = 510 (chữ số)

Bài 9:

Cho T = 2 x 2 x 2 x … x 2 x 2 (tích có 2013 thừa số 2). T có chũa số tận cùng là

mấy ?

Giải

Cho T = 2 x 2 x 2 x … x 2 x 2 (tích có 2013 thừa số 2).

Tích có các thừa số đều là 2 coa tính chất sau:

Cứ 4 thừa số 2 có tích tận cùng lần lượt là 2 ; 4 ; 8 và 6

Mà 2013 : 4 = 503 (nhóm) dư 1.

Cuối mỗi nhóm tích tận cùng là 6 và đầu mỗi nhóm là chữ số 2. Vậy T có số nhóm dư

1 thì chữ số tận cùng của T là 2

Bài 11:

Có bao nhiêu số có 4 chữ số mà tổng các chữ số của mỗi số đều bằng 4 .

Giải

Cách 1:

Chọn số 4 làm hàng nghìn thì có: 4000

Chọn số 3 làm hàng nghìn thì có: 3100; 3010; 3001

Chọn số 2 làm hàng nghìn thì có: 2200; 2020; 2002; 2110; 2101; 2011

Chọn số 1 làm hàng nghìn thì có: 1300; 1210; 1201; 1120; 1102; 1111; 1030; 1003;

1021; 1012

Có 20 số

TTH

Cách 2:

4 có thể phân tích thành 5 nhóm sau :

4 = (4+0+0+0) = (3+1+0+0) = (2+2+0+0) = (2+1+1+0) = (1+1+1+1)

Page 18: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT CÁCH ĐỀU. · hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí Group: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT

hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

Với nhóm (4+0+0+0) và (1+1+1+1) mỗi nhóm viết được 1 số

Với nhóm (2+2+0+0) viết được 3 số

Với nhóm (3+1+0+0) viết được 6 số

Với nhóm (2+1+1+0) viết được 9 số.

Tổng số các số viết được là : 1 x 2 + 3 + 6 + 9= 20 (số)..

Nguyễn Xuân Trường

Bài 12:

Hãy cho biết có tất cả bao nhiêu số có 3 chữ số mà các chữ số của các số đó đều

lẻ.

Nguyễn Thị Kim Tiền

Các chữ số lẻ là 1; 3; 5; 7; 9

Để lập các số có 3 chữ số đều lẻ thì:

-Có 5 lựa chọn hàng nghìn

-Có 5 lựa chọn chữ số hàng trăm.

-Có 5 lựa chọn chữ số hàng đơn vị.

Số các số lẻ có 3 chữ số đều lẻ: 5 x 5 x 5 = 125 (số)

Bài 13:

Tính tổng tất cả các số có 3 chữ số khác nhau mà các chữ số đều chẵn.

Cao Nguyên Phương

Các chữ số đều chẵn gồm: 0;2;4;6;8

Số có 3 chữ số đều chẵn:

-Có 4 lựa chọn hàng trăm (loại chữ số 0).

-Có 4 lựa chọn hàng chục (loại chữ số hàng nghìn).

-Có 3 lựa chọn hàng đơn vị (loại 2 chữ số hàng trăm và hàng chục).

Số có 3 chữ số đều chẵn: 4 x 4 x 3 = 48 (số)

Tổng hàng trăm: (2+4+6+8)x(48:4)x1000= 24000

Hàng chục (mỗi số hàng chục có 3 lựa chọn hàng trăm và 3 lựa chọn hàng đơn vị).

(2+4+6+8)x3x3x10= 1800

Hàng đơn vị (tương tự hàng chục): (2+4+6+8)x3x3= 180

Tổng tất cả: 24000+1800+180 = 25978

Bài 13:

Hãy cho biết trong các số có 3 chữ số, có tất cả bao nhiêu chữ số 5?

Cao Nguyên Phương

Các số có 3 chữ số từ 100 đến 999

-Hàng trăm có 100 chữ số 5 (từ 500 đến 599).

-Hàng chục có 10 số 5 ở mỗi trăm 150…159; 250….259; ….

10 x 9 = 90 (số)

-Hàng đơn vị cứ 10 số có 1 số 5 từ: 105; 115; 125; ………; 995

(995-105):10+1= 90 (số)

Tất cả có: 100+90+90= 280 (số 5)

Bài 14:

Page 19: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT CÁCH ĐỀU. · hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí Group: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT

hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

Để đánh số trang của một quyển sách người ta cần dùng 143 chữ số. Hỏi quyển

sách đó dày bao nhiêu trang?

Hoàng Thanh Sơn

Trang có 1 chữ số từ 1 đến 9, có 9 trang

Số chữ số còn lại là các trang có 2 chữ số: 143-9= 134 (chữ số)

Số trang 2 chữ số; 134 : 2 = 67 (trang)

Số trang của quyển sách; 9+67 = 76 (trang)

Bài 15:

Tìm số tự nhiên bé nhất có 3 chữ số khác nhau mà tỉ số giữa chữ số hàng trăm và

hàng chục bằng tỉ số giữa chữ số hàng chục và hàng đơn vị

Nguyễn Thị Kim Tiền

Số tự nhiên có 3 chữ số nhỏ nhất là hàng trăm nhỏ nhất, chúng khác nhau là tỉ số khác

1

Hàng trăm là 1. Tỉ số ½ là tỉ số để có số hàng chục nhỏ nhất.

Hàng chục là 1x2=2 và hàng đơn vị là 2x2=4

Số đó là: 124

Bài 16:

Tìm một số tự nhiên có 2 chữ số nếu viết thêm chữ số 0 vào giữa 2 chữ số của số

đó ta được số mới bằng 7 lần số phải tìm.

Nguyễn Hoài Nam

Xem số cần tìm là ab. Khi viết thêm chữ số 0 vào giữa ta được:

a0b : ab = 7

b bằng 0 hoặc 5 (vì 7xb có chữ số tận cùng bằng b). Nhưng b không thể bằng 0 nên

b=5

Ta có phép nhân:

a 5

x 7

a 0 5 vậy a=1

Số đó là: 15

Bài 17:

Tìm số a và b để số a09b là số có 4 chữ số nhỏ nhất mà khi chia cho 2;3 và 5 đều

dư 1?

Như vậy bớt 1 thì sẽ chia hết cho 2 cho 3 và cho 5.

Số chia hết cho 2 và cho 5 thì tận cùng bằng 0. Ta được: a090

Để số này nhỏ nhất chia hết cho 3 thì a=3. Ta được số chia hết cho 2; 3 và 5

là 3090

Số cần tìm là: 3091

Bài 18:

Tìm số a và b để số a45b là số có 4 chữ số lớn nhất mà khi chia cho 2;3 và 5 đều

dư 1?

Tương tự bài 1 để chia hết cho 2 và 5 thì ta được: a450.

Page 20: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT CÁCH ĐỀU. · hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí Group: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT

hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

Và để số này lớn nhất chia hết cho 3 thì a=9. Số lớn nhất chia hết cho 2; 3; 5 là 9450

Số cần tìm là: 9451

Bài 19:

Tìm số tự nhiên có hai chữ số biết số đó chia cho tổng các chữ số của nó được 7

dư 9?

Gọi số cần tìm là ab (a>0 và a+b>9). Ta được:

ab : (a+b)= 7 (dư 9)

ab = (a+b) x 7 + 9

10a + b = 7a + 7b + 9

3a = 6b + 9

Hay a = 2b + 3

Suy ra b<4

b=1 thì a=5. Số đó là 51 (5+1=6) loại

b=2 thì a=7. Số đó là 72 (7+2=9) loại

b=3 thì a=9. Số đó là 93 (9+3=12) chọn

Bài 20:

Tổng của bốn số tự nhiên là 2235. Nếu xóa chữ số hàng đơn vị của số thứ nhất ta

được số thứ hai, xóa chữ số hàng đơn vị của số thứ hai ta được số thứ ba, xóa chữ số

hàng đơn vị của số thứ ba ta được số thứ tư. Tìm số thứ nhất..

Lê Dõng

Gọi a là số thứ 4 có 1 chữ số

Số thứ 3 bằng a x10 +b hay ab (số có 2 chữ số)

Số thứ 2 bằng ab x10 +c hay abc (số có 3 chữ số)

Số thứ 1 bằng abc x10 +d hay abcd (số có 4 chữ số)

Ta có: abcd + abc + ab + a =2235

hay 1111a + 111b + 11c + d = 2235

=>a=2 (vì a=3 thì lớn hơn 2235, a=1 thì b,c,d lớn nhất cũng nhỏ hơn 2235)

2222+111b+11c+d = 2235

=>b=0 (vì b=1 thì lớn hơn 2235)

2222+000+11c+d=2235

=>c=1 (vì c=2 thì lớn hơn và c=0 thì bé hơn 2235)

2222+000+11+d=2235

=>d=2

Số thứ nhất: 2012

Bài 21:

Cho 4 chữ số khác nhau và khác 0. Tính tổng tất cả các số có 4 chữ số khác nhau

lập được từ 4 chữ số đó, biết tổng của số lớn nhất và số bé nhất trong các số lập được

bằng 9889.

Lê Quốc Bảo

Gọi 4 chữ số đó lần lượt từ lớn đến nhỏ là a ; b ; c ; d

Từ 4 chữ số này ta sẽ viết được 24 số mỗi số có 4 chữ số từ các chữ số đã nêu.

Theo đó mỗi chữ số a ; b ; c ; d sẽ xuất hiện ở mỗi hàng nghìn, trăm, chục và đv 6 lần

Hay ta có tổng là :

Page 21: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT CÁCH ĐỀU. · hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí Group: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT

hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

(a + b + c + d) x 1000 x 6

(a + b + c + d) x 100 x 6

(a + b + c + d) x 10x 6

(a + b + c + d) x 1 x 6

Theo bài ra thì abcd + dcba = 9889

Ta có a + d = 9 và b + c = 8 Suy ra a + b + c + d = 9 + 8 =17

Thay (a + b + c + d) vào các biểu thức trên ta có Tổng là :

17 x 1000 x 6 + 17 x 100 x 6 + 17 x 10 x 6 + 17 x 1 x 6 = 113322

Nguyễn Xuân Trường

Bài 22:

Tổng hai số là 43. Nếu đem số thứ nhất gấp lên 4 lần và số thứ hai gấp lên 2 lần

thì được tổng mới là 122. Tìm hai số đó.

Số thứ nhất và số thứ hai đều gấp lên 2 lần thì tổng là: 43 x 2 = 86

Hai lần số thứ nhất: 122 – 86 = 36

Số thứ nhất: 36 : 2 = 18

Số thứ hai: 43 – 18 = 25

Bài 23:

Từ các chữ số 0 ; 1; 2 ; 6 ; 9 hãy viết số bé nhất có 4 chữ số khác nhau, chia hết

cho 3 nhưng không chia hết cho 9

Lê Dõng

Để có số bé nhất thì ở hàng cao nhất phải có giá trị bé nhất có thể.

Ta chọn được 3 chữ số ở các hàng cao nhất: 102*

Nếu dấu * là số 6 thì được 1026. Vừa chia hết cho 3, vừa chia hết cho 9.

Vậy số cần tìm là: 1029

Bài 24: Tìm số chia hết cho 5

Có bao nhiêu số có 3 chữ số khác nhau chia hết cho 5.

Toán Tiểu Học Pl

Số chia hết cho 5 khi tận cùng là 0 hoặc 5.

*.Tận cùng là 0:

Ta có 9 lựa chọn hàng trăm, 8 lựa chọn hàng chục.

Vậy có: 9 x 8 x 1= 72 (số)

*.Tận cùng là 5:

Ta có 8 lựa chọn hàng trăm, 8 lựa chọn hàng chục.

Vậy có: 8 x 8 x 1= 64 (số)

Tất cả có: 72 + 64 = 136 (số)

Đáp số: 136 số

Bài 25: Lập số và tính tổng

Cho năm chữ số 1, 2, 3, 4, 5.

a) Có thể lập được tất cả bao nhiêu số có 4 chữ số khác nhau mà mỗi số chia hết cho

5?

b) Tính tổng các số vừa lập được

Toán Tiểu Học Pl

Page 22: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT CÁCH ĐỀU. · hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí Group: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT

hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

a).Số chia hết cho 5 có 1 lựa chọn ở hàng đơn vị (5); 4 lựa chọn ở hàng nghìn; 3 lựa

chọn ở hàng trăm; 2 lựa chọn ở hàng chục.

Vậy có: 4 x 3 x 2 x 1 = 24 (số)

b).Ở hàng đơn vị có 24 số 5. Ở các hàng nghìn, trăm, chục được chia đều cho 4 chữ số

1,2,3,4. Mỗi số xuất hiện 6 lần:

Tổng 24 số đó là: (1+2+3+4)x6x(1000+100+10) + 5x24 = 66 720

Bài 26: Tìm 4 số

Tìm 4 số tự nhiên có tổng = 2013. Biết rằng nếu xóa chữ số hàng đơn vị của số

thứ nhất ta được số thứ 2. Nếu xóa bỏ chữ số hàng đơn vị của số thứ 2 ta được số thứ

3. Nếu xóa bỏ chữ số hàng đơn vị của số thứ 3 ta được số thứ 4.

Vũ Thành Đạt

Cách 1:

Theo đề bài cho ta biết số thứ nhất có 4 chữ số.

Gọi số thứ nhất là abcd, số thứ hai là abc, số thứ ba là ab, số thứ tư là a (a khác 0)

Ta được:

a b c d 1 8 c d 1 8 1 d

+ a b c + 1 8 c + 1 8 1

a b 1 8 1 8

a 1 1

2 0 1 3 2 0 1 3 2 0 1 3

a=1 (a khác 0 nên không thể bằng 2) nên b=8 (b không thể bằng 9. Vì như thế hàng

chục và hàng trăm đều có nhớ).

Nếu b=8 thì c=1 (vì tổng các chữ số hàng đơn vị phải bằng 13, không thể bằng 23, vì

c<=2). Vậy d=3.

Ta được số thứ nhất: 1813 ; lần lượt là: 181; 18; 1

Cách 2:

Gọi số tự nhiên lớn nhất cần tìm là abcd. Ta có :

abcd + abc + ab + a = 2013

1111 x a + 111 x b + 11 x c + d = 2013

Vì a khác 0 và < 2 (Vì nếu a = 2 thì 1111 x 2 = 2222 > 2013) => a = 1

Vậy 111 x b + 11 x c + d = 2013 - 1111

111 x b + 11 x c + d = 902

11 x c + d lớn nhất = 108 => 111 x b nhỏ nhất = 902 - 108 = 794 => b nhỏ nhất = 8)

Mặt khác 11 x c + d nhỏ nhất = 0 => 111 x b lớn nhất = 902. Vậy b lớn nhất = 8)

Vậy b = 8

=> 11 x c + d = 902 - 111 x 8

=> 11 x c + d = 14.

=> c = 1 và d = 3

Ta có 4 số lần lượt là : 1813 ; 181 ; 18 và 1

Nguyễn Xuân Trường

Bài 27: Tìm số tự nhiên

Tìm số tự nhiên. Biết nếu viết thêm chữ số 7 vào bên phải thì được số mới hơn số

phải tìm 1807 đơn vị.

Nong Thanh Phu

Page 23: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT CÁCH ĐỀU. · hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí Group: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT

hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

Khi viết thêm chữ số 7 vào bên phải một số tự nhiên ta được số mới gấp 10 lần số củ

và 7 đơn vị.

9 lần số củ là : 1807 - 7 = 1800

số cần tìm là : 1800 : 9 = 200

Đáp số : 200

Nguyễn Ngọc Phương

Bài 28: Tìm số tự nhiên

Tìm số tự nhiên. Biết nếu xóa chữ số 8 ở hàng đơn vị thì nó giảm đi 1808 đơn vị.

Nong Thanh Phu

Xóa chữ số 8 ở hàng đơn vị thì số đó giảm đi 8 đơn vị và giảm 10 lần phần còn lại..

Do đã trừ đi 1 phần còn lại nên 1/9 còn lại là: (1808 – 8) : 9 = 200

Số cần tìm là: 2008

Bài 29:

Hãy tìm một số có 9 chữ số chia hết cho 9 mà khi xóa chữ số hàng đơn vị thì số

đó chia hết cho 8, xóa chữ số hàng chục thì được số chia hết cho 7, cứ như thế xóa khi

nào đến lúc còn 2 chữ số thì chia hết cho 2.

Hứa Xuân Thành

Tính ngược từ số có 2 chữ số chia hết cho 2 để tính dần các số có 3 chữ số chia hết

cho 3,…

Ta xem số có 2 chữ số chia hết cho 2 là 10 (số nhỏ nhất chia hết cho 2).

Số có 3 chữ số chia hết cho 3 là: 102 (tổng các chữ số chia hết cho 3)

Số có 4 chữ số chia hết cho 4 là: 1024 (2 chữ số tận cùng chia hết cho 4)

Số có 5 chữ số chia hết cho 5 là: 10240 (tận cùng là 0 hoặc 5)

Số có 6 chữ số chia hết cho 6 là: 102402 (số chẵn chia hết cho 3)

Số có 7 chữ số chia hết cho 7 là: 1024023 (thử chọn)

Số có 8 chữ số chia hết cho 8 là: 10240232 (4 chữ số tận cùng chia hết cho 8)

Số có 9 chữ số chia hết cho 9 là: 102402324 (tổng các chữ số chia hết cho 9)

Số cần tìm là: 102402324

(Bài này có nhiều đáp án)

Bài 30

Hãy cho biết có tất cả bao nhiêu số có 4 chữ số khác nhau, mà chữ số 6 đứng liền

trước chữ số 8.

Huỳnh Thị Thanh

Chữ số 6 đứng liền trước chữ số 8 là số 68, ta xem như 1 chữ số và ta cần lập số có 3

chữ số khác nhau trong 9 chữ số: 0,1,2,3,4,5,7,9 và “68”. Một trong 3 chữ số đó phải

có chữ số số “68”.

-Nếu chọn “68” ở hàng trăm thì có 8 cách chọn hàng chục, 7 cách chọn hàng đơn vị.

Có 8 x 7 = 56 (số)

-Nếu chọn “68” ở hàng chục thì có 7 cách chọn hàng trăm (khác 0), 7 cách chọn hàng

đơn vị.

Có 7 x 7 = 49 (số)

-Nếu chọn “68” ở hàng đơn vị thì có 7 cách chọn hàng trăm (khác 0), 7 cách chọn

hàng đơn vị.

Có 7 x 7 = 49 (số)

Page 24: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT CÁCH ĐỀU. · hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí Group: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT

hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

Có tất cả: 56+49+49 = 154 (số)

Toán Tiểu Học Pl

Bài 31

1.Có tất cả bao nhiêu số có 3 chữ số khác nhau?

2.Có tất cả bao nhiêu số có 4 chữ số?

3.Có tất cả bao nhiêu số có 4 chữ số khác nhau?

4.Có tất cả bao nhiêu số có 3 chữ số?

5.Có tất cả bao nhiêu số có 2 chữ số khác nhau?

6.Có tất cả bao nhiêu số có 2 chữ số?

7.Tìm số chẵn lớn nhất có 4 chữ số đôi một khác nhau?

8. Tìm số lẻ lớn nhất có 4 chữ số đôi một khác nhau?

Huỳnh Thị Thanh

1.Số có 3 chữ số khác nhau: 9 x 9 x 8 = 648 (số)

2.Tất cả số có 4 chữ số: 9999 - 1000 + 1 = 9000 (số)

3.Só có 4 chữ số khác nhau: 9 x 9 x 8 x 7 = 4536 (số)

4.Tất cả số có 3 chữ số; 999 - 100 + 1 = 900 (số)

5.Số có 2 chữ số khác nhau có: 9 x 9 = 81 (số)

6.Có tất cả số có 2 chữ số: 99 - 10 + 1 = 90 (số)

7.Số chẵn lớn nhất có 4 chữ số đôi một khác nhau: 9988

8.Số lẻ lớn nhất có 4 chữ số đôi một khác nhau: 9977

Toán Tiểu Học Pl

Bài 32: HSG toàn quốc 93-94

Tuất đố Giáp: Tại sao từ số có 3 chữ sỗ abc nếu ta lập tất cả các số có 2 chữ số

khác nhau. Cộng tất cả các số lập được như vậy, rồi chia cho 22 thì được thương bằng

tổng các chữ số của số ban đầu.

Em hãy giải câu đố của Tuất.

Toán Tiểu Học Pl

Số có ba chữ số: abc ( a # 0)

Tổng các số có hai chữ số khác nhau lập được:

A = ab + ba + ac + ca + bc + cb

A = a x 20 + a x 2 + b x 20 + b x 2 + c x 20 + c x 2

A = a x 22 + b x 22 + c x 22

A = ( a + b + c ) x 22

Vậy A : 22 = ( a + b + c)

Nguyễn Thị Kim Vân

Bài 33:

1.Cho các chữ số 1, 3, 6 và 8. Hỏi lập được tất cả bao nhiêu số có 3 chữ số khác nhau

từ các chữ số đó?

2.Cho các chữ số 1, 3, 6 và 8. Hỏi lập được tất cả bao nhiêu số có 3 chữ số từ các chữ

số đó?

3.Cho các chữ số 0, 3, 6 và 9. Hỏi lập được tất cả bao nhiêu số có 3 chữ số từ các chữ

số đó?

4.Cho các chữ số 0, 1, 6 và 8. Hỏi lập được tất cả bao nhiêu số có 3 chữ số khác nhau

từ các chữ số đó?

Page 25: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT CÁCH ĐỀU. · hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí Group: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT

hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

5.Cho các chữ số 0, 1, 6 và 8. Hỏi lập được tất cả bao nhiêu số có 3 chữ số từ các chữ

số đó?

1-.Có 4 cách chọn hàng trăm; 3 cách chọn hàng chục và 2 cách chọn hàng đơn vị.

Vậy có: 4x3x2=24 (số) có 3 chữ số khác nhau được lập từ các số 1, 3, 6 và 8.

2-.Có 4 cách chọn hàng trăm; 4 cách chọn hàng chục và 4 cách chọn hàng đơn vị.

Vậy có: 4x4x4=64 (số) có 3 chữ số được lập từ các số 1, 3, 6 và 8.

4-.Có 3 cách chọn hàng trăm (khác 0); 3 cách chọn hàng chục và 2 cách chọn hàng

đơn vị.

Vậy có: 3x3x2=18 (số) có 3 chữ số khác nhau được lập từ các số 0, 1, 6 và 8

5-.Có 3 cách chọn hàng trăm (khác 0); 4 cách chọn hàng chục và 4 cách chọn hàng

đơn vị.

Vậy có: 3x4x4=48 (số) có 3 chữ số được lập từ các số 0, 1, 6 và 8.

(Bài 3 tương tựbài 5, có 48 số).

Bài 34: Nguyễn Thị Kim Tiền

1.Hãy cho biết có bao nhiêu số tự nhiên nhỏ hơn 2012.

2.Hãy cho biết có bao nhiêu số tự nhiên lẻ nhỏ hơn 2012.

3.Hãy cho biết có bao nhiêu số số chẵn có 4 chữ số nhỏ hơn 2012?

Nguyễn Thị Kim Tiền

Các số tự nhiên liên tiếp từ bé đến lớn: 0, 1, 2, 3, ……..

1)Các số tự nhiên nhỏ hơn 2012 là: 0, 1, 2, 3, ………, 2010, 2011

Có: 2011+1= 2012 (số)

2)Các số tự nhiên lẻ nhỏ hơn 2012 là: 1, 3, 5, …., 2009, 2011.

Có: (2011 – 1):2+1 = 1006 (số)

(Hay xen kẻ một số chẵn và một số lẻ nên có: 2012 : 2 = 1006 (số))

3)Các số tự nhiên chẵn có 4 chữ số nhỏ hơn 2012 là: 1000, 1002, 1004, ……, 2008,

2010.

Có: (2010 – 1000):2+1 = 506 (số)

Bài 35:

Cho M là 1 số tự nhiên có 2 chữ số, N là tổng 2 chữ số của M. Tìm M biết M-

N=P+24 với P là tổng các chữ số của N.

Lê Dõng

Gọi M = ab (a khác 0)

Ta có N = a+b (N<19)

ab – (a+b) = P + 24 (0<P<10)

10.a + b – a – b = P + 24

9.a = P + 24 (1)

Suy ra: 24 < P+24 < 34

hay 24 < 9.a < 34

Vậy a = 3

Thay vào (1). Ta được: 9 x 3 = P + 24

=> P = 3

P là tổng các chữ số của N, mà N < 19

=> N = 3 hoặc N = 12

N=3 và a=3 => b=0

Page 26: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT CÁCH ĐỀU. · hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí Group: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT

hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

N=12 và a=3 => b=9

M=30 và M= 39

Thử lại:

M=30 N = 3

M-N= 30 – 3 = 27

P = 3 => P + 24 = 27

M-N = P + 24 = 27 (đúng)

M=39 N = 3+9 = 12

M-N= 39 – 12 = 27

P = 1 + 2 = 3 => P + 24 = 27

M-N = P + 24 = 27 (đúng)

Bài 36:

Hãy tìm số có hai chữ số biết rằng nếu thêm chữ số 3 vào giữa số đó thì được số mới

gấp 9 lần số cũ.

AI THÔNG MINH HƠN HS LỚP 5

Cách 1

Hướng dẫn học sinh:

Theo dữ liệu của đề bài ta có các số chia hết cho 9: 135, 234, 333, 432, 531, 630,

639, 738, 837, 936.

Trong các số trên, chỉ có hai số 135 chia cho 9 có hàng đơn vị của thương là 5 và

630 chia cho 9 có hàng đơn vị của thương là 0 (có chữ số tận cùng giống nhau “đon

vị”).

Xét 135 : 9 = 15, chấp nhận.

Xét 630 : 9 = 70, loại.

Như vậy số 15 là thỏa yêu cầu của đề.

(hoặc)

Ta xét:

135 : (15) = 9 (gấp 9 lần số cũ_ CHỌN)

234 : (24) = 9,75

333 : (33) = 1,0909…

432 : (42) = 10,285…

…………………

936 : (96) = 9,75.

Như thế chọn số 15

Cách 2:

Gọi số có 2 chữ số cần tìm là ab.

Ta có: a3b = ab x 9

100 x a + 30 + b = (a x 10 +b) x 9 = a x 90 + b x 9

a x 10 + 30 = bx 8 (bớt 2 vế đi 90 x a + b)

5xa + 15 = 4xb (chia 2 vế cho 2)

b không thể bằng 0 vậy b=5 (tổng 5a+15 chia hết cho 5)

Page 27: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT CÁCH ĐỀU. · hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí Group: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT

hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

Suy ra a=1

Số đó là: 15

Bài 37:

Một bạn tìm tất cả các số có sáu chữ số theo các yêu cầu sau , các chữ số thuộc

lớp đơn vị đều là 1, các chữ số thuộc lớp nghìn là các chữ số chẵn khác nhau , khác 0

và nhỏ hơn 8. Hỏi bạn đó tìm được nhiều nhất bao nhiêu số thỏa mãn yêu cầu?

Nguyễn Thị Ha

Các chữ số thuộc lớp đơn vị là các chữ số 1 (giống như các chữ số 0, không cần quan

tâm).

Các chữ số thuộc lớp nghìn là các chữ số chẵn khác nhau, khác 0 và nhỏ hơn 8. là các

số 2;4;6.

Có 3 cách chọn hàng trăm nghìn, 2 cách chọn hàng chục nghìn và 1 cách chọn hàng

nghìn. Vậy có: 3 x 2 x 1 = 6 (số)

Đó là: 246111 ; 264111 ; 426111 ; 462111 ; 624111 và 642111

Bài 38:

Hãy cho biết có tất cả bao nhiêu số có 4 chữ số khác nhau, mà chữ số 6 đứng liền

trước chữ số 8.

Chữ số 6 đứng liền trước chữ số 8 là 68.

Ta xem số 68 như số có 1 chữ số, vậy chúng ta có 9 chữ số: 0, 1, 2, 3, 4, 5, “68”, 7, 9

Ta lập số có 3 chữ số trong đó có chữ số “68”.

-Chữ số “68” hàng trăm: có 8 cách chọn chữ số hàng chục và 7 cách chọn chữ số hàng

đơn vị.

Có 8 x 7 = 56 (số)

- Chữ số “68” hàng chục: có 7 cách chọn chữ số hàng trăm (khác 0) và 7 cách chọn

chữ số hàng đơn vị.

Có 7 x 7 = 49 (số)

- Chữ số “68” hàng đơn vị: có 7 cách chọn chữ số hàng trăm (khác 0) và 7 cách chọn

chữ số hàng chục. Có 7 x 7 = 49 (số)

Vậy có tất cả: 56 + 49 + 49 = 154 (số)

Đáp số: 154 số

Bài 39:

Cho số có 2 chữ số, nếu lấy tổng các chữ số cộng với tích các chữ số của số đã

cho thì bằng chính số đó. Tìm chữ số hàng đơn vị của số đã cho.

Gọi số có 2 chữ số phải tìm là ab (a > 0, a, b < 10)

Ta có: ab= a + b + a x b

a x 10 + b = a + b + a x b

a x 10 = a + a x b

a x 10 = a x (1 + b)

10 = 1 + b

=> b = 10 - 1

b = 9

Đáp số: Chữ số hàng đơn vị là 9

Page 28: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT CÁCH ĐỀU. · hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí Group: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT

hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

Bài 40: Nguyễn Thị Kim Tiền

1.Hãy cho biết có bao nhiêu số tự nhiên nhỏ hơn 2012.

2.Hãy cho biết có bao nhiêu số tự nhiên lẻ nhỏ hơn 2012.

3.Hãy cho biết có bao nhiêu số số chẵn có 4 chữ số nhỏ hơn 2012?

Các số tự nhiên liên tiếp từ bé đến lớn: 0, 1, 2, 3, ……..

1)Các số tự nhiên nhỏ hơn 2012 là: 0, 1, 2, 3, ………, 2010, 2011

Có: 2011+1= 2012 (số)

2)Các số tự nhiên lẻ nhỏ hơn 2012 là: 1, 3, 5, …., 2009, 2011.

Có: (2011 – 1):2+1 = 1006 (số)

(Hay xen kẻ một số chẵn và một số lẻ nên có: 2012 : 2 = 1006 (số))

3)Các số tự nhiên chẵn có 4 chữ số nhỏ hơn 2012 là: 1000, 1002, 1004, ……, 2008,

2010.

Có: (2010 – 1000):2+1 = 506 (số)

Bài 41:

Cho một số tự nhiên được tạo thành bằng cách ghép các số tự nhiên liên tiếp từ 1

đến 1999:

123456789101112……19951996199719981999

Ta chia các số tự nhiên từ 1 đến 1999 thành 2 nhóm: từ 000 đến 999 và 1000 đến

1999.

Ta thấy: từ 000 đến 999 có: 999 + 1 = 1000 (số) và có 3 x 1000 = 3000 (chữ số) được

chia đều cho 10 chữ số từ 0 đến 9.

Số lần xuất hiện của mỗi chữ số là:

3000 : 10 = 300 (lần)

Tổng các chữ số từ 000 đến 999 là: (0+1+2+3+4+5+6+7+8+9) x 300 = 13500

Tương tự như vậy cho các số từ 1000 đến 1999 lại có thêm 1000 chữ số 1.

Tổng của nhóm 2 là: 1000 + 13500 = 14500

Tổng các chữ số từ 1 đến 1999 là: 14500 + 13500 = 28000.

Bài 42:

Cho các số abc và cab với a-b=1; b-c=2. Số abc hơn số cab bao nhiêu đơn vị?

Với a- b = 1 ; b – c = 2 => a-c=1+2=3

Xét số abc so với cab

*.Hàng trăm a lớn hơn c

ax100 - cx100 = 300 (lớn hơn)

*.Hàng chục b bé hơn a

ax10 - bx10 = 10 (bé hơn)

*.Hàng đơn vị c bé hơn b

b - c = 2 (bé hơn)

Số abc lớn hơn cab:

Page 29: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT CÁCH ĐỀU. · hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí Group: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT

hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

300 - (10 + 2) = 288

Đáp số: 288

Bài 43

Một bạn tìm tất cả các số có năm chữ số biết tổng các chữ số của nó là 41 và số

đó không thay đổi nếu viết các chữ số của nó theo thứ tự ngược lại. Hỏi bạn đó tìm

được nhiều nhất bao nhiêu số thoả mãn yêu cầu?

Số có năm chữ số biết tổng các chữ số của nó là 41 và số đó không thay đổi nếu viết

các chữ số của nó theo thứ tự ngược lại. Cho ta biết chữ số ở giữa không thay đổi và

là số lẻ > hoặc = 5 (vì 4 chữ số còn lại có tổng lớn nhất 9x4=36), chữ số hàng chục

nghìn và hàng đơn vị giống nhau, hàng nghìn và hàng chục giống nhau.

*.Số ở giữ là 5, ta có 99599

*.Số ở giữa là 7 thì tổng 4 số còn lại phải là 41-7=34. Hai chữ số hàng đơn vị và hàng

chục có tổng bằng 34:2=17. Ta có 8 và 9. Các số đó là: 89798; 98789.

*.Số ở giữa là 9 thì tổng 4 số còn lại phải là 41-9=32. Hai chữ số hàng đơn vị và hàng

chục có tổng bằng 32:2=16. Ta có 8 và 8 hoặc 9 và 7. Các số đó là: 88988; 79997;

97979

Các số đó là: 99599; 89798; 98789; 88988; 79997 và 97979

Bài 44:

Tìm số 4a8b biết số đó chia cho 2 còn chia cho 5 và 9 cùng dư là 1

Chia hết cho 2 là số chẵn, chia 5 dư 1 nên số đó có chữ số tận cùng là b=6. Ta được:

4a86

Để số này chia 9 dư 1 khi tổng các chữ số của nó chia cho 9 cũng dư 1. Mà 4+8+6=18

chia hết cho 9 vậy a=1.

Số đó là 4186

Bài 45:

Có bao nhiêu số có 3 chữ số khác nhau mà các số đó đều không chia hết cho 5 ?

Các số có 3 chữ số khác nhau là: 9x9x8= 648 (số)

Các số có 3 chữ số khác nhau chia hết cho 5 là:

-Có chữ số 5 ở hàng đơn vị: có 8 cách chọn hàng trăm (số 0 không ở hàng

trăm), 8 cách chọn hàng chục. Nên có 8x8=64 (số)

-Có chữ số 0 ở hàng đơn vị: có 9 cách chọn hàng trăm, 8 cách chọn hàng chục.

Nên có 9x8=72 (số)

Các số có 3 chữ số khác nhau mà không chia hết cho 5 có: 648 - (64 + 72) = 512 (số)

Bài 46:

Hãy viết thêm 3 chữ số vào bên phải số 567 để được số lẻ có 6 chữ số khác nhau,

khi chia số đó cho 5 và 9 đều dư 1.

Số lẻ mà chia cho 5 dư 1 phải có chữ số tận cùng là 1. Ta được 567**1

Để chia cho 9 dư 1 thì tổng các chữ số cũng chia 9 dư 1.

Tổng các chữ số là: 5+6+7+*+*+1 = 19 + *+*

Page 30: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT CÁCH ĐỀU. · hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí Group: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT

hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

19 đã chia cho 9 dư 1 nên *+* phải chia hết cho 9

Hai số có một chữ số khác nhau và khác 5;6;7;1có tổng chia hết cho 9 phải là 0 và 9.

Số đó là: 567091 hoặc 567901

Bài 43:

Từ các chữ số : 0 , 2 , 3 , 5 , 6 , 7 , có thể lập được bao nhiêu số chẵn gồm 4 chữ

số khác nhau?

Hàng đơn vị là chữ số 0:

5 cách lựa chọn hàng nghìn, 4 cách lựa chọn hàng trăm, 3 cách lựa chọn hàng chục.

Có 5 x 4 x 3 = 60 (số)

Hàng đơn vị là 2 hoặc 6:

4 x 4 x 3 = 48 (số)

Số số chẵn có 4 chữ số khác nhau: 60 + 48 x 2 = 156 (số)

Bài 44:

Từ các số tự nhiên : 2,3,7,9,a,b; bạn Bình đã ghép chúng thành tất cả các số có 6

chữ số khác nhau . Bình cho biết tổng của tất cả các số có 6 chữ số khác nhau này là

chữ số 6 ở hàng đơn vị Bình nhờ các bạn tìm giúp hai số tự nhiên a, b ?

Có 6 chữ số khác nhau nên có số cách lựa chọn như sau:.

Trường hợp 1: Nếu a và b khác 0.

Hàng trăm nghìn: có 6 lựa chọn; Chục nghìn: 5; Nghìn: 4; Trăm: 3; Chục: 2; Đơn vị:

1

Vậy có: 6x5x4x3x2x1 = 720 (số)

Mỗi hàng , mỗi chữ số xuất hiện: 720 : 6 = 120 (lần)

Tổng của hàng đơn vị: (2+3+7+9+a+b) x 120 là số tròn chục (120 có tận cùng là

0_loại).

Trường hợp 2: Nếu a và b có 1 là chữ số 0 (giả sử a=0)..

Trăm nghìn: 5; Chục nghìn: 5; Nghìn: 4; Trăm: 3; Chục: 2; Đơn vị:1

Có: 5x5x4x3x2x1 = 600 (số)

Giảm đi 720-600= 120 (số) do không có chữ số 0 ở hàng cao nhất nên số chữ số hàng

đơn vị được chia ra 120 chữ số 0 và (600 -120) : 5 = 96 mỗi chữ số còn lại. (không có

chữ số 0 ở 120 số này nên 120 số 0 ở các số có hàng cao nhất khác 0)

Tổng của hàng đơn vị: (2+3+7+9+b) x 96 = (21+b) x 96 có chữ số tận cùng là 6

Suy ra: (21+b) có chữ số tận cùng là 1 hoặc là 6.

Nếu là 1 thì b=0 (21+0=21_loại vì a=0).

Vậy 21+b có tận cùng là 6 nên b=5 (21+5=26)

Đáp số: a=0 và b=5 (hoặc ngược lại)

Bài 45:

Nếu abc là số có ba chữ số thỏa mãn: 1: 0,abc = a + b + c thì abc là bao nhiêu?

Ta có: 1: 0,abc = a + b + c hay

(a+b+c) x abc = 1000

Hay 1000 : abc = a+b+c

1000 chia hết cho số có 3 chữ số có các trường hợp

Page 31: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT CÁCH ĐỀU. · hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí Group: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT

hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

125 x 8 = 1000 => a=1; b=2; c=5

250 x 4 = 1000 (loại)

500 x 2 = 1000 (loại)

Vậy: abc = 125

Bài 46:

Tìm số có 2 chữ số. Biết rằng số đó gấp 21 lần hiệu của chữ số hàng chục và chữ

số hàng đơn vị.

Gọi số cần tìm là ab. Ta có:

ab = 21 x (a-b)

10.a+b = 21.a - 21.b

11.a = 22.b

Suy ra: a = b x 2

Ta có các số sau: 21; 42; 63; 84

Bài 47:

Tổng của hai số là 2009, giữa hai số trên có 5 sổ lẻ. Tìm hai số.

Tổng 2 số tự nhiên là lẻ, tức phải có 1 chẵn và 1 lẻ. Giữa chúng có 5 số lẻ, phải có 5

số chẵn. Vậy giữa chúng có 10 số.

Hiệu chúng là: 10 + 1 = 11

Số bé: (2009 – 11) : 2 = 999

Sơ lớn: 2009 – 999 = 1010

Đáp sô: 999 và 1010

Bài 48:

Số này nằm trong phạm vi các số tự nhiên từ 1 đến 58. Khi viết "nó" không sử

dụng các chữ số 1 ; 2 ; 3. Ngoài ra "nó" là số lẻ và không chia hết cho các số 3 ; 5 ; 7.

Vậy "nó" là số nào ?

Nó là số lẻ nằm trong phạm vi các số tự nhiên từ 1 đến 58, khi viết nó không sử dụng

các chữ số 1 ; 2 ; 3 và không chia hết cho 5 nên chữ số tận cùng của nó là 7 hoặc 9.

Các số có thể là: 7 ; 9 ; 47 ; 49 và 57.

Không chia hết cho 3; 5; 7 nên trong các số trên chỉ có số 47 là thỏa mãn điều kiện.

Vậy nó là số 47.

Bài 49: chùm bài lập số

1/.Tìm số tự nhiên nhỏ nhất được viết bởi các chữ số khác nhau và tổng các chữ

số của nó bằng 25.

Số nhỏ nhất khi có ít chữ số nhất, giá trị từng chữ số lớn nhất có thể.

Hàng đơn vị là 9; hàng chục là 8; hàng trăm là 7. Vậy hàng nghìn là 1 để có tổng các

chữ số bằng 25.

Số đó là: 1 789

2/.Tìm số lớn nhất được viết bởi các chữ số khác nhau và tổng các chữ số của nó

bằng 23.

Số lớn nhất khi có nhiều chữ số nhất, giá trị từng chữ số nhỏ nhất có thể.

Page 32: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT CÁCH ĐỀU. · hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí Group: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT

hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

Ta chọn các chữ số nhỏ nhất là: 0; 1; 2; 3; 4; 5 và 8 để có 0+1+2+3+4+5+8=23.

Số lớn nhất đó là: 8 543 210

3/.Tìm số tự nhiên bé nhất khác 0 và chia hết cho 2; 3; 4; 5 và 6.

Số chia hết cho 6 thì chia hết cho 2 và cho 3.

Số bé nhất vừa chia hết cho 4, vừa chia hết cho 6 là: 2x2x3=12

Số cần tìm là: 12 x 5 = 60

4/.Tìm số tự nhiên bé nhất khác 1 và khi chia số đó cho 2; 3; 4; 5 và 6 thì cùng có

số dư bằng 1.

Như bài 3, để đều dư 1 ta thêm vào số bị chia 1 đơn vị. 60 + 1 = 61

5/.Tìm số tự nhiên bé nhất sao cho khi chia số đó cho 2; 3; 4; 5 và 6 thì được số

dư lần lượt là 1; 2; 3; 4 và 5.

Như bài 3, để đều có số dư bé hơn số chia 1 đơn vị thì ta bớt ở số bị chia 1 đơn

vị. 60 – 1 = 59

Bài 50:

Hai số có tổng bằng 839, biết nếu xóa chữ số 3 ở hàng đơn vị của số lớn thì được

số bé. Tìm số bé.

Số lớn gấp 10 lần số bé cộng thêm 3 đơn vị. Như vậy bớt 3 đơn vị ở số lớn thì số lớn

sẽ gấp 10 lần số bé. Lúc này tổng sẽ còn 839 – 3 = 836

Tổng số phần bằng nhau: 10 + 1 = 11 (phần)

Số bé: 836 : 11 = 76

Số lơn: 839 – 76 = 763

Bài 51:

Có bao nhiêu số chia hết cho 5 được lập từ các chữ số: 4, 7, 8, 6, 5

Giới hạn thêm cho đề bài một chút là có các chữ số khác nhau.

-Số có 1 chữ số là 1 (số 5)

-Số có 2 chữ số: Có 4 số.

-Số có 3 chữ số có: 4 x 3 = 12 (số)

-Số có 4 chữ số có: 4 x 3 x 2 = 24 (số)

-Số có 5 chữ số có: 4 x 3 x 2 x 1 = 24 (số)

Bài 52:

Hai số có tổng là 344. nếu gấp 3 lần số thứ nhất và gấp 4 lần số thứ hai thì được

tổng là 1914. Tìm số thứ nhất.

Nếu gấp cả 2 số lên 3 lần thì tổng mới sẽ là: 344 x 3 = 1032

Số thứ hai: 1914 – 1032 = 882

Số thứ nhất: 344 – 882 = 1376

Bài 53:

Có tất cả bao nhiêu số chẵn có 2 chữ số?

Từ 10 đến 99 có 99-10+1=90 (số). Trong đó có 90 : 2 = 45 (số) chẵn và 45 số lẻ.

Cách khác: Số chẵn có 2 chữ số thì hàng đơn vị có thể là: 0;2;4;6;8.

Page 33: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT CÁCH ĐỀU. · hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí Group: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT

hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

Mỗi chữ số ở hàng đơn vị ta có 9 cách chọn chữ số hàng chục.

Số số chẵn có 2 chữ số là: 5 x 9 = 45 (số)

Đáp số: 45 số

Bài 54:

Có tất cả bao nhiêu số lẻ có 2 chữ số khác nhau?

Số lẻ có 2 chữ số thì hàng đơn vị có thể là: 1;3;5;7;9

Mỗi chữ số ở hàng đơn vị ta có 8 cách chọn chữ số hàng chục (không chọn chữ số 0

và chữ số ở hàng đơn vị).

Số số lẻ có 2 chữ số khác nhau là: 5 x 8 = 40 (số)

Đáp số: 40 số

Bài 55:

Muốn viết các số từ 1000 đến 2013 cần bao nhiêu chữ số 8

Từ 1000 đến 1999 có 1000 số không có số 8 ở hàng nghìn.

Ta xét từ 000 đến 999 có 1000 số (999-000+1 = 1000) có số chữ số là: 3 x 1000 =

3000 (chữ số) được chia đều cho 10 chữ số từ 0 đến 9.

Số chữ số 8 là: 3000 : 10 = 300 (chữ số)

Ở số 2008 có 1 chữ số 8.

Nên số chữ số 8 có trong các số từ 1000 đến 2013 là: 300 + 1 = 301 (chữ số)

Đáp số: 301 chữ số 8

Bài 56:

Để viết các số từ 100 đến 999 cần bao nhiêu chữ số 9 ?

Ta xét từ 00 (viết cho đủ 2 chữ số)đến 99 có 100 số. Có 100 x 2 = 200 (chữ số) được

chia đều cho 10 chữ số (từ 0 đến 9) nên có 200:10=20(chữ số 9)

Từ 000 đến 999 có 1000 số. Có 3 x 1000= 3 000 (chữ số) được chia đều cho 10 chữ số

(từ 0 đến 9). Vậy trong 1000 số này có: 3000 : 10 = 300 (chữ số 9)

Từ 100 đến 999 có: 300 – 20 = 280 (chữ số 9)

Bài 57:

Tìm một số có 5 chữ số. Biết nếu viết thêm số 2 vào đằng sau số cần tìm được

một số bằng số cần tìm viết thêm 2 vào trước nhân 3

Số có dạng: abcde2=2abcde x 3 tìm abcde=?

abcde x 10 + 2 = (200000+abcde) x 3

abcde x 7 = 599998

abcde = 599998 : 7

abcde = 85714

Bài 58:

Chia các số tự nhiên từ 1 đến 100 thành hai lớp: lớp số chẵn và lớp số lẻ. Như

vậy tổng các chữ số của hai lớp hơn kém nhau … đơn vị.

Page 34: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT CÁCH ĐỀU. · hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí Group: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT

hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

Từ 0 đến 99 có 100 số: 50 số chẵn (kể cả số 0) và 50 số lẻ.

-Số chẵn:

.Hàng đơn vị được chia đều cho 5 chữ số:0;2;4;6;8.

Tổng chúng là: (2+4+6+8) x 50:5 = 200

.Hàng chục: (1+2+3+4+5+6+7+8+9)x10:2 = 225

.Số 1 ở số 100

Tổng các chữ số của các số chẵn là: 200 + 225 + 1 = 426.

-Số lẻ:

Hàng đơn vị được chia đều cho 5 chữ số:1;3;5;7;9.

.Tổng chúng là: (1+3+5+7+9) x 50:5 = 250

.Hàng chục: (1+2+3+4+5+6+7+8+9)x10:2 = 225

Tổng các chữ số của các số lẻ là: 250 + 225 = 475

Chúng hơn kém nhau: 475 – 426 = 49

Bài 59:

Để viết các số tự nhiên từ số 0 đến số 99999 thì chữ số 0 xuất hiện bao nhiêu

lần?

Từ 00000 đến 99999 có 100000 số có 100000x5= 500000 (chữ số) chia đều cho 10

chữ số từ 0 đến 9. Số chữ số 0 là: 500 000 : 10 = 50 000 (chữ số 0)

Nhưng ta phải bỏ đi những chữ số 0 ở hàng cao nhất không cho phép:

-Từ 00000 đến 09999 có: 10 000 chữ số 0 ở hàng chục nghìn..

-Từ 0000 đến 0999 có: 1000 chữ số 0 ở hàng nghìn.

-Từ 000 đến 099 có 100 chữ số 0 ở hàng trăm

-Từ 00 đến 09 có 10 chữ số 0 ở hàng chục.

Nên viết từ 0 đến 99999 có: 50000 – (10000+1000+100+10) = 38 890 (chữ số 0)

Bài 60:

Tìm số có 4 chữ số abcd biết : abcd + abc +ab +a = 4321 (có gạch ngang trên đầu

nghe thầy)

Bài 62:

Từ 1 đến 2013 có bao nhiêu chữ số 1?

Page 35: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT CÁCH ĐỀU. · hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí Group: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT

hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

Ta chia từng móc như sau:

-Từ 000 (cho đủ 3 chữ số) đến 999 có 1000 số. Trong đó có 1000 x 3 = 3000 (chữ số)

chia đều cho 10 chữ số từ 0 đến 9. Số chữ số 1 có: 3000 : 10 = 300 (chữ số 1)

-Tương tự từ 1000 đến 1999 có thêm 1000 chữ số ở hàng nghìn nên

có: 1000+300=1300 (chữ số 1)

-Từ 2000 đến 2013 có: 2001 ; 2010 ; 2011 ; 2012 và 2013 có tất cả 6 chữ số 1.

Chữ số 1 có tất cả là: 300+1300+6=1606 (chữ số 1)

Bài 63:

Hãy cho biết có tất cả bao nhiêu số chẵn có 4 chữ số nhỏ hơn 2012?

- Số chẵn lớn nhất có 4 chữ số nhỏ hơn 2012 là 2010

- Số chẵn bé nhất có 4 chữ số là 1000

- Số số hạng: (2010 – 1000) : 2 + 1 = 506

Bài 64:

Từ các số 3,4,0,1,2 lập được bao nhiêu số có 3 chữ số khác nhau ?

Các chữ số 3;4;0;1;2 có 5 chữ số. Chữ số 0 không thể ở hàng trăm nên:

Có 4 cách lựa chọn hàng trăm, 4 cách lựa chọn hàng chục, 3 cánh lựa chọn hàng đơn

vị.

Số có 3 chữ số khác nhau được lập bở 5 chữ số trên là: 4x4x3= 48 (số)

Đáp số: 48 số

Bài 65:

Cho số 1895. Số này sẽ thay đỏi như thế nào nếu:

a) Xóa đi chữ số 5

b) Xóa đi hai chữ số cuối.

c) Viết thêm chữ số 0 vào chính giữa số đó.

a) Xóa đi chữ số 5

Thì sau khi bớt đi 5 đơn vị rồi mới giảm đi 10 lần.

(1895-5):10=189

b) Xóa đi hai chữ số cuối.

Thì sau khi bớt đi 95 đơn vị rồi mới giảm đi 100 lần.

(1895-95):100=18

c) Viết thêm chữ số 0 vào chính giữa số đó.

1895 thêm chữ số 0 vào chính giữa ta được 18095.

Giá trị nó chính là (1895-95)x10+95 = 18095

Bài 66:

Số tự nhiên lớn nhất có các chữ số khác nhau mà tích các chữ số của nó bằng 840 là

số....

Ta thấy:

840=1x2x2x2x3x5x7

Để các chữ số khác nhau, ta có:

Page 36: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT CÁCH ĐỀU. · hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí Group: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT

hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

840=1x2x3x4x5x7

Số lớn nhất đó là: 754321

Bài 67:

Có thể viết được bao nhiêu số có 3 chữ số khác nhau

a) các chữ số của chúng đều là số lẻ?

b) các chũ số của chúng đều là số chẵn?

a).Đều là lẻ: 1; 3; 5; 7; 9

Có 3 chữ số sẽ là:

Có 5 cách chọn hàng trăm; 4 cách chọn hàng chục và 3 cách chọn hàng đơn vị

5x4x3= 60 (số lẻ)

b)Đều chẵn: 0; 2; 4; 6; 8

Có 3 chữ số sẽ là:

Có 4 cách chọn hàng trăm; 4 cách chọn hàng chục và 3 cách chọn hàng đơn vị

4x4x3= 48 (số chẵn)

Bài 68:

a) Tìm số tự nhiên bé nhất có 5 chữ số viết từ 3 chữ số khác nhau

b) Tìm số tự nhiên lớn nhất có 5 chữ số viết từ 3 chữ só khác nhau

a) Số tự nhiên bé nhất có 5 chữ số viết từ 3 chữ số khác nhau là 10002

b) Số tự nhiên lớn nhất có 5 chữ số viết từ 3 chữ số khác nhau là 99987

Bài 69:

- Một số tự nhiên có 2 chữ số nhỏ nhất mà hiệu băng 6 ?

- Một só tự nhiên có 2 chữ số lớn nhất mà tổng bằng 9 ?

- Một số tự nhiên có hai chữ số lớn nhất mà tổng bằng 13 ?

- Có bao nhiêu số tự nhiên lớn hơn 42 và nhỏ hơn 78 ?

-Số có 2 chữ số nhỏ nhất thì hàng chục là 1. Số đó là 17

-Số có 2 chữ số lớn nhất khi hàng chục lớn nhất có thể. Số đó là 90

-Số có 2 chữ số lớn nhất khi hàng chục lớn nhất có thể. Số đó là 94

-Số tự nhiên lớn hơn 42 và nhỏ hơn 78 là các số tự nhiên từ 43 đến 77, có:

77-43+1= 35 (số)

Bài 70:

Có thể viết được bao nhiêu số có 3 chữ số khác nhau

a) các chữ số của chúng đều là số lẻ?

b) các chũ số của chúng đều là số chẵn?

a).Đều là lẻ: 1; 3; 5; 7; 9

Có 3 chữ số sẽ là:

Có 5 cách chọn hàng trăm; 4 cách chọn hàng chục và 3 cách chọn hàng đơn vị

5x4x3= 60 (số lẻ)

b)Đều chẵn: 0; 2; 4; 6; 8

Có 3 chữ số sẽ là:

Có 4 cách chọn hàng trăm; 4 cách chọn hàng chục và 3 cách chọn hàng đơn vị

Page 37: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT CÁCH ĐỀU. · hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí Group: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT

hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

4x4x3= 48 (số chẵn)

Bài 71:

a) Tìm số tự nhiên bé nhất có 5 chữ số viết từ 3 chữ số khác nhau

b) Tìm số tự nhiên lớn nhất có 5 chữ số viết từ 3 chữ só khác nhau

a) Số tự nhiên bé nhất có 5 chữ số viết từ 3 chữ số khác nhau là 10002

b) Số tự nhiên lớn nhất có 5 chữ số viết từ 3 chữ số khác nhau là 99987

Bài 72:

Có bao nhiêu số có 4 chữ số, trong đó mỗi số không có hai chữ số nào giống

nhau ?

Có 9 cách chọn hàng nghìn; 9 cách chọn hàng trăm; 8 cách chọn hàng chục và 7 cách

chịn hàng đơn vị.

Vậy có: 9x9x8x7= 4536 (số)

Bài 73:

Tổng của một dãy số tự nhiên liên tiếp bằng 2016. Tìm số bé nhất trong dãy số

đó? Số lớn nhất trong dãy số đó?

Tổng 2016 là chẵn nên dãy số có số số hạng là một số lẻ (số hạng đầu và số hạng cuối

là cùng chẵn hoặc cùng lẻ). Nên trung bình cộng của dãy số là số ở giữa.

Ta thấy:

2016 = 3x3x4x7x8 = 672x3 = 288x7 = 224x9 = 96x21 = 32x63

Từng cặp tích bằng 2016 cho ta thấy có thể có 3;7;9;21;63 số hạng và có TBC tương

ứng là 672 ;288 ;224 ;96 ;32.

*.Trường hợp : 672x3=2016 cho ta biết dãy số có 3 số hạng số ở giữa là 672.

Tổng số đầu và số cuối là : 672 x 2 = 1344

Số đầu hơn số cuối : 3 – 1 = 2

Số đầu (số bé) : (1344-2) :2 = 671

Số cuối (số lớn) : 1344 – 671 = 673

Dãy số đó là : 671 ; 672 ; 673 (671+672+673=2016).

*.Trường hợp : 288x7=2016 cho ta biết dãy số có 7 số hạng số ở giữa là 288.

*.Trường hợp : 244x9=2016 cho ta biết dãy số có 3 số hạng số ở giữa là 244.

*.Trường hợp : 96x21=2016 cho ta biết dãy số có 3 số hạng số ở giữa là 96.

*.Trường hợp : 32x63=2016 cho ta biết dãy số có 3 số hạng số ở giữa là 32.

Bốn trường hợp sau ta có thể tìm số đầu và số cuối bằng cách tìm TỔNG số đầu và số

cuối (TBCx2), HIỆU số đầu số cuối bằng số số hạng trừ đi 1.

Bài 74:

Cho dãy số 30 ,32, 34,.....,x.Tìm x để chữ số của dãy gấp 7/2 lần x .

Chữ số của dãy gấp 7/2 = 3,5 lần x.

Các số chẵn có 2 chữ số từ: 30 đến 98 có (98 – 30) : 2 + 1= 35 số.

Page 38: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT CÁCH ĐỀU. · hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí Group: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT

hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

Mỗi số còn thiếu 3,5 – 2 = 1,5 (chữ số). Vậy còn thiếu 35 x 1,5 = 52,5 (chữ số)

Số chẵn có 3 chữ số từ 100 đến 998 có (998-100):2+1 = 450 số, mỗi số còn thiếu 3,5-

3= 0,5 (chữ số)

Vậy còn thiếu 450 x 0,5 = 225 (chữ số)

Như vậy còn thiếu tất cả: 225 + 52,5 = 277,5 (chữ số)

Số chẵn có 4 chữ số từ 1000 đến 9998 có 4500 số. Mỗi số thừa 4 – 3,5 = 0,5 (chữ số)

Số có 4 chữ số cần có là: 277,5 : 0,5 = 555 (số)

x = (555-1) x 2 + 1000 = 2108

Bài 75:

Một cuốn sách có 200 trang đánh số thứ tự là 1,2,3,4,...,199,200 .Hỏi chữ số

1 được xuất hiện bao nhiêu lần trên cuốn sách ?

Cách 1:

Chữ số 1 ở hàng đơn vị của các số: 1;11;21;31;…….;181;191

có (191 – 1) : 10 + 1 = 20 (số)

Chữ số 1 ở hàng chục của các chục số: 10; 110 (mỗi chục có 10 chữ số 1 ở hàng

chục). Có 20 (số)

Chữ số 1 ở hàng trăm của các số: 100;101;102;……;198;199. Có 100 số.

Số chữ số 1 có tất cả: 20 + 20 + 100 = 140 (chữ số 1)

Cách 2:

Ta viết từ 00 đến 99 có 100 số, có 2 x 100 = 200 chữ số được chia đều cho 10 chữ

số.Số chữ số 1 là : 200 : 10 = 20 (chữ số 10

Tương tự từ 100 đến 199 có 20 chữ số 1 ở hàng chục và hàng đơn vị và 100 chữ số 1

ở hàng trăm.

Số chữ số 1 có tất cả: 20 + 20 + 100 = 140 (chữ số 1)

Bài 76:

Tìm hai số có tổng bằng 71. Biết rằng nếu ta lấy số lớn ghép vào bên phải, bên

trái số bé ta được hai số có đều có 4 chữ số và hiệu là 2079.

Cho 2 số cần tìm có dạng ab và cd (ab>cd).

Theo đề bài ta có: abcd – cdab = 2079

ab x 100 + cd – cd x 100 – ab = 2079

ab x 99 – cd x 99 = 2079

(ab – cd) x 99 = 2079

Hiệu của 2 số là: 2079 : 99 = 21

Số lớn là : (71 + 21) : 2 = 46

Số bé là : 71 – 46 = 25

Đáp số : 46 và 25

Bài 77:

Cho số tự nhiên có hai chữ số. Cùng một lúc ta thêm chữ số 1 vào bên phải và

bên trái số đó sẽ được một số có bốn chữ số gấp 23 lần số đã cho. Hãy tìm số ban đầu.

Xem số đã cho là ab, thêm vào ta được 1ab1.

Page 39: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT CÁCH ĐỀU. · hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí Group: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT

hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

1ab1 = ab x 23

1001 + ab.10 = ab.23

1001 = ab.13

1001 : 13 = ab

ab = 1001 : 13

ab = 77

Số ban đầu là 77

Thử lại: 1771 : 77 = 23

Bài 78:

Bốn số tự nhiên liên tiếp là các chữ số hàng nghìn ,trăm, chục, đơn vị của 1 số có

4 chữ số.Viết các chữ số của số đó theo thứ tự ngược lại ta sẽ được 1 số mới có 4 chữ

số lớn hơn số ban đầu bao nhiêu đơn vị?

Hai số có dạng: abcd và dcba, với d = a+3 ; c = a+2 ; b = a+1

Phân tích ta được:

abcd = 1000a + 100b + 10c + d (1)

dcba = 1000d + 100c + 10b + a (2)

Thay giá trị ở trên vào (2) ta được:

1000 x (a+3) + 100 x (a+2) + 10 x (a+1) + a = 1111a + 3210

Thay giá trị ở trên vào (1) ta được:

1000a + 100 x (a+1) + 10 x (a+2) + a+3 = 1111a + 123

Lấy (2) trừ đi (1) ta được:

3210 – 123 = 3087

Đáp số: 3087

Bài 79:

Tìm một số tự nhiên. Biết khi cộng số tự nhiên đó với tổng các chữ số của số nó

ta được kết quả là 1159.

Số tự nhiên có 4 chữ số. Vì nếu có 3 chữ số dù lớn nhất 999+27 = 1026 < 1159.

Có dạng: abcd+a+b+c+d = 1159

1001.a + 101.b + 11.c + 2.d = 1159

=>a=1 và b=1 (a không thể bằng 0 và phải bé hơn 2; nếu b=0 thì 11.c+2.d < 158 và

phải bé hơn 2).

1001 + 101 + 11.c + 2.d = 1159

11.c + 2.d = 1159 – (1001+101)

11.c + 2.d = 57

Ta thấy 57 là số lẻ, 2.d là số chẵn nên 11c phải lẻ hay c phải lẻ và ≤ 5.

Nếu c=3 thì 11x3 + 2.d < 57 (33+18 = 51<57).

Vậy c=5 => 55 + 2.d = 57 => d=1

Ta được: a=1 ; b=1 ; c=5 và d=1

Số cần tìm là : 1151 (dấu chấm (.) thay cho

dấu nhân để dễ nhìn)

Bài 80:

Page 40: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT CÁCH ĐỀU. · hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí Group: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT

hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

Cho 4 chữ số a, b, 1, 2 khác nhau và khác 0. Biết tổng các số có 3 chữ số khác

nhau được lập từ 4 chữ số đã cho là 7326. Tìm chữ số a, b.

Với 4 chữ số a,b,1,2 khác 0 ta lập được 4x3x2 = 24 (số)

Mỗi chữ số ở mỗi hàng đều được xuất hiện số lần là:

24 : 4 = 6 (lần)

Tổng chúng sẽ là:

(a+b+1+2) x 111 x 6 = 7326

666.a + 666.b + 666 + 1332 = 7326

666 x (a+b) = 5328

=> a + b = 8

Với a+b=8 mà a,b≠0;1;2.

Ta được: a=3 ; b=5 hoặc a=5 ; b=3

Bài 81: Tương tự bài 76

Bài 2810.Cho hai số tự nhiên có tổng bằng 54. nếu ghép số lớn vào bên trái số bé

hoặc ghép só lớn vào ben phải só bé ta đều được số có bốn chữ số. Hiệu của hai số có

bốn chữ số này bằng 1584. Tìm hai số đã cho.

Hai số tự nhiên có dạng:

ab và cd với ab + cd = 54 (cd>ab) và (1)

cdab – abcd = 1584

Phân tích ta được;

1000.c + 100.d + 10.a + b – 1000.a – 100.b – 10.c – d = 1584

(990.c + 99.d) – (990.a + 99.b) = 1584

99 x (cd) – 99 x (ab) = 99 x (cd – ab) =1584

cd – ab = 1584 : 99 = 16 (2)

Từ (1) và (2) cho ta bài toán TỔNG và HIỆU.

Số ab là: (54 – 16) : 2 = 19

Số cd là: 54 – 19 = 35

Đáp số : 19 và 35

Bài 82:

Tìm số lượng các số tự nhiên có bốn chữ số mà:

a)Số tạo bởi hai chữ số đầu(theo thứ tự ấy) cộng với số tạo bởi hai chữ số cuối( theo

thứ tự ấy) nhỏ hơn 100.

b)Số tạo bởi hai chữ số đầu(theo thứ tự ấy) lớn hơn số tạo bởi hai chữ số cuối( theo

thứ tự ấy).

a). Số tạo bởi hai chữ số đầu(theo thứ tự ấy) cộng với số tạo bởi hai chữ số cuối( theo

thứ tự ấy) nhỏ hơn 100.

Gồm các số: 99 00 có 1 số

98 00 ; 9801 có 2 số

97 00 ; 9701 ;9702 có 3 số

…….

11 00 ; 1101; 1102; …..; 88 có 89 số

Page 41: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT CÁCH ĐỀU. · hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí Group: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT

hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

10 00; 1001; 1002; 1003; …; 89 có 90 số

Số các số là: 1+2+3+4+ ….. + 90 = (1+90) x 90 : 2 = 4095 (số)

b). Số tạo bởi hai chữ số đầu(theo thứ tự ấy) lớn hơn số tạo bởi hai chữ số cuối( theo

thứ tự ấy).

Gồm các số: 99 98; 9997; 9996; …; 9901; 9900 có 99 số

98 97; 9896; ….; 9800 có 98 số

97 96; 9795; ….; 9700 có 97 số.

…………………..

11 10; 1109; 1108; …; 1100 có 11 số

10 09; 1008; ……..; 1000 có 10 số.

Số các số là: 10+11+12+13+ …. + 99 = (10+99) x 90 : 2 = 4905 (số)

Bài 83:

Biết ab bằng 1,75 lần ba . Hỏi ba bằng bao nhiêu lần tổng các chữ số của nó.

ab = ba x 1,75

100.ab = 175.ba

1000a + 100b = 1750b + 175a

825a = 1650b

a/b = 1650/825 = 2

a gấp 2 lần b

ba = 10.b + a = 10.b + 2.b = 12.b

Tổng các chữ số:

a + b = 2.b + b = 3.b

ba gấp tổng các chữ số nó số lần là:

12b : 3.b = 4 (lần)

Thử lại:

Ta có các số: ba = 12 ; 24 ; 36 ; 48

12 : (1+2) = 24 : (2+4) = 36 : (3+60 = 48 : (4+8) = 4

Bài 84:

Cho số có hai chữ số, khi chia số đó cho tổng các chữ số của nó thì được thương

là 4 và dư 3 . Nếu đổi chỗ các chữ số của số đã cho thì được số mới lớn hơn 6 lần tổng

các chữ số của số đó là 5 đơn vị

Theo đề bài ta có:

ab – 3 = (a+b) x 4

ab – 3 = 4.a + 4.b

10.a + b – 3 = 4.a + 4.b

6.a – 3 = 3.b

Nhân với 4 ta được:

24.a – 12 = 12.b (1)

ba = (b+a)x6 + 5

10.b + a = 6.b + 6.a + 5

4.b = 5.a + 5

Page 42: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT CÁCH ĐỀU. · hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí Group: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT

hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

Nhân với 3 ta được:

12.b = 15.a + 15 (2)

Thay giá trị 12.b từ (1) vào (2).

24.a – 12 = 15.a + 15

9.a = 15 + 12

a = 27 : 9 = 3

Thay a=3 vào (2) ta được:

12.b = 15 x 3 + 15 = 60

b = 60 : 12 = 5

Số cần tìm là: 35

(thay dấu (x) bằng dấu chấm (.) cho dễ nhìn)

Bài 85:

Cho hai số tự nhiên có tổng bằng 1 111 110. Số thứ nhất có các chữ số hàng

nghìn và hàng trăm đều là 8, số thứ hai có các chữ số hàng nghìn và hàng trăm đều là

2. Nếu dùng chữ số 0 thay cho các chữ số hàng nghìn và hàng trăm của hai số đó thì ta

được số mới mà số này gấp 9 số kia. Tìm hai số đã cho

Khi thay hai chữ số ở hàng nghìn và hàng trăm từ 8 thành 0 thì số đó giảm đi 8800

đơn vị, từ 2 thành 0 thì số đó giảm đi 2200 đơn vị.

Tổng hai số lúc này còn:

1 111 110 – (8800 + 2200) = 1 100 110

Tổng số phần bằng nhau:

1 + 9 = 10 (phần)

Số bé sau khi đã đổi hàng nghìn và hàng trăm:

1 100 110 : 10 = 110 011

Số lớn sau khi đã đổi hàng nghìn và hàng trăm:

1 100 110 – 110 011 = 990099

Ta có 2 kết quả :

Hai số đó là: 112211 và 998899

hoặc : 118811 và 992299

Bài 86:

Tìm một số tự nhiên , khi viết thêm một số bé hơn 100 vào bên phải số đã cho thì

số đó tăng thêm 1234 đơn vị . Tìm số đã cho và số viết thêm

Số bé hơn 100 có 2 chữ số.

Khi viết thêm vào bên phải số có 2 chữ số thì số đó tăng thêm 1234 đơn vị cho ta biết

số đó bé hơn 20.

Gọi số cần tìm là 1a, số thêm vào là số nk, ta được:

1ank = 1a + 1234

1000 + 100.a + nk = 10 + a + 1234 = a + 1244

99.a + nk = 244

Page 43: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT CÁCH ĐỀU. · hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí Group: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT

hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

Suy ra: a<3 (99x 3 = 297>244).

Ta thấy: 244 : 99 = 2 (dư 46)

Vậy a=2 và nk = 46

Số cần tìm là: 12

Số viết thêm là 46.

(thay dấu nhân (x) bằng dấu chấm(.) cho dễ nhìn).

Bài 87:

Tìm a,b,c,d. Biết: abcd+abc+ab+a = 2238

Từ abcd+abc+ab+a = 2238 cho ta biết a<=2

1111a + 111b + 11c + d = 2238

*.Nếu a=1 thì:

1111 + 111b + 11c + d = 2238

111b + 11c + d = 2238 – 1111 =1127

Do b,c,d là số có 1 chữ số nên:

111b + 11c + d < 1127 (loại)

*.Nếu a=2 thì:

2222 + 111b + 11c + d = 2238

111b + 11c + d = 2238 – 2222 =16

=> b=0

Ta được:

11c + d = 16

=> c=1 và d=5

Đáp số: a=2; b=0; c=1; d=5

(Thử lại: 2015+201+20+2 = 2238)

BỐN PHÉP TÍNH TRÊN SỐ TƯ NHIÊN

*.Phép cộng

*. Khi thêm vào (bớt ra) ở một, hai hay nhiều số hạng bao nhiêu đơn vị thì tổng

sẽ tăng (giảm) bấy nhiêu đơn vị.

*. Một tổng có hai số hạng, nếu ta thêm vào (bớt ra) ở số hạng này bao nhiêu

dơn vị và bớt ra (thêm vào) ở số hạng kia bao nhiêu đơn vị thì tổng cũng không đổi.

*. Phép cộng có nhiều số hạng bằng nhau, chính là phép nhân có thừa số thứ

nhất là số hạng đó và thừa số thứ hai bằng số các số hạng. (a+a+a=a x3)

*. Tính chất giao hoán: a+b = b+a

*. Tính chất kết hợp: (a+b)+c=a+(b+c)

*.Một số điều cần lưu ý:

Page 44: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT CÁCH ĐỀU. · hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí Group: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT

hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

a/. Tổng của các số chẵn là số chẵn.

b/. Tổng của 2 số lẻ là số chẵn.

c/. Tổng của nhiều số lẻ mà có số số hạng là số chẵn (số lẻ) là một số chẵn (số

lẻ).

d/. Tổng của 1 số chẵn và 1 số lẻ là một số lẻ.

e/. Tổng một số chẵn các số lẻ là một số chẵn.

f/. Tổng một số lẻ các số lẻ là một số lẻ.

g/. Một số cộng với 0 bằng chính số đó. (a+0 = 0+a = a)

*.Phép Trừ

*. Khi ta thêm vào (bớt ra)ở số bị trừ bao nhiêu đơn vị và giữ y số trừ thì hiệu sẽ

tăng thêm (giảm đi) bấy nhiêu đơn vị.

*. Khi ta thêm vào (bớt ra) ở số trừ bao nhiêu đơn vị và giữ y số bị trừ thì hiệu sẽ

giảm đi (tăng thêm) bấy nhiêu đơn vị.

*. Khi ta cùng thêm vào (bớt ra) ở số bị trừ và số trừ cùng một số đơn vị thì hiệu

cũng không thay đổi.

*.Một số điều cần lưu ý:

a/. Hiệu của 2 số chẵn là số chẵn.

b/. Hiệu của 2 số lẻ là số chẵn.

c/.Hiệu của một số chẵn và một số lẻ (số lẻ và số chẵn) là một số lẻ.

d/. a – a = 0 ; a – 0 = a

*.Phép Nhân

*. Tích gấp thừa số thứ nhất một số lần bằng thừa số thứ hai (ngược lại).

*. Trong một tích có nhiều thừa số, nếu có một thừa số bằng không (0) thì tích

đó bằng không (0).

*. Bất cứ số nào nhân với không (0) cũng bằng không (0).

*. Số nào nhân với 1 cũng bằng chính số đó.

*. Tính chất giao hoán: a x b = b x a

*. Tính chất kết hợp: (a x b) x c = a x (b x c)

*. Nhân một số với một tổng: a x (b + c) = a x b + a x c

*. Nhân một số với một hiệu: a x (b – c) = a x b – a x c

Tổng quát

a x (b+c-d) =a x b + a x c - a x d

*.Một số điều cần lưu ý:

a/. Tích của các số lẻ là một số lẻ.

b/. Trong một tích nhiều thừa số nếu có ít nhất 1 thừa số là số chẵn thì tích là

một số chẵn. (Tích của các số chẵn là một số chẵn.)

c/. Trong một tích nhiều thừa số, ít nhất một thừa số có hàng đơn vị là 5 và có

ít nhất một thừa số chẵn thì tích có hàng đơn vị là 0.

d/. Trong một tích nhiều thừa số, ít nhất một thừa số có hàng đơn vị là 5 và

các thừa số khác là số lẻ thì tích có hàng đơn vị là 5

e/. Tích các thừa số tận cùng là chữ số 1 thì tận cùng là chữ số 1.

f/. Tích các thừa số tận cùng là chữ số 6 thì tận cùng là chữ số 6.

*.Phép Chia

Page 45: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT CÁCH ĐỀU. · hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí Group: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT

hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

@.DẤU HIÊU CHIA HẾT:

*. Chia hết cho 2: Chữ số tận cùng là 0, 2, 4, 6, 8.

*. Chia hết cho 5: Chữ số tận cùng là 0 hoặc 5.

*. Chia hết cho 3: Tổng các chữ số chia hết cho 3.

*. Chia hết cho 9: Tổng các chữ số chia hết cho 9.

*. Chia hết cho 4: Hai chữ số tận cùng tạo thành số chia hết cho 4.

*. Chia hết cho 8: Ba chữ số tận cùng tạo thành số chia hết cho 8.

*. Chia hết cho 6: Vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 3.

@ CHIA HẾT:

*. Trong phép chia, nếu ta gấp (giảm đi) số bị chia lên bao nhiêu lần và giữ y số

chia (mà vẫn chia hết) thì thương cũng tăng lên (giảm đi) bấy nhiêu lần.

*. Trong phép chia, nếu ta gấp (giảm đi) số chia lên bao nhiêu lần và giữ y số bị

chia (mà vẫn chia hết) thì thương sẽ giảm đi (tăng lên) bấy nhiêu lần.

*. Nếu cùng tăng (giảm) ở số bị chia và số chia một số lần như nhau thì thương

vẫn không đổi.

*. 0 chia cho bất cứ số nào khác không (0) cũng bằng 0. (0 : a = 0 ; a khác 0)

*. Số nào chia cho 1 cũng bằng chính số đó.

*. Số bị chia bằng số chia thì thương bằng 1. (a : a = 1)

@.CHIA CÓ DƯ:

*. Số dư nhỏ hơn số chia.

*. Số dư lớn nhất nhỏ hơn số chia 1 đơn vị.

*. Trong phép chia có số dư lớn nhất, nếu ta thêm vào số bị chia 1 đơn vị thì sẽ

trở thành phép chia hết, thương tăng thêm 1 đơn vị.

*. Nếu cùng tăng (giảm) ở số bị chia và số chia một số lần như nhau (mà vẫn

chia hết) thì thương vẫn không đổi nhưng số dư sẽ tăng thêm (giảm đi) bấy nhiêu lần.

*. Số bị chia bằng thương nhân với số chia cộng với số dư.

a : b = k (dư d) (a = k x b + d)

*. Số bị chia trừ đi số dư thì chia hết cho số chia, thương không đổi.

Liên quan đến phép chia có dư:

*. Số dư ở phép chia cho 3 (nếu có) sẽ bằng số dư của phép chia tổng các chữ

số của số đó cho 3. (Tương tự ở phép chia cho 9.)

*. Số dư ở phép chia cho 5 (nếu có) sẽ bằng số dư của phép chia chữ số hàng

đơn vị của số đó cho 5.

*.Một số điều cần lưu ý:

+ Không thể chia cho 0.

Trong phép chia hết.

+ Thương 2 số lẻ là số lẻ (lẻ : lẻ = lẻ)

+ Thương của một số chẵn với một số lẻ là số chẵn. (chẵn : lẻ = chẳn)

+ Số lẻ không chia hết cho số chẵn.

TRỒNG CÂY

Trồng cây 2 đầu: Số cây = số khoảng + 1

Page 46: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT CÁCH ĐỀU. · hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí Group: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT

hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

*.Trồng cây 1 đầu: Số cây = số khoảng.

*.Không trồng cây ở 2 đầu: Số cây = số khoảng – 1

*.Trồng cây khép kín: Số cây = số khoảng.

BÀI TẬP

Bài 1 (Bài giải)

12-.Một miếng đất hình chữ nhật có trồng bạch đàn xung quanh được tất cả là

64 cây. Biết hai cây liền nhau cách nhau 2m, chiều dài hơn chiều rộng 8m.

Tính diện tích miếng đất bằng m2? bằng a?

Bài 2 (Bài giải)

13-.Trên một cây cầu dài 15 m, người ta trồng những cây trụ làm lan can ở 2

bên cầu. Biết cây này cách cây kia 1,5m và làm ở cả 2 đầu cầu.

Hỏi người ta cần bao nhiêu cây trụ để làm lan can?

Bài 3 (Bài giải)

14-.Một hầm cá hình chữ nhật có chiều dài 16m, chiều rộng bằng ¼ chiều dài.

Người dùng trụ đá để làm hàng rào kẻm gai xung quanh hầm, biết trụ này cách trụ kia

2m. Giá mỗi trụ đá là 12000 đồng.

Hỏi người ta tốn bao nhiêu tiền mua trụ đá để làm hàng rào? Đố vui: (Bài giải)

Làm cách nào để trồng 10 cây chuối thành 5 hàng, mỗi hàng có 4 cây?

DÃY SỐ CÁCH ĐỀU

*. TỔNG = (Số đầu + số cuối) x Số số hạng : 2

*. SỐ CUỐI = Số đầu + Đơn vị khoảng cách x (số số hạng -

1)

*. SỐ ĐẦU = Số cuối - Đơn vị khoảng cách x (số số hạng -

1)

*. SỐ SỐ HẠNG = (Số cuối – Số đầu) : Đơn vị khoảng cách + 1

*. TRUNG BÌNH CỘNG = Trung bình cộng của số đầu và số cuối.

(Dãy số tăng dần)

Chú ý:

Nói đến dãy số cách đều, ta nên quan tâm đến tổng các cặp số bằng nhau.

*.Phân tích dãy số cách đều: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

-Có số số hạng là chẵn thì có đủ số cặp: 1+10 ; 2+9; 3+8 ; 4+7 ; 5+6

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

-Có số số hạng là lẻ thì số ở giữa bằng ½ tổng mỗi cặp (số đầu + số cuối):

1+11 ; 2+10 ; 3+9 ; 4+8 ; 5+7 Số 6 = (1+11):2

Page 47: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT CÁCH ĐỀU. · hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí Group: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT

hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

*.Cần xác định được hai số liên tiếp cách đều bao nhiên đơn vị, số hạng đầu,

số hạng cuối, bao nhiêu số hạng.

*.Tuỳ theo dãy số tăng hay giảm để vận dụng các công thức một cách hợp lí.

Ví dụ: 1, 4, 7, 10, 13, 16, 19, 22, 25

Dãy số cách đều nhau 3 đơn vị, có 9 số hạng, số hạng đầu là 1, số hạng

cuối là 25.

TỔNG = (1 + 25) x 9 : 2 = 117

SỐ CUỐI = 1 + 3 x (9 - 1) = 25

SỐ ĐẦU = 25 - 3 x (9 - 1) = 1

SỐ SỐ HẠNG = (25 - 1) : 3 + 1 = 9

TB CỘNG = (1+4+7+10+13+16+19+22+25) : 9 = (1 + 25) : 2

=13 hay bằng số ở giữa 13

TÌM THÀNH PHẦN CHƯA BIẾT CỦA PHÉP TÍNH

LẬP SỐ

Page 48: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT CÁCH ĐỀU. · hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí Group: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT

hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

CÁC SỐ TƯ NHIÊN

Các bài tập về lập số các số tự nhiên thường ta căn cứ vào cấu tạo số tự nhiên

để lập các số theo yêu cầu của đề bài. Nên chú ý lập số theo một thứ tự nhất định,

như: từ nhỏ đến lớn hoặc ngược lại từ lớn đến nhỏ như thế sẽ ít bị sai sót hơn.

CÁCH 1: Liệt kê

Ví dụ 1:

Cho 3 chữ số 1; 2; 3. Lập được tất cả bao nhiêu số tự nhiên có 3 chữ số?

Bài giải:

Các số tự nhiên có 3 chữ số được viết từ 3 chữ số: 1; 2; 3 là:

111; 112; 113; 121; 122; 123; 131; 132; 133

211; 212; 213; 221; 222; 223; 231; 232; 233

311; 312; 313; 321; 322; 323; 331; 332; 333

Có tất cả 27 số.

Ví dụ 2:

Cho 3 chữ số 1; 2; 3. Lập được tất cả bao nhiêu số tự nhiên có 3 chữ số khác

nhau?

Bài giải:

Các số tự nhiên có 3 chữ số khác nhau được viết từ 3 chữ số: 1; 2; 3 là:

123; 132; 213; 231; 312; 321. Có tất cả 6 số.

Ví dụ 3:

Cho 4 chữ số 0; 1; 2; 3. Lập được tất cả bao nhiêu số tự nhiên có 3 chữ số khác

nhau?

Bài giải:

Các số tự nhiên có 3 chữ số khác nhau được viết từ 4 chữ số: 0; 1; 2; 3 là:

102; 103; 120; 123; 130; 132

201; 203; 210; 213; 230; 231

301; 302; 310; 312; 320; 321

Page 49: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT CÁCH ĐỀU. · hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí Group: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT

hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

Có tất cả 18 số.

CÁCH 2:

Qua 3 ví dụ trên, ta thấy ở bài tập nêu ra có số lượng chữ số cho trước gồm

những chữ số cụ thể và yêu cầu của số cần lập là như thế nào? Ta có cách tìm số

lượng các số được lập mà không cần phải liệt kê, như sau:

Ví dụ 1:

Cho 3 chữ số 1; 2; 3. Lập được tất cả bao nhiêu số tự nhiên có 3 chữ số?

Ở bài tập này đề bài cho ta 3 chữ số là 1; 2; 3. Yêu cầu ta lập các số có 3 chữ số

mà số có 3 chữ số gồm có: hàng trăm, hàng chục và hàng đơn vị.

Bài giải:

Với 3 chữ số: 1; 2; 3.

-Hàng trăm có 3 lựa chọn.

-Hàng chục có 3 lựa chọn.

-Hàng đơn vị có 3 lựa chọn.

Số lượng số có 3 chữ số lập được là: 3 x 3 x 3 = 27 (số)

Ví dụ 2:

Cho 3 chữ số 1; 2; 3. Lập được tất cả bao nhiêu số tự nhiên có 3 chữ số khác

nhau?

Ở bài này khác với bài 1 là lập số có 3 chữ số khác nhau nên nếu đã chọn hàng

trăm rồi thì không được chọn ở hàng chục và hàng đơn vị.

Bài giải:

Với 3 chữ số: 1; 2; 3.

-Hàng trăm có 3 lựa chọn.

-Hàng chục có 2 lựa chọn.

-Hàng đơn vị có 1 lựa chọn.

Số lượng số có 3 chữ số lập được là: 3 x 2 x 1 = 6 (số)

Ví dụ 3:

Page 50: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT CÁCH ĐỀU. · hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí Group: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT

hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

Cho 4 chữ số 0; 1; 2; 3. Lập được tất cả bao nhiêu số tự nhiên có 3 chữ số khác

nhau?

Ở bài này, các số cho trước có chữ số 0. Chữ số 0 không được đặt ở hàng cao

nhất với số tự nhiên (số có 3 chữ số không thể là 023).

Bài giải:

Với 4 chữ số: 0; 1; 2; 3.

-Hàng trăm có 3 lựa chọn. (không được chọn chữ số 0).

-Hàng chục có 3 lựa chọn.

-Hàng đơn vị có 2 lựa chọn.

Số lượng số có 3 chữ số lập được là: 3 x 3 x 2 = 18 (số)

CÁCH 3: Sơ đồ HÌNH CÂY

Lập sơ đồ HÌNH CÂY chính là cụ thể của cách 2 giúp học sinh hiểu và liệt kê

ra các số một cách tương đối chính xác hơn, dễ kiểm tra và tránh được những sai sót

khi lập số.

Ví dụ 1:

Cho 3 chữ số 1; 2; 3. Lập được tất cả bao nhiêu số tự nhiên có 3 chữ số?

Ở bài này ta lập sơ đồ như sau:

Page 51: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT CÁCH ĐỀU. · hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí Group: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT

hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

Nhìn qua sơ đồ ta thấy có 3 cách lựa chọn ở hàng trăm (1;2;3), mỗi cách lựa

chọn hàng trăm có 3 cách lựa chọn ở hàng chục (1;2;3), mỗi cách lựa chọn hàng chục

có 3 cách lựa chọn ở hàng đơn vị (1;2;3).

Như vậy có tất cả: 3 x 3 x 3 = 27 (số)

Ví dụ 2:

Cho 3 chữ số 1; 2; 3. Lập được tất cả bao nhiêu số tự nhiên có 3 chữ số khác

nhau?

Page 52: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT CÁCH ĐỀU. · hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí Group: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT

hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

Ta có sơ đồ:

Có tất cả 6 số.

Ví dụ 3:

Cho 4 chữ số 0; 1; 2; 3. Lập được tất cả bao nhiêu số tự nhiên có 3 chữ số khác

nhau?

Ta có sơ đồ:

Với 3 cách trên đây người ta thường sử dụng ở cách 2 nhiều hơn để tìm ra số

cần lập có số lượng khá lớn. Còn ở cách 1 và cách 3 để giới thiệu cách liệt kê với một

số lượng số cần lập không lớn có mức độ tương đối chính xác giúp các em học sinh

bước đầu làm quen với việc lập số.

HIÊU TRONG BÀI TOÁN TỔNG - HIÊU.

Ở lớp 4 học sinh được làm quen với dạng toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai

số đó. Tuy nhiên trong một số bài toán người ta chỉ cho biết tổng của hai số và giữa

Page 53: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT CÁCH ĐỀU. · hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí Group: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT

hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

chúng có n số tự nhiên. Vậy với những bài toán này học sinh sẽ tìm hiệu của hai số đó

như thế nào ? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua một vài ví dụ sau nhé !

Dạng 1: Tìm hai số lẻ (hoặc hai số chẵn) liên tiếp khi biết tổng của hai số đó.

Ví dụ: Tìm hai số chẵn liên tiếp biết tổng của chúng là 2010 ?

Phân tích: Vì hai số chẵn liên tiếp hơn kém nhau 2 đơn vị nên hiệu của hai số đó

là 2.

Bài giải:

Theo bài ra ta có: Hiệu hai số cần tìm là 2

Số bé là: (2010 – 2) : 2 = 1004

Số lớn là: 2014 – 994 = 1006

Đáp số: Số bé: 1004

Số lớn: 1006

Kết luận: Hiệu của hai số chẵn (hoặc hai số lẻ) liên tiếp là 2.

Dạng 2: Tìm hai số khi biết tổng của hai số và giữa chúng có n số tự nhiên

liên tiếp.

Ví dụ: Tìm hai số biết tổng của chúng là 2014 và giữa chúng có 25 số tự nhiên

liên tiếp ?

Phân tích: Vì giữa hai số cần tìm có 25 số tự nhiên liên tiếp nên giữa chúng sẽ có

26 khoảng cách là 1.

Bài giải:

Hiệu hai số là: 25 + 1 = 26

Số bé là: (2014 – 26) : 2 = 994

Số lớn là: 2014 – 994 = 1020

Đáp số: Số bé: 994

Số lớn: 1020

Kết luận: Hiệu của hai số khi biết tổng và giữa chúng có n số tự nhiên liên

tiếp là: n + 1

Dạng 3: Tìm hai số biết tổng của hai số (tổng là 1 số lẻ) và giữa chúng có n

số lẻ (hoặc n số chẵn) liên tiếp.

Page 54: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT CÁCH ĐỀU. · hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí Group: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT

hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

Ví dụ: Hai số có tổng là 2013. Tìm hai số đó biết giữa chúng có 21 số chẵn liên

tiếp ?

Phân tích: Vì tổng của hai số đã cho là một số lẻ nên 2 số cần tìm sẽ là một số

chẵn và một số lẻ. Mặt khác giữa chúng có 21 số chẵn liên tiếp nên sẽ có 21 khoảng

cách là 2 và 1 khoảng cách là 1.

Bài giải:

Hiệu hai số là: 21 x 2 + 1 = 43

Số bé là: (2013 – 43) : 2 = 985

Số lớn là: 2013 – 985 = 1028

Đáp số: Số bé: 985

Số lớn: 1028

Kết luận: Hiệu của hai số khi biết tổng của hai số là một số lẻ và giữa chúng

có n số lẻ (hoặc n số chẵn) liên tiếp là: n x 2 + 1

Dạng 4: Tìm hai số khi biết tổng của hai số (tổng là 1 số chẵn) và giữa

chúng có n số chẵn liên tiếp.

Trường hợp 1: Hai số cần tìm đều là số chẵn.

Ví dụ: Tìm hai số chẵn biết tổng của chúng là 4020 và giữa chúng có 79 số chẵn

liên tiếp ?

Phân tích: Vì hai số cần tìm đều là số chẵn và giữa chúng có 79 số chẵn liên tiếp

nên sẽ có 80 khoảng cách là 2.

Bài giải:

Hiệu hai số là: (79 + 1) x 2 = 160

Số bé là: (4020 – 160) : 2 = 1930

Số lớn là: 4020 – 1930 = 2090

Đáp số: Số bé: 1930

Số lớn: 2090

Kết luận: Hiệu của hai số chẵn khi biết tổng của hai số và giữa chúng có n số

chẵn liên tiếp là: (n + 1) x 2

Trường hợp 2: Hai số cần tìm là hai số lẻ.

Page 55: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT CÁCH ĐỀU. · hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí Group: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT

hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

Ví dụ: Tổng hai số lẻ là 4000 và giữa chúng có 51 số chẵn liên tiếp. Tìm hai số

đó ?

Phân tích: Vì hai số cần tìm là hai số lẻ và giữa chúng có 51 số chẵn liên tiếp

nên sẽ có 50 khoảng cách là 2 và 2 khoảng cách là 1. Ta hướng dẫn học sinh tìm hiệu

như sau: 50 x 2 + 1 + 1 = 50 x 2 + 2 = (50 + 1) x 2 = 51 x 2.

Bài giải:

Hiệu hai số là: 51 x 2 = 102

Số bé là: (4000 – 102) : 2 = 1949

Số lớn là: 4000 – 1949 = 2051

Đáp số: Số bé: 1949

Số lớn: 2051

Kết luận: Hiệu của hai số lẻ khi biết tổng của hai số và giữa chúng có n số

chẵn liên tiếp là: n x 2

Dạng 5: Tìm hai số khi biết tổng của hai số (tổng là 1 số chẵn) và giữa

chúng có n số lẻ liên tiếp.

Trường hợp 1: Hai số cần tìm đều là số chẵn.

Ví dụ: Tìm hai số chẵn biết tổng của chúng là 1080 và giữa chúng có 18 số lẻ

liên tiếp ?

Phân tích: Vì hai số cần tìm là hai số chẵn và giữa chúng có 18 số lẻ liên tiếp

nên sẽ có 17 khoảng cách là 2 và 2 khoảng cách là 1. Ta hướng dẫn học sinh tìm hiệu

như sau: 17 x 2 + 1 + 1 = 17 x 2 + 2 = (17 + 1) x 2 = 18 x 2.

Bài giải:

Hiệu hai số là: 18 x 2 = 36

Số bé là: (1080 – 36) : 2 = 522

Số lớn là: 1080 – 522 = 558

Đáp số: Số bé: 522

Số lớn: 558

Kết luận: Hiệu của hai số chẵn khi biết tổng của hai số và giữa chúng có n

số lẻ liên tiếp là: n x 2

Trường hợp 2: Hai số cần tìm là hai số lẻ.

Page 56: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT CÁCH ĐỀU. · hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí Group: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT

hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

Ví dụ: Tìm hai số lẻ biết tổng của chúng là 2014 và giữa chúng có 31 số lẻ liên

tiếp ?

Phân tích: Vì hai số cần tìm đều là số lẻ và giữa chúng có 31 số lẻ liên tiếp nên

sẽ có 32 khoảng cách là 2.

Bài giải:

Hiệu hai số là: (31 + 1) x 2 = 64

Số bé là: (2014 – 64) : 2 = 975

Số lớn là: 2014 – 975 = 1039

Đáp số: Số bé: 975

Số lớn: 1039

Kết luận: Hiệu của hai số lẻ khi biết tổng của hai số và giữa chúng có n số

lẻ liên tiếp là: (n + 1) x 2

Một số bài luyện tâp:

Bài 1: Tìm hai số lẻ liên tiếp biết tổng của chúng là 1606 ?

Bài 2: Hai số có tổng là 4801. Tìm hai số đó biết giữa chúng có 100 số tự nhiên

liên tiếp ?

Bài 3: Tìm hai số biết giữa chúng có 15 số lẻ liên tiếp và tổng của chúng là 2011

?

Bài 4: Cho hai số có tổng là 1982. Tìm hai số biết giữa chúng có 25 số lẻ liên

tiếp ?

MỘT SỐ DẠNG TOÁN TÍNH NHANH Ở TIỂU HỌC.

Như chúng ta đã biết ở Tiểu học có một số dạng bài tính nhanh mà nếu ta tính theo

những cách thông thường thì khó có thể tìm ra được kết quả. Ở mỗi dạng bài tính

nhanh có những cách tính đặc trưng riêng. Sau đây tôi xin được giới thiệu một số

dạng bạng bài tính nhanh với những cách tính đặc trưng của từng dạng qua một vài ví

dụ cụ thể sau:

NHÓM 1:

Bài 1: Tính nhanh

S = 1 + 1/2 + 1/4 + 1/8 + ..................... + 1/128 + 1/256

Page 57: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT CÁCH ĐỀU. · hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí Group: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT

hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

Phân tích: Bài này ta thấy số hạng liền sau bằng 1/2 số hạng liên trước nên ta có thể

giải theo các cách sau:

Cách 1:

S = 1 + 1/2 + 1/4 + 1/8 + .....................1/128 + 1/256

= 1 + (1 – 1/2) + (1/2 – 1/4) + (1/4 – 1/8) + ....................... (1/128 – 1/256)

= 2 – 1/256 = 511/256

Vậy S = 511/256

Cách 2:

S x 2 = 2 + 1 + 1/2 + 1/4 + .................................... + 1/128

S x 2 – S = 2 – 1/ 256 = 511/256

Vậy S = 511/256

Bài 2: Tính nhanh

S = 1 + 1/3 + 1/9 + 1/27 + ..................... + 1/2187

Phân tích: Bài này ta thấy số hạng liền sau bằng 1/3 số hạng liên trước nên ta có thể

giải theo cách 2 như bài 1:

S x 3 = 3 + 1 + 1/3 + 1/9 + 1/27 + ..................... + 1/729

S x 3 – S = 3 – 1/2187 = 6560/2187

Vậy S = 6560/2187 : 2 = 6560/4374

Bài 3: Tính nhanh

A = 1 + 2 + 4 + 8 + ..................... + 4096 + 8192

Phân tích: Bài này ta thấy số hạng liền sau gấp 2 lần số hạng liền trước. Ta có thể giải

bài toán trên theo các cách sau:

Cách 1:

A x 2 = 2 + 4 + 8 + ....................... + 16384

A x 2 – A = 16384 – 1 = 16383

Vậy A = 16383

Cách 2: Ta thấy: Tổng 3 số hạng đầu là:

Page 58: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT CÁCH ĐỀU. · hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí Group: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT

hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

1 + 2 + 4 = 3 + 4

Tổng 4 số hạng đầu là:

1 + 2 + 4 + 8 = 7 + 8

Tổng 5 số hạng đầu là:

1 + 2 + 4 + 8 + 16 = 15 + 16

Theo quy luật đó ta sẽ tính được kết quả của tổng trên là:

A = 1 + 2 + 4 + 8 + ..................... + 4096 + 8192 = 8191 + 8192 = 16383

Vậy A = 16383

Cách 3: Nhận xét:

2 = 1 + 1

4 = (1 + 2) + 1

8 = (1 + 2 + 4) + 1

......................................................................................................................

8192 = (1 + 2 + 4 + ............... + 4096) + 1

Vậy A = 8192 – 1 + 8192 = 16383

* Kết luận: Với dạng bài có số hạng liền sau hơn hoặc kém số hạng liền trước n

lần ta có cách giải chung là: ta nhân cả biểu thức đó cho n rồi lấy kết quả biểu

thức sau khi nhân trừ cho biểu thức lúc đầu ta sẽ tính được kết quả của bài toán.

NHÓM 2:

Bài 4: Tính nhanh

1/1 x2 + 1/ 2 x 3 + 1/ 3 x 4 + ................. + 1/ 2013 x 2014

Phân tích: Bài này ta thấy ở mấu số là tích hai số tự nhiên liên tiếp nên ta có thể phân

tích như sau:

1/1 x2 + 1/ 2 x 3 + 1/ 3 x 4 + ................. + 1/ 2013 x 2014

= 1/1 – 1/2 + 1/2 – 1/3 + 1/3 – 1/4 + ........................ + 1/2013 – 1/2014

= 1 – 1/2014 = 2013/2014

Bài 5: Tính nhanh

Page 59: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT CÁCH ĐỀU. · hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí Group: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT

hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

A = 1/1 x3 + 1/ 3 x 5 + 1/ 5 x 7 + ................. + 1/ 2013 x 2015

Phân tích: Bài này ta thấy giống với bài 5 chỉ khác ở chỗ ở MS là tích 2 số lể liên

tiếp. Muốn đưa về phân cách phân tích như bài 5 ta phải tìm cách đưa tử số về là 2. Ta

làm như sau:

A x 2 = 2/1 x3 + 2/ 3 x 5 + 2/ 5 x 7 + ................. + 2/ 2013 x 2015

= 1/1 – 1/3 + 1/3 – 1/5 + 1/5 – 1/7 + .................. + 1/2013 – 1/2015

= 1 – 1/2015 = 2014/2015

Vậy A = 2014/2015 : 2 = 2014/4030.

Bài 6: Tính nhanh.

1/ 2 x (1 + 2) + 1/ 2 x (1 + 2 + 3) + ............ + 1/2 x (1 + 2 + 3 + ....... + 9)

Phân tích: Với bài này ta phải tìm cách đưa MS về dạng tính nhanh cở bản như bài

4; 5 ở trên. Ta có thể nhận thấy thừa số thứ 2 ở mẫu số là tổng các số tự nhiên liên tiếp

nên ta có thể dùng cách tính tổng các số tự nhiên liên tiếp để có thể đưa về dạng tính

nhanh cơ bản. Ta có thể làm như sau:

MS = 2 x (1 + 2) + 2 x (1 + 2 + 3) + ............ + 2 x (1 + 2 + 3 + ....... + 9)

= 2 x (2 x 3)/2 + 2x (3 x 4)/2 + ................ + 2 x (9 x 10)/2

2 x3 + 3 x 4 + ...................... + 9 x 10

Vậy TS/MS = 1/2x3 + 1/3x4 + ............... + 1/9x10

= 1/2 – 1/10 = 2/5

* Kết luận: Với bài có dạng n/a xb + n/b xc (với khoảng cách giữa a và b; b và c

là n đơn vị) ta phân tích như sau:

n/a xb + n/b xc = 1/a - 1/b + 1/b - 1/c

NHÓM 3:

Bài 7: Tính nhanh

M = 1 x 2 + 2 x 3 + 3 x 4 + .................... + 201 x 202

Phân tích: Bài này ta thấy mỗi số hạng là tích hai số tự nhiên liên tiếp. Để tạo ra các

nhóm thừa số có thể loại trừ hết cho nhau ta phân tích như sau:

M x 3 = 1 x 2 x (3 - 0) + 2 x 3 x (4 - 1) + 3 x 4 x (5 - 2) + .................... + 201 x 202 x

(203 – 200) = 1 x 2 x 3 + 2 x 3 x 4 – 1 x 2 x 3 + 3 x 4 x 5 – 2 x 3 x 4 + .....................

+ 201 x 202 x 203 – 200 x 201 x 202

Page 60: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT CÁCH ĐỀU. · hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí Group: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT

hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

= 201 x 202x 203 = 8242206

Vậy M = 8242206 : 3 = 2747402

Bài 8: Tính nhanh

N = 1 x 2 x 3 + 2 x 3 x 4 + 3 x 4 x 5 + .................... + 100 x 101 x 102

Phân tích: Tương tự ta thấy các số hạng trong tổng là tích ba số tự nhiên liên tiếp. Vì

vậy ta có thểphân tích như sau:

N x 4 = 1 x 2 x 3 x (4 - 0)+ 2 x 3 x 4 x (5 - 1)+ 3 x 4 x 5 x (6 – 2) + .................... +

100 x 101 x 102 x (103 – 99) = 1 x 2 x 3 x 4 + 2 x 3 x 4 x 5 - 1 x 2 x 3 x 4 + 3 x 4 x

5 x 6 - 2 x 3 x 4 x 5 + ................. + 100 x 101 x 102 x 103 – 99 x 100 x 101 x 102 =

100 x 101 x 102 x 103 = 106110600

Vậy N = 106110600 : 4 = 26527650

Bài 9: Tính nhanh

B = 1 x 1 + 2 x 2 + 3 x 3 + .............. + 100 x 100

Phân tích: Bài này thực ra là bài thuộc dạng bài 7 và 8 nhưng ta phải tìm cách đưa về

dạng cơ bản trên. Ta có thể phân tích như sau:

B = 1 x 1 + 2 x 2 + 3 x 3 + .............. + 100 x 100 = 1 x (2 - 1) + 2 x (3 - 1) + 3 x (4 -

1) + .................. + 100 x (101 – 1) = 1 x 2 – 1 + 2 x 3 – 2 + 3 x 4 – 3 + ..................... +

100 x 101 – 100 = (1 x 2 + 2 x 3 + ............ + 100 x 101) – (1 + 2 + 3 + ................ +

100) = (100 x 101 x 102) : 3 - (101 x 100 : 2) = 343400 – 5050 = 338350

* Kết luận 3: Với dạng bài có các số hạng là tích các số tự nhiên liên tiếp ta có

thể làm như sau:

- Số hạng thứ nhất nhân với n (trong đó n là số tự nhiên liền kề của thừa số lớn

nhất trong tích).

- Số hạng thứ hai nhân với (n + 1) – 1

.....................................................................................................................

VD: 1 x 2 + 2 x 3 + 3 x 4 ................ ta làm như sau:

1 x 2 + 2 x 3 + 3 x 4 .............. = 1 x 2 x 3 + 2 x 3 x (4 - 1)+ 3 x 4 x (5 - 2)

NHÓM 4:

Bài 10: Tính nhanh.

Page 61: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT CÁCH ĐỀU. · hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí Group: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT

hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

Tử số = 2012 + 2011/2 + 2010/3 + ................ + 2/2011 + 1/2012

Mẫu số = 1/2 + 1/3 + 1/4 + ........................ + 1/2012 + 1/2013

(Đề thi GVG trường TH Tân Lộc năm học 2013 - 2014)

Phân tích: Với bài này ta tìm cách đưa TS về dạng tích 2 thừa số trong đó có 1 thừa

số chính là mẫu số. Ta có thể làm như sau:

TS = (1 + 1 + .......... + 1) + 2011/2 + ................ + 2/2011 + 1/2012

(2012 chữ số 1)

= (1 + 2011/2) + ...........+ (1 + 2/2011) + (1 + 1/2012) + 1

= 2013/2 + .......... + 2013/2011 + 2013/2012 + 2013/2013

= 2013 x ( 1/2 + .......... + 1/2011 + 1/2012 + 1/2013)

TS/MS = 2013

Bài 11: Tính nhanh.

TS = 1 + (1 + 2) + (1 + 2 + 3) + .............. + (1 + 2 + 3 + .......... + 2014)

MS = 1 x 2014 + 2 x 2013 + .................. + 2013 x 2 + 2014 x 1

Phân tích: Với dạng bài ta nhận thấy ở TS có 2014 số 1; 2013 số 2 ............. Vì vậy ta

có thể giải như sau:

TS = (1 + 1 + .... + 1) + (2 + 2 + ....... + 2) + ....... + (2013 + 2013) + 2014

(2014 chữ số 1) (2013 chữ số 2)

= 1 x 2014 + 2 x 2013 + .................. + 2013 x 2 + 2014 x 1

Vậy TS/MS = 1

Bài 12: Tính nhanh.

TS = 1/51 + 1/52 + 1/53 + ............. + 1/100

MS = 1/1x2 + 1/3x4 + .......... + 1/99x100

Phân tích: Với bài này ta có thể dùng cách thêm bớt để đưa MS về giống với TS. Ta

có thể làm như sau:

MS = 1/1 – 1/2 + 1/3 – 1/4 + ......... + 1/99 – 1/100

= (1 + 1/3 + ............ + 1/99) – (1/2 + 1/4 + .......... + 1/100)

Page 62: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT CÁCH ĐỀU. · hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí Group: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT

hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

= (1 + 1/2 + 1/3 + 1/4 + ..... + 1/99 + 1/100) – (1/2 + 1/2 + 1/4 + 1/4 + 1/6 + 1/6 .......

1/100 + 1/100) = (1 + 1/2 + 1/3 + 1/4 + ..... + 1/99 + 1/100) – (1 + 1/2 + 1/3 + .......

1/50 ) = 1/51 + 1/52 + 1/53 + ............. + 1/100

Vậy TS/MS = 1

Bài 13: Tính nhanh.

TS = 1 + 1/3 + 1/5 + .............+ 1/97 + 1/99

MS = 1/1x99 + 1/3x97 + .......... + 1/49x51

Phân tích: Với dạng bài ta thấy tương tự như các bài trên ta tìm cách đưa TS và MS

về tích 2 thừa số và có 1 thừa số chung. Ta có thể làm như sau:

TS = (1 + 1/99) + (1/3 + 1/97) + ........................ + (1/49 + 1/51)

= 100/ 1x99 + 100/3x97 + .......................... + 100/49X51

= 100/ (1/1x99 + 1/3x97 + .......... + 1/49x51)

Vậy TS/MS = 100

Bài 14: Tính nhanh.

TS = 1/2 + 1/3 + 1/4 + .............+ 1/99 + 1/100

MS = 1/99 + 2/98 + .......... + 99/1

Phân tích: Với dạng bài ta phân tích MS như sau:

MS = (100 – 99)/99 + (100 - 98)/98 + ............+ (100 – 2)/2 + (100 - 1)/1

= 100/99 – 1 + 100/98 – 1 + ..................... + 100/2 – 1 + 100/1 – 1

= 100/99 + 100/98 + .................. + 100/2 + 100/1 – 1 x 99

= 100/99 + 100/98 + .................. + 100/2 + 1

= 100/99 + 100/98 + .................. + 100/2 + 100/100

= 100 x (1/99 + 1/98 + ........................ + 1/2 + 1/100)

= 100 x (1/2 + 1/3 + ........................ + 1/99 + 1/100)

Vậy TS/MS = 1/100

* Kết luận: Với các bài từ bài 10 đến bài 14 ta thấy giữa TS và MS luôn có mối

quan hệ với nhau và ta tìm cách đưa TS hoặc MS về một thừa số giống nhau để

giúp ta rút gọn và tính được giá trị của biểu thức.

Page 63: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT CÁCH ĐỀU. · hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí Group: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT

hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

Trên đây là một vài cách tính nhanh với những dạng bài cụ thể mà tôi đã nghiên

cứu, tích lũy qua thời gian tự học, tự rèn luyện của bản thân. Rất mong nhận được sự

góp ý, bổ sung của quý bạn đồng nghiệp để dạng toán tính nhanh trở thành dạng toán

quen thuộc, dễ hiểu đối với mỗi GV chúng ta cũng như là cơ sở giúp chúng ta

BDHSG ngày một hiệu quả hơn. Xin chân thành cảm ơn các bạn !

Một số công thức về DÃY SỐ CÁCH ĐỀU

TỔNG = (Số đầu + số cuối) x Số số hạng : 2

SỐ CUỐI = Số đầu + ( Số số hạng – 1) x Đơn vị khoảng cách.

SỐ ĐẦU = Số cuối - (Số số hạng - 1) x Đơn vị khoảng cách

SỐ SỐ HẠNG = (Số cuối – Số đầu) : Đơn vị khoảng cách + 1

TRUNG BÌNH CỘNG = Trung bình cộng của số đầu và số cuối.

Cần chú ý:

-Nói đến dãy số cách đều, ta nên quan tâm đến: Số hạng đầu, số hạng cuối, số

số hạng, hai số liên tiếp cách nhau bao nhiêu đơn vị (đơn vị khoảng cách).

-Có số số hạng là lẻ thì số ở giữa bằng ½ tổng mỗi cặp (số đầu + số cuối). Ví

dụ: Dãy số 1; 3; 5; 7; 9 thì số 5 = (1+9):2

-Tuỳ theo dãy số tăng hay giảm để vận dụng các công thức một cách hợp lí (các

công thức trên dùng cho dãy số tăng).

Dạng tìm một số tự nhiên khi thêm vào ở tửsố và bớt đi ở mẫu số cùng một số

(hoặc ngượclại).

Khi thêm ở tử số và bớt ở mẫu số (hoặc ngược lại) của một phân số cùng một số tự

nhiên thì TỔNG của chúng vẫn không đổi. Trở về bài toán điển hình TỔNG và TỈ

Ví dụ:

Page 64: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT CÁCH ĐỀU. · hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí Group: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT

hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

Cho phân số 23/45. Hỏi phải cộng thêm vào tử số và bớt đi ở mẫu số cùng một số

tự nhiên nào để được phân số mới có giá trị bằng 19/15?

Khi ta cộng thêm vào tử số và bớt đi ở mẫu số cùng một số tự nhiên thì TỔNG của

mẫu số và tử số vẫn không đổi.

Tổng của chúng là: 23 + 45 = 68

Tổng số phần bằng nhau: 19 + 15 = 34 (phần)

Tử số của phân số mới là: 68 : 34 x 19 = 38

Số cần tìm là: 38 – 23 = 15

Đáp số: 15

Dạng tìm một số tự nhiên khi cùng thêm (cùngbớt) ở tử số và mẫu số của một

phân số.

Khi cùng thêm hoặc cùng bớt một số tự nhiên ở tử số và mẫu số một phân số tì HIỆU

của chúng vẫn không đổi.

Ví dụ:

Cho phân số 5/16. Hãy tìm một số để khi cùng thêm số đó vào ở tử số và mẫu số

của phân số đã cho thì được phân số mới có giá trị bằng phân số 2/3.

Khi cùng thêm một số vào tử số và mẫu số của một phân số thì hiệu của mẫu số và tử

số vẫn không đổi.

Hiệu là: 16 – 5 = 11

Hiệu số phần bằng nhau: 3 – 2 = 1 (phần)

Tử số của phân số mới là: 11 x 2 = 22

Số cần tìm là: 22 – 5 = 17

Đáp số: 17

CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU Quãng đường bằng vận tốc nhân với thời gian. S = v x t

Page 65: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT CÁCH ĐỀU. · hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí Group: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT

hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

Vận tốc bằng quãng đường chia cho thời gian. v = S : t Thời gian bằng quãng đường chia cho vận tốc. t = S : v. *.NGHỊCH CHIỀU: Thời gian gặp nhau bằng quãng đường chia cho tổng hai vận tốc.

t = S : ( v1 + v2) *.CÙNG CHIỀU: Thời gian đuổi kịp bằng khoảng cách chia cho hiệu hai vận tốc. t = S : (v1 – v2) (v1>v2) Chú y:

Tìm thời gian gặp nhau hay thời gian đuổi kịp ta phải xét 2 chuyển động khởi hành cùng một lúc.

Quãng đường đi được tỉ lệ thuận với thời gian và cũng tỉ lệ thuận với vận tốc.

Quãng đường không đổi vận tốc tỉ lệ nghịch với thời gian. Muốn tính vận tốc trung bình, chú ý là thời gian đi phải bằng nhau. *.Bài tập: 131-.Một người đi xe lửa từ ga A đến ga B mất 3 giờ. Mỗi giờ xe lửa đi được 30 km. Nếu người đó đi ô tô từ ga A đến ga B, mỗi giờ đi được 45 km thì sẽ mất mấy giờ?

Giải Quãng đường AB dài: 30 3 = 90 (km) Mỗi giờ đi được 45 km thì hết: 90 : 45 = 2 (giờ) Đáp số: 2 giờ.

Tổng và Tỉ: 132-.Một người đi xe đạp từ A đến B với vận tốc 10 km/giờ. Khi đến B người đó liền trở về A bằng xe máy với vận tốc 30 km/giờ. Thời gian cả đi lẫn về là 8 giờ.

Tính quãng đường AB. Giải

Cùng một quãng đường thì vận tộc tỉ lệ nghịch với thời gian. Tỉ

số thời gian của lượt đi so với lượt về là: 310

30 . Có nghĩa là

thời gian lượt đi gấp 3 lần thời gian lượt về. Ta có sơ đồ: Lượt đi : Lượt về: Tổng số phần bằng nhau: 3 + 1 = 4 (phần) Thời gian đi lượt về: 8 : 4 = 2 (giờ) Quãng đường AB la: 30 2 = 60 (km) Đáp số: 60 km

8 giờ

Page 66: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT CÁCH ĐỀU. · hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí Group: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT

hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

133-.Quãng đường AB dài 32 km. Một người đi từ A đến B, trong 2 giờ đầu người đó đi bộ, trong 2 giờ sau người đó đi xe đạp để đến B. Biết rằng khi đi xe đạp có vận tốc gấp 3 lần vận tốc khi đi bộ. Tính vận tốc khi đi bộ và vận tốc khi đi xe đạp?

Giải Người đó đi bộ và đi xe đạp cùng thời gian là giờ như nhau, mà vận tốc khi đi xe đạp gấp 3 lần vận tốc đi bộ nên quãng đường đi xe đạp phải gấp 3 lần quãng đường đi bộ: Ta có sơ đồ: QĐ đi xe đạp: QĐ đi bộ: Tổng số phần bằng nhau: 3 + 1 = 4 (phần) Quãng đường đi bộ 32 : 4 = 8 (km) Vận tốc khi đi bộ: 8 : 2 = 4 (km/giờ) Vận tốc khi đi xe đạp: 4 3 = 12 (km/giờ) Đáp số: - Đi bộ: 4 km/giờ - Đi xe đạp: 12 km/giờ.

Tổng & Hiệu 134-.Một ô tô và một xe đạp khởi hành cùng một lúc: ô tô đi từ A, xe đạp đi từ B. Nếu ô tô và xe đạp đi ngược chiều nhau thì sẽ gặp nhau sau 2 giờ. Nếu ô tô và xe đạp đi cùng chiều nhau thì ô tô sẽ đuổi kịp sau 4 giờ. Biết rằng A cách B là 96km. Tính vận tốc của ô tô và xe đạp.

Giải Tổng vận tốc của hai xe là: 96 : 2 = 48 (km/giờ) Hiệu vận tốc của hai xe là: 96 : 4 = 24 (km/giờ) Ta có sơ đồ: VT ô tô: VT xe đạp: Hai lần vận tốc xe đạp là: 48 – 24 = 24 (km/giờ) Vận tốc xe đạp là: 24 : 2 = 12 (km/giờ) Vận tốc xe ô tô là: 48 – 12 = 36 (km/giờ) Đáp số: -VT xe đạp: 12 km/giờ. -VT xe ô tô: 36 km/giờ.

Vận tốc trung bình Lưu ý khi tính Vận tốc trung bình. Trường hợp đề bài cho biết một chuyển động đi với 2 vận tốc khác nhau, chỉ tính được vận tốc trung bình bằng cách tính trung bình cộng của 2 vận tốc đã cho, chỉ khi đi với 2 vận tốc đó có số đo thời gian bằng nhau. Coi chừng, đề bài cho đi với 2 quãng đường bằng nhau thì không thể tính vận tốc trung bình bằng cách tính trung bình cộng của 2 vận tốc. 135-.Một ô tô đi từ địa điểm A đến địa điểm B. Nửa thời gian đầu, ô tô đi với vận tốc 50km/giờ và nửa thời gian còn lại ô tô đi với vận tốc 35 km/giờ. Tính vận tốc trung bình của ô tô trên suốt quãng đường AB.

Giải

32 km

48 km/giờ 24 km/giờ

Page 67: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT CÁCH ĐỀU. · hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí Group: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT

hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

Vận tốc trung bình của ô tô trên suốt quãng đường AB là: (50 + 35) : 2 = 42,5 (km/giờ) Đáp số: 42,5 km/giờ.

136-.Bính đi từ A đến B. Nửa quãng đường đầu Bính đi với vận tốc 40 km/giờ. Nửa quãng đường còn lại Bính đi với vận tốc 30 km/giờ. Tính vận tốc trung bình của Bính trên suốt quãng đường AB.

Giải Giả sử nửa quãng đường AB dài 120 km, thì thời gian đi nửa quãng đường đầu sẽ là: 120 : 40 = 3 (giờ) Thời gian đi nửa quãng đường sau sẽ là: 120 : 30 = 4 (giờ) Tổng thời gian đi hết quãng đường là: 3 + 4 = 7 (giờ) Vận tốc trung bình của Bính trên suốt quãng đường AB là: 120 2 : 7 = 34,29 km/giờ)

Đáp số:34,29 km/giờ.

137-.Hiện nay là 12 giờ. Sau bao lâu, 2 kim đồng hồ sẽ chập nhau? Giải

Ta biết rằng kim chỉ phút chạy nhanh hơn kim chỉ giờ 12 lần, và mặt đồng hồ được chia đều nhau 12 khoảng cách giờ. Hiệu số phần bằng nhau của vận tốc 2 kim là: 12 – 1 = 11 (phần) Thời gian để 2 kim đồng hồ chập nhau lần kế tiếp là:

12 : 11 = 111

1 giờ= 1giờ 5 phút 27 giây

Đáp số: 1 giờ 05 phút 27 giây.

138-.Một tàu tuần tiểu có vận tốc 40 km/giờ, được lệnh tiến hành trinh sát phía trước hạm đội theo phương tiến của hạm đội và quay về hạm đội sau 3 giờ. Biết vận tốc của hạm đội đi với vận tốc 24 km/giờ. Hỏi tàu tuần tiểu từ khi bắt đầu đi được khoảng cách bao xa để trở về hạm đội đúng thời gian quy định?

Giải Sơ đồ hướng dẫn: Tổng quãng đường của tàu tuần tiểu và hạm đội đi gấp 2 lần khoảng cách cần thiết của tàu tuần tiểu phải đi. Hai lần khoảng cách đó là: (40 + 24) 3 = 192 (km) Khoảng cách của tàu tuần tiểu phải đi là: 192 : 2 = 96 (km) Đáp số: 96 km.

Page 68: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT CÁCH ĐỀU. · hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí Group: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT

hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

GIẢ THIẾT TẠM 149-. Vừa gà vừa chó 36 con. Bó lại cho tròn đếm đủ 100 chân. Hỏi có bao nhiêu con gà và bao nhiêu con chó?

Giải CÂCH 1: Giả sử 36 con, tất cả đều là chó, thì số chân sẽ là: 4 36 = 144 (chân) Số chân của mỗi con gà có thêm: 4 – 2 = 2 (chân) Tổng số chân dư ra: 144 – 100 = 44 (chân) Số gà là: 44 : 2 = 22 (con gà) Số chó là: 36 – 22 = 14 (con chó) Đáp số: 22 con gà ; 14 con chó. CÂCH 2: Giả sử 36 con, tất cả đều là gà, thì số chân sẽ là: 2 36 = 72 (chân) Số chân của mỗi con chó bị mất đi: 4 – 2 = 2 (chân) Tổng số chân mất đi: 100 – 72 = 28 (chân) Số chó là: 28 : 2 = 14 (con chó) Số gà là: 36 –14 = 22 (con gà) Đáp số: 22 con gà ; 14 con chó. CÂCH 3: Giả sử 36 con bị chặt phân nữa số chân của mỗi con thì số chân còn lại: 100:2=50(chân) Số chó là: 50-36 = 14 (con chó) Số gà là: 36 –14 = 22 (con chó) Đáp số: 22 con gà ; 14 con chó.

150-.Trong một nhà xe có: xe lam và xe ô tô, đếm cả 2 loại xe thì được tất cả là 40 chiếc, và 148 bánh xe. Biết rằng xe lam có 3 bánh, xe ô tô có 4 bánh.

Page 69: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT CÁCH ĐỀU. · hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí Group: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT

hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

Hỏi mỗi loại có bao nhiêu chiếc xe? Giải

Giả sử tất cả đều là xe ô tô thì số bánh xe sẽ là: 40 4 = 160 (bánh xe) Số bánh xe của mỗi chiếãe lam được thêm là: 4 – 3 = 1 (bánh xe) Số bánh xe sẽ dư ra chính bằng với số xe lam: 1 60 – 148 = 12 (xe lam) Số xe ô tô là: 40 – 12 = 28 (xe ôtô) Đáp số: -Xe ôtô: 28 chiếc ; -Xe lam: 12 chiếc.

TÌM 2 SỐ KHI BIẾT HIỆU VÀ TỈ

107-.Hình chữ nhật có chiều rộng bằng 3/5 chiều dài. Biết chiều dài hơn

chiều rộng 20m. Tính diện tích hình chữ nhật đó. Giải

Ta có sơ đồ: Dài: Rộng: Hiệu số phần bằng nhau: 5 - 3 = 2 (phần) Giá trị mỗi phần: 20 : 2 = 10 (m) Chiều rộng hình chữ nhật: 10 3 = 30 (m) Chiều dài hình chữ nhật: 30 + 20 = 50 (m) Diện tích hình chữ nhật: 50 30 = 1500 (m2) Đáp số: 1500 m2

108-.Tìm một số tự nhiên. Biết rằng khi viết thêm chữ số 0 vào bên phải số đó, thì số đó tăng thêm 306 đơn vị.

Giải Khi ta viết thêm một chữ số 0 vào bên phải số tự nhiên, ta được số mới gấp 10 lần số cũ. Ta có sơ đồ: Số mới: Số cũ: Hiệu số phần bằng nhau: 10 - 1 = 9 (phần) Số cần tìm là: 306 : 9 = 34 Đáp số: 34

20 m

306

Page 70: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT CÁCH ĐỀU. · hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí Group: BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT

hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/

109-.Cha hơn con 36 tuổi. Tìm tuổi của mỗi người hiện nay. Biết rằng 5 năm trước, tuổi con bằng 1/5 tuổi cha.

Giải Ta có sơ đồ 5 năm trước: Cha: Con: Hiệu số phần bằng nhau: 5 - 1 = 4 (phần) Tuổi của con 5 năm trước: 36 : 4 = 9 (tuổi) Tuổi của con hiện nay: 9 + 5 = 14 (tuổi) Tuổi cha hiện nay: 14 + 36 = 50 (tuổi) Đáp số: Con: 14 tuổi Cha: 50 tuổi.

110-.Cha hơn con 30 tuổi. Biết rằng 5 năm trước thì tuổi của cha gấp 7 lần tuổi của con. Tính tuổi mỗi người hiện nay.

(Tương tự- Đáp số: Con 10 ; Cha 40) 111-.Cha hơn con 24 tuổi. Biết rằng 3 năm sau thì tuổi của cha gấp 5 lần tuổi của con. Tính tuổi mỗi người hiện nay.

Giải Ta có sơ đồ 3 năm sau: Cha: Con: Hiệu số phần bằng nhau: 5 - 1 = 4 (phần) Tuổi của con 3 năm sau: 24 : 4 = 6 (tuổi) Tuổi của con hiện nay: 6 – 3 = 3 (tuổi) Tuổi cha hiện nay: 3 + 24 = 29 (tuổi) Đáp số: Con: 3 tuổi Cha: 29 tuổi.

112-.Hiện nay con 10 tuổi, cha 40 tuổi. Hỏi bao nhiêu năm nữa tuổi con bằng 1/3 tuổi của cha?

Giải Tuổi cha hơn tuổi con: 40 – 10 = 30 (tuổi) Khi tuổi con bằng 1/3 tuổi cha, ta có sơ đồ: Tuổi cha: Tuổi con: Hiệu số phần bằng nhau: 3 – 1 = 2 (phần) Tuổi của con khi bằng 1/3 tuổi của cha: 30 : 2 = 15 (tuổi) Bao nhiêu năm nữa tuổi con bằng 1/3 tuổi cha: 15 – 10 = 5 (năm) Đáp số: 5 năm

36 tuổi

24 tuổi

30 tuổi