118
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Nghệ An, ngày tháng 11 năm 2011 BÁO CÁO Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020 Tỉnh Nghệ An được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 tại Quyết định số 197/2007/QĐ-TTg ngày 28/12/2007. Trên cơ sở quy hoạch được duyệt, làm căn cứ xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm, lập quy hoạch ngành, lĩnh vực..., đã đem lại hiệu quả nhất định, cung cấp các thông tin cần thiết để xây dựng các chương trình, dự án phát triển, tạo điều kiện thu hút đầu tư, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm qua. Tuy nhiên, theo định hướng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước đến năm 2020 và thực trạng kết quả đạt được của tỉnh Nghệ An thời gian qua, diễn biến tình hình trong nước và thế giới đã có nhiều thay đổi so với dự báo. Thực hiện Chỉ thị số 2178/CT-TTg ngày 02/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quy hoạch; việc rà soát, bổ sung, điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 nhằm đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế, phấn đấu đến năm 2020 Nghệ An cơ bản trở thành tỉnh Công nghiệp. Dự thảo

UBNDTỈNH NGHỆ ANdulichnghean.gov.vn › uploads › file › Van ban 1(1).doc · Web viewTỉnh Nghệ An được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: UBNDTỈNH NGHỆ ANdulichnghean.gov.vn › uploads › file › Van ban 1(1).doc · Web viewTỉnh Nghệ An được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng

UỶ BAN NHÂN DÂNTỈNH NGHỆ AN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Nghệ An, ngày tháng 11 năm 2011

BÁO CÁOĐiều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội

tỉnh Nghệ An đến năm 2020

Tỉnh Nghệ An được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 tại Quyết định số 197/2007/QĐ-TTg ngày 28/12/2007. Trên cơ sở quy hoạch được duyệt, làm căn cứ xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm, lập quy hoạch ngành, lĩnh vực..., đã đem lại hiệu quả nhất định, cung cấp các thông tin cần thiết để xây dựng các chương trình, dự án phát triển, tạo điều kiện thu hút đầu tư, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm qua.

Tuy nhiên, theo định hướng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước đến năm 2020 và thực trạng kết quả đạt được của tỉnh Nghệ An thời gian qua, diễn biến tình hình trong nước và thế giới đã có nhiều thay đổi so với dự báo. Thực hiện Chỉ thị số 2178/CT-TTg ngày 02/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quy hoạch; việc rà soát, bổ sung, điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 nhằm đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế, phấn đấu đến năm 2020 Nghệ An cơ bản trở thành tỉnh Công nghiệp.

PHẦN 1 ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 VÀ NĂM 2011

A - ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2006 -2010

Quy hoạch kinh tế - xã hội 2006-2020 được xây dựng trong điều kiện dự báo có nhiều yếu tố thuận lợi nên các mục tiêu đề ra khá cao, có tính đột phá.

Tuy nhiên thực tế trong 5 năm 2006-2010 đã diễn ra không thuận lợi như dự báo: tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn (lạm phát, suy thoái, khủng hoảng tài

Dự thảo

Page 2: UBNDTỈNH NGHỆ ANdulichnghean.gov.vn › uploads › file › Van ban 1(1).doc · Web viewTỉnh Nghệ An được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng

chính tác động...); thời tiết, dịch bệnh diễn biến phức tạp, ảnh hưởng rất lớn đến kết quả sản xuất và đời sống1. Tình hình thế giới cùng có nhiều biến động, suy thoái kinh tế toàn cầu, chiến tranh cục bộ, bạo loạn, khủng bố một số khu vực trên thế giới, tác động của biến đổi khí hậu, động đất ... cùng làm tác động đến trong nước và trong tỉnh. Tuy vậy, tình hình phát triển kinh tế - xã hội cơ bản đã đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra. Các ngành kinh tế - xã hội giữ được ổn định, trong đó có những lĩnh vực tiếp tục phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện.

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH 2006-2010 1. VỀ TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

1.1. Quy mô và tăng trưởng kinh tế* Trong 5 năm 2006-2010 kinh tế có bước phát triển, thực hiện cơ bản các

mục tiêu Quy hoạch của giai đoạn Trong hai năm đầu (2006, 2007) kinh tế tăng trưởng khá cao (trên 10,5%). Từ

cuối năm 2007 chịu ảnh hướng lớn của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu; thiên tai, dịch bệnh diễn biến rất phức tạp và gây hậu quả nặng nề, song tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trong 5 năm 2006-2010 vẫn đạt 9,77%(1). Tổng GDP đạt 16.388 triệu đồng (Giá 1994), đạt 90% mục tiêu quy hoạch.

GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt 14,19 triệu đồng/người/năm (5,94 triệu đồng Giá 1994/MT QH 5,7-6 triệu đồng), tăng 2,5 lần so với đầu nhiệm kỳ. Mặc dù đạt được tốc độ tăng trưởng tương đối cao như vậy nhưng do xuất phát điểm ban đầu thấp nên trong tương lai, nếu chỉ duy trì mức tăng trưởng như hiện nay thì Nghệ An không thể tăng đáng kể phần đóng góp của tỉnh cho GDP của toàn vùng, nhất là về công nghiệp và dịch vụ, và khoảng cách phát triển giữa tỉnh với cả nước vẫn chưa đạt (GDP bình quân đầu người mới đạt 60,5% của cả nước) .

- Nông, lâm, ngư nghiệp chịu ảnh hưởng rất lớn của thiên tai, dịch bệnh, song với sự nỗ lực phấn đấu của cả hệ thống chính trị và nhiều cơ chế chính sách phù hợp, kịp thời nên vẫn có bước phát triển khá: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành nông, lâm, ngư nghiệp bình quân 5 năm đạt trên 5,12%/MT quy hoạch 5,3-5,5%; giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích tăng cao; cơ cấu kinh tế nội ngành và cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn có bước chuyển dịch theo hướng tích cực(2). Đạt mục tiêu sản lượng lương thực ổn định ở mức trên 1 triệu tấn/năm. Mở rộng và đầu tư thâm canh

1 Cuối năm 2007 kinh tế lạm phát cao; cuối năm 2008 kinh tế lại suy thoái; năm 2007: lụt úng vụ đông, rét vụ xuân (thời kỳ lúa trổ); ảnh hưởng bão số 2, số 5; Năm 2008: thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài (dài nhất trong 40 năm lại đây); Năm 2009 lũ quét, bệnh lùn lụi lúa, chồi cỏ mía, dịch cúm gia cầm H5N1, lở mồm long móng gia súc, dịch lợn tai xanh,...; năm 2010 bị hạn hán, bão lụt,…( (1) Bình quân cả nước đạt khoảng 6,9%( (2) GTSX bình quân năm 2005 đạt 25 triệu đồng/ha, năm 2006 đạt 28 triệu đồng/ha, năm 2008 đạt 32 triệu đồng/ha, năm 2009 đạt 35 triệu đồng/ha, năm 2010 đạt 37,4 triệu/ha; Lao động nông nghiệp giảm từ 76,9% năm 2005 xuống còn 65,7% năm 2010.

Page 3: UBNDTỈNH NGHỆ ANdulichnghean.gov.vn › uploads › file › Van ban 1(1).doc · Web viewTỉnh Nghệ An được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng

các vùng cây nguyên liệu tập trung, cơ bản đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho các nhà máy chế biến và xuất khẩu; diện tích, sản lượng một số cây công nghiệp tăng khá (3). Nhiều mô hình kinh tế trang trại, chăn nuôi tập trung, bán công nghiệp được đầu tư xây dựng và phát triển có hiệu quả. Dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa quy mô công nghiệp ở Phủ Quỳ (TH) bước đầu có tác động đột phá về công nghệ và chuyển dịch cơ cấu trong ngành nông nghiệp. Tỷ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi trong ngành nông nghiệp thuần tăng từ 36% năm 2005 lên 41,4% năm 2010. Lâm nghiệp có bước tăng trưởng khá: Công tác quy hoạch và điều chỉnh diện tích 3 loại rừng đã chú trọng phát triển rừng kinh tế, rừng nguyên liệu(4). Tăng cường khoanh nuôi, bảo vệ và trồng rừng gắn với cải tạo rừng nghèo kiệt nên đã tăng độ che phủ rừng từ 47% năm 2005 lên 53%/mục tiêu 53%. Đẩy mạnh nuôi trồng, nâng cao hiệu quả khai thác và chế biến thuỷ sản. Làm tốt công tác chuyển đổi diện tích sản xuất nông nghiệp năng suất thấp sang nuôi trồng thuỷ sản: Hệ thống trại sản xuất giống thuỷ sản được đầu tư khá đồng bộ và đã phát huy hiệu quả(5); Sản lượng nuôi trồng, khai thác và chế biến thuỷ sản đều đạt và vượt mục tiêu quy hoạch (6). Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp xuống còn 65,7%; có 85% số dân được dùng nước hợp vệ sinh. Đời sống nông dân từng bước được nâng lên; bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc.

Các vùng sản xuất chuyên canh đã được hình thành và phát triển theo quy hoạch, tạo nguồn nguyên liệu ổn định cho phát triển công nghiệp chế biến (vùng mía Phủ Quỳ, chè ở vùng Tây Nam, dứa ở Quỳnh Lưu, sắn ở Thanh Chương,...).

- Công nghiệp và xây dựng tiếp tục tăng trưởng: Giá trị sản xuất công nghiệp -xây dựng tăng khá, bình quân 5 năm đạt 15,28%/Mục tiêu quy hoạch 17-18%.

Đã xác định và tập trung đầu tư phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế như công nghiệp chế biến nông - lâm - thuỷ sản và đồ uống, công nghiệp chế biến khoáng sản và sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp điện, dệt may... Xây dựng Khu kinh tế Đông Nam, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; nhiều nhà máy lớn được xây dựng, nâng cấp: Nhà máy bia Sài Gòn - Nghệ Tĩnh lên 50 triệu lít/năm, xây dựng nhà máy bia Sài Gòn- Sông Lam 100 triệu lít/năm, bia Hà Nội- Nam Cấm 50 triệu lít/năm, Nhà máy xi măng Anh Sơn, Nhà máy xi măng 19/5 Anh Sơn; Xi măng Đô Lương, xây dựng các công trình thuỷ điện với tổng công suất trên 724 MW; nâng cấp rượu Vodka 3 triệu lít/năm, bao bì Sabeco... Một số nhà máy đã đi vào hoạt động, nhiều sản phẩm tăng nhanh so với đầu nhiệm kỳ (bia, xi măng, gạch, thiếc, bao bì ...)(7).

Việc tổ chức, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước được thực hiện tích cực,

( (3) Năm 2010: Diện tích lạc 21.919 ha, sản lượng 46.069 tấn; mía trên 23 ngàn ha, sản lượng gần 1,3 triệu tấn; diện

tích chè 7,8 ngàn ha, sản lượng chè búp tươi 55 ngàn tấn; cà phê 931 ha, dứa 1.275 ha, cao su 7,5 ngàn ha. ( (4) Khoanh nuôi tu bổ 40.000 ha rừng, rừng trồng 21.997 ha, nhiều khu rừng đặc dụng tiếp tục phát triển như vườn quốc gia Pù Mát, Sông Cấm, Vực Mấu...( (5) Xây dựng mới 7 trại cá rô phi đơn tính, 8 trại tôm giống, 2 trại giống cấp 1, mỗi năm sản xuất 425 triệu con cá giống/mục tiêu 400 triệu con.( (6) Sản lượng nuôi trồng năm 2010 đạt 34 ngàn tấn; khai thác 64.268 tấn. ( (7) Bia từ 30,8 triệu lít năm 2005 lên 49,8 triệu lít năm 2009, đến năm 2010 có 70 triệu lít; xi măng từ 1,33 triệu tấn lên 1,7 triệu tấn; gạch từ 352 triệu viên lên trên 700 triệu viên/MT 500 triệu viên; ...

Page 4: UBNDTỈNH NGHỆ ANdulichnghean.gov.vn › uploads › file › Van ban 1(1).doc · Web viewTỉnh Nghệ An được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng

công tác khuyến công được đẩy mạnh, nhờ vậy các doanh nghiệp đã hoạt động ổn định và hiệu quả hơn; các loại hình kinh tế tư nhân phát triển khá nhanh, đóng vai trò ngày càng quan trọng vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, tăng thu ngân sách của tỉnh (8).

- Dịch vụ phát triển nhanh, đa dạng, rộng khắp trên các lĩnh vực, vùng miền, một số ngành có tốc độ phát triển cao hơn mục tiêu đề ra. Tốc độ tăng GTSX dịch vụ bình quân hàng năm đạt 11,3%/MT quy hoạch 11-12%.

Ngành thương mại tiếp tục được tổ chức lại đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất và đời sống nhân dân. Hoạt động du lịch chuyển biến khá mạnh, hạ tầng du lịch được quan tâm đầu tư: Nâng cấp cửa khẩu Nậm Cắn thành cửa khẩu quốc tế, hình thành cửa khẩu quốc gia Thanh Thuỷ; tiếp tục đầu tư xây dựng dự án bảo tồn, tôn tạo Khu di tích Kim Liên gắn với phát triển du lịch, triển khai dự án xây dựng quần thể nhà lưu niệm Cố Tổng Bí thư Lê Hồng Phong, dự án bảo tồn, tôn tạo khu di tích lịch sử Xô viết Nghệ Tĩnh, bảo tồn, tôn tạo Khu di tích lịch sử Truông Bồn; hình thành và phát triển các cụm, tuyến du lịch mới; chủ động tham gia vào các tuyến, các chương trình du lịch quốc tế; từng bước xây dựng Thành phố Vinh, Thị xã Cửa Lò thành trung tâm lưu trú và trung chuyển khách du lịch.

Giá trị kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tăng bình quân hàng năm trên 19%/Mục tiêu 20-25%. Số lượng khách du lịch tăng bình quân 16%/năm. Các ngành dịch vụ khác, như: Vận tải, bưu chính viễn thông, ngân hàng ... phát triển nhanh, cơ bản đạt và vượt mục tiêu quy hoạch (9). Một số ngành, sản phẩm mũi nhọn có sự phát triển tương đối nhanh, vững chắc, quy mô ngày càng tăng.

1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tếCơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ trọng nông

nghiệp giảm từ 34,41% năm 2005 xuống còn 28,35%; tỷ trọng ngành công nghiệp-xây dựng tăng từ 29,30% lên 33,70%; tỷ trọng ngành dịch vụ tăng từ 36,29% lên 37,95% năm 2010.

Xét về mức độ đóng góp cho tăng trưởng GDP, trong thời kỳ 2006-2010, khu vực công nghiệp - xây dựng đóng góp nhiều nhất 47,3%, tiếp đó là khu vực dịch vụ đóng góp 39,5%, khu vực nông - lâm - ngư (13,2%). Như vậy, mức đóng góp của khu vực công nghiệp - xây dựng đã tăng lên rất nhanh (1,64 lần) trong khi mức đóng góp của khu vực nông - lâm - thuỷ sản giảm rất nhanh (1,84 lần). Điều này thể hiện sự chuyển dịch mạnh trong cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp.

Cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế của tỉnh đang chuyển dịch theo định hướng phát triển các thành phần kinh tế với sự tăng trưởng nhanh và gia tăng dần tỷ

( (8) Giai đoạn 2006-2010 huy động vốn đầu tư đạt khoảng 75-76 ngàn tỷ đồng/MT 70-75 ngàn tỷ đồng; doanh nghiệp trên địa bàn tăng từ 2.823 doanh nghiệp năm 2005 đến năm 2010 đạt trên 7.999 doanh nghiệp/MT 7.000 doanh nghiệp.(9) Tổng mức bán lẻ hàng hoá hàng năm tăng trên 20%, thu hút khách du lịch hàng năm trên 2 triệu lượt người, có 94 tổ chức tín dụng.

Page 5: UBNDTỈNH NGHỆ ANdulichnghean.gov.vn › uploads › file › Van ban 1(1).doc · Web viewTỉnh Nghệ An được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng

trọng của khu vực kinh tế ngoài Nhà nước, nhất là trong các lĩnh vực thương mại, du lịch, khách sạn - nhà hàng, giao thông vận tải. Tuy nhiên, nhìn chung kinh tế ngoài quốc doanh, nhất là khu vực kinh tế tập thể phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, quy mô hoạt động của các loại hình kinh tế tư nhân còn nhỏ bé, manh mún, đơn giản, vốn và lao động ít, doanh thu thấp so với mức bình quân chung của cả nước, hiệu quả kinh doanh chưa cao. Khu vực kinh tế nhà nước (bao gồm các doanh nghiệp do Trung ương quản lý) giảm về tỷ trọng đóng góp vào GDP toàn tỉnh từ 35,5% năm 2005 còn 33,92% năm 2010. Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cũng có đóng góp cho GDP tỉnh và xuất khẩu nhưng tỷ trọng còn rất nhỏ và mới chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp. Năm 2010 khu vực này đóng góp 1,19% cho GDP tỉnh.

Biểu 1: Cơ cấu tổng sản phẩm tỉnh theo thành phần kinh tếĐơn vị : %, giá hiện hành

Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010Tổng số 100,00 100,00 100,00

- Khu vực kinh tế nhà nước 33,96 35,51 33,92

- Ngoài nhà nước 65,36 62,88 64,89

+ Khu vực Tập thể 22,75 10,93 0,79

+ Khu vực tư nhân 42,65 51,95 64,0

Trong đó : Hộ cá thể phi N-L-N 41,62 41,89 51,50

- Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 0,68 1,61 1,19

Nguồn: Niên giám Thống kê - Cục Thống kê Nghệ An.

Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ cũng đang có sự chuyển dịch theo hướng giảm bớt chênh lệch giữa các vùng, mở rộng đô thị, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

Khu vực đồng bằng, ven biển (gồm 9 huyện, thành, thị) là khu vực đóng góp lớn nhất cho GDP của tỉnh, tỷ trọng của khu vực này trong GDP đã tăng từ 67,44% năm 2005 lên 69,60% năm 2010. Các hoạt động kinh tế phát triển mạnh ở khu vực này. Lao động cũng tập trung nhiều nhất ở đây.

Khu vực miền núi (gồm 11 huyện, thị) tăng trưởng khá hơn do khai thác tốt hơn các tiềm năng sẵn có. Kinh tế nông - lâm nghiệp gắn với chế biến có nhiều tiến bộ, hoạt động khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng phát triển mạnh.

Khu vực đô thị: Quy mô đô thị ngày càng mở rộng, chất lượng đô thị ngày càng được nâng cao. Đây là nơi tập trung các hoạt động sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị ngày càng được hoàn thiện. Nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời và phát triển mạnh, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Page 6: UBNDTỈNH NGHỆ ANdulichnghean.gov.vn › uploads › file › Van ban 1(1).doc · Web viewTỉnh Nghệ An được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng

Khu vực nông thôn: Khu vực này đã có sự thay đổi cơ bản theo hướng sản xuất hàng hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng của lĩnh vực sản xuất phi nông nghiệp. Một số vùng sản xuất cây, con tập trung và làng nghề tiểu thủ công nghiệp (TTCN) được hình thành và phát triển. Các hợp tác xã kiểu mới ở nông thôn được thành lập, đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ tưới tiêu, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, cung ứng vật tư kỹ thuật, chuyển giao công nghệ... phục vụ sản xuất nông nghiệp. Một số mô hình sản xuất có hiệu quả đã xuất hiện ở nông thôn như mô hình kinh tế trang trại trong trồng trọt và chăn nuôi, mô hình nông – lâm kết hợp, mô hình kinh tế vườn rừng, vườn đồi. Hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn được cải thiện đáng kể trong những năm qua.

Nhìn chung, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp quy hoạch đề ra (về cả cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và lãnh thổ) diễn ra đúng hướng và phù hợp với mục tiêu phát triển và tiềm năng, lợi thế của tỉnh nhưng tốc độ chuyển dịch chưa tương xứng với tiềm năng và chưa vững chắc, chuyển dịch cơ cấu trong từng ngành, từng lĩnh vực chưa mạnh. Nhiều ngành dịch vụ (nhất là thương mại, vận tải, du lịch) chưa phát triển đúng với tiềm năng và cơ hội sẵn có, nguyên nhân chủ yếu là do chưa có đủ các điều kiện cần thiết để phát triển (vốn, cơ sở hạ tầng, tổ chức kinh doanh, cơ chế chính sách, thị trường...). Nhiều tiềm năng du lịch tự nhiên, nhất là du lịch biển, chưa được đầu tư khai thác hợp lý do thiếu vốn, làm hạn chế đáng kể mức độ đóng góp của ngành cho tỉnh về GDP và tạo việc làm. Tuy tỷ trọng của khu vực phi nông nghiệp tăng khá (từ 65,59% năm 2005 lên 71,54% năm 2010) nhưng chủ yếu do tăng tỷ trọng GTGT của ngành dịch vụ. Mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn trong những năm gần đây diễn ra nhanh hơn nhưng vẫn còn nhiều tiềm năng trong nông nghiệp và công nghiệp chế biến chưa được khai thác. Tỷ trọng GTSX trồng trọt trong tổng GTSX nông nghiệp thuần còn cao. Dịch vụ nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ.

1.3. Thu chi ngân sách Thu ngân sách hàng năm tăng khá, năm 2010 đạt 6.199,8 tỷ đồng (5.078,6 tỷ

đồng không tính ghi thu ghi chi và các khoản không cân đối)/mục tiêu quy hoạch 5.000-5.500 tỷ đồng, tăng hơn 3 lần so với đầu nhiệm kỳ, đạt tốc độ tăng thu ngân sách bình quân hàng năm 25%/năm. Chi ngân sách đã có nhiều cố gắng, cơ bản đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tiếp tục cơ cấu lại chi ngân sách, tăng dần chi tích luỹ cho đầu tư phát triển, giảm mạnh những khoản chi mang tính bao cấp trong ngân sách.

Page 7: UBNDTỈNH NGHỆ ANdulichnghean.gov.vn › uploads › file › Van ban 1(1).doc · Web viewTỉnh Nghệ An được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng

1.4. Thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệpThu hút đầu tư có bước chuyển biến mạnh, tạo động lực phát triển kinh tế - xã

hội. Giai đoạn 2006-2010, thu hút 287 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký 99 ngàn tỷ đồng, trong đó có một số dự án có quy mô lớn (10). Tổng vốn đầu tư xã hội được huy động đạt 76 ngàn tỷ đồng/mục tiêu quy hoạch 70-75 ngàn tỷ đồng, tăng 2,7 lần so với 5 năm trước, trong đó nguồn huy động trong dân chiếm 20%, đầu tư nước ngoài 5,5%.

Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức, sắp xếp lại hoạt động theo luật doanh nghiệp, các doanh nghiệp được sắp xếp đã hoạt động ổn định và hiệu quả hơn; các loại hình kinh tế tư nhân phát triển khá nhanh, đóng vai trò ngày càng quan trọng vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, tăng thu ngân sách của tỉnh. Số doanh nghiệp được thành lập trên địa bàn tăng từ 2.731 doanh nghiệp năm 2005 đến năm 2010 đạt trên 7.999 doanh nghiệp, góp phần tạo ra nhiều việc làm và đóng góp lớn vào ngân sách nhà nước.

2. VĂN HÓA XÃ HỘI, QUỐC PHÒNG AN NINH 2.1. Giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ- Thực hiện quy hoạch, giáo dục và đào tạo bước đầu có hiệu quả; chất lượng

giáo dục mũi nhọn và toàn diện được nâng lên; tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp các cấp, đỗ cao đẳng, đại học, số học sinh giỏi cấp tỉnh, học sinh giỏi quốc gia năm sau cao hơn năm trước(11); đạt mục tiêu 20/20 huyện, thành, thị được công nhận phổ cập THCS, 100% xã có trường mầm non. Chương trình kiên cố hoá trường học được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo, thực hiện và đem lại hiệu quả thiết thực; cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học được nâng lên; Tỷ lệ trường chuẩn quốc gia đạt 45%. Cơ bản hoàn thành kế hoạch nâng cấp các trường trung cấp, cao đẳng lên cao đẳng và đại học(12). Đào tạo và dạy nghề phát triển nhanh cả về quy mô, chất lượng, từng bước đáp ứng yêu cầu của thị trường. Đã khuyến khích, thu hút đầu tư xây dựng một số trường đại học, các cơ sở đào tạo chất lượng cao để xây dựng Vinh và Cửa Lò thành trung tâm đào tạo, dạy nghề của vùng Bắc Trung bộ. Đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.

- Hoạt động khoa học và công nghệ đã hướng vào mục tiêu đưa tiến bộ khoa học và công nghệ vào phục vụ sản xuất và đời sống, nhất là các lĩnh vực nông, lâm,

(10) Xây dựng các dự án thuỷ điện với tổng công suất trên 724 MW; nhà máy bia Sài Gòn- Sông Lam và bia Hà Nội; dự án bò sữa quy mô lớn với số vốn đầu tư 6.300 tỷ đồng...

(11) Năm 2006-2007, số học sinh đậu đại học, cao đẳng là 15.623 em, có 49 học sinh giỏi quốc gia, 01 học sinh giỏi quốc tế. Năm 2007-2008 có 19.005 em đậu đại học, cao đẳng, có 49 học sinh giỏi quốc gia, 01 em đạt giải quốc tế. Năm 2008-2009 tỷ lệ tốt nghiệp THPT đạt 87,2%, cao nhất vùng Bắc Trung Bộ. Số giáo viên khá giỏi năm học 2008-2009 đạt 51,6%/MT 50%, có 15 em đậu thủ khoa, 229 em đạt điểm cao (27 điểm trở lên) thi vào đại học năm 2009 (xếp thứ 3 cả nước). Năm học 2009-2010 tỷ lệ tốt nghiệp THPT đạt 98,1%; có 86 lượt em đạt điểm cao, đứng thứ 2 cả nước.

(12) Đại học Vinh thành trường Đại học đa ngành khu vực; Trường Cao đẳng Sư phạm Kỹ thuật lên Đại học Sư phạm Kỹ thuật; Trường Cao đẳng Y tế lên Đại học Y; các trường trung cấp y tế, trung cấp văn hoá nghệ thuật, trung cấp kinh tế, kỹ nghệ Việt-Đức, Việt-Hàn, Du lịch thương mại.... đều đã được nâng cấp lên Cao đẳng và cao đẳng nghề.

Page 8: UBNDTỈNH NGHỆ ANdulichnghean.gov.vn › uploads › file › Van ban 1(1).doc · Web viewTỉnh Nghệ An được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng

ngư nghiệp. Một số đề tài khoa học xã hội và nhân văn được triển khai đã góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp. Thực hiện có hiệu quả 9 chương trình khoa học công nghệ và các nhiệm vụ khoa học công nghệ trọng tâm giai đoạn 2006-2010(13), góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển.

2.2. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dânChất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân được

nâng lên. Trang thiết bị, cơ sở vật chất từ tuyến tỉnh, các trung tâm y tế huyện và trạm y tế xã, phường, thị trấn được tăng cường. Bệnh viện đa khoa tỉnh 700 giường, bệnh viện đa khoa khu vực Tây Bắc và Tây Nam, các bệnh viện tuyến huyện... được đầu tư nâng cấp, xây dựng. Đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động y tế, phát triển nhanh các cơ sở khám chữa bệnh ngoài công lập (Bệnh viện 115, Cửa Đông, Phủ Diễn, Thành An, Thái An, Mắt Sài Gòn...). Tập trung đẩy mạnh công tác phòng dịch, tăng cường công tác y tế dự phòng, không để dịch bệnh lớn xẩy ra. Tiêm chủng mở rộng hàng năm đều đạt trên 95%, đạt mục tiêu đề ra. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm từ 28,9% xuống còn 20%/mục tiêu 20%. Công tác kế hoạch hoá gia đình tiếp tục được triển khai có hiệu quả. Mức giảm sinh hàng năm đạt 0,7‰. Năm 2005 tỷ lệ tăng dân số 1,15% đến năm 2010 đạt 1,02% /MT <1% (14).

2.3. Đảm bảo an sinh xã hội, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo Thực hiện tốt các chính sách xã hội và đảm bảo an sinh xã hội. Công tác xoá

đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm được thực hiện tích cực và đã trở thành phong trào sâu rộng trong nhân dân. Triển khai chương trình giảm nghèo theo Nghị quyết 30a/NQ-CP ở 3 huyện Kỳ Sơn, Tương Dương và Quế Phong đạt kết quả khá. Tạo việc làm hơn 34 ngàn người/năm; tỷ lệ người thất nghiệp thành thị giảm từ 5,5% xuống còn 3,55%/mục tiêu 3%; bình quân mỗi năm giảm được 12.000-14.000 hộ nghèo, năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo còn 12% (Tiêu chí trước năm 2010), vượt mục tiêu đề ra.

2.4. Hoạt động văn hóa, thông tin, truyền thông, thể dục thể thao Công tác quản lý Nhà nước về hoạt động văn hoá, thể thao được tăng cường.

Đẩy mạnh và nâng cao phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” và cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”. Ngăn chặn và đẩy lùi có hiệu quả các hủ tục, tệ nạn xã hội, các hoạt động vi phạm pháp luật trong lĩnh vực văn hoá. Tăng cường cơ sở vật chất, bồi dưỡng, đào tạo cán bộ đáp ứng được các yêu cầu phục vụ, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá Xứ Nghệ. Năm 2010, 80% gia đình được công nhận gia đình văn hoá/mục tiêu quy hoạch là 80-85%; 47% làng, bản, khối phố văn hoá/mục tiêu 45-50%; 100% số xã, phường, thị trấn có thiết chế văn hoá, thể thao, trong đó thiết chế đạt chuẩn quốc gia là 46,5%/MT quy hoạch 50%.

(13) Đã triển khai được 86 đề tài thuộc 9 chương trình KHCN cấp tỉnh; 46 đề tài KHCN cấp ngành, huyện; 3 đề tài KHCN cấp bộ. Nhìn chung các đề tài triển khai có hiệu quả, góp phần tăng năng suất, chất lượng hiệu quả cây trồng, vật nuôi nhất là việc đưa giống lúa lai, giống ngô lai, giống thuỷ sản vào sản xuất nông, lâm, ngư.

(14) Tiêm chủng mở rộng hàng năm đạt trên 95%/MT 95%; mức giảm sinh hàng năm đạt 0,5% 0, tỷ lệ tăng dân số đạt 1,02%/MT <1%.

Page 9: UBNDTỈNH NGHỆ ANdulichnghean.gov.vn › uploads › file › Van ban 1(1).doc · Web viewTỉnh Nghệ An được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng

Công tác xã hội hoá các hoạt động văn hoá, thể thao được tăng cường. Tiếp tục duy trì và khôi phục các lễ hội truyền thống; bảo tồn và phát huy hiệu quả các di tích lịch sử, văn hoá gắn với phát triển du lịch, dịch vụ. Hệ thống phát thanh truyền hình các cấp được tăng cường về cơ sở vật chất, đổi mới nội dung và nâng cao chất lượng hoạt động, nhất là tăng diện phủ sóng phát thanh truyền hình quốc gia và của tỉnh ở vùng sâu, vùng xa. Hệ thống thông tin, báo chí, xuất bản, phát thanh truyền hình tiếp tục được củng cố và phát triển. Tổ chức tốt các sự kiện, các ngày lễ lớn, phục vụ kịp thời nhu cầu của các tầng lớp nhân dân. Phong trào thể thao quần chúng, thể thao thành tích cao, số người luyện tập thể dục thể thao thường xuyên không ngừng được nâng lên.

2.5. Cải cách hành chính, giải quyết khiếu nại tố cáo, phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm có chuyển biến tích cực.

Hiệu quả bộ máy chính quyền được nâng lên; chất lượng phục vụ của các trung tâm “Một cửa” và “Một cửa liên thông” có chuyển biến tốt. Công tác cán bộ và ứng dụng tiến bộ khoa học trong quản lý được quan tâm. Công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí được đẩy mạnh.

2.6. Quốc phòng, an ninhQuốc phòng - an ninh được tăng cường, chính trị, trật tự an toàn xã hội được

bảo đảm. Thực hiện có kết quả các nhiệm vụ xây dựng khu vực phòng thủ, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, xây dựng cơ sở an toàn làm chủ sẵn sàng chiến đấu. Bảo đảm an toàn các mục tiêu, địa bàn trọng điểm, các hoạt động chính trị xã hội và an ninh biên giới, miền núi, dân tộc, vùng giáo, nông thôn,... không để bất ngờ lớn và điểm nóng xảy ra.

Kiểm soát được tình hình trong đấu tranh phòng chống tội phạm, không để hình thành tội phạm có tổ chức trong hoạt động kiểu “xã hội đen” và các tụ điểm tệ nạn xã hội gây bức xúc trong dư luận. Công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, nhất là ma tuý được triển khai có hiệu quả. Chất lượng hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án được nâng lên. Công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật được tăng cường. Nhiều chỉ tiêu của Đề án "ba yên, ba giảm" (yên dân, yên biên giới, yên vùng giáo; giảm tệ nạn xã hội, giảm tai nạn giao thông, giảm đơn thư vượt cấp) đều đạt được. Hàng năm, tỷ lệ điều tra khám phá án đạt trên 78%, trọng án đạt trên 97%; tỷ lệ giảm tai nạn giao thông bình quân hàng năm giảm 9,54% số vụ, 5,46% số người chết, 11,7% số người bị thương;…

Công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo được tiến hành thường xuyên, kịp thời, có hiệu quả từ cơ sở, góp phần ổn định an ninh trật tự, hạn chế tối đa các đoàn đông người kéo lên tỉnh và trung ương để khiếu kiện, không để xẩy ra "điểm nóng".

Đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các bọn phản động, chống đối, không để xảy ra bạo loạn, khủng bố, phá hoại, các tổ chức

Page 10: UBNDTỈNH NGHỆ ANdulichnghean.gov.vn › uploads › file › Van ban 1(1).doc · Web viewTỉnh Nghệ An được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng

chính trị đối lập. Tiềm lực quốc phòng, an ninh được tăng cường, các lực lượng vũ trang chính quy, lực lượng dân quân, tự vệ, dự bị động viên tiếp tục được củng cố, xây dựng vững mạnh hơn.

Tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, quan hệ hữu nghị hợp tác đặc biệt với các tỉnh Xiêng Khoảng, Hủa Phăn, Bô ly khăm xay (nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào) góp phần bảo vệ an ninh biên giới và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

3. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNGCông tác bảo vệ môi trường được quan tâm. Cơ bản phủ xanh đất trống, đồi núi

trọc; nâng tỷ lệ che phủ rừng và chất lượng của độ che phủ rừng, đến năm 2010 tỷ lệ che phủ rừng đạt 53%; đến năm 2010, tỷ lệ thu gom chất thải rắn ở đô thị đạt 100%; tỷ lệ cư dân thành thị dùng nước sạch đạt 87%; tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 84%.

Công tác truyền thông nâng cao nhận thức về môi trường luôn được quan tâm thực hiện thông qua các phương tiện thông tin đại chúng: hàng năm đều tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường, xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động hưởng ứng chương trình “Giờ trái đất”, ngày Môi trường thế giới 5/6, chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn...

Bên cạnh đó, thường xuyên thanh tra, kiểm tra, lập danh sách các cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường để xử lý.

4. THỰC HIỆN QUY HOẠCH XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNGNhững năm qua kết cấu hạ tầng được tập trung đầu tư, bộ mặt đô thị và

nông thôn được thay đổi nhanh chóng, nhất là vùng miền núi đảm bảo theo mục tiêu quy hoạch.

- Về giao thông: Các tuyến giao thông trong phương án quy hoạch đã được triển khai thực hiện. Tuyến quốc lộ số 1, quốc lộ 48, quốc lộ 7, quốc lộ 46, quốc lộ 15, cảng Cửa Lò, sân bay Vinh, cầu Bến Thuỷ 2, đường nối Quốc lộ 7 - Quốc lộ 48, đường Quốc lộ 1 - Đông Hồi, đường ven Sông Lam, đường phía Tây Nghệ An, Châu Thôn – Tân Xuân và 21 tuyến vào các xã chưa có đường ô tô đều được đầu tư xây dựng và nâng cấp. Tiếp tục nâng cấp và làm mới hơn 500 km tỉnh lộ 532, 533, 536, 598, 545, 558, 537, 538, đường đến các nhà máy xi măng, khu kinh tế, khu công nghiệp, đường vùng nguyên liệu, đường du lịch; các tuyến đường vùng biên giới, các bến cảng, cầu thay thế các bến đò,... Huy động sức dân cùng nhiều nguồn vốn xây dựng được 1.245 km đường nhựa và 1.580 km đường bê tông.

Sân bay đã được nâng cấp đường bay, nhà ga, hệ thống đèn tín hiệu cất hạ cánh. Khởi công Cảng nước sâu Cửa Lò, Khảo sát xây dựng cảng Đông Hồi.. Xây dựng cầu Bến Thuỷ 2 nối đường tránh Vinh tại xã Hưng Lợi qua sông Lam.

- Về thuỷ lợi:

Page 11: UBNDTỈNH NGHỆ ANdulichnghean.gov.vn › uploads › file › Van ban 1(1).doc · Web viewTỉnh Nghệ An được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng

Trong những năm qua các hệ thống, công trình thuỷ lợi trên địa bàn Nghệ An đã được đầu tư sửa chữa, nâng cấp đảm bảo theo quy hoạch, điển hình là: hệ thống thuỷ nông Bắc và hệ thống thuỷ nông Nam, hệ thống các trạm bơm và hồ đập ở các huyện (Thanh Chương, Đô Lương, Anh Sơn, Nghĩa Đàn, Thái Hoà,...), hệ thống tiêu sông Bùng, sông Cấm,... Nhiều hồ đập (hồ sông Sào, Khe Lại,...), cống Nam Đàn và một số trạm bơm điện được đầu tư xây dựng mới. Nhờ vậy, đến hết năm 2010, toàn tỉnh có trên 1.500 công trình thuỷ lợi lớn nhỏ, trong đó có 884 hồ đập thuỷ lợi, 426 trạm bơm điện, các công trình tiểu thuỷ nông… và 02 hệ thống thuỷ lợi Bắc và Nam Nghệ An; gần 4.420 km kênh mương đã được bê tông hoá (cơ bản hoàn thành kiên cố kênh loại III đối với các huyện đồng bằng và vùng núi thấp). Tổng năng lực các công trình tưới cho lúa đạt gần 175.000 ha/năm (trong đó, diện tích tưới chủ động hàng năm đạt trên 150.000 ha), tưới màu và cây công nghiệp 20.000 ha; tạo nguồn tưới 18.000-20.000 ha cho cây trồng cạn, cây vụ đông, cấp nước nuôi trồng thuỷ sản gần 3.000 ha. Hệ thống đê sông, đê biển đã được chú trọng đầu tư theo quy hoạch, do vậy góp phần giảm nhẹ ảnh hưởng của thiên tai đối với sản xuất và đời sống người dân.

Tuy nhiên, do nguồn vốn còn khó khăn, hệ thống hồ đập ở các huyện miền núi được xây dựng thời gian khá lâu cần phải sửa chữa, nâng cấp nhưng chưa làm được nhiều. Hệ thống thuỷ lợi tưới cho cây công nghiệp, cây ăn quả, vùng màu (cà phê, chè, cam, dứa, lạc,...) mới được đầu tư ở mức thấp;

- Về cấp thoát nước: Cấp nước đô thi: Nhà máy nước Vinh đã được đầu tư đảm bảo công suất 6 vạn m3/ngày đêm, xây dựng 10 nhà máy nước (ở thị xã Cửa Lò, Thái Hoà và các thị trấn huyện). Tỷ lệ số dân thành thị dược dùng nước sạch 87%/MT85-90%.

Hệ thống thoát nước của thành phố Vinh và thị xã Cửa Lò đã được đầu tư, với tổng vốn đầu tư là 330 tỷ đồng.

Nước sạch và vệ sinh môi trường (VSMT) nông thôn: Việc đầu tư các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn được thực hiện đều khắp cả tỉnh thông qua việc lồng ghép các chương trình đầu tư trên địa bàn tỉnh (Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và VSMT nông thôn, Chương trình 135 của Chính phủ, ngân sách tập trung của Nhà nước, vốn ODA, vốn của tổ chức phi chính phủ (NGO),...) và sự tham gia của người dân. Việc đầu tư xây dựng các công trình cấp nước mang tính bền vững được đặc biệt quan tâm thông qua ưu tiên vốn để xây dụng các nhà máy, trạm cấp nước sạch tập trung; đến hết năm 2010, có 68 nhà máy, trạm cấp nước sạch ở nông thôn được xây dựng, với công suất đầu nguồn 17.769 m3/ngày đêm. Tỷ lệ số dân nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh 85%/MT85%. Tuy nhiên, nhu cầu nước sạch cho sinh hoạt của người dân ở vùng nông thôn ngày càng lớn, nhưng do khó khăn về nguồn vốn đầu tư cho các công trình, do vậy số người được hưởng nguồn nước sạch hằng năm chưa đáp ứng nhu cầu.

Page 12: UBNDTỈNH NGHỆ ANdulichnghean.gov.vn › uploads › file › Van ban 1(1).doc · Web viewTỉnh Nghệ An được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng

- Về điện: Một số công trình lớn được đầu tư xây dựng và đã đưa vào sử dụng như: Đường dây 110 KV Vinh-Cửa Lò, Vinh-Diễn Châu-Hoàng Mai; các đường dây 110 KV Đô Lương-Bản Vẽ-Kỳ Sơn,... Các công trình chống quá tải lưới điện và đưa điện về xã được chú trọng đầu tư. Xây dựng thêm 78 công trình, trong đó đưa điện về xã 16 công trình, 642 km đường dây hạ thế và trạm biến áp,... Đến nay có 20/20 huyện, thành, thị có điện lưới quốc gia, số xã có điện bằng các dạng năng lượng đạt 100%/mục tiêu 100%; số xã có điện lưới quốc gia đạt 460/479 xã (95,1%), số hộ dùng điện đạt 98,8%; công suất các trạm biến áp phân phối năm 2010 đạt 835.000 KVA (tăng 1,5 lần so với năm 2005). 38% số hộ được bán điện tại gia/MT 50%.

Tuy nhiên, phần lớn mạng lưới đường dây 35 KV trở xuống do xây dựng đã lâu nay đã xuống cấp, quá tải; mạng lưới điện được xây dựng trước đây có nhiều cấp điện áp, gây khó khăn cho việc chuyển đổi về một cấp điện áp chuẩn (theo chuẩn 22 KV); ở vùng nông thôn các tuyến đường dây 10 KV, 0,4 KV chất lượng kém, nhiều nơi không đảm bảo quy cách, an toàn và yêu cầu phải đầu tư nâng cấp để đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt. Cung cấp điện cho hoạt động của các cơ sở sản xuất chưa ổn định, số lần mất điện trong năm còn lớn, là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng tới thu hút đầu tư của tỉnh.

- Về phát triển đô thị: Tập trung Quy hoạch và phát triển đô thị có tính đến năm 2020. Hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị phát triển khá. Thành phố Vinh được công nhận đô thị loại I, Thị xã Cửa Lò đạt đô thị loại III; thành lập thị xã Thái Hoà, chuẩn bị thành lập thị xã Hoàng Mai; nhiều thị trấn, trung tâm của các huyện được quy hoạch, xây dựng và nâng cấp; nhiều khu đô thị mới được hình thành và phát triển; bộ mặt đô thị, nông thôn có nhiều khởi sắc. Tỷ lệ đô thị hóa toàn tỉnh năm 2006 là 13,5%, năm 2010 đạt 21,5% (đạt mục tiêu Đại hội đề ra).

- Hệ thống bưu chính viễn thông: Hệ thống hạ tầng của ngành được quan tâm đầu tư đồng bộ theo hướng hiện đại, chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng cao, đáp ứng yêu cầu ngày càng đa dạng của người dân, sóng điện thoại di động đã phủ đến tất cả trung tâm các huyện. Đến hết năm 2010, 100% số xã có điện thoại, tỷ lệ máy điện thoại/100 dân đạt 95,2 máy. Số thuê bao Internet tăng nhanh trong vài năm gần đây, năm 2010 số thuê bao Internet quy đổi đạt 22.317 thuê bao, đạt mật độ 0,74 thuê bao trên 100 dân.

5. THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT5.1. Hiện trạng sử dụng đấtNăm 2010, tỉnh Nghệ An đã tiến hành tổng kiểm kê đất đai theo yêu cầu của

Chỉ thị số 618/CT-TTg ngày 15/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ, tổng diện tích tự nhiên năm 2010 toàn tỉnh là 1.649.182,10 ha (chiếm 32% diện tích của vùng Bắc Trung Bộ và chiếm 4,98% diện tích cả nước). Trong đó:

- Nhóm đất nông nghiệp là 1.238.315,47 ha, chiếm 75,09% diện tích tự nhiên; đất nông nghiệp. Trong đó: đất trồng lúa 104.540,54 ha, chiếm 8,44% diện tích đất nông nghiệp; đất trồng cây lâu năm 64.026,41 ha, chiếm 5,17%; đất rừng phòng hộ

Page 13: UBNDTỈNH NGHỆ ANdulichnghean.gov.vn › uploads › file › Van ban 1(1).doc · Web viewTỉnh Nghệ An được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng

302.068,47 ha, chiếm 24,74%; đất rừng đặc dụng 169.207,20 ha, chiếm 13,67%; đất rừng sản xuất 501.634,85 ha, chiếm 40,15%; đất nuôi trồng thuỷ sản 7.457,50 ha, chiếm 0,6%; đất nông nghiệp khác 265,57 ha.

- Nhóm đất phi nông nghiệp là 124.653,13 ha, chiếm 75,09% diện tích tự nhiên. Trong đó: đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 439,00 ha, chiếm 0,35% diện tích đất phi nông nghiệp; đất quốc phòng 4.065,70ha, chiếm 3,43%; đất an ninh 420,35ha, chiếm 0,27%; đất khu công nghiệp 573,97 ha, chiếm 0,46%; đất cho hoạt động khoáng sản và đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ 3.669,74 ha; đất di tích danh thắng 169,79 ha, chiếm 0,14%; đất xử lý chôn lấp, rác thải 145,15 ha, chiếm 0,11%; đất tôn giáo, tín ngưỡng 354,74 ha, chiếm 0,28%; đất nghĩa trang, nghĩa địa 6.636,42 ha, chiếm 5,32%; đất phát triển hạ tầng 52.387,69 ha, chiếm 42,03%; đất phi nông nghiệp còn lại 7,56%.

- Nhóm đất chưa sử dụng là 286.213,50 ha, chiếm 17,35% diện tích tự nhiên. Trong đó: đất bằng chưa sử dụng 10.768,05 ha chiếm 3,76% diện tích đất chưa sử dụng; đất đồi núi chưa sử dụng 264.859,24 ha, chiếm 92,54%; núi đá không có rừng cây 10.586,21 ha, chiếm 3,69%.

5.2. Xu hướng biến động các loại đất Căn cứ thực tế biến động đất đai những năm qua cho thấy đất đai tỉnh Nghệ

An có xu hướng biến động theo quy luật sau:- Một số chỉ tiêu diện tích đất nông nghiệp giảm dần nhằm giải quyết đất cho

các mục đích khác và cho nhu cầu công nghiệp hóa, phát triển đô thị.- Đất phi nông nghiệp tăng lên cùng với quá trình gia tăng dân số tự nhiên và

sự phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, thuỷ lợi, công nghiệp và các công trình xây dựng khác.

- Đất chưa sử dụng giảm dần do việc cải tạo nhằm đưa vào sản xuất nông nghiệp và sử dụng vào các mục đích chuyên dùng khác.

Trong những năm qua các loại đất đều có sự biến động, đất nông nghiệp có xu hướng giảm dần, đất phát triển hạ tầng, đất ở nông thôn và đô thị tăng phù hợp với quy luật của xã hội là sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên những năm tới cùng với sự phát triển nhanh của nền kinh tế thị trường, nhu cầu sử dụng đất cho các lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là xây dựng cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp, nhà ở đô thị và nông thôn sẽ tăng mạnh, yêu cầu đặt ra là phải lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để vừa bảo vệ nghiêm ngặt vùng đất lúa năng suất cao vừa đáp ứng yêu cầu sử dụng đất vào mục đích khác cho phù hợp, đạt hiệu quả cao nhất.

Nguyên nhân biến động giữa các loại đất là do:- Do sự thay đổi trong việc phân loại các chỉ tiêu sử dụng đất theo quy định

của Luật Đất đai năm 2003 và hệ thống phân loại đất trước đây nên trong quá trình

Page 14: UBNDTỈNH NGHỆ ANdulichnghean.gov.vn › uploads › file › Van ban 1(1).doc · Web viewTỉnh Nghệ An được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng

kiểm kê các chỉ tiêu đất đai cũ đều được chuyển đổi và xác định lại theo đúng hiện trang sử dụng đất.

- Trong giai đoạn 2000 - 2005, Nghệ An đầu tư mạnh vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng như hệ thống đường giao thông, kiên cố hoá kênh mương, xây dựng mới đường dây tải điện, kiên cố hoá các trường học,… nên diện tích các loại đất đều có sự biến động.

- Một số huyện miền núi như Kỳ Sơn, Tương Dương, Quỳ Châu... trước đây diện tích trồng lúa nương chưa được quy hoạch nên chưa thống kê vào quỹ đất năm 2005. Năm 2010 các chỉ tiêu đó đều được điều tra thống kê vào quỹ đất.

- Do sự thay đổi của chỉ tiêu phân loại đất nên diện tích đất vườn ao cùng khuôn viên đất ở trước đây nay một phần diện tích được điều tra thống kê vào diện tích đất ở, một phần được thống kê vào các loại đất nông nghiệp tương ứng nên diện tích đất ở đặc biệt là đất ở nông thôn có sự biến động rất lớn (tăng 2.932,42 ha).

- Từ 2001-2003, tỉnh tập trung mạnh vào chuyển đổi ruộng đất từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn; trong quá trình chuyển đổi đã kết hợp quy hoạch lại hệ thống giao thông, thuỷ lợi nội đồng và sắp xếp lại cơ cấu cây trồng theo hướng chuyên canh hàng hoá, do đó cơ cấu các loại đất tại các xã chuyển đổi đều có sự thay đổi đáng kể.

- Thực hiện Nghị định số 163/1999/NĐ-CP, từ năm 2002-2004, Nghệ An đã tổ chức giao đất lâm nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng; đồng thời quy hoạch phân chia 3 loại rừng và hệ thống tiểu khu; do vậy diện tích các loại rừng đều có sự thay đổi lớn so với quỹ đất năm 2000.

- Trong quá trình giao đất lâm nghiệp, phần lớn diện tích đất bằng chưa sử dụng; đất đồi núi chưa sử dụng; đất núi đá không có rừng cây quy hoạch vào mục đích lâm nghiệp được giao cho các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư quản lý sử dụng; các chủ sử dụng đã tác động các biện pháp lâm sinh vào phần diện tích được giao nên trong kiểm kê đất đai năm 2010 phần diện tích này được xác định vào các mục đích lâm nghiệp tương ứng.

Ngoài ra còn do số liệu thống kê các loại đất giữa các năm dựa trên các tài liệu đo đạc với mức độ đầy đủ và độ chính xác khác nhau nên có độ chênh lệch nhất định.

5.3. Đánh giá chung về tình hình quản lý, sử dụng đất đai- Kết quả đạt được:Trong những năm gần đây công tác quản lý và sử dụng đất đai đã đi dần vào

nề nếp, đảm bảo tính thống nhất trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai theo quy định. Đất đai từng bước được làm rõ giá trị đích thực, do đó được sử dụng tiết kiệm, hợp lý, có hiệu quả và gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.

Đã qua tâm đến công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ,do đó đã chủ động dành quỹ đất cho phát triển các ngành, các lĩnh vực đáp ứng nhu cầu sử

Page 15: UBNDTỈNH NGHỆ ANdulichnghean.gov.vn › uploads › file › Van ban 1(1).doc · Web viewTỉnh Nghệ An được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng

dụng đất cho xây dựng các chương trình, dự án, khu, cụm công nghiệp, các khu du lịch…, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Quá trình sử dụng đất tuân thủ theo nguyên tắc khai thác sử dụng triệt để quỹ đất, đảm bảo sử dụng hợp lý và hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, phát triển đô thị, phù hợp với quan điểm phát triển chung của tỉnh.

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp đã được quan tâm đầu tư thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, do đó năng suất cây trồng tăng. Hệ số quay vòng sử dụng đất đạt khá (2,78 lần). Diện tích đất lâm nghiệp, tỷ lệ che phủ rừng tăng khá do được quan tâm bảo vệ và đầu tư trồng mới.

Đất phi nông nghiệp ngày càng được các cấp chính quyền quan tâm quản lý theo hướng sử dụng tiết kiệm, hiệu quả.

- Một số tồn tại:Chất lượng công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa cao, do vậy

phải điều chỉnh nhiều lần, hoặc bị động trong triển khai các chương trình, dự án phát triển kinh tế, xã hội.

Việc tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện theo quy hoạch được duyệt, có nơi chưa được thực hiện nghiêm túc, do đó tình trạng sử dụng đất vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn xảy ra khá lớn trong giai đoạn hiện nay.

Hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng.Đất chuyên dùng, đất ở nông thôn và đất ở đô thị đều tăng và tập trung ở vùng

đồng bằng (chủ yếu chuyển từ đất nông nghiệp sang), do đó làm cho diện tích đất trồng lúa nước giảm khá lớn. Nhìn chung việc sử dụng các loại đất này chưa theo quy hoạch đồng bộ, nhiều nơi còn lãng phí lớn, làm ảnh hưởng tới quy hoạch phát triển lâu dài của tỉnh.

II. NHỮNG HẠN CHẾ TRONG THỰC HIỆN QUY HOẠCH1. Công tác quy hoạch còn thiếu và chưa đồng bộ giữa quy hoạch phát triển

kinh tế - xã hội với quy hoạch ngành, sản phẩm, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất; Quy hoạch vị trí các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, vùng nguyên liệu, các dự án.

2. Công tác dự báo yếu từ trung ương đến các địa phương nói chung đã ảnh hưởng đến chất lượng quy hoạch, tính khả thi và thực tiễn trong thời gian qua phải điều chỉnh bổ sung nhiều.

3. Chất lượng của các loại quy hoạch chưa cao, tính khả thi thấp, chưa thống nhất về cách tiếp cận, phân tích và dự báo; về hệ số qua hệ các chỉ tiêu, về khung chung. Tầm nhìn một số quy hoạch chưa đủ dài (quy hoạch giao thông, đô thị,...).

Page 16: UBNDTỈNH NGHỆ ANdulichnghean.gov.vn › uploads › file › Van ban 1(1).doc · Web viewTỉnh Nghệ An được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng

4. Tổ chức công bố, triển khai và quản lý quy hoạch ở một số địa phương thực hiện chưa nghiêm túc; công tác quy hoạch chưa được quan tâm đúng mức, lực lượng tham mưu yếu, công tác quản lý chưa được chú trọng.

5. Một số chỉ tiêu đặt ra vượt quá khả năng cân đối nguồn lực: Các chỉ tiêu văn hoá xã hội (trường chuẩn quốc gia, thiết chế văn hoá, thông tin, thể thao đồng bộ,...), hạ tầng kinh tế (giao thông, đô thị, thuỷ lợi...), hạ tầng xã hội (y tế, giáo dục, dạy nghề...).

6. Thực hiện các giải pháp đồng bộ cho thực hiện quy hoạch chưa thực sự hiệu quả, nhất là giải pháp huy động và sử dụng nguồn lực (vốn, đất đai, tài nguyên, con người,...), đầu tư dàn trải với số lượng dự án kéo dài quá lớn.

Page 17: UBNDTỈNH NGHỆ ANdulichnghean.gov.vn › uploads › file › Van ban 1(1).doc · Web viewTỉnh Nghệ An được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng

Biểu 2: Tình hình thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch đến năm 2010

TT Chỉ tiêu ĐVT MT Quy hoạchThực hiện2010

So sách với MT

I Chỉ tiêu kinh tế

1 Tốc độ tăng trưởng GDP % 12-13 9,77 Chưa đạt

2 GDP bình quân đầu người (giá hiện hành) Tr.đồng 13,7 14,19 đạt3 Cơ cấu kinh tế theo ngành % 100 100

Chưa đạt

- Nông, lâm, ngư nghiệp % 24 28,35- Công nghiệp - Xây dựng % 39 33,70- Dịch vụ % 37 37,95

4 Kim ngạch xuất khẩu 350-400 250 Chưa đạt

5 Thu ngân sách trên địa bàn tỷ đồng 5000-5500 6.199,8 Đạt

6 Vốn đầu tư Tỷ đồng

GĐ 2006-2010 là 70-75 ngàn tỷ

đ

75.000-76.000 Đạt

II Chỉ tiêu xã hội

1 Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia % 60 41,13 Chưa đạt

2 Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn 100 100 đạt

3 Tỷ lệ trạm y tế xã, phường, thị trấn có bác sỹ công tác % 90 87,7 Chưa

đạt

4 Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi SDD % 20 21,7 Không đạt

5 Tỷ lệ xã đạt chuẩn QG về y tế % 75,00 75,6 đạt6 Tỷ lệ phát triển dân số < 1 0,95 đạt7 Tỷ lệ hộ gia đình đạt chuẩn VH % 80-85 80 đạt8 Tỷ lệ xã phường có thiết chế VHTT % 100 100 đạt9 Tỷ lệ xã có điện bằng các dạng năng lượng % 100 100 đạt10 Tỷ lệ lao động qua đào tạo % 40 40 đạt11 Tạo việc làm hàng năm Người 30.000-35.000 34.000 đạt12 Tỷ lệ hộ đói nghèo (tiêu chuẩn cũ) % < 15 14,5 đạt13 Tỷ lệ đô thị hoá % 17 21,5 đạtIII Môi trường1 Tỷ lệ che phủ rừng % 53 53 đạt2 Tỷ lệ dân nông thôn dùng nước hợp VS % 80-85 85 đạt3 Tỷ lệ dân thành thị dùng nước sạch % 85-90 87 đạt

4 Tỷ lệ rác thải thành thị được thu gom, xử lý % 80 82 đạt

Page 18: UBNDTỈNH NGHỆ ANdulichnghean.gov.vn › uploads › file › Van ban 1(1).doc · Web viewTỉnh Nghệ An được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng

III. NGUYÊN NHÂN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ QUY HOẠCH

1. Nguyên nhân đạt được Những nguyên nhân chính đưa đến những kết quả trong thực hiện quy hoạch

phát triển kinh tế - xã hội tỉnh giai đoạn vừa qua là:- Quy hoạch đã thực sự có định hướng về phát triển kinh tế - xã hội và chuyển

dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, hiện đại, làm cơ sở cho các loại quy hoạch đặt ra phù hợp cũng như xây dựng kế hoạch 5 năm và hàng năm của các cấp, các ngành. Hệ thống cơ chế, chính sách ở cấp trung ương và địa phương hỗ trợ hiệu quả cho việc thực hiện định hướng này.

- Nhận thức về công tác quy hoạch của các cấp các ngành đã từng bước được nâng cao, đã có sự quan tâm nhất định đến công tác quy hoạch nói chung, thể hiện trong bố trí thời gian, con người cũng như kinh phí để làm công tác quy hoạch.

- Quy hoạch làm cơ sở quan trọng cho việc định hướng các thành phần kinh tế phát triển, được hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi hơn: (i) DNNN được sắp xếp lại hoạt động hiệu quả hơn, quy mô vốn tăng, công nghệ có bước tiến rõ nét; (ii) Kinh tế tập thể từng bước được củng cố; (iii) Kinh tế tư nhân được khuyến khích, phát triển rất nhanh, quy mô đầu tư ngày càng lớn, ngành nghề và lĩnh vực hoạt động ngày càng đa dạng; cải cách thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp đã được các cơ quan có liên quan ở tỉnh thực hiện mạnh mẽ làm giảm rõ rệt thời gian và chi phí gia nhập thị trường của doanh nghiệp.

2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những tồn tại, hạn chế trong thực hiện

quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh thời gian qua là:- Tư duy, nhận thức của một số ngành, địa phương chưa đồng đều đối với

tầm quan trọng của công tác quy hoạch đối với phát triển kinh tế - xã hội, do vậy trong công tác chỉ đạo điều hành vấn đề dài hạn chưa được quan tâm, còn chú trọng vào ngắn hạn, dẫn tới một số quy hoạch có nguy cơ bị phá vỡ.

- Chỉ đạo thực hiện quy hoạch chưa quyết liệt. Nội dung quy hoạch còn quá nhiều chỉ tiêu, một số chỉ tiêu quá cụ thể, bất cập với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay. Khả năng đáp ứng yêu cầu về vốn đầu tư phát triển của tỉnh còn hạn chế, đầu tư dàn trải và hiệu quả chưa cao. Tỷ lệ tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế còn thấp (mới đạt khoảng 25% trong khi mức bình quân trong cả nước là 29,8%).

- Một số mục tiêu khi xây dựng quy hoạch đặt ra quá cao so với khả năng cân đối nguồn lực (giáo dục, y tế,...).

- Diễn biến tình hình kinh tế thế giới và khu vực, thiên tai, dịch bệnh,... ảnh hưởng lớn đến việc kết quả thực hiện quy hoạch.

Page 19: UBNDTỈNH NGHỆ ANdulichnghean.gov.vn › uploads › file › Van ban 1(1).doc · Web viewTỉnh Nghệ An được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng

3. Bài học kinh nghiệm- Phát huy dân chủ rộng rãi, khơi dậy sức mạnh tổng hợp của toàn đảng, toàn

dân, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. 

- Đặc biệt coi trọng chất lượng, hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, bảo đảm ổn định nền kinh tế, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa tốc độ và chất lượng tăng trưởng. 

- Bảo đảm trật tự an toàn xã hội, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, tạo môi trường thuận lợi cho thu hút đầu tư phát triển. 

- Bảo đảm gắn kết chặt chẽ, hiệu quả giữa tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước, phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân. 

IV. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁTGiai đoạn 2006 – 2010, mặc dù tỉnh Nghệ An gặp nhiều khó khăn, thách thức

(khủng hoảng kinh tế thế giới, lạm phát, suy thoái, thiên tai, dịch bệnh,...), song với nội lực của cả hệ thống chính trị, toàn dân, toàn quân đã phấn đấu vượt qua, kinh tế - xã hội đạt được kết quả khá, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng. Các ngành kinh tế - xã hội giữ được ổn định, trong đó có những lĩnh vực tiếp tục phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện. Tình hình chính trị xã hội ổn định, quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Tuy vậy, do những yếu tố không thuận cũng như những yếu kém của nội bộ nền kinh tế, một số mục tiêu, nhiệm vụ quy hoạch đặt ra chưa đạt. Nhận thức về công tác quy hoạch, môi trường đầu tư, cải cách hành chính còn chuyển biến chậm. Nghệ An vẫn đang là tỉnh nghèo, mức tăng trưởng kinh tế chưa cao và chưa bền vững; cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm. Lao động thiếu việc làm còn lớn; tệ nạn xã hội còn diễn biến phức tạp; đời sống của một bộ phận nhân dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa vẫn còn nhiều khó khăn.

B. ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2011 CỦA TỈNH NGHỆ AN

Thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2011 có những điều kiện thuận lợi: kết quả năm trước tạo đà cho năm 2011; một số công trình trọng điểm cuối nhiệm kỳ trước đến giai đoạn hoàn thành đưa vào sản xuất; cuộc bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp thành công, chính quyền được củng cố, tạo khí thế thi đua sôi nổi.

Tuy nhiên, năm 2011 cũng gặp một số khó khăn như: thời tiết, dịch bệnh; tình hình an ninh có nhiều phức tạp; biến động chính trị một số nước Bắc Phi và Trung Đông, tình hình biển Đông có ảnh hưởng đến kinh tế xã hội của tỉnh; lạm phát, giá cả, lãi suất tăng cao ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống.

Page 20: UBNDTỈNH NGHỆ ANdulichnghean.gov.vn › uploads › file › Van ban 1(1).doc · Web viewTỉnh Nghệ An được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng

I. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC1. Về kinh tế- Tỉnh đã tập trung chỉ đạo triển khai các giải pháp thực hiện Nghị quyết số

02/NQ-CP ngày 09/01/2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH năm 2011, Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 của Chính phủ về giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Kinh tế đạt mức tăng trưởng khá trong điều kiện kinh tế cả nước gặp nhiều khó khăn: Tốc độ tăng trưởng GDP cả năm ước đạt 10,38%/KH 11-12% (cả nước ước tăng trưởng dự kiến khoảng 6%); cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng (tỷ trọng nông nghiệp 27,06%, công nghiệp xây dựng 34,86%, dịch vụ 38,08%).

- Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tuy đầu năm gặp nhiều khó khăn do rét đậm rét hại kéo dài nhưng vẫn giữ được mức tăng trưởng ổn định (ước GTSX nông lâm ngư tăng 5,33%/MT cả năm 3,5- 4%); Sản lượng lương thực vượt mục tiêu 1 triệu tấn; Diện tích lạc 20.631 ha; Mía 23.030 ha; Chè 9.444 ha; cao su trồng mới 3.000 ha đến cuối năm 2011 có 11.878 ha.

- GTSX công nghiệp ước tăng 23,983% so với năm 2010. Một số sản phẩm mới đã đi vào sản xuất ổn định và phát huy tốt công suất. Đáng chú ý các sản phẩm có mức tăng cao là: bia các loại 141,75 triệu lít, tăng 2,29 lần; sữa chế biến 33,46 triệu lít, tăng 19,07%... Hoạt động xây dựng tuy bị ảnh hưởng lớn nhưng vẫn có mức tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng GTSX ngành xây dựng ước đạt ở mức 12,04%. Tính chung GTSX công nghiệp - xây dựng ước tăng 17,94%.

- Hoạt động dịch vụ tiếp tục phát triển. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội ước tăng 25,29% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cả năm ước đạt 230,98 triệu USD, tăng 28,45%; Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 153,6 triệu USD, bằng 74,31% cùng kỳ. Hoạt động du lịch, lữ hành, vận tải, thông tin truyền thông tiếp tục có mức tăng trưởng khá.

- Hoạt động ngân hàng: Tổng huy động vốn trên địa bàn có mức tăng trưởng khá (10 tháng, tổng vốn huy động các ngân hàng trên địa bàn đạt trên 34 ngàn tỷ đồng, tăng 20,8% so với đầu năm). Tỷ lệ cho vay sản xuất tăng lên, tỷ lệ cho vay phi sản xuất xuất trên tổng dư nợ chiếm 7,2%. Lãi suất huy động cơ bản của các ngân hàng trên địa bàn đảm bảo theo quy định.

- Huy động vốn đầu tư phát triển đạt khá trong điều kiện lạm phát cao. Các ngành, các cấp tiếp tục đốc thúc chỉ đạo và tháo gỡ khó khăn để đẩy nhanh tiến độ XDCB2. Tổng nguồn vốn huy động ước đạt 24.581 tỷ đồng, bằng 99,04% kế hoạch.

2 UBND tỉnh đã có Quyết định 1871/QĐ-UBND ngày 27/5/2011 về việc sắp xếp bố trí lại vốn đầu tư XDCB năm 2011 thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP; Công văn 4415/UBND-TK cho phép thanh toán các công trình đủ điều kiện triển khai thực hiện nhằm tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ XDCB.

Page 21: UBNDTỈNH NGHỆ ANdulichnghean.gov.vn › uploads › file › Van ban 1(1).doc · Web viewTỉnh Nghệ An được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng

2. Về các lĩnh vực xã hội- Các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá xã hội được quan tâm chỉ đạo, công tác giáo

dục và đào tạo được đẩy mạnh; chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên3; lĩnh vực y tế được chăm lo nên không xẩy ra các dịch bệnh lớn; trong năm 2011, gắn liền với nhiều lễ hội, các sự kiện văn hoá nên việc tổ chức các hoạt động văn hoá được chăm lo. Các hoạt động khoa học công nghệ triển khai thực hiện tốt.

- Công tác xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội xã hội được quan tâm. Giải quyết việc làm cho hơn 34.000 người, dạy nghề cho hơn 42.000 người; thực hiện tốt Luật Bảo hiểm thất nghiệp; triển khai có hiệu quả nghị quyết 30a; thực hiện tốt các chính sách xã hội, chính sách người có công được quan tâm.

- Tiếp tục đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội. Thực hiện tốt công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư, khiếu kiện trong dân.

- Công tác cải cách hành chính đạt nhiều kết quả tích cực, nhất là hoạt động 1 cửa và 1 cửa liên thông, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý điều hành của các cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện.

II. HẠN CHẾ, TỒN TẠI1. Tình hình lạm phát, thiên tai, dịch bệnh tác động lớn đến sản xuất kinh

doanh và đời sống. Biến động của thị trường, giá cả, lạm phát và lãi suất làm ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân. Chỉ số giá bình quân tuy có giảm nhưng cơ bản vẫn ở mức cao (CPI 10 tháng tăng 16,26% so với tháng 12/2010). Các doanh nghiệp khó khăn trong huy động vốn cho sản xuất kinh doanh, một số doanh nghiệp phải ngừng hoặc thu hẹp sản xuất, khó khăn trong việc tạo việc làm và thu nhập cho người lao động.

- Một số sản phẩm nông nghiệp như: ngô, lạc do ảnh hưởng của rét đậm rét hại kéo dài đầu năm nên năng suất và sản lượng giảm. Dịch bệnh gia súc xẩy ra gây thiệt hại lớn (có trên 12 ngàn con lợn bị bệnh tai xanh).

- Giá trị sản xuất công nghiệp tăng cao chủ yếu nhờ vào một số sản phẩm mới bổ sung năng lực sản xuất (bia, thuỷ điện). Một số sản phẩm công nghiệp do thiếu nguyên liệu, thị trường tiêu thụ bị thu hẹp.

- Cơn bão số 2, số 3 cộng với mưa lớn kéo dài gây thiệt hại lớn cơ sở hạ tầng, tài sản, mùa màng, nhà cửa của nhân dân, tác động lớn đến sản xuất và đời sống. Dịch bệnh gia súc, gia cầm vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát.

2. Triển khai xây dựng nông thôn mới còn chậm, nhiệm vụ trọng tâm điều chỉnh quy hoạch chưa được quan tâm đúng mức. Quy hoạch nông thôn mới theo

3 Tỷ lệ tốt nghiệp THPT năm 2010-2011 đạt 97,85%; Trong kỳ thi Olimpic vật lý quốc tế tại Thái Lan, tỉnh Nghệ An vinh dự có 2 học sinh đạt huy chương: 01 huy chương vàng và 01 huy chương bạc; tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đạt 46,5% (727 trường).

Page 22: UBNDTỈNH NGHỆ ANdulichnghean.gov.vn › uploads › file › Van ban 1(1).doc · Web viewTỉnh Nghệ An được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng

tốc độ hiện nay không đạt; đến nay mới có 35 xã/KH 435 xã được phê duyệt quy hoạch nông thôn mới, có 65 xã đã lấy ý kiến thẩm định nhưng chưa phê duyệt, có 353 xã đã xin ý kiến lần 1. Nguồn vốn chương trình hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng mới tập trung huyện điểm Nam Đàn. Theo đánh giá thì khả năng hoàn thành mục tiêu phê duyệt quy hoạch nông thôn mới là rất khó.

- Tiến độ điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 các ngành triển khai chậm.

3. Một số vấn đề xã hội thực hiện còn chậm- Một số bức xúc của dân chưa được giải quyết như đấu giá đất ở. Số hộ nghèo

còn lớn. Đời sống của một bộ phận dân cư còn gặp nhiều khó khăn do tác động của lạm phát, thiên tai. Xử lý một số chính sách cho người dân vẫn còn chậm.

- Tai nạn lao động, hoả hoạn vẫn còn xảy ra; tình trạng khai thác khoáng sản trái phép còn phức tạp; tình trạng ô nhiễm môi trường còn khá nhiều nhưng xử lý chưa kịp thời.

- Tình hình tội phạm, tai nạn giao thông vẫn còn diễn biến phức tạp. An ninh trật tự xuất hiện nhiều dấu hiệu mới. Tình hình an ninh biên giới, buôn bán ma túy, di dịch cư vùng dân tộc, đặc biệt là đồng bào Mông diễn biến phức tạp.

Page 23: UBNDTỈNH NGHỆ ANdulichnghean.gov.vn › uploads › file › Van ban 1(1).doc · Web viewTỉnh Nghệ An được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng

PHẦN 2 ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN

KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020

I. CƠ SỞ ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020

1. TÌNH HÌNH QUỐC TẾ VÀ TRONG NƯỚC 1.1. Bối cảnh quốc tế và khu vựca) Cơ hộiTình hình kinh tế chính trị thế giới và khu vực mặc dù có có những diễn biến

phức tạp, nhưng dự báo chiều hướng chung về cơ bản sẽ theo hướng có tác động tích cực đến nền kinh tế - xã hội nước ta nói chung và Nghệ An nói riêng.

Xu thế hợp tác để phát triển vẫn là xu thế lớn của thế giới và khu vực. Châu Á - Thái Bình Dương vẫn là khu vực phát triển năng động nhất. Theo dự báo của Ngân hàng thế giới, khu vực này có khả năng tăng trưởng với tốc độ 5-5,5%/năm trong giai đoạn đến năm 2020, cao gấp đôi so với mức dự báo cho toàn thế giới (2,5-2,7%/năm). Cộng đồng ASEAN sẽ hình thành vào năm 2015 tạo điều kiện cho việc đẩy mạnh hội nhập quốc tế, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và một số lĩnh vực khoa học - công nghệ then chốt khác sẽ tiếp tục phát triển theo chiều sâu và trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, có những tác động rộng lớn đến việc cơ cấu lại nền kinh tế thế giới theo khả năng tiếp thu trình độ công nghệ của mỗi nền kinh tế, theo đó là sự phân công lao động toàn cầu, có tác động thúc đẩy kinh tế thế giới phát triển.

Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế gắn với tự do thương mại sẽ được đẩy mạnh; dòng đầu tư, lưu chuyển hàng hoá và dịch vụ, lao động và vốn sẽ ngày càng được mở rộng. Vấn đề đặt ra đối với nước ta nói chung và Nghệ An nói riêng là phải có các chính sách phù hợp và điều hành linh hoạt hơn để tận dụng được những cơ hội mới của toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế, vượt qua thách thức, hạn chế tác động tiêu cực, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh, từng bước khắc phục sự tụt hậu về kinh tế.

b) Thách thứcTuy có những cơ hội kể trên nhưng dự báo bối cảnh quốc tế trong thời kỳ từ

nay cho đến năm 2020 vẫn có nhiều thách thức.Tình hình chính trị thế giới còn chứa đựng nhiều yếu tố phức tạp và khó

lường. Khủng hoảng kinh tế thế giới (lạm phát, suy thoái, khủng hoảng nợ công…) tác động rất lớn đến nước ta, nhất là trong thu hút nguồn lực những năm tới. Những

Page 24: UBNDTỈNH NGHỆ ANdulichnghean.gov.vn › uploads › file › Van ban 1(1).doc · Web viewTỉnh Nghệ An được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng

xung đột cục bộ, khủng bố và những bất ổn khác vẫn có thể xảy ra đối với một số khu vực, ảnh hưởng đến an ninh toàn cầu. An ninh biển Đông có tác động đến Việt Nam nói chung và Nghệ An nói riêng. Các nước lớn vẫn tăng cường áp đặt thế lực của mình tới các nước đang phát triển và thâu tóm vùng ảnh hưởng thị trường. Bên cạnh đó, xu hướng ký kết các hiệp định tự do thương mại song phương và khu vực, đặc biệt giữa các nước phát triển với nhau cũng là một thách thức lớn cho các nước chậm phát triển và đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Xu thế này sẽ càng làm cho các nước nghèo và kém phát triển có nguy cơ bị đẩy ra xa sự phát triển chung. Các rào cản kỹ thuật, rào cản thương mại sẽ tiếp tục gây ra những bất lợi cho hàng nông sản, hàng công nghiệp của Việt Nam nói chung, Nghệ An nói riêng.

Toàn cầu hoá sẽ làm tăng sức ép cạnh tranh, nhất là sức ép đối với những nước có trình độ phát triển còn thấp. Sự cạnh tranh kinh tế - thương mại, cạnh tranh thu hút vốn đầu tư và công nghệ càng trở nên gay gắt. Các thị trường tài chính, tiền tệ và giá cả có nhiều khả năng sẽ diễn biến phức tạp hơn. Giá cả thế giới trong một số mặt hàng chủ yếu có tác động mạnh đến kinh tế toàn cầu như năng lượng, nguyên liệu... có thể có những đột biến và phản ứng dây chuyền bất lợi đối với các nước có nền kinh tế nhỏ, kém phát triển. Chính sách tỷ giá, lãi suất của các đối tác lớn đều có những tác động rất mạnh đến nền kinh tế của nước ta nói chung và Nghệ An nói riêng.

Ngoài ra, các vấn đề mang tính toàn cầu như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, khan hiếm các nguồn nguyên, nhiên liệu, khoảng cách giàu nghèo,... sẽ trở nên gay gắt hơn, tác động mạnh và đa chiều đến sự phát triển và hiệu quả của kinh tế - xã hội của nước ta.

1.2. Tác động bối cảnh trong nước và trong vùnga) Thuận lợiNhững thành tựu của 25 năm đổi mới (1986-2011) đã làm cho thế và lực nước

ta lớn mạnh lên rất nhiều; đất nước tiếp tục giữ vững ổn định chính trị, kinh tế - xã hội và liên tục phát triển, tạo niềm tin cho toàn dân, các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 5 năm 2006-2010 cả nước đạt 7,0%/năm, năm 2011 ước đạt 6,0%; đây là tốc độ khá cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch đúng hướng và chất lượng sản phẩm có nhiều cải thiện.

Kinh tế vùng đã phát huy được các lợi thế so sánh, các vùng động lực đã từng bước phát huy vai trò trung tâm, tạo sự liên kết với các vùng khác và hỗ trợ các vùng khó khăn cùng phát triển tốt hơn.

Mối quan hệ kinh tế quốc tế của nước ta được củng cố và phát triển, một số hàng xuất khẩu của Việt Nam đã đứng vững được trên nhiều thị trường và có triển vọng được mở rộng.

Page 25: UBNDTỈNH NGHỆ ANdulichnghean.gov.vn › uploads › file › Van ban 1(1).doc · Web viewTỉnh Nghệ An được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng

Bên cạnh đó, những kết quả tích cực đạt được trong tiến trình cải cách hành chính thời gian qua, nhất là những cải cách thể chế kinh tế, đổi mới bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ... đã có những tác động tích cực trong việc chỉ đạo, điều hành thực hiện các mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và từng địa phương trong đó có Nghệ An.

Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, cơ cấu sản xuất đang được chuyển dịch theo hướng phát huy lợi thế vùng ven biển, hải đảo, miền núi; nhiều khu kinh tế, khu, cụm công nghiệp bắt đầu được xây dựng và từng bước phát huy hiệu quả; vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) miền Trung phát triển mạnh, tạo tác động lan tỏa đối với các địa phương trong vùng.

Hai tỉnh tiếp giáp Nghệ An là Thanh Hoá với Khu kinh tế Nghi Sơn và Hà Tĩnh với Khu kinh tế Vũng Áng, mỏ sắt Thạch Khê có tốc độ phát triển nhanh; bối cảnh này có tác động tích cực đến phát triển kinh tế tỉnh ta nhất là vùng Hoàng Mai - Đông Hồi tiếp giáp với Khu kinh tế Nghi Sơn.

Trong tỉnh một số dự án lớn chưa nằm trong dự kiến quy hoạch như dự án nuôi bò tập trung quy mô công nghiệp TH, hình thành khu kinh tế Hoàng Mai - Đông Hồi, khu kinh tế Thanh Thuỷ sẽ làm thay đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tích cực.

Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất sẽ làm chất lượng tăng trưởng cao hơn, nhất là công nghệ sinh học.

Nhiều cơ chế, chính sách ban hành trên cơ sở đổi mới mạnh tư duy kinh tế đã đi vào cuộc sống, phát huy tính tích cực, thu hút cao hơn các nguồn vốn đầu tư toàn xã hội; trọng điểm đầu tư được hướng vào các mục tiêu then chốt, nhất là đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, hiện đại. Xu hướng này tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế Nghệ An do các cơ chế, chính sách giúp cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển sản xuất kinh doanh, vốn trung ương đầu tư hạ tầng trên địa bàn tăng đáng kể qua các năm...

b) Khó khănKhó khăn lớn nhất hiện nay đối với Nghệ An là sức cạnh tranh và khả năng

hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp và toàn nền kinh tế còn thấp so với yêu cầu và so với mặt bằng chung trong nước và thế giới, trong khi lộ trình thực hiện đầy đủ các cam kết AFTA, WTO và các hiệp định quốc tế khác đang và sẽ tạo ra những sức ép cạnh tranh rất lớn đối với các doanh nghiệp. Thu nhập bình quân của Việt Nam vào ngưỡng trung bình làm cho các nguồn viện trợ có xu hướng giảm. Tình trạng lạm phát làm tốc độ tăng trưởng kinh tế và cân đối vĩ mô gặp không ít khó khăn. Tốc độ tăng trưởng GDP giảm so thời kỳ 2006-2010.

Một hạn chế cơ bản của nền kinh tế hiện nay là tăng trưởng chưa thực sự vững chắc; hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp, chậm được cải thiện. Quy mô

Page 26: UBNDTỈNH NGHỆ ANdulichnghean.gov.vn › uploads › file › Van ban 1(1).doc · Web viewTỉnh Nghệ An được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng

nền kinh tế cả nước còn nhỏ, năm 2010, tổng sản phẩm trong nước đạt trên 98 tỷ USD và bình quân đầu người đạt 1.160 USD (Nghệ An mới đạt 750 USD), tác động của lạm phát, suy thoái đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung cả nước và của tỉnh. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của từng ngành, từng lĩnh vực, từng vùng còn chậm, chưa phát huy được lợi thế, tiềm năng của từng vùng và chưa theo kịp sự biến động nhanh của nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế.

Kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội còn bất cập chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Trình độ công nghệ và năng lực tiếp nhận chuyển giao công nghệ nhìn chung còn yếu kém so với các nước trong khu vực.

Một số lĩnh vực xã hội còn nhiều yếu kém nhưng chưa được xử lý tốt. Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới. Đời sống của nhân dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng thường bị thiên tai còn nhiều khó khăn; tệ nạn xã hội còn nghiêm trọng; trật tự, an ninh ở một số nơi chưa tốt. Đối tượng chính sách còn nhiều.

Công tác cải cách hành chính tiến hành còn chậm; tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí vẫn chưa được ngăn chặn có hiệu quả; hiệu lực quản lý của Nhà nước còn hạn chế.

Những khó khăn, hạn chế nói trên nếu chậm được giải quyết sẽ ảnh hưởng tới việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tới của cả nước nói chung và từng địa phương nói riêng trong đó có Nghệ An.

2. BỔ SUNG ĐÁNH GIÁ NGUỒN LỰC 2.1. Đất đaiTrong tổng số 1.649.182 ha diện tích tự nhiên, toàn tỉnh hiện còn 286.213,50

ha đất chưa sử dụng; tiềm năng đất đai để phát triển các ngành, các lĩnh vực phi nông nghiệp chủ yếu sẽ lấy vào đất chưa sử dụng, trong đó lấy vào diện tích đất đồi núi chưa sử dụng chiếm phần lớn.

Ngoài phần tiềm năng được khai thác từ quỹ đất chưa sử dụng nói trên, còn có một phần tiềm năng được nằm ngay bên trong diện tích của các loại đất đang sử dụng (1.362.296,86 ha, chiếm 82,64% so với tổng diện tích tự nhiên) thông qua mức độ thích hợp và việc chuyển đổi mục đích, cơ cấu giữa các loại đất nhằm tạo điều kiện thuận lợi để sử dụng đất hợp lý hơn, làm tăng hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và môi trường trên đơn vị diện tích đất đang sử dụng.

Quan điểm sử dụng đất đến năm 2020: Đất đai là nguyên tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt và là điều kiện tiên quyết không thể thiếu trong mọi quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy việc tiếp thu, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ để khai thác sử dụng triệt để, tiết kiệm, hợp lý, có hiệu quả đất đai cho các mục đích dân sinh, kinh tế, xã hội đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng cao của nền kinh tế là quan điểm bao trùm nhất. Cụ thể:

Page 27: UBNDTỈNH NGHỆ ANdulichnghean.gov.vn › uploads › file › Van ban 1(1).doc · Web viewTỉnh Nghệ An được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng

- Sử dụng đất đảm bảo phát triển sản xuất nông nghiệp, thực hiện chiến lược an ninh lương thực, xác định vùng đất chuyên sản xuất lúa cần bảo vệ nghiêm ngặt; chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thực hiện nghiêm quy hoạch mang tính khoa học, tăng nhanh nguồn nông sản đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của nhân dân, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, nâng cao độ phì và hệ số sử dụng đất, đảm bảo sử dụng đất lâu bền. Bố trí hợp lý cơ cấu đất nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng đa dạng hoá cây trồng vật nuôi, gắn liền sản xuất với thị trường và hiệu quả kinh tế, phù hợp với hệ sinh thái từng vùng đất. Tập trung khai thác các lợi thế, tiềm năng về đất đai và các điều kiện tự nhiên và nguồn tài nguyên thiên nhiên để phát triển mạnh các loại cây trồng, diện tích nuôi trồng thuỷ sản nước lợ, nước ngọt để tạo ra khối lượng nông sản lớn cho chế biến và xuất khẩu.

- Dành quỹ đất hợp lý cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nhất là công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao và dịch vụ. Hình thành phát triển các Khu công nghiệp tập trung nhằm sử dụng tốt hiệu quả cơ sở hạ tầng, lao động, tạo ra môi trường thu hút vốn đầu tư. Phát triển các làng nghề truyền thống nhằm tận dụng lao động dư thừa trong nông nghiệp và nguồn vốn trong dân. Hình thành trung tâm dịch vụ và đô thị góp phần đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế và tăng thu nhập cho người lao động.

- Sử dụng đất đáp ứng cho phát triển hệ thống giao thông, thuỷ lợi, điện, nước và các công trình phúc lợi công công khác... cũng như diện tích đất ở cho nhân dân, đáp ứng yêu cầu sản xuất và quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Việc đầu tư phải được tiến hành đồng bộ gắn liền với việc mở rộng thị trấn, thị tứ, các khu công nghiệp... Ưu tiên xây dựng các công trình sản xuất nhưng không coi nhẹ các công trình phục vụ đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân.

- Quản lý, chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ ven biển, rừng đặc dụng, tận dụng triệt để tác dụng to lớn tổng hợp nhiều mặt của rừng.

- Hiện nay toàn tỉnh còn 10.768,06 ha đất bằng và 264.859,23 ha đất đồi núi chưa sử dụng. Từ nay đến năm 2020 cần tập trung mọi nguồn lực đầu tư khai thác đưa vào sử dụng cho các mục đích dân sinh, kinh tế, xã hội.

- Khai thác sử dụng đất, bảo vệ cảnh quan môi trường sinh thái, đảm bảo sử dụng đất ổn định và bền vững, kết hợp giữa trước mắt và lâu dài phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Page 28: UBNDTỈNH NGHỆ ANdulichnghean.gov.vn › uploads › file › Van ban 1(1).doc · Web viewTỉnh Nghệ An được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng

Biểu 3: Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020

Thứ tự Chỉ tiêu

Hiện trạngnăm 2010

Quy hoạch đếnnăm 2020

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 1.649.182,10 100 1.649.182,1 100

1 ĐẤT NÔNG NGHIỆP 1.238.315,47 75,09 1.440.319,26 87,34

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 256.843,90 20,74 255.378,52 17,73

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 192.817,49 75,07 190.934,29 74,77

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 64.026,41 24,93 64.444,23 25,23

1.2 Đất lâm nghiệp 972.910,52 78,57 1.175.070,48 81,58

1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 7.457,50 0,60 8.627,72 0,60

1.4 Đất làm muối 837,98 0,07 837,08 0,06

1.5 Đất nông nghiệp khác 265,57 0,02 405,46 0,03

2 ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP 124.653,13 7,56 177.327,07 10,75

2.1 Đất ở 19.818,98 15,90 24.013,41 13,54

2.2 Đất chuyên dùng 63.844,90 51,22 113.376,30 63,94

2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình SN 439,00 0,69 827,19 0,73

2.2.2 Đất quốc phòng 4.065,70 6,37 15.936,40 -

2.2.3 Đất an ninh 420,35 0,66 457,01 -

2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh PNN 6.217,22 9,74 17.452,89 15,39

2.2.5 Đất có mục đích công cộng 52.702,63 82,55 78.702,81 69,42

2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 354,74 0,28 382,89 0,22

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 6.636,42 5,32 7.054,54 3,98

2.5 Đất sông suối và mặt nước CD

33.818,36 27,13 32.215,88 18,17

2.6 Đất phi nông nghiệp khác 179,73 0,14 284,05 0,16

3 ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG 286.213,50 17,35 31.535,77 1,91

Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An

Page 29: UBNDTỈNH NGHỆ ANdulichnghean.gov.vn › uploads › file › Van ban 1(1).doc · Web viewTỉnh Nghệ An được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng

2.2. Dự báo dân số và nguồn nhân lực đến năm 2020a) Dân sốVới việc phân tích biến động dân số giai đoạn 2006-2010 dựa vào tăng trưởng

tự nhiên và di chuyển cơ học, dự kiến dân số trung bình của Nghệ An tăng bình quân 0,8%/năm; dự báo nguồn dân số tỉnh Nghệ An đến năm 2020 như sau (theo dự báo của Trung tâm thông tin Viện Chiến lược phát triển dân số năm 2020 dự báo 3.100 nghìn người/dự báo cũ 3.500 nghìn người):

Biểu 4: Dự báo dân số đến năm 2020 Đơn vị: người, %

Chỉ tiêu 2011 2015 2020Tăng trưởng BQ

2011-2015

2016-2020

Tổng số 2.954.633 3.046.023 3.180.227 0,76 0,87

Nam 1.471.403 1.523.122 1.595.795 0,87 0,94

Nữ 1.483.230 1.522.901 1.584.432 0,66 0,80

Dân số dưới tuổi lao động 729.470 732.058 783.981 0,09 1,38

- Tỷ trọng so với tổng dân số 24,69 24,03 24,65    

Dân số trong tuổi lao động 1.866.557 1.910.645 1.909.462 0,59 -0,01

- Tỷ trọng so với tổng dân số 63,17 62,73 60,04    

Dân số ngoài tuổi lao động 358.606 403.320 486.784 2,98 3,83

- Tỷ trọng so với tổng dân số 12,14 13,24 13,31    

Nguồn: Cục Thống kê Nghệ AnDo tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm mạnh trong thời gian qua do chính sách dân

số được kiểm soát chặt chẽ, kèm theo đó là một số lượng lớn người thuộc giai đoạn tăng sinh bắt đầu bước vào tuổi lao động nên nhóm dân số dưới tuổi lao động giảm nhẹ cả về số lượng và tỷ trọng, từ mức 24,69% dân số năm 2011 xuống còn khoảng 24,65% dân số năm 2020.

Dự báo cơ cấu dân số đến năm 2011- 2015 và 2016- 2020 có những đặc điểm chính như sau: Tỷ lệ dân đô thị tăng từ 12,5% hiện nay lên 22% năm 2015 và 45% năm 2020. Cơ cấu dân số theo giới tính cũng sẽ thay đổi vào năm 2020; Cơ cấu dân số theo độ tuổi sẽ có thay đổi theo hướng tỷ trọng dân số dưới 15 tuổi giảm dần trong khi tỷ trọng nhóm dân số từ 15 - 60 tuổi tăng lên.

Page 30: UBNDTỈNH NGHỆ ANdulichnghean.gov.vn › uploads › file › Van ban 1(1).doc · Web viewTỉnh Nghệ An được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng

Tốc độ đô thị hoá nhanh kéo theo sự gia tăng dân số các vùng đô thị, tạo ra sức ép đối với hệ thống cơ sở hạ tầng như giao thông, cung cấp nước sạch, xử lý nước thải, rác thải, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm.

b) Nguồn nhân lựcQuy mô dân số trong tuổi lao động chỉ tăng nhẹ do xuất cư vẫn diễn ra mạnh

trong thời kỳ dự báo. Dự báo dân số trong độ tuổi lao động khoảng 1.909 nghìn người năm 2020, tăng thêm gần 43 nghìn người so với năm 2011, tăng bình quân 2,%/năm giai đoạn 2011 - 2015 và tăng bình quân 1%/năm giai đoạn 2016- 2020. Như vậy, trong giai đoạn 2011-2020, trung bình mỗi năm, lực lượng dân số trong tuổi lao động của tỉnh được bổ sung khoảng gần 5.000 người.

Với quy mô dân số trong độ tuổi như trên, sau khi trừ các nhóm dân số không tham gia lao động như nhóm đi học, nhóm nội trợ, nhóm thất nghiệp tự nhiên do thay đổi công nghệ... thì dự báo số lượng lao động trong độ tuổi có nhu cầu làm việc đạt khoảng 1.571 nghìn người vào năm 2015 và đạt khoảng 1.536 nghìn người vào năm 2020, chiếm tỷ trọng khoảng 80% dân số trong tuổi lao động và khoảng 49,7% dân số toàn tỉnh.

Tình hình suy thoái kinh tế vẫn chưa ổn định trở lại tác động đến quá trình phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Số lao động bổ sung vào nguồn lớn làm tăng nhu cầu về việc làm; Chất lượng nguồn lao động chưa đáp ứng yêu cầu cao của thị trư-ờng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cạnh tranh và hội nhập; Tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật dài hạn còn quá ít, giải quyết việc làm sau đào tạo còn bất cập; Sự phân hoá giàu nghèo, mức sống các đối tượng yếu thế trong xã hội ngày càng tăng so với mặt bằng chung xã hội; Đời sống của một bộ phận nhân dân, nhất là đối tượng chính sách và ở vùng miền núi cao (Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong…) còn gặp nhiều khó khăn; Tỷ lệ hộ nghèo cao, hộ tái nghèo sẽ lớn; địa bàn phức tạp; Số lượng đối tượng xã hội cần trợ cấp còn bổ sung lớn; Các tệ nạn xã hội, đặc biệt là tệ nạn ma tuý còn diễn biến phức tạp, khó có biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa hiệu quả cao.

3. CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH (sau Quyết định 197/2007/QĐ-TTg)

- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước 2011-2020;- Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI; - Kết luận của Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương khoá XI;- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XVII đã xác định mục tiêu

chỉ tiêu đến năm 2015; Quyết định số 101/2010/QĐ-UBND ngày 14/12/2010 phê duyệt kế hoạch phát triển KT-XH tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2015;

- Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 06/6/2011 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về đẩy mạnh thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2020;

Page 31: UBNDTỈNH NGHỆ ANdulichnghean.gov.vn › uploads › file › Van ban 1(1).doc · Web viewTỉnh Nghệ An được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng

- Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 28/10/2011 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về phát triển du lịch Nghệ An giai đoạn 2011-2020;

- Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 04/11/2011 của BCH Đảng bộ tỉnh về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng làng nghề giai đoạn 2011-2020;

- Quyết định số 1534/QĐ-TTg ngày 21/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An;

- Quyết định số 1447/QĐ-TTg ngày 16/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng Nam Thanh - Bắc Nghệ đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2025;

- Quyết số 445/QĐ-TTg ngày 07/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050;

- Quyết định số 121/QĐ-TTg ngày 29/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020;

- Quyết định số 2190/QĐ-TTg ngày 24/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 1488/QĐ-TTg ngày 29/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020;

- Quyết định số 3098/QĐ-TTg ngày 24/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển thương mại giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 1208/QĐ-TTg ngày 21/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến 2030;

- Văn bản số 2244/TTg ngày 22/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh bổ sung khu công nghiệp Nghệ An vào quy hoạch phát triển KCN Việt Nam;

- Quyết số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành bộ tiêu chí nông thôn mới; Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020;

- Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó biến đổi khí hậu;

Page 32: UBNDTỈNH NGHỆ ANdulichnghean.gov.vn › uploads › file › Van ban 1(1).doc · Web viewTỉnh Nghệ An được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng

- Chương trình hành động số 21-CTr/TU ngày 31/10/2008 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khoá X) “về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”;

- Nghị quyết số 232/2008/NQ-HĐND ngày 23/7/2008 của HĐND tỉnh Nghệ An Khóa XV, kỳ họp thứ 13 về quy hoạch xây dựng vùng Nam Nghệ - Bắc Hà;

- Nghị quyết 311/2010/NQ-HĐND ngày 10/7/2010 của HĐND tỉnh thông qua quy hoạch phát triển điện lực Nghệ An 2011-2015 có xét đến năm 2020;

- Quyết định số 89/2009/QĐ-UBND ngày 15/9/2009 của UBND tỉnh Nghệ An về phê duyệt đề án Quy hoạch phát triển thương mại Nghệ An đến năm 2020;

- Quyết định số 56/2008/QĐ-UBND ngày 28/7/2008 của UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp Nghệ An đến năm 2020;

- Quyết định số 99/2009/QĐ-UBND ngày 21/10/2009 của UBND tỉnh Nghệ An về phê duyệt Quy hoạch phát triển khoa học công nghệ Nghệ An đến năm 2020;

- Quyết định số 60/2009/QĐ-UBND ngày 30/6/2009 của UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Nghệ An đến năm 2020;

- Quyết định 1866/QĐ-UBND ngày 27/5/2011 của UBND tỉnh Nghệ An về phê duyệt đề án điều chỉnh Quy hoạch phát triển cây cao su tỉnh Nghệ An đến năm 2020;

- Quyết định số 2743/QĐ-UBND ngày 24/6/2011 của UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Nghệ An đến năm 2020;

- Quyết định số 42/2010/QĐ-UBND ngày 27/7/2010 của UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến 2020;

- Quyết định số 97/2010/QĐ-UBND ngày 06/12/2010 của UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt quy hoạch mạng lưới khám, chữa bệnh tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011 đến năm 2020;

- Quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực được các bộ ngành phê duyệt;- Quy hoạch phát triển các ngành, các lĩnh vực trên địa bàn tỉnh Nghệ An;III. NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH1. Quan điểm phát triểnBổ sung, điều chỉnh quan điểm phát triển cho thời kỳ 2011-2020 là:

(1). Tiếp tục đổi mới tư duy, phương thức điều hành, quản lý của bộ máy nhà nước, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững, bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong giai đoạn 2011-2020, đạt mục tiêu đưa Nghệ An trở thành tỉnh khá trong khu vực phía Bắc vào năm 2015.

(2). Huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực, tập trung cho các chương trình, đề án trọng điểm của Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XVII đã xác định: chương

Page 33: UBNDTỈNH NGHỆ ANdulichnghean.gov.vn › uploads › file › Van ban 1(1).doc · Web viewTỉnh Nghệ An được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng

trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; chương trình xây dựng nông thôn mới; chương trình ứng dụng và phát triển công nghệ cao; đề án phát triển thành phố Vinh thành trung tâm kinh tế, văn hoá vùng Bắc Trung bộ; đề án phát triển kinh tế xã hội miền Tây thời kỳ 2010-2020; đề án nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng.

(3). Phát triển nhanh gắn với nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ: tài chính, ngân hàng, du lịch, thương mại, vận tải, bưu chính viễn thông, giáo dục, y tế, bảo hiểm. Tập trung phát triển mạnh các ngành công nghiệp có lợi thế của tỉnh (công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông - lâm - thủy sản, thực phẩm, điện tử, công nghệ thông tin, cơ khí...). Xây dựng một nền nông - lâm nghiệp - thuỷ sản phát triển đa dạng gắn với bảo vệ tài nguyên và môi trường sinh thái.

(4). Mở rộng dân chủ nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp; đảm bảo đạt đồng thời 3 mục tiêu: kinh tế, xã hội và môi trường trong phát triển. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng - an ninh, củng cố hệ thống chính trị và nền hành chính vững mạnh.

(5). Coi trọng phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực gắn với đẩy mạnh CCHC để thu hút đầu tư phát triển KT-XH của tỉnh.

2. Mục tiêu phát triển2.1. Mục tiêu tổng quát Phấn đấu đưa Nghệ An trở thành tỉnh khá trong khu vực phía Bắc vào năm

2015, và tỉnh khá của cả nước vào năm 2020; cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020. Xây dựng Nghệ An trở thành một trung tâm công nghiệp, du lịch, thương mại, giáo dục, tài chính, y tế, khoa học - công nghệ của vùng Bắc Trung Bộ; có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao, có nền văn hóa lành mạnh và đậm đà bản sắc xứ Nghệ; có nền quốc phòng - an ninh vững mạnh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.

2.2. Mục tiêu cụ thểa. Mục tiêu kinh tế(1). GDP/người tính theo USD năm 2015 đạt khoảng 1.700-1.800 USD/ MT cũ

1.560 USD và năm 2020 đạt trên 2.800-3.000 USD xấp xỉ bằng mức bình quân của cả nước/MT cũ 3.100 USD.

(2). Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hằng năm giai đoạn 2011-2015 theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đạt 11-12%/MT cũ 12-12,5% (trong đó công nghiệp - xây dựng 16-16,5%/MT cũ 14-14,5%, dịch vụ 11-12/MT cũ 11-11,5%; và nông - lâm nghiệp - thủy sản là 4,0-4,5%/MT cũ 5,2%);

Giai đoạn 2016 - 2020 đạt 11,5-12,0%/MT cũ 11,5-12,0% (trong đó công nghiệp - xây dựng 15,0-16,0%/MT cũ 12,0-12,5%, dịch vụ 11-12/MT cũ 12 - 13,0%; và nông - lâm nghiệp - thủy sản là 3,5-4,0/MT cũ 4,9%).

Page 34: UBNDTỈNH NGHỆ ANdulichnghean.gov.vn › uploads › file › Van ban 1(1).doc · Web viewTỉnh Nghệ An được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng

(3). Cơ cấu kinh tế: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng các ngành công nghiệp, dịch vụ;

đặc biệt, thúc đẩy ngành dịch vụ tăng trưởng nhanh trong giai đoạn tới. Thời kỳ 2011-2015: Công nghiệp - xây dựng 39- 40%/ MT cũ 41,4%, dịch vụ

39-40%/MT 40,4%, nông lâm ngư nghiệp 20-21%/MT cũ 18,2%.Thời kỳ 2016-2020: Công nghiệp - xây dựng 43 - 44%/MT cũ 43%, dịch vụ

41-42%/MT 43%, nông lâm ngư nghiệp 15-16%/QH cũ 14,0%.(4). Kim ngạch xuất khẩu năm 2015 trên 500-550 triệu USD/MT cũ 850 triệu

USD. Năm 2020 khoảng 1.000 triệu USD/MT cũ 1.900 triệu USD.(5). Phấn đấu mức thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân hàng năm

khoảng 17-20% trong cả thời kỳ 2011-2020, năm 2015 đạt khoảng 9.500-10.000 tỷ đồng/MT cũ 15.000-16.000 tỷ đồng và đến năm 2020 đạt khoảng 23.000-27.000 tỷ đồng/MT cũ 47.000 tỷ đồng.

(6). Tổng vốn đầu tư: Khoảng 180.000 tỷ đồng/MT cũ 170.000 tỷ đồng giai đoạn 2011-2015 và khoảng 450.000 tỷ đồng/QH cũ 440.000 tỷ đồng giai đoạn 2016-2020.

b. Mục tiêu xã hội- Hằng năm giảm sinh bình quân từ 0,2 - 0,3‰, để ổn định quy mô dân số

khoảng 3,1 triệu người/MT cũ 3,5 triệu người vào năm 2020; tốc độ tăng dân số tự nhiên hàng năm trong cả giai đoạn quy hoạch là 0,9%. Bình quân hàng năm giải quyết việc làm cho khoảng 35-40 ngàn lao động/MT cũ 30-32 ngàn lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt trên 52% năm 2015 và 65%/MT cũ 65-70% năm 2020.

- Tỷ lệ hộ nghèo giảm mỗi năm 2,5-3% (còn khoảng 10% vào năm 2015 và 5% vào năm 2020 theo tiêu chí mới ban hành năm 2011). Thu hẹp mức độ chênh lệch giữa các vùng, các tầng lớp dân cư trong việc thụ hưởng các dịch vụ xã hội cơ bản. Hằng năm tăng từ 15-20% số trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được chăm sóc.

- Phấn đấu đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi trước năm 2015.Giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học, THCS. Phấn đấu phổ cập giáo dục bậc trung học ở khu vực thành phố, thị xã, đồng bằng và núi thấp. Kiên cố hóa toàn bộ trường và lớp học.

- Đảm bảo đủ giường bệnh, nhân viên y tế, nâng cấp các cơ sở khám chữa bệnh ở cả 3 tuyến. Nâng tuổi thọ trung bình lên trên 74,5 tuổi vào năm 2020.

- Tỷ lệ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hoá 83-85% năm 2020; xã, phường, thị trấn có thiết chế văn hoá, thể thao đạt chuẩn quốc gia 60-65% năm 2015, 80% đến năm 2020.

- Cải thiện một bước cơ bản về kết cấu hạ tầng, bao gồm hệ thống giao thông, cấp điện, cấp nước sạch. Đảm bảo 100% số hộ gia đình được dùng nước hợp vệ sinh, 100% số hộ có điện sử dụng vào năm 2020.

- Nâng tỷ lệ đô thị hoá lên 25% vào năm 2015 (MT cũ 17%) và 37% vào năm

Page 35: UBNDTỈNH NGHỆ ANdulichnghean.gov.vn › uploads › file › Van ban 1(1).doc · Web viewTỉnh Nghệ An được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng

2020 (MT cũ 37%). - Diện tích nhà ở khu vực đô thị đạt 22 m2/người vào năm 2015 (mục tiêu cũ 12

m2), 25 m2/người vào năm 2020 (mục tiêu cũ 18-20 m2).- Đảm bảo an toàn xã hội và quốc phòng - an ninh. Thực hiện tốt mục tiêu "ba

giảm, 3 yên" trên địa bàn. Giảm tối đa các tệ nạn xã hội, nhất là tệ nạn ma túy và tai nạn giao thông;

- Số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới năm 2015 đạt 20%, năm 2020 đạt khoảng 50%.

c. Mục tiêu bảo vệ môi trường Phủ xanh cơ bản đất trống, đồi núi trọc; nâng cao tỷ lệ che phủ rừng và chất

lượng của độ che phủ, đạt 55% vào năm 2015 và 59%/MT cũ 60% vào năm 2020.Đảm bảo môi trường sạch cho cả khu vực đô thị và nông thôn: 100% cơ sở sản

xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường; 85% rác thải được thu gom, xử lý trong giai đoạn đến năm 2015 và nâng tỷ lệ này lên 95-100% vào năm 2020.

IV. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC1. NGÀNH CÔNG NGHIỆP - XÂY DỰNG1.1. Phương hướng phát triển Điều chỉnh nhịp độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng: Do

mục tiêu đến năm 2020 không thay đối, nhịp độ tăng trưởng giai đoạn 2006 - 2020 thấp thua dự kiến, do đó giai đoạn 2011 - 2020 cần tăng thêm so quy hoạch cũ. Cụ thể: bình quân giai đoạn 2011 - 2015 đạt 16-16,5%/MT cũ 14,0 - 14,5%/năm, giai đoạn 2016 - 2020 đạt 15-16,0%/năm/MT cũ 12,0 - 12,5%/năm.

1.2. Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển các phân ngành1.2.1. Công nghiệp khai khoáng Rà soát quy hoạch thăm dò, khai thác và chế biến để đầu tư chiều sâu, hiện

đại, nâng cao hiệu quả khai thác chế biến khoáng sản, bảo vệ tài nguyên môi trường. Hạn chế và tiến tới chấm dứt tình trạng bán sản phẩm chưa qua chế biến hoặc chế biến thô. Thực hiện chủ trương cấp mỏ khai thác khoáng sản gắn với cơ sở chế biến. Đầu tư xây dựng nhà máy chế biến đá ở Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ với công nghệ hiện đại, đảm bảo đến năm 2015 đạt công suất bột đá các loại 800.000-1.000.000 tấn/năm, đá xẻ 600.000-1.000.000 m2/năm, đá bazan đạt 300.000-500.000 tấn/năm, thiếc tinh luyện 2.000 tấn/năm. Phát triển nghề chế tác đá mỹ nghệ để tạo việc làm và thu nhập cho người lao động.

Rà soát quy hoạch, tổ chức quản lý chặt chẽ khai thác cát, sỏi, đá xây dựng, đảm bảo sản xuất an toàn, bảo vệ môi trường, đáp ứng nhu cầu thị trường. Tính toán kỹ hiệu quả kinh tế - xã hội và kiểm soát chặt chẽ việc khai thác than, sắt, vàng, ti tan. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà máy sắt xốp ở Khu công nghiệp Đông Hồi, kêu

Page 36: UBNDTỈNH NGHỆ ANdulichnghean.gov.vn › uploads › file › Van ban 1(1).doc · Web viewTỉnh Nghệ An được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng

gọi đầu tư xây dựng nhà máy chế biến sợi cách nhiệt từ đá bazan, công suất 10.000 tấn/năm.

1.2.2. Công nghiệp chế biếna. Chế biến nông - lâm - thuỷ sảnTập trung phát triển ngành công nghiệp chế biến nông - lâm - thuỷ sản, thực

phẩm có thế mạnh của tỉnh. - Chế biến sữa, sản xuất đường và các sản phẩm sau đườngPhát triển chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa, đảm bảo sản lượng sữa chế biến

đạt trên 500 triệu lít/năm vào năm 2015 và trên 1.000 triệu lít/năm vào năm 2020.Điều chỉnh: Phát huy hết công suất 100 tấn/ngày (30 triệu lít/năm) của Nhà

máy sữa Vinamilk tại Cửa Lò. Nhà máy đường T&L công suất 9000 tấn mía/ngày, 2 nhà máy Sông Con và Sông Lam tăng công suất lên 3.000 tấn mía/ngày; Mục tiêu đảm bảo các nhà máy sản xuất 160.000-180.000 tấn năm/MT cũ 270.000 tấn đường vào năm 2020.

Bổ sung quy hoạch: Xây dựng nhà máy sữa ở Nghĩa Đàn, công suất 180 triệu lít sữa/năm; đến năm 2020, đạt công suất khoảng 450-500 triệu lít sữa/năm.

- Chế biến nông sản: Nâng công suất các nhà máy chè, đi đôi với tổ chức tốt vùng nguyên liệu, ưu tiên phát triển chè chất lượng cao, đạt sản lượng 12.000 tấn chè búp khô/năm vào năm 2015 và 15.000-17.000 tấn/năm vào năm 2020. Tập trung phát triển cao su theo quy hoạch, đạt sản lượng mủ 8.000-10.000 tấn/năm vào năm 2020. Rà soát lại diện tích cây cà phê, ổn định 1.000 ha với năng suất cao, trên cơ sở đó kêu gọi đầu tư nhà máy chế biến cà phê, hoa quả, lạc,... có giá trị cao.

Bổ sung quy hoạch nhà máy chế biến thực phẩm ăn liền 20.000 tấn/năm; Nhà máy chế biến sản phẩm từ cao su công suất 30.000 tấn/năm.

- Chế biến lâm sản: Phát triển, quản lý tốt rừng nguyên liệu theo quy hoạch, ưu tiên nguyên liệu cho sản xuất gỗ MDF, HDF, bột giấy. Phát triển cơ sở chế biến các mặt hàng mây, tre đan, mộc dân dụng và hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu từ gỗ rừng trồng, sử dụng nhiều lao động. Phát triển trồng cây dược liệu và cơ sở chế biến dược liệu. Ổn định công suất nhà máy bột giấy Tân Hồng 45.000 tấn/năm.

Bổ sung quy hoạch: Xây dựng mới một nhà máy sản xuất gỗ MDF công suất 300.000 m3/năm.

- Chế biến thuỷ sản: Thực hiện theo quy hoạch đã phê duyệt. Tập trung đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ chế biến thuỷ hải sản xuất khẩu hiện tại; xúc tiến kêu gọi đầu tư mới 01 nhà máy chế biến thịt hộp công suất 1.500 tấn sản phẩm/năm và nhà máy chế biến hải sản chất lượng cao công suất 5.000 tấn/năm nhằm chế biến hết nguồn nguyên liệu tại các huyện ven biển.

Xây dựng các cụm chế biến ở các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc,

Page 37: UBNDTỈNH NGHỆ ANdulichnghean.gov.vn › uploads › file › Van ban 1(1).doc · Web viewTỉnh Nghệ An được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng

thị xã Cửa Lò để phát huy hơn nữa hiệu quả sản xuất ngành thuỷ sản, đa dạng hoá sản phẩm chế biến. Chú trọng phát triển chế biến xuất khẩu thuỷ sản, thông qua việc tiếp tục đẩy mạnh phát triển công nghệ chế biến theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm.

- Sản xuất đồ uống: Tập trung khai thác hết công suất các nhà máy bia hiện có để tiếp tục đầu tư mở rộng, nâng cấp đảm bảo sản đến năm 2015 công suất các nhà máy bia đạt 250 triệu lít/năm, đến năm 2020 là 400-500 triệu lít/năm.

b. Cơ khí-điện tử, hóa chất và luyện kim- Cơ khí-điện tử: Thực hiện quy hoạch được duyệt: Công nghiệp cơ khí trước

hết phải phục vụ tốt nhu cầu phát triển sản xuất của các ngành công nghiệp có ưu thế của tỉnh, như sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm thuỷ sản và phục vụ công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn trong tỉnh và vùng Bắc Trung Bộ. Phát huy tối đa công suất và từng bước hiện đại hoá dây chuyền nhà máy lắp ráp ô tô tải hiện có; kêu gọi đầu tư với công nghệ hiện đại tiến tới sản xuất hoàn chỉnh sản phẩm để đạt sản lượng 25.000 chiếc vào năm 2020. Điều chỉnh quy mô xây dựng nhà máy sản xuất các loại máy nông nghiệp 3000 chiếc/năm (QH cũ 5000 chiếc).

Phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao: công nghiệp điện tử - tin học - viễn thông, công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông, công nghiệp sản xuất vật liệu mới, thiết bị tự động hoá, công nghệ sinh học...

Từng bước chuẩn bị cơ sở hạ tầng cho phát triển ngành công nghiệp CNTT; đến năm 2020, công nghiệp CNTT trở thành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh, có tốc độ tăng trưởng cao. Xây dựng và phát triển khu công nghiệp công nghệ thông tin ở thành phố Vinh. Khu Công nghệ cao trong Khu kinh tế Đông Nam.

Bỏ nội dung: Phát triển đóng mới và sữa chữa tàu thuyền, từng bước hình thành và phát triển ngành đóng tàu (tập trung ở Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An và một số khu vực ven biển).

Bổ sung quy hoạch: Kêu gọi đầu tư nhà máy lắp ráp các bảng mạch điện tử công suất khoảng 2 triệu sản phẩm/năm.

- Hoá chất: Nâng cao chất lượng sản phẩm các loại phân bón và hoá chất. Kêu gọi đầu tư mới một số cơ sở sản xuất sơn chất lượng cao, phát triển các sản phẩm từ cao su, một số loại hoá dược chất lượng cao, các ngành công nghiệp hoá chất phụ trợ phục vụ công nghiệp lọc hoá dầu Nghi Sơn.

Bỏ quy hoạch Nhà máy sản xuất sô đa (Diễn Châu).- Bổ sung quy hoạch:+ Xây dựng nhà máy xút cho sản xuất nhựa PVC và các dự án sản xuất giấy

công suất 10.000 tấn/năm.+ Xây dựng nhà máy sản xuất đồ nhựa dân dụng và công nghiệp 15.000 tấn

sản phẩm/năm.

Page 38: UBNDTỈNH NGHỆ ANdulichnghean.gov.vn › uploads › file › Van ban 1(1).doc · Web viewTỉnh Nghệ An được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng

- Luyện kim: Bổ sung quy hoạch: Phát triển tổ hợp luyện kim tại khu công nghiệp Đông Hồi

1,5 triệu tấn/năm công nghệ Nhật Bản. c. Dệt may, da giàyTập trung hoàn thành cụm công nghiệp sợi-dệt-may Nam Giang (Nam Đàn).

Tiếp tục vận động xúc tiến đầu tư xây dựng các dự án sợi, dệt, may, chú trọng vào khu công nghiệp Thọ Lộc, các đô thị Thái Hoà, thị trấn Anh Sơn, Nam Đàn, Đô Lương. Phấn đấu đến năm 2015 có 10 ngàn tấn sợi, may dệt kim 5 triệu sản phẩm/năm, may sơ mi 20 triệu sản phẩm/năm, 10 triệu sản phẩm dệt may khác, hình thành trung tâm dệt may vùng Bắc Trung bộ.

Loại bỏ quy hoạch: Nâng cấp nhà máy giày da Việt Đức (không khả thi).Bổ sung quy hoạch: Kêu gọi đầu tư mới nhà máy sản xuất dày 500.000

đôi/năm.d. Công nghiệp xây dựngNgành xây dựng tỉnh sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao trong thời kỳ quy

hoạch do dự kiến có rất nhiều công trình phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội và nhiều công trình sản xuất sẽ được xây dựng mới hoặc mở rộng, nâng cấp trong thời kỳ này.

Dự báo GTTT ngành xây dựng tỉnh tăng bình quân 17,0%/năm trong giai đoạn 2011-2015 và 13,5%/năm trong giai đoạn 5 năm tiếp theo/MT cũ tăng 13,5% toàn giai đoạn 2011-2020.

Năng suất lao động trong ngành này cũng sẽ tăng nhanh, trình độ công nghệ được nâng lên đáng kể, số lượng doanh nghiệp xây dựng quy mô lớn tăng đáng kể so với giai đoạn hiện tại.

đ. Sản xuất vật liệu xây dựngPhát triển ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thành một ngành

công nghiệp chủ lực của tỉnh, khuyến khích phát triển các sản phẩm mới, sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại để đáp ứng nhu cầu trong nước và tiến tới xuất khẩu.

- Xi măngGiai đoạn 2011-2015 đảm bảo tiến độ các nhà máy đã khởi công để đến năm

2015 đạt công suất 6,4 triệu tấn; đến năm 2020 có công suất khoảng 10-12 triệu tấn/MT cũ 12 triệu tấn. Tập trung hoàn thành các dự án xi măng Đô Lương, Anh Sơn, 19/5, Tân Thắng trước năm 2015; sau năm 2015 đối với xi măng Hoàng Mai 2, Tân Kỳ,… tiếp tục nâng công suất của các nhà máy khác khi có điều kiện cho phép.

Bên cạnh đầu tư phát triển các nhà máy xi măng nói trên, cần làm tốt quy hoạch và quản lý theo quy hoạch khai thác chế biến đá bazan ở Nghĩa Đàn để phục vụ cho sản xuất xi măng trên địa bàn của tỉnh và cả nước.

Page 39: UBNDTỈNH NGHỆ ANdulichnghean.gov.vn › uploads › file › Van ban 1(1).doc · Web viewTỉnh Nghệ An được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng

- Sản xuất đá gra-nít tự nhiên và nhân tạoSản xuất đá gra-nít tự nhiên: Nghệ An có một số mỏ đá gra-nit có chất lượng

cao, màu sắc đẹp và trữ lượng lớn có thể đưa vào sản xuất, tiến tới xuất khẩu (các mỏ đá ở Quỳ Hợp, Tân Kỳ và Con Cuông). Kêu gọi đầu tư xây dựng nhà máy chế biến đá gra-nít ở khu công nghiệp Anh Sơn.

Sản xuất đá granít nhân tạo: Đầu tư xây dựng thêm nhà máy gạch ốp lát tại KKT Đông Nam với công suất 400.000 m2/năm.

- Sản xuất vật liệu xây dựng không nungGiai đoạn 2011-2020, đầu tư xây dựng nhà máy gạch không nung 400.000

m3/năm tại Hoàng Mai; nhà máy sản xuất vật liệu nhựa xây dựng với công suất 2.000 tấn/năm tại KCN Nghĩa Đàn; nhà máy sản xuất bê tông đúc sẵn công suất 100.000 m3/năm tại Đô Lương, Anh Sơn.

- Sản phẩm khác: Chế biến đá trắng, đá ốp lát. e. Công nghiệp hỗ trợKhuyến khích phát triển nhanh các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ mà tỉnh có

lợi thế: cơ khí chế tạo, điện tử-tin học, sản xuất lắp ráp ô tô, dệt – may và công nghiệp hỗ trợ cho công nghệ cao. Đổi mới trang thiết bị, công nghệ, đảm bảo năng lực tham gia các chương trình công nghiệp hỗ trợ của Chính phủ và các tập đoàn nước ngoài của các nhà máy cơ khí trên địa bàn, phấn đấu trở thành trung tâm cơ khí lớn khu vực Bắc Trung bộ vào năm 2020.

Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ cao trong công nghiệp, trước mắt là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học. Đầu tư phát triển khu công nghệ cao trong Khu kinh tế Đông Nam và xây dựng công viên phần mềm tại thành phố Vinh để kêu gọi đầu tư các cơ sở công nghiệp công nghệ cao.

1.2.3. Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nước - Điện: Tập trung đẩy nhanh các dự án đầu tư thuỷ điện theo quy hoạch đảm

bảo tiến độ, đưa tổng công suất các nhà máy đến năm 2015 đạt 800-850MW. Sớm xây dựng thuỷ điện Mỹ Lý 250MW, Nậm Mộ 95MW. Khuyến khích các hình thức sản xuất điện khác để cung cấp điện tại chỗ cho dân cư và khu vực chưa có điện lưới. Hoàn thành trung tâm nhiệt điện Quỳnh Lập công suất 2.400 MW. Phấn đấu đưa sản lượng điện đạt 2,9-3,1 tỷ KWh vào năm 2015. Sau năm 2015, xây dựng thêm một số nhà máy đã được quy hoạch, nâng tổng công suất vào năm 2020 là 1.000 MW, sản lượng 4,0 tỷ KWh.

Xây dựng mới, cải tạo nâng cấp mạng đường dây và trạm biến áp theo quy hoạch, đảm bảo phục vụ tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và đời sống dân sinh.

- Nước: Xây dựng quy hoạch nguồn nước cung cấp cho các đô thị, khu công nghiệp và nông thôn, nhất là các vùng kinh tế trọng điểm và các vùng khan hiếm nước. Nâng cấp nhà máy nước Vinh, Cửa Lò, thị xã Thái Hoà và đầu tư xây dựng

Page 40: UBNDTỈNH NGHỆ ANdulichnghean.gov.vn › uploads › file › Van ban 1(1).doc · Web viewTỉnh Nghệ An được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng

mới các nhà máy nước ở thị trấn của các huyện, các khu công nghiệp với tổng công suất đến năm 2015 là 120.000 m3/ngày đêm, đạt công suất tiêu thụ 35 triệu m3/năm và 73-75 triệu m3/năm, cung cấp đủ nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất.

1.3. Phương hướng xây dựng khu kinh tế, các KCN, cụm công nghiệp và làng nghề

1.3.1. Khu kinh tế- Thu hút đầu tư, xây dựng Khu kinh tế Đông Nam, nhằm tạo đột phá trong

phát triển công nghiệp của tỉnh. Với các khu phi thuế quan: bao gồm khu cảng tự do, khu thương mại dịch vụ, khu kho ngoại quan và khu chế xuất; khu thuế quan bao gồm các khu chức năng: khu công nghiệp, Khu cảng và dịch vụ hậu cần cảng phía nam và Phía bắc Cửa Lò; khu công nghệ cao; khu đô thị, dân cư, khu hành chính trung tâm. Xem xét mở rộng khu kinh tế về phía Tây.

- Xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thuỷ (Thanh Chương) với diện tích tự nhiên 21.382,5 ha. Là đầu mối quan hệ kinh tế đối ngoại, hợp tác hữu nghị với nước bạn Lào và các nước Đông Nam Á; đầu mối trung chuyển, xuất nhập hàng hoá và dịch vụ, du lịch của tỉnh Nghệ An với các hoạt động thương mại, dịch vụ, đầu tư sản xuất, gia công, chế biến nông, lâm sản, lắp ráp, sản xuất hàng công nghiệp tiêu dùng…

1.3.2. Khu công nghiệpTrong giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020, tiến hành các thủ tục

kêu gọi, thu hút các dự án đầu tư vào các khu công nghiệp; đầu tư các khu CN đã được phê duyệt tại Quyết định 2244/TTg-KTN ngày 22/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ: Đề xuất điều chỉnh không thực hiện Khu công nghiệp Phủ Quỳ, diện tích 300 ha do đã có khu công nghiệp Nghĩa Đàn và đề nghị tăng diện tích 200 ha lên 500 ha. Như vậy đến năm 2020 có các khu công nghiệp sau:

- Khu công nghiệp Hoàng Mai (I & II), diện tích 600 ha.- Khu công nghiệp Đông Hồi, diện tích 600 ha.- Khu công nghiệp Tân Kỳ, diện tích 600 ha.- Khu công nghiệp Sông Dinh, diện tích 300 ha.- Khu công nghiệp Nghĩa Đàn, diện tích 500 ha.- Khu công nghiệp Tri Lễ. diện tích 200 ha.(Quy hoạch cũ: Tiếp tục xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng khu công nghiệp Hoàng

Mai, Phủ Quỳ, nghiên cứu để có thể thành lập thêm các khu công nghiệp ở Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Đô Lương, Anh Sơn, Thanh Chương.)

1.3.3. Cụm công nghiệp và làng nghề Đẩy mạnh phát triển tiểu thủ công nghiệp, xây dựng làng nghề ở các huyện, xã

theo quy hoạch, gắn với thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới. Duy trì và

Page 41: UBNDTỈNH NGHỆ ANdulichnghean.gov.vn › uploads › file › Van ban 1(1).doc · Web viewTỉnh Nghệ An được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng

phát triển làng nghề truyền thống, du nhập các nghề mới, phát triển ngành nghề theo thế mạnh về lao động, tài nguyên trên từng địa bàn. Ưu tiên chế biến thuỷ sản, chế biến lương thực, thực phẩm, mây tre đan, mộc mỹ nghệ, đá mỹ nghệ, thêu ren, móc sợi, dệt thổ cẩm, sửa chữa cơ khí, xây dựng,...

Phấn đấu đến năm 2015 giá trị sản xuất ngành nghề tiểu thủ công nghiệp nông thôn đạt trên 3.500 tỷ đồng, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 18 triệu USD. Ổn định và phát triển bền vững các làng nghề đã công nhận, xây dựng thêm khoảng 50-100 làng nghề mới, đưa tổng số làng nghề đạt 150 làng vào năm 2015 và 180-200 làng vào năm 2020.

Trong giai đoạn 2011-2020, tập trung đầu tư xây dựng hoàn chỉnh các cụm công nghiệp tại địa bàn các huyện, phấn đấu mỗi huyện có ít nhất từ 1-2 cụm công nghiệp. Giai đoạn 2011-2015, tập trung hoàn thành các khâu quy hoạch và đầu tư xây dựng hạ tầng của 23 cụm công nghiệp đã được UBND tỉnh ra Quyết định thành lập, dự kiến các cụm công nghiệp này có tổng diện tích gần 490 ha. Giai đoạn sau 2015, đầu tư 15 cụm công nghiệp với quy mô diện tích khoảng 300 ha.

2. NGÀNH DỊCH VỤ2.1. Phương hướng chung phát triển ngành dịch vụPhát triển dịch vụ với tốc độ nhanh, bền vững, đưa Nghệ An trở thành trung

tâm dịch vụ của các tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ. Nâng cao hơn nữa vai trò của dịch vụ đối với nền kinh tế, hỗ trợ, thúc đẩy các ngành, lĩnh vực khác phát triển.

Điều chỉnh Nhịp độ tăng trưởng GTSX dịch vụ phù hợp thực tế; bình quân giai đoạn giai đoạn 2011 - 2015 đạt 11,0-12%/năm/QH cũ 13,8%, giai đoạn 2016 - 2020 đạt 12,0-12,5%%/MT cũ 13,5-14,0%/năm.

Chuyển dịch cơ cấu khu vực dịch vụ theo hướng tăng nhanh các dịch vụ chủ lực; hình thành các phân ngành, các sản phẩm dịch vụ mới có giá trị gia tăng cao phù hợp với lợi thế của tỉnh; tăng dần các dịch vụ cao cấp, chất lượng cao; tăng tỷ trọng của khu vực tư nhân.

Nâng cao hơn nữa vai trò của dịch vụ đối với nền kinh tế của tỉnh, đóng góp được nhiều cho ngân sách và hỗ trợ, thúc đẩy các ngành, lĩnh vực khác phát triển.

Phát triển dịch vụ bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan thiên nhiên, bảo tồn và phát huy các giá trị đạo đức, truyền thống văn hoá, hài hoà lợi ích kinh tế với ổn định chính trị - xã hội và quốc phòng - an ninh.

2.2. Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển các phân ngành dịch vụ 2.2.1. Du lịch a) Điều chỉnh, bổ sung một số chỉ tiêu phát triển du lịch đến năm 2020Điều chỉnh chỉ tiêu Lượt khách (LK) đến năm 2015 đạt 3,5-4,0 triệu LK/MT

cũ 4,75 triệu LK, năm 2020 đạt 5-5,5 triệu LK/MT cũ 8,9 triệu LK.

Page 42: UBNDTỈNH NGHỆ ANdulichnghean.gov.vn › uploads › file › Van ban 1(1).doc · Web viewTỉnh Nghệ An được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng

Doanh thu du lịch đến năm 2015 đạt 2.300 tỷ, năm 2020 đạt 5.000 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2011-2015 là 20-22%/năm, giai đoạn 2016-2020 đạt bình quân 18-20,0%/năm.

Tạo việc làm cho 10.600 lao động vào năm 2015 và 45.000 lao động vào năm 2020, tốc độ tăng trưởng lao động bình quân hàng năm đạt 10,1% giai đoạn 2011-2015 và 12,3% giai đoạn 2016-2020. Tỷ trọng GDP du lịch chiếm 4,5-5% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.

b) Một số hướng phát triển cụ thểMở rộng và kết hợp phát triển các loại hình du lịch (sinh thái, văn hoá, lịch sử,

tâm linh, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, vui chơi giải trí,...) nhằm tạo sự đa dạng trong hoạt động du lịch; tập trung xây dựng một số sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn, từng bước tạo dựng thương hiệu “du lịch Nghệ An”.

Các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch bao gồm: Nam Đàn và vùng phụ cận; thành phố Vinh; thị xã Cửa Lò; Khu dự trữ sinh quyển miền Tây; khu vực nước khoáng nóng Giang Sơn - Đô Lương; Quỳ Châu – Quế Phong; vùng du lịch biển Quỳnh Lưu - Diễn Châu - Nghi Lộc.

Bổ sung quy hoạch: Xây dựng khu du lịch sinh thái và tâm linh Núi Đại Huệ (Chùa Đại Tuệ và rừng đặc dụng gắn di tích lịch sử văn hóa tại huyện Nam Đàn).

2.2.2. Dịch vụ thương mại a) Bổ sung, điều chỉnh một số chỉ tiêu phát triển thương mại - Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và dịch vụ xã hội trên địa bàn tỉnh đạt

56.000 tỷ đồng vào năm 2015 và 120.000 tỷ đồng/MT cũ 65.000 tỷ đồng vào năm 2020, tăng bình quân 18%/năm giai đoạn 2011-2015 và 16,5%/năm giai đoạn 2015-2020).

- Kim ngạch xuất khẩu đạt trên 500-550 triệu USD năm 2015/MT cũ 850 USD và 1.000 triệu USD/ MT cũ 1.900 triệu USD năm 2020, tăng bình quân 14,0%/năm giai đoạn 2011-2015 và 16,0-17,0%/năm giai đoạn 2016-2020. b. Một số nhiệm vụ cụ thể

Phát triển nhanh thị trường nội địa ở cả ba khu vực (đô thị, nông thôn, miền núi) đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của nhà sản xuất và nhu cầu tiêu dùng của nhân dân; gắn sản xuất - lưu thông - tiêu dùng, đảm bảo nguồn hàng, ổn định thị trường.

Hoàn thiện mạng lưới bán buôn và bán lẻ hàng hoá, dịch vụ theo hướng văn minh, hiện đại, bao gồm: các trung tâm thương mại đa chức năng loại II, III; các siêu thị - trung tâm thương mại loại II và loại III tại các thị xã, thị trấn các huyện; mạng lưới chợ rộng khắp tại các thị trấn, thị tứ tạo thành các cụm thương mại - dịch vụ gắn với công nghiệp nhỏ.

Xây dựng Vinh - Cửa Lò trở thành trung tâm thương mại lớn của vùng Bắc Trung Bộ, là đầu mối trung chuyển hàng hóa, bán buôn, xuất nhập khẩu cho tỉnh và

Page 43: UBNDTỈNH NGHỆ ANdulichnghean.gov.vn › uploads › file › Van ban 1(1).doc · Web viewTỉnh Nghệ An được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng

vùng; có các trung tâm giao dịch, xúc tiến thương mại quy mô lớn, hiện đại, là nơi cung cấp các dịch vụ trưng bày, triển lãm, thông tin, nguồn hàng, đối tác và cơ hội đầu tư, thương lượng ký kết hợp đồng... đồng thời là nơi cung cấp văn phòng cho các công ty, văn phòng đại diện thuê.

Xây dựng các trung tâm thông tin - tư vấn và hỗ trợ các doanh nghiệp phục vụ cho các hoạt động tư vấn, các giao dịch giữa các doanh nghiệp, giữa các cơ quan quản lý và doanh nghiệp, giữa các đối tác trong và ngoài nước về thị trường hàng hoá, dịch vụ, công nghệ, nhân lực, vốn.

Xây dựng một số trung tâm tại cửa khẩu tạo nguồn hàng hoá nhằm đẩy mạnh hợp tác giao lưu buôn bán hàng hoá với nước Lào, các tỉnh vùng Đông Bắc Thái Lan.

2.2.3. Dịch vụ tài chính - ngân hàngTạo điều kiện và đảm bảo cho các tổ chức tín dụng hoạt động, kinh doanh, thu

hút các ngân hàng lớn trong và ngoài nước, các công ty chứng khoán thành lập các chi nhánh tại Tỉnh. Phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, phát triển thị trường chứng khoán, bảo hiểm. Có cơ chế ưu đãi để khuyến khích phát triển bảo hiểm phục vụ phát triển nông - lâm - ngư nghiệp. 2.2.4. Dịch vụ bưu chính - viễn thông và công nghệ thông tin, xuất bản

Phát triển bưu chính viễn thông thành một trong những dịch vụ mũi nhọn của tỉnh, đóng vai trò hỗ trợ đắc lực cho phát triển kinh tế - xã hội và đóng góp ngày càng lớn cho GDP tỉnh.

Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, nhanh chóng đổi mới, nâng cấp thiết bị công nghệ mô hình mạng thế hệ mới (NGN) đa truy nhập tốc độ cao hạ giá cước, tăng chăm sóc khách hàng, đảm bảo thông tin liên tục, thông suốt, an toàn, văn minh, tiện lợi.

Phát triển mạng bưu cục, kiốt, ghisê, điểm bưu điện một cách hợp lý; mở thêm bưu cục ở những nơi trọng yếu; tiếp tục mở rộng mạng đại lý, đặc biệt là đại lý bưu điện đa dịch vụ để rút ngắn bán kính phục vụ; nâng cao chất lượng dịch vụ bưu chính; phát triển các dịch vụ mới; tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật (phương tiện vận chuyển, tự động hoá khâu chia chọn, đóng gói...).

Xây dựng mạng lưới viễn thông hiện đại, đồng bộ và rộng khắp, cung cấp các dịch vụ đa dạng, chất lượng cao, chú trọng phát triển mạng viễn thông nông thôn vì đây là thị trường rất có tiềm năng. Truy cập wifi, wimax phổ biến sử dụng cho mạng không dây cố định cho phòng, chung cư, khu công nghiệp…

Duy trì và phát triển tốt Cổng điện tử của tỉnh kết nối với tất cả các cơ quan đơn vị trong tỉnh, liên kết được cơ sở dữ liệu của các sở, ban, ngành, đảm bảo cung cấp toàn bộ các dịch vụ công.

Hiện đại hoá và nâng cao năng lực thông tin truyền thông. Đến năm 2020 đảm bảo 11,0-12,0 tỷ trang in đạt tiêu chuẩn/năm; tăng trưởng đầu sách xuất bản 12-

Page 44: UBNDTỈNH NGHỆ ANdulichnghean.gov.vn › uploads › file › Van ban 1(1).doc · Web viewTỉnh Nghệ An được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng

13%/năm; bình quân báo chí phát hành qua bưu điện 6-7 bản/người/năm.Bổ sung quy hoạch: Phát triển mạng lưới truyền thanh cơ sở đến cấp xã, phường đảm bảo thông tin

đến mọi người dân ở các vùng miền, đặc biệt là vùng khó khăn theo tinh thần Chương trình mục tiêu Quốc gia đưa thông tin về cơ sở, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

2.2.5. Dịch vụ vận tải, kho bãiThực hiện theo quy hoạch đã phê duyệt: Với dự báo tăng trưởng kinh tế cao

hơn hẳn giai đoạn hiện tại và những bước đột phá trong phát triển một số ngành, lĩnh vực của tỉnh trong thời kỳ quy hoạch, ngành dịch vụ vận tải, kho bãi có rất nhiều cơ hội để phát triển. Dịch vụ vận tải cần phát triển theo hướng đa dạng hóa và tận dụng hiệu quả các loại hình vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường không, từng bước nâng cao trình độ công nghệ vận tải và chất lượng dịch vụ vận tải để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách của tỉnh, vùng, các địa phương khác trong nước. Tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia cung ứng dịch vụ vận tải. Kết hợp chặt chẽ phát triển dịch vụ vận tải với phát triển du lịch.

Tận dụng hiệu quả hơn thế mạnh vận tải đường bộ của tỉnh với vai trò cửa ngõ trung chuyển Bắc - Nam sau khi hệ thống đường quốc lộ của tỉnh được nâng cấp, mở rộng.

Phát triển đội tàu biển các loại. Tăng cường hợp tác quốc tế về đào tạo và huấn luyện thuyền viên. Phát triển dịch vụ hàng hải và hỗ trợ, tập trung vào hiện đại các cơ sở vật chất kỹ thuật cho khâu quản lý điều hành đảm bảo an toàn hàng hải và dịch vụ hàng hải. Tổ chức tốt các dịch vụ tìm kiếm cứu hộ. Xúc tiến xây dựng thị trường để xuất khẩu lao động hàng hải.

Khai thác mạnh vận tải hàng không khi hoàn thành nâng cấp sân bay Vinh.Dự kiến vận tải hành khách tỉnh tăng bình quân 10% cả kỳ quy hoạch. Tốc độ

tăng đối với vận tải hàng hóa là 15%. Bổ sung quy hoạch: Tạo bước đột phá trong dịch vụ vận tải biển trên cơ sở

xây dựng cụm kho bãi gắn cảng nước sâu Cửa Lò và Cảng Đông Hồi. Nâng cấp, mở rộng cảng Cửa Lò phía Nam nhằm đảm bảo cho tàu 1 vạn tấn cập cảng, khối lượng hàng hoá thông qua cảng 3 triệu tấn vào năm 2020.

Bổ sung quy hoạch: Xây dựng cụm kho bãi gắn cảng nước sâu Cửa Lò phía Bắc tàu 3 vạn tấn ra vào và hàng hóa qua cảng 10 triệu tấn/ năm (Quy hoạch cũ chưa đề xuất cảng nước sâu phía Bắc). Xây dựng Cảng Đông Hồi.

2.2.6. Phát triển các dịch vụ khácPhát triển nhanh, mạnh, có chọn lọc, vững chắc, lành mạnh các ngành dịch vụ

tư vấn, khoa học công nghệ, kinh doanh tài sản, đầu tư, thị trường, dịch vụ có hàm

Page 45: UBNDTỈNH NGHỆ ANdulichnghean.gov.vn › uploads › file › Van ban 1(1).doc · Web viewTỉnh Nghệ An được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng

lượng chất xám cao, dịch vụ phục vụ cá nhân và cộng đồng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân trong tỉnh, các nhà đầu tư, khách du lịch...; đảm bảo chất lượng dịch vụ tiệm cận dần với các trung tâm dịch vụ khác trong cả nước; chuyển dần từng bước, các hoạt động sự nghiệp công ích như nghiên cứu ứng dụng công nghệ, y tế, giáo dục, văn hoá, thể thao, dịch vụ đô thị sang cơ chế hoạt động dịch vụ phù hợp với cơ chế thị trường định hướng XHCN.

3. PHÁT TRIỂN NÔNG - LÂM - THUỶ SẢN3.1. Bổ sung, điều chỉnh chỉ tiêu chủ yếuThay đổi cơ cấu sản phẩm sản xuất áp dụng công nghệ cao tăng giá trị để giai

đoạn 2011 - 2015 đạt mức tăng trưởng trưởng GTSX bình quân 4,0-4,5%/MT cũ 5,2%/năm; giai đoạn 2016-2020 đạt 3,5-4,0%/MT cũ 4,9%/năm.

Tăng nhanh GTSX ngành chăn nuôi chiếm 40-50% GTSX nông nghiệp giai đoạn 2011-2015, trên 50% giai đoạn 2016-2020; giá trị sản xuất ngành thuỷ sản chiếm trên 15% sản xuất nông - lâm - ngư giai đoạn 2011-2020.

Đến năm 2020, sản lượng lương thực đạt khoảng 1,25 triệu tấn/MT cũ 1,4 triệu tấn (trong đó lúa khoảng 940.000 tấn), tổng đàn trâu, bò đạt 1,3 triệu con/MT cũ 1.480 ngàn con, tổng sản lượng thuỷ sản đánh bắt và nuôi trồng đạt 106 ngàn tấn.

3.2. Bổ sung, điều chỉnh phương hướng phát triển các phân ngành 3.2.1. Trồng trọta) Cây lương thực Cây lúa: Phát triển trồng lúa trên diện tích chủ động tưới tiêu, đầu tư thâm

canh, đưa những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhất là khâu giống để tăng nhanh năng suất, chất lượng sản phẩm. Đối với vùng miền núi cao nơi giao thông còn khó khăn, trước mắt tận dụng tối đa diện tích có thể trồng được lúa để đáp ứng nhu cầu lương thực tại chỗ, về lâu dài khi điều kiện giao thông đã thuận lợi có thể vận chuyển lương thực từ nới khác đến thì không trồng lương thực bằng mọi giá mà phải tính toán hiệu quả kinh tế. Giữ diện tích gieo trồng lúa vào các năm 2015 là 180.000 ha; năm 2020 tương ứng là 165.000 ha/QH cũ 165.000 ha. Số diện tích giảm do chuyển sang đất phi nông nghiệp và cây trồng cạn.

Cần quy hoạch thành vùng tập trung với quy mô trên 30% tổng diện tích trồng lúa để phát triển các loại giống lúa chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước và phục vụ xuất khẩu. Dự kiến bố trí trọng điểm ở các huyện: Yên Thành, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Đô Lương. Chỉ đạo việc chuyển đổi diện tích trồng lúa hiệu quả không cao sang trồng cỏ phục vụ chăn nuôi và các loại cây trồng khác có hiệu quả cao hơn. Cây ngô: Dự báo nhu cầu trong nước về sản phẩm ngô phục vụ chế biến thức ăn gia súc ngày càng tăng, do vậy cần mở rộng diện tích đi đôi với đầu tư thâm canh sản xuất ngô. Đẩy mạnh mở rộng diện tích ngô vụ đông xuân trên diện tích 02 lúa ở

Page 46: UBNDTỈNH NGHỆ ANdulichnghean.gov.vn › uploads › file › Van ban 1(1).doc · Web viewTỉnh Nghệ An được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng

những nơi ít bị ngập lụt, diện tích lúa cấy cưỡng và đất bãi, dự kiến đạt 60.000 ha (do giảm diện tích ngô vụ đông chỉ trông đất cao không bị lũ lụt, sô còn lại chuyển trông rau)/MT cũ 75.000 ha năm 2015; 60.000 ha/MT cũ 80.000 ha năm 2020; tích cực áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhất là đưa giống mới vào sản xuất.

b) Cây rau thực phẩm và hoa cây cảnh Cây rau thực phẩm: Với tốc độ đô thị hoá và công nghiệp hoá ngày càng tăng,

nhu cầu về rau thực phẩm của người dân ngày càng lớn. Tập trung phát triển các vùng rau chuyên canh (với quy mô khoảng 30.000 ha) theo hướng thâm canh tăng năng suất, ở khu vực vành đai thành phố, thị xã và các khu đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp và các xã đồng bằng ven biển để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh. Để tạo điều kiện phát triển sản xuất, cần chú trọng xây dựng các cơ sở sản xuất giống rau quả để chủ động trong sản xuất; đa dạng hoá các sản phẩm rau quả.

Hoa, cây cảnh: Do cuộc sống ngày càng cao, nhu cầu tại chỗ về hoa cây cảnh ngày càng lớn. Phát triển theo hướng đầu tư chiều sâu, áp dụng công nghệ cao (sản xuất trong nhà lưới) để sản xuất ra sản phẩm chủ yếu phục vụ nhu cầu tại chỗ.

c) Cây công nghiệp ngắn ngàyCây lạc: Thâm canh cao trên đất trồng lạc hiện có, đồng thời mở rộng diện tích

trồng lạc trên đất lúa cấy cưỡng và các cây trồng luân canh khác, mở rộng diện tích lạc vụ thu đông; chú trọng đưa nhanh những giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất, áp dụng kỹ thuật thâm canh tiên tiến vào sản xuất. Tập trung đầu tư đồng bộ hệ thống tưới tiêu cho các vùng sản xuất lạc tập trung ở Diễn Châu, Nghi Lộc. Dự kiến quy mô diện tích lạc đến năm 2015 là 25.000 ha/QH cũ 30.000 ha và 2020 là 25.000 ha/QH cũ 32.000 ha (giảm một phần diện tích do chuyển sang đất chuyên dùng khu kinh tế, trồng cỏ ngọt...).

Cây vừng: Dự kiến bố trí với quy mô 6.000 ha chủ yếu trên đất luân canh trồng lạc có điều kiện thoát nước tốt, chú trọng đưa giống có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất, tập trung thâm canh để đạt năng suất bình quân trên 7 tạ/ha.

Mía đường: Nguyên liệu mía đảm bảo cho công suất ép 12.000 tấn mía/ngày (MT cũ 18.000 tấn mía/ngày), trong đó: Nhà máy NAT&L 9.000 tấn/ngày, Sông Con, Sông Lam 3.000 tấn/ngày, dự kiến bố trí 30.000 ha vào năm 2015, 29.000 ha vào năm 2020/MT cũ 33.000 ha; mía được trồng tập trung ở các huyện Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong, Tân Kỳ, Anh Sơn, Con Cuông, Quỳnh Lưu. Diện tích giảm do chuyển sang trồng cỏ dự án chăn nuôi bò sữa T-H.

Cây sắn: Bố trí ổn định diện tích trồng phục vụ cho các nhà máy chế biến ở Thanh Chương, Yên Thành với công suất 170-200 tấn/ngày, dự kiến diện tích 4.000 ha, được trồng chủ yếu ở các huyện Thanh Chương, Nam Đàn, Tân Kỳ, Đô Lương, Nghi Lộc và Yên Thành.

d) Cây công nghiệp dài ngày

Page 47: UBNDTỈNH NGHỆ ANdulichnghean.gov.vn › uploads › file › Van ban 1(1).doc · Web viewTỉnh Nghệ An được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng

Cây chè: Mở rộng diện tích đi đôi với đầu tư thâm canh tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua việc đưa các giống mới chất lượng cao vào sản xuất và hiện đại hoá công nghệ chề biến. Trồng mới mở rộng diện tích để có khoảng 12.000 ha vào năm 2015, 13.000 ha/MT cũ 17.000 ha vào năm 2020; giảm 4.000 ha so quy hoạch cũ do tính toán lại quỹ đất trồng chè và cao su. Vùng nguyên liệu chè tập trung với quy mô lớn được bố trí chủ yếu ở các huyện miền núi: Thanh Chương, Anh Sơn, Con Cuông, Quế Phong, Kỳ Sơn (đối với Kỳ Sơn chủ yếu phát triển giồng chè tuyết san).

Chú trọng đổi mới khâu giống để đưa những giống mới chất lượng cao vào sản xuất; đầu tư dây chuyền chế biến với công nghệ hiện đại, tạo ra những sản phẩm chế biến đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.

Cây cao su: Bố trí trồng chủ yếu ở Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Tân Kỳ, Anh Sơn và một số huyện miền núi thấp có điều kiện; dự kiến đạt 22.700 ha vào năm 2015, và 33.000 ha /Quy hoạch cũ 11.000 ha vào năm 2020. Tăng 22.000 ha so quy hoạch cũ do chuyển diện tích đất quy hoạch trồng một số cây công nghiệp (chè, cà phê,...), cây ăn quả (cam,...), đất rừng sản xuất sang trồng cao su.

e) Cây ăn quả các loại Cùng với mức sống và thu nhập ngày tăng, nhu cầu về sản phẩm cây ăn quả

ngày càng lớn. Triển vọng thị trường trong nước và nước ngoài đối với các sản phẩm cây ăn quả của Nghệ An rất sáng sủa. Nghệ An có điều kiện thuận lợi để phát triển một số loại cây ăn quả chính sau:

Dứa : Phát triển cây dứa nguyên liệu để phục vụ nhà máy chế biến tại Quỳnh Lưu (Quy hoạch cũ thêm một nhà máy ở Tân Kỳ không thực hiện, chuyển diện tích dự kiến trồng dứa sang trồng mía và một số cây trồng khác). Dự kiến bố trí trồng 2.000 ha/ MT cũ 7.500 ha dứa, chủ yếu ở các huyện Quỳnh Lưu, Yên Thành, Nghĩa Đàn.

Cam: Phát triển vùng cam tập trung với diện tích khoảng 2.000 ha/MT cũ 7.000 ha vào năm 2015 và 10.000 ha vào năm 2020, do một số diện tích dự kiến trồng cam chuyển sang trồng một số cây khác và chuyển cho công ty Sữa T-H phục vụ phát triển chăn nuôi bò sữa; bố trí chủ yếu ở các huyện Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Quỳ Hợp, Con Cuông, Anh Sơn, Thanh Chương. Chú trọng áp dụng các tiến bộ khoa học vào công tác phòng trừ sâu bệnh hại cam, khâu bảo quản sau thu hoạch và đầu tư xây dựng nhà máy chế biến sản phẩm.

Khuyến khích phát triển các loại cây ăn quả khác như chuối, hồng, chanh ở những nơi có điều kiện phù hợp (Yên Thành, Đô Lương, Nam Đàn, Hưng Nguyên, Tân Kỳ,...) gắn với đầu tư các cơ sở bảo quản, chế biến nhằm nâng cao giá trị sản phẩm. Bố trí 5.000 ha để trồng cây cỏ ngọt Stevia ở các huyện Nghi Lộc, Nam Đàn, Hưng Nguyên,... để chế biến đường xuất khẩu.

3.2.2. Chăn nuôi

Page 48: UBNDTỈNH NGHỆ ANdulichnghean.gov.vn › uploads › file › Van ban 1(1).doc · Web viewTỉnh Nghệ An được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng

Chú trọng phát triển mạnh chăn nuôi về số lượng và chất lượng đàn, với các loại con nuôi chủ lực là trâu, bò thịt, bò sữa, lợn và gia cầm; Phát triển đàn bò sữa làm khâu đột phá trong chăn nuôi; đến năm 2020, dự báo đàn bò đạt 842.000 con (trong đó bò cho sữa 60.000 con)/MT cũ 1,05 triệu con, trâu đạt 362.000 con; Đàn lợn 2.000.000 con/MT cũ 2.800.000 con (giảm số đầu con, tăng trọng lượng con xuất chuồng để sản lượng thịt không đổi).

Tập trung đầu tư công nghệ cao để phát triển đàn bò sữa 60.000 con vùng Phủ Quỳ/MT cũ 14.000 con; chăn nuôi trâu, bò thịt ở tất cả các vùng, nhất là các huyện miền núi, với hình thức chăn nuôi trang trại tập trung; phát triển chăn nuôi lợn, gia cầm theo mô hình công nghiệp ở địa bàn các huyện đồng bằng và miền núi thấp. Tiếp tục đẩy mạnh việc cải tạo giống đàn bò thịt. Quy hoạch đất trồng cỏ phục vụ chăn nuôi trâu, bò với quy mô phù hợp với số lượng đàn. Quan tâm xây dựng mạng lưới thú y từ tỉnh đến xã đủ mạnh để làm tốt công tác dịch vụ thú y phục vụ sản xuất.

3.2.3. Lâm nghiệpLàm tốt công tác khoanh nuôi, chăm sóc và bảo vệ rừng, phấn đấu đến năm

2020 độ che phủ rừng đạt khoảng 59%/MT cũ 60% (nếu diện tích rừng đạt 100% đất lâm nghiệp thì độ che phủ tối đa đạt 68%; giảm mục tiêu để tăng diện tích luân chuyển). Phát triển lâm nghiệp xã hội theo hướng xã hội hoá nghề rừng gắn với bảo vệ môi trường sinh thái bền vững và nâng cao chất lượng rừng. Chăm sóc để phát triển rừng nghèo thành rừng giàu; chuyển đổi diện tích rừng phòng hộ ít xung yếu thành rừng kinh tế để góp phần nâng cao hiệu quả ngành lâm nghiệp.

Tập trung tăng nhanh diện tích rừng trồng; quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất để tạo hệ sinh thái bền vững nhằm bảo vệ quỹ đất, quỹ gen, môi trường và cảnh quan thiên nhiên. Hạn chế, đi đến chấm dứt tình trạng đốt nương làm rẫy một cách tuỳ tiện. Bố trí sản xuất nông - lâm kết hợp có hiệu quả. Hoàn thành giao đất, khoán rừng ổn định và lâu dài cho hộ nông dân gắn với công tác định canh định cư, đưa nghề rừng thành một ngành kinh tế quan trọng để người dân vùng núi sống và làm giàu chủ yếu bằng nghề rừng. Bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, khoanh nuôi tái sinh và giao đất cho các hộ theo khả năng sử dụng đối với diện tích đất trống, đồi núi trọc. Trồng mới hàng năm 15.000-17.000 ha rừng/MT cũ 12.000 ha, chú trọng trồng rừng kinh tế để có 150.000 ha/MT cũ 80.000 ha rừng nguyên liệu tập trung, trong đó rừng nguyên liệu giấy 72.500 ha; rừng nguyên liệu ván ép MDF 68.000 ha/QH cũ 5.000 ha; chú trọng phát triển rừng nguyên liệu lấy gỗ phục vụ chế biến đồ gỗ phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.

3.2.4. Thuỷ sảnTiếp tục phát triển khai thác hải sản xa bờ; đẩy mạnh nuôi trồng thuỷ sản trên

các diện tích mặt nước, đa dạng hình thức nuôi và cơ cấu giống nuôi, trong nuôi trồng cần chú trọng công tác bảo vệ môi trường để tránh bị ô nhiễm, phát triển các hình thức nuôi sạch, nuôi sinh thái, luân canh, xen canh, phục hồi các loài bản địa có

Page 49: UBNDTỈNH NGHỆ ANdulichnghean.gov.vn › uploads › file › Van ban 1(1).doc · Web viewTỉnh Nghệ An được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng

giá trị. Xây dựng kế hoạch khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy hải sản trên biển và nội địa (sông Lam, sông Hiếu... và các hồ chứa). Cơ cấu lại lực lượng khai thác ven bờ một cách hợp lý để chuyển dần một bộ phận ngư dân đánh cá gần bờ sang nuôi hải sản vùng ven bờ. Phấn đấu sản lượng khai thác ở mức 50-55 ngàn tấn/năm (trong đó khai thác biển đạt 45-50 ngàn tấn/năm, bao gồm đánh bắt ở vùng biển Nghệ An và các vùng biển khác), tăng nhanh sản lượng nuôi trồng lên 51 ngàn tấn, để đạt tổng sản lượng thuỷ hải sản 106 ngàn tấn vào năm 2020.

Về khai thác: Đẩy mạnh hơn nữa việc chuyển đổi cơ cấu đội tàu và cơ cấu nghề nghiệp khai thác. Tăng nhanh số lượng tàu thuyền có công suất lớn (>90 CV) và đặc biệt là tàu có công suất > 400CV để tham gia khai thác xa bờ; phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 800 tàu có công suất >400 CV; Củng cố, bố trí tàu thuyền khai thác theo tuyến, theo vùng, sắp xếp lại nghề nghiệp khai thác; du nhập nghề mới và đổi mới công nghệ, dự báo ngư trường nhằm khai thác bền vững, đi đôi với bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.

Tăng cường cơ sở hạ tầng, dịch vụ hậu cần nghề cá để tăng số ngày bám biển của tàu thuyền khai thác, đảm bảo an toàn cho các hoạt động đánh bắt trên biển và bảo vệ an ninh vùng biển; làm tốt công tác bảo quản sau khai thác, chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm để nâng cao hiệu quả khai thác. Củng cố và phát triển các cơ sở sửa chữa, đóng mới tàu thuyền ở Quỳnh Lưu, Nghi Lộc nhằm bảo đảm đóng mới, sửa chữa tàu thuyền công suất lớn để có thể phục vụ đánh bắt xa bờ. Tiếp tục đầu tư các khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền đánh cá, cảng cá theo quy hoạch được duyệt.

Về nuôi trồng: Phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt, tập trung nuôi thâm canh các đối tượng nuôi đã khẳng định được tính hiệu quả như cá rô phi, cá ruộng lúa, và phát triển mới các con nuôi như: tôm càng xanh, cá hồng mỹ,... để đến năm 2020 diện tích nuôi nước ngọt đạt khoảng 18.500-19.000 ha.

Ổn định diện tích nuôi trồng thuỷ sản mặn lợ với quy mô khoảng 3.000 – 3.500 ha, với các loại con nuôi chính như tôm (chủ lực là tôm thẻ chân trắng), diện tích khoảng 1.500 – 1.600 ha, cua, ngao (tại các bãi triều),.. ;trên cơ sở tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến, đưa các giống mới vào sản xuất, đầu tư thâm canh cao; đưa vào nuôi vụ 2 trên ao tôm các đối tượng nuôi phù hợp như cua, cá vược,.. nhằm mang lại hiệu quả cao trên đơn vị diện tích đất nuôi trồng.

Quan tâm đầu tư các cơ sở sản xuất giống, nhất là các loại giống mới có hiệu quả cao mới đưa vào sản xuất, đảm bảo cung cấp đủ giống có chất lượng cho nhu cầu nuôi hàng năm. Chú trọng công tác phòng, trừ dịch bệnh cho các đối tượng nuôi.

3.2.5. Diêm nghiệpTiếp tục cải tạo và nâng cấp các đồng muối, sản xuất muối sạch 100.000-

120.000 tấn/năm, tổ chức tiêu thụ hết sản lượng muối của nhân dân góp phần nâng cao và ổn định đời sống bà con diêm nghiệp.

Page 50: UBNDTỈNH NGHỆ ANdulichnghean.gov.vn › uploads › file › Van ban 1(1).doc · Web viewTỉnh Nghệ An được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng

4. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC LĨNH VỰC XÃ HỘI 4.1. Phát triển giáo dục, đào tạoa) Giáo dục đại học và nghiên cứu khoa họcTừng bước xây dựng Nghệ An thành trung tâm giáo dục - đào tạo đại học. Kêu

gọi đầu tư xây dựng ở Nghệ An trường đại học đạt tiêu chuẩn quốc tế về các lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới...

Đầu tư nâng cấp trường đại học Vinh trở thành hạt nhân trong giáo dục đào tạo đại học và nghiên cứu của vùng Bắc Trung Bộ, chú trọng phát triển các ngành là thế mạnh và có điều kiện phát triển của trường như khoa học cơ bản, khoa học - công nghệ... Nâng cấp các trường Cao đẳng Kinh tế, Cao đẳng Văn hóa, Cao đẳng Sư phạm, Cao đẳng Du lịch - Thương mại, phân hiệu Đại học công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh thành trường Đại học.

Nâng cấp cả về quy mô và chất lượng đào tạo của các trường đại học và cao đẳng hiện có, đóng góp tích cực hơn vào đào tạo nhân lực chất lượng cao cho vùng Bắc Trung Bộ.

b) Đào tạo nghềXây dựng quy hoạch đào tạo, sử dụng nguồn lao động. Quy hoạch, phát triển

mạng lưới trường dạy nghề, đảm bảo yêu cầu nguồn nhân lực kỹ thuật cao, có tác phong công nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế. Các nhiệm vụ cụ thể bao gồm:

- Tập trung đầu tư nâng cấp và mở rộng mạng lưới các trường dạy nghề, đảm bảo đảm nhận được khoảng 30% nhu cầu đào tạo nghề của vùng Bắc Trung Bộ. Tỉnh Nghệ An bình quân hàng năm cần đào tạo khoảng 25-30.000 lao động có kỹ thuật để tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 52% vào năm 2015 và khoảng 65%/MT cũ 65-70% vào năm 2020.

- Phát triển dạy nghề với ba cấp trình độ (sơ cấp, trung cấp và cao đẳng) nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trực tiếp sản xuất, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; có chính sách ưu đãi, khuyến khích nhằm huy động các thành phần kinh tế đầu tư cho dạy nghề, thực hiện xã hội hoá dạy nghề; ưu tiên đầu tư phát triển một số trường đạt chuẩn khu vực Đông Nam á, cung cấp lao động trình độ cao và chuyên gia kỹ thuật cho các ngành chủ lực, sản xuất các sản phẩm mũi nhọn trong nước và đi làm việc ở nước ngoài.

- Nâng cao chất lượng Trường dạy nghề cấp vùng ở Tây Bắc và Tây Nam Nghệ An thành trường cao đẳng nghề. Các huyện còn lại đều có trường trung cấp nghệ Tăng cường đào tạo kỹ thuật nông nghiệp cho cán bộ xã và lao động nông nghiệp theo các chương trình ngắn hạn và trung hạn.

c) Giáo dục mầm non và phổ thông Phấn đấu đưa giáo dục mầm non và phổ thông (tiểu học, trung học cơ sở,

Page 51: UBNDTỈNH NGHỆ ANdulichnghean.gov.vn › uploads › file › Van ban 1(1).doc · Web viewTỉnh Nghệ An được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng

trung học phổ thông) đạt mức tiên tiến so với cả nước cùng thời điểm. Một số chỉ tiêu giáo dục phổ thông như sau:

- Nâng tỷ lệ huy động số cháu trong độ tuổi đến nhà trẻ lên 25% năm 2015 và 40% năm 2020;

- Tỷ lệ số cháu đến lớp mẫu giáo lên 90% năm 2015 và khoảng 95% năm 2020;

- Đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục bậc trung học ở TP Vinh, Thị xã Cửa Lò và một số huyện có điều kiện thuận lợi vào năm 2015, tiến tới phổ cập giáo dục bậc trung học ở khu vực thành phố, thị xã, đồng bằng và các huyện miền núi thấp.

- Trường mầm non, tiểu học, THCS và THPT đạt chuẩn quốc gia chiếm khoảng 65% năm 2015 và 75% năm 2020 cụ thể:

+ Năm 2015: mầm non 55%; tiểu học 91%; THCS 50%; THPT 40% + Năm 2020: mầm non 70%; tiểu học 95%; THCS 65%; THPT 50%

4.2 Y tế - chăm sóc sức khỏe cộng đồnga) Phương hướng phát triển ngành y tếPhát triển cân đối, hợp lý, hài hoà bệnh viện đa khoa và bệnh viện chuyên

khoa, giữa y tế phổ cập với y tế chuyên sâu, giữa y học hiện đại với y học cổ truyền. Tập trung đầu tư các bệnh viện tỉnh, bệnh viện vùng và bệnh viện tuyến huyện, bảo đảm thuận lợi cho mọi người dân được tiếp cận các dịch vụ khám, chữa bệnh.

Sắp xếp mạng lưới khám, chữa bệnh theo cụm dân cư kết hợp với phân tuyến chuyên môn kỹ thuật hợp lý. Quy mô của mỗi bệnh viện phù hợp với quy mô dân số trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý.

Ưu tiên đào tạo, phát triển nguồn nhân lực y tế; đổi mới cơ chế và phương thức quản lý bệnh viện nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh.

Xã hội hoá, đa dạng hoá các loại hình khám, chữa bệnh (Nhà nước, tập thể, dân lập, tư nhân,...). Trong đó y tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Phấn đấu sớm đưa Nghệ An trở thành một trong những trung tâm y tế kỹ thuật cao của khu vực Bắc Trung Bộ.

Sử dụng có hiệu quả cơ sở hạ tầng kỹ thuật và trang thiết bị y tế hiện có trên cơ sở thực hiện các phương pháp tiếp cận, bàn giao các cơ sở vật chất khám, chữa bệnh.

Bổ sung vào quy hoạch Bệnh viện ung bướu 500 giường; Bệnh viện chấn thương chỉnh hình 200 giường; Bệnh viện sản nhi 600 giường; Bệnh viện Mắt 100 giường. Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế dự phòng từ tỉnh đến cơ sở.

b) Một số chỉ tiêu của ngành

Page 52: UBNDTỈNH NGHỆ ANdulichnghean.gov.vn › uploads › file › Van ban 1(1).doc · Web viewTỉnh Nghệ An được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng

Thực hiện các chỉ tiêu tại Quyết định 197. Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ tất cả các loại vắc xin theo quy định hàng năm đạt trên 95%.

Điều chỉnh bổ sung các chỉ tiêu:- Nâng cao tuổi thọ trung bình của người dân, đến năm 2015 đạt 73,5 tuổi và

năm 2020 đạt 74,5 tuổi/QH cũ 75 tuổi.- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng (cân nặng theo độ tuổi) giảm còn

17%/MT 16,5% năm 2015 và 13,5%/MT 10% năm 2020.- Tỷ lệ giảm sinh năm 2015 là 0,3%o và năm 2020 là 0,25%o (QH cũ không

đặt ra).- Tỷ lệ bác sỹ, giường bệnh trên 1 vạn dân là 7 bác sỹ, 25 giường/QH cũ 7,6

bác sỹ và 20 giường năm 2015 và 10 bác sỹ, 30 giường bệnh/QH cũ 8-8,2 bác sỹ 30 giường bệnh năm 2020.

- Tỷ lệ trạm y tế xã có bác sỹ công tác đạt 90% tại các xã đồng bằng, 70-90% ở các xã miền núi vào năm 2015; đến năm 2020, 100% trạm y tế các xã miền núi có bác sỹ công tác.

- Tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế là 60% năm 2015 và 80% vào năm 2020 theo tiêu chí mới.

4.3. Phát triển văn hoá, thông tin a) Phương hướng phát triển văn hoá, thông tinXây dựng nền văn hoá của Nghệ An tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, bảo tồn

phát triển văn hoá xứ Nghệ thống nhất trong tính đa dạng của văn hoá Việt Nam. Tạo lập môi trường văn hoá lành mạnh và gắn kết hữu cơ giữa gia đình, cộng đồng dân cư và xã hội. Tạo cơ hội cho mọi người có thể tham gia sáng tạo và hưởng thụ các hoạt động văn hoá - xã hội, huy động nguồn lực của toàn xã hội cho phát triển văn hoá. Xây dựng môi trường văn hóa văn minh góp phần tạo thêm sức hút đối với khách du lịch.

b) Mục tiêu và nhiệm vụ phát triển văn hoá - thông tin Tỉ lệ số làng, bản, khối phố đạt chuẩn văn hoá đạt 60-62% đến năm 2020

(Tính toán lại mức thực hiện chỉ tiêu thiết chế văn hóa đồng bộ). Tỷ lệ gia đình đạt chuẩn văn hoá đạt tương ứng 83-85% vào năm 2020. Tỷ lệ xã phường có thiết chế VHTT-TT đạt chuẩn quốc gia đạt 60-65% năm 2015 và 80% năm 2020. 100% huyện có nhà văn hoá đa chức năng. Tỷ lệ phủ sóng phát thanh truyền hình, tỷ lệ hộ dân được xem truyền hình, tỷ lệ hộ được nghe đài phát thanh đạt 100% vào năm 2020. Nâng cao chất lượng, thời lượng phát sóng bằng tiếng dân tộc ít người.

Phát triển văn hoá - thông tin toàn tỉnh trên cơ sở tập trung phát triển Vinh thành trung tâm văn hoá - thông tin vùng Bắc Trung Bộ (cơ sở vật chất và hoạt động). Tập trung phát triển văn hoá miền Tây Nghệ An với trọng tâm là xây dựng các Trung tâm văn hoá - thông tin phục vụ phát triển kinh tế-xã hội và giao lưu văn hoá, đồng thời bảo tồn, giữ gìn văn hoá phi vật thể.

Page 53: UBNDTỈNH NGHỆ ANdulichnghean.gov.vn › uploads › file › Van ban 1(1).doc · Web viewTỉnh Nghệ An được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng

Tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả thực chất của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, thực hiện xã hội hoá một số hoạt động văn hoá nhằm nâng cao mức hưởng thụ và sáng tạo của nhân dân, đồng thời góp phần giáo dục đạo đức, lối sống, nhân cách. Đảm bảo phát huy những giá trị văn hoá truyền thống, phát triển hài hoà giữa truyền thống và hiện đại. Hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hoá - thông tin đồng bộ.

Tập trung điều tra, kiểm kê, sưu tầm nghiên cứu kho tàng di sản văn hoá phi vật thể, trong đố ưu tiên điều tra vùng miền Tây Ngệ An.

Thành lập mạng lưới câu lạc bộ dân ca Ví dặm xứ Nghệ Tĩnh tại các huyện, thành phố. thị xã. Tập trung nguồn lực và kinh phí đầu tư giai đoạn 2011-2015 hoàn thành hồ sơ Dân ca Ví dặm Nghệ Tĩnh trình UNESCO công nhận danh hiệu di sản văn hoá phi vật thể đại diện nhân loại.

Bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử văn hoá, danh thắng gắn với du lịch - dịch vụ. Kết hợp phát triển các loại hình văn hoá - nghệ thuật, văn hoá dân gian, lễ hội và các loại sản phẩm du lịch mang tính sinh thái, văn hoá, nhân văn... Hoàn thiện cơ bản việc trùng tu, tôn tạo di tích lịch sử có trên địa bàn. Hoàn thành việc xây dựng các cụm biểu tượng nghệ thuật tôn vinh và các cụm tượng đài ở trung tâm tỉnh và các thành phố, huyện, thị xã.

Bảo tồn các bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc ít người trên địa bàn tỉnh thông qua giáo dục về truyền thống dân tộc cho học sinh, nhất là con em các dân tộc này; xuất bản sách về lịch sử và truyền thống của các dân tộc; phát triển mạnh loại hình du lịch văn hóa lịch sử, thu hút ngày càng nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến tìm hiểu về lịch sử và truyền thống văn hóa của các dân tộc. Sử dụng nguồn thu từ loại hình du lịch này cho đầu tư bảo tồn các làng, bản truyền thống.

Phát triển hệ thống thư viện từ cấp tỉnh đến huyện, xã. Chú trọng đầu tư cho việc xây dựng và duy trì hoạt động của thư viện, nhất là ở cấp xã.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực văn hoá - văn nghệ, thông tin, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới.

Tăng cường quản lý Nhà nước về văn hoá thông tin có hiệu quả, chủ động hướng các hoạt động văn hoá - thông tin, dịch vụ văn hoá theo khuôn khổ của pháp luật góp phần tạo dựng môi trường văn hoá lành mạnh. Phối kết hợp chặt chẽ và hiệu quả với các ngành, các cấp.

Xây dựng, nâng cấp hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành văn hoá thông tin tương xứng với sự phát triển của tỉnh. Tăng mức đầu tư cho lĩnh vực văn hoá thông tin tương ứng với tăng trưởng kinh tế, nhất là cho những vùng nông thôn, miền núi vùng sâu vùng xa. Đầu tư xây dựng đài phát thanh - truyền hình của tỉnh tương xứng với vai trò Trung tâm báo chí của vùng Bắc miền Trung. Đầu tư xây dựng trung tâm truyền dẫn phát sóng phát thanh - truyền hình (tại huyện Tân Kỳ) hoặc chuyển tải tín hiệu bằng hệ thống vi ba băng rộng để mở rộng diện phủ sóng

Page 54: UBNDTỈNH NGHỆ ANdulichnghean.gov.vn › uploads › file › Van ban 1(1).doc · Web viewTỉnh Nghệ An được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng

Truyền hình địa phương (NTV) phục vụ cho các huyện miền núi. Từng bước hiện đại hoá cơ sở vật chất ngành phát thanh - truyền hình, phấn đấu năm 2015 cơ bản được số hoá phát thanh - truyền hình. Củng cố, nâng cấp và xây dựng mới một số cơ sở phát thanh - truyền hình ở thành phố Vinh, thị xã,... tạo điều kiện để tăng thời lượng phát sóng chương trình phát thanh, truyền hình nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dân.

4.4. Phát triển thể dục - thể thaoa) Phương hướng phát triểnĐẩy mạnh xã hội hoá thể dục - thể thao. Xây dựng Nghệ An thành trung tâm

thể dục - thể thao mạnh của cả nước, thực hiện chức năng trung tâm vùng Bắc Trung Bộ, có hệ thống cơ sở vật chất hiện đại đáp ứng nhu cầu đào tạo, huấn luyện các môn thể thao thành tích cao (nhất là những môn thể thao mà Nghệ An có lợi thế) của tỉnh và vùng Bắc Trung Bộ.

Phong trào tập luyện thể dục thể thao của quần chúng cần được nhân rộng và phải được tổ chức, hướng dẫn có khoa học, hợp lý.

Chú ý phát triển các môn thể thao truyền thống, thể thao dân tộc. Đổi mới đầu tư 23 môn thể thao thành tích cao đảm bảo có sự phát triển bền vững. Phấn đấu thể thao thành tích cao của Nghệ An luôn đứng trong tốp 10 tỉnh, thành phố đứng đầu trên cả nước về thành tích thi đấu quốc gia cũng như đóng góp nhân tài thể thao cho đất nước. Có quy hoạch cụ thể và đầu tư thỏa đáng, đồng bộ cho phát triển các môn thể thao thế mạnh của tỉnh (bóng đá, bơi lội, điền kinh, các môn võ…)

Hoàn thành việc thành lập Trường phổ thông năng khiếu tỉnh Nghệ An.Một số mục tiêu của ngànhVề thể dục - thể thao quần chúng: 30-35% dân số tham gia tập luyện thể dục

thể thao thường xuyên; 23-25% số hộ đạt gia đình đạt tiêu chuẩn thể thao; 100% số trường học thực hiện giáo dục thể chất có nền nếp; 90% số trường tổ chức hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa; 100% cán bộ chiến sỹ trong lực lượng vũ trang đạt tiêu chuẩn rèn luyện thể thao chiến sỹ khỏe.

Về thể thao thành tích cao: Xây dựng hệ thống trường lớp đào tạo vận động viên năng khiếu tại các Trung tâm. Tập trung đào tạo vận động viên ở các môn thể thao Nghệ An có ưu thế tại Trung tâm tỉnh. Tăng dân số huy chương đạt được trong các giải thi đấu quốc gia và quốc tế. Các môn thể thao thành tích cao có sự phát triển ổn định (23 bộ môn).

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng Khu liên hiệp Thể thao của vùng Bắc Trung bộ tại xã Nghi phong, huyện Nghi Lộc. Tập trung đầu tư, nâng cấp hại tầng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho Trung tâm Đào tạo- Huấn luyện Thể dục thể thao và các huyện, thị xã phục vụ công tác huấn luyện, luyện tập và thi đấu các môn thể thao thành tích cao.

Về cơ sở vật chất:

Page 55: UBNDTỈNH NGHỆ ANdulichnghean.gov.vn › uploads › file › Van ban 1(1).doc · Web viewTỉnh Nghệ An được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng

Giai đoạn 2011-2020: Tiếp tục nâng cấp, xây dựng mới các cơ sở vật chất thể dục thể thao để đến năm 2020, 90% huyện, thị có đủ ba công trình: sân vận động, nhà thi đấu, bể bơi; 100% xã, phường dành đất cho hoạt động thể dục - thể thao và có ít nhất một công trình thể thao.

Đẩy nhanh quá trình thành lập các liên đoàn thể thao Nghệ An như Liên đoàn bóng đá, quần vợt, bóng bàn nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp và chất lượng của hoạt động thể thao của tỉnh.

4.5. Phát triển khoa học và công nghệ 4.1.5. Hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ:

Điều chỉnh quy hoạch 12 chương trình khoa học công nghệ cấp tỉnh (Quyết định số 99/2009/QĐ-UBND của UBND tỉnh):

- Chương trình ứng công nghệ cao phục vụ phát triển nông lâm nghiệp.- Chương trình khoa học công nghệ phục vụ sản xuất thủy- hải sản hàng hóa.- Chương trình khoa học công nghệ phục vụ phát triển công nghiệp- tiểu thủ

công nghiệp.- Chương trình khoa học công nghệ phục vụ bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và

môi trường.- Chương trình khoa học công nghệ ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.- Chương trình khoa học công nghệ phục vụ phát triển đô thị và giao thông.- Chương trình khoa học công nghệ phục vụ phát triển tiềm lực khoa học và

công nghệ.- Chương trình khoa học công nghệ phục vụ công tác chăm sóc và bảo vệ sức

khỏe nhân dân.- Chương trình khoa học công nghệ phục vụ sự nghiệp giáo dục và đào tạo.- Chương trình ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phục vụ công tác đảm

bảo quốc phòng và an ninh.- Chương trình khoa học xã hội và nhân văn.- Chương trình khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế- xã hội các

huyện, thị xã và thành phố Vinh.4.5.2. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ thông tin và

công nghệ sinh học vào sản xuất và đời sống.4.5.3. Chú trọng phát triển công tác Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng; Sở

hữu trí tuệ; An toàn bức xạ - hạt nhân và thông tin khoa học và công nghệ.4.6. Quy hoạch sử dụng lao độngThực hiện tốt việc điều hành chính sách dân số, phấn đấu mức tăng dân số tự

Page 56: UBNDTỈNH NGHỆ ANdulichnghean.gov.vn › uploads › file › Van ban 1(1).doc · Web viewTỉnh Nghệ An được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng

nhiên dưới 1%/năm. Nâng cao chất lượng dân số, cơ cấu dân số và phân bố dân cư. Có chính sách phân bố lực lượng lao động phù hợp, tăng đáng kể số lượng lao động ở vùng trung du, miền núi - vùng có nhiều tiềm năng phát triển nhưng thiếu lao động.

Phương án phân bổ sử dụng: Tổng số lao động trong độ tuổi có nhu cầu làm việc 1.536.590 lao động.

- Nông, lâm nghiệp và thủy sản: Dự kiến lao động làm việc trong ngành năm 2015 ở mức khoảng 789,3 nghìn lao động (chiếm khoảng 50% tổng lao động), năm 2020 khoảng 461,2 ngàn lao động (29%).

- Công nghiệp - xây dựng: Dự kiến có khoảng 382 nghìn lao động vào năm 2015 (24,5% tổng số lao động) và 611,6 nghìn lao động vào năm 2020 (38,5%).

- Dịch vụ: Dự kiến có khoảng 407 nghìn lao động vào năm 2015 (25,8% tổng số lao động) và tăng lên là 517,7 nghìn lao động vào năm 2020 (32,5%).

Biểu 5: Dự báo nguồn lao động đến năm 2020Đơn vị tính: Người

TT Chỉ tiêu  2010 2015 2020

1 Dân số trong tuổi lao động 1.871.861 1.940.433 1.920.737

2 Thất nghiệp tự nhiên 37.437 29.106 19.207

3 Đi học 93.593 97.022 96.037

4 Nội trợ 149.749 174.639 192.074

5 Khác 93.593 97.022 96.037

6 Lao động trong độ tuổi có nhu cầu làm việc 1.534.926 1.571.750 1.536.590

- Tỷ trọng so với dân số trong tuổi lao động 82,0 81,0 80,0

- Tỷ trọng so với tổng dân số 52,2 52,2 49,7

Nguồn: Cục Thống kê Nghệ An

- Theo trình độ đào tạo nghề: Đến năm 2015 dự báo có trên 55% lao động trong nền kinh tế đã qua đào tạo (868,2 nghìn lao động) trong đó có 408 nghìn lao động được đào tạo nghề (47% tổng lao động được đào tạo) với cơ cấu trình độ: Đào tạo ngắn hạn chiếm gần 5%; sơ cấp nghề chiếm 2,8%; trung cấp nghề chiếm 8,2%; cao đẳng nghề chiếm 24,4% và công nhân kỹ thuật chiếm 59,4%. Đến năm 2020 dự báo có trên trên 477,2 nghìn lao động được đào tạo nghề (50% tổng lao động được đào tạo) với cơ cấu trình độ: Đào tạo ngắn hạn chiếm trên 4,3%; sơ cấp nghề chiếm 1,9%; trung cấp nghề chiếm 7,2%; cao đẳng nghề chiếm 31,4% và công nhân kỹ thuật chiếm 55,2%.

Page 57: UBNDTỈNH NGHỆ ANdulichnghean.gov.vn › uploads › file › Van ban 1(1).doc · Web viewTỉnh Nghệ An được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng

- Lao động có trình độ trung cấp chuyên nghiệp: Đến năm 2015 có khoảng 40,8 nghìn người, chiếm 4,7% tổng lao động được đào tạo; đến năm 2020 có khoảng 43,32 nghìn người, chiếm 4,54% tổng lao động được đào tạo.

- Lao động có trình độ cao đẳng chuyên nghiệp và trình độ cao hơn: Đến năm 2015 có khoảng 224.000 người, chiếm 25,6% tổng số lao động được đào tạo; đến năm 2020 có 250 nghìn người, chiếm 26,2% tổng số lao động được đào tạo.

- Mỗi năm tạo việc làm cho khoảng 35-40 ngàn lao động. Nâng số ngày làm việc bình quân của một lao động ở nông thôn. Giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới 2,1% tổng lực lượng lao động, tỷ lệ thất nghiệp thành thị xuống dưới 3%.

4.7. An sinh xã hộiTỷ lệ hộ nghèo giảm mỗi năm 2,5-3% (còn khoảng 10% vào năm 2015 và 5%

vào năm 2020 theo tiêu chí mới ban hành năm 2011). Thực hiện đồng bộ, toàn diện và hiệu quả các chương trình, dự án xoá đói

giảm nghèo. Các huyện, thị miền núi phải được ưu tiên cao nhất trong công cuộc xoá đói, giảm nghèo. Cần có các mô hình nhằm hỗ trợ vốn để phát triển chăn nuôi gia súc tại các huyện miền núi, phát triển trồng các cây công nghiệp dài ngày, cây nguyên liệu, cây dược liệu. Cải thiện rõ rệt hệ thống giao thông nội bộ tại các huyện miền núi cùng với bố trí các chợ một cách hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ nông sản của người dân. Tổ chức các khoá đào tạo ngắn hạn hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt cho nhân dân các tỉnh miền núi.

Phát triển các hoạt động an sinh xã hội; thực hiện tốt các chính sách xã hội, vận động toàn dân tham gia các hoạt động "Đền ơn đáp nghĩa", chăm sóc người có công với nước; chăm lo đào tạo, dạy nghề, tạo việc làm cho con em gia đình chính sách; đẩy mạnh các hoạt động từ thiện, nhân đạo hỗ trợ những người yếu thế, nghèo khó trong xã hội, tạo thuận lợi để họ tự lực vươn lên hoà nhập cộng đồng.

5. KẾT HỢP PHÁT TRIỂN KINH TẾ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC PHÒNG - AN NINH

Nghệ An là một trong những cửa ngõ giao lưu quốc tế khá lớn về đường biển do đó công tác quốc phòng an ninh có một vai trò rất quan trọng. Lượng khách du lịch và thương nhân nước ngoài vào ra Nghệ An đem lại cho tỉnh những nguồn thu đáng kể nhưng cũng kéo theo những nguy cơ mất an toàn. Các tổ chức chống phá chính quyền từ nước ngoài có thể lợi dụng chính sách mở cửa để thâm nhập vào Nghệ An và gây ra các hoạt động diễn biến hòa bình, phá hoại công cuộc đổi mới của Nghệ An nói riêng và cả nước nói chung. Do vậy, cần phải giải quyết thật tốt mối quan hệ giữa chính sách mở cửa - khuyến khích đầu tư nước ngoài và phát triển du lịch - với nhiệm vụ đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội tại Nghệ An. Cụ thể: (i) Hoàn thiện hệ thống quản lý khách lưu trú với các thủ tục nhanh, thuận tiện nhưng đồng thời cũng phải bảo đảm các yêu cầu về an ninh, trật tự an toàn xã hội; (ii) xây dựng một lực lượng “An ninh du lịch, phản ứng nhanh” có trình độ nghiệp vụ và ngoại ngữ cao để giải quyết tốt các vấn đề liên

Page 58: UBNDTỈNH NGHỆ ANdulichnghean.gov.vn › uploads › file › Van ban 1(1).doc · Web viewTỉnh Nghệ An được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng

quan đến khách du lịch, do vậy cần nâng cao hiệu quả cơ chế thẩm định, góp ý kiến của ngành quân sự, biên phòng, công an đối với việc lựa chọn các đối tác đầu tư, cũng như thực hiện các chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Là một tỉnh có du lịch biển phát triển, vấn đề di cư không kiểm soát từ các tỉnh lân cận vào Nghệ An trong các mùa du lịch cần được coi trọng. Việc di cư không kiểm soát có thể kéo theo các tệ nạn xã hội phát triển. Cần chủ động quản lý các đối tượng di cư, ngăn ngừa các tệ nạn xã hội. Trong công tác bảo đảm quốc phòng - an ninh, cần tiến hành các hoạt động giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức, đề cao cảnh giác đối với các nguy cơ có thể gây mất ổn định xã hội. Đồng thời, tăng cường công tác đảm bảo trật tự, an ninh, đẩy mạnh việc xây dựng phong trào quần chúng xây dựng và bảo vệ an ninh Tổ quốc; thực hiện quy chế dân chủ cơ sở; vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng gia đình văn hóa. Qua đó, Nghệ An có thể kịp thời ngăn chặn các âm mưu diễn biến hòa bình, chống phá chính quyền từ cơ sở. Làm tốt việc bảo vệ an ninh chủ quyền biên giới đất liền và biển, kết hợp tốt giữa kinh tế và quốc phòng trong việc sử dụng đảo Mắt, đảo Ngư vào mục đích phát triển du lịch và các lĩnh vực khác phục vụ phát triển kinh tế.

Một trong các mục tiêu của tăng trưởng kinh tế là nhằm xây dựng được một nền quốc phòng - an ninh vững mạnh, sự vững mạnh của quốc phòng - an ninh lại là một đảm bảo vững chắc cho sự phát triển ổn định của nền kinh tế. Vấn đề này là thống nhất và phải được quán triệt trong quá trình cơ cấu lại nền kinh tế Nghệ An - một tỉnh có vị trí thuận lợi để phát triển kinh tế theo cơ chế mở, đồng thời là tỉnh có vị trí hết sức quan trọng trong thế bố trí chiến lược về quốc phòng của vùng Bắc Trung Bộ. Cần kết hợp phát triển kinh tế với quốc phòng ngay từ ban đầu trong việc bố trí không gian của quy hoạch phát triển các ngành kinh tế trước hết là xây dựng kết cấu hạ tầng, giao thông, thông tin liên lạc, công nghiệp và khai thác tài nguyên biển. Khu vực ven biển và vùng biên giới phải được ưu tiên đầu tư từ hai nguồn vốn kinh tế và quốc phòng vào việc hoàn thiện hệ thống đường giao thông, thông tin liên lạc, hệ thống đê biển, phát triển nghề cá xa bờ... và phối kết hợp trong việc quản lý, bảo vệ tài nguyên và quốc phòng - an ninh. Nghiên cứu điều chỉnh, bố trí quy hoạch các vùng, các công trình trọng điểm, các đề án phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo gắn kết phát triển kinh tế với đảm bảo quốc phòng, an ninh; xây dựng các khu kinh tế - quốc phòng – an ninh ở các địa bàn chiến lược của tỉnh.

Đẩy mạnh công tác phòng ngừa, tấn công truy quét các loại tội phạm và tệ nạn xã hội; giảm số người nghiện và tái nghiện ma túy; đảm bảo cơ bản người nghiện ma tuý được cai nghiện, gái mại dâm được giáo dục, chữa trị phục hồi sức khoẻ và hành vi nhân cách; giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm sau cai nghiện cho các đối tượng này.

6. BỔ SUNG QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÒNG CHỐNG GIẢM NHẸ THIÊN TAI, CHÔNG BIẾN ĐỔI KHI HẬU

6.1. Các định hướng chính đối với bảo vệ môi trường Bảo vệ chất lượng nước, không khí, đất; bảo vệ môi trường khu du lịch; bảo

Page 59: UBNDTỈNH NGHỆ ANdulichnghean.gov.vn › uploads › file › Van ban 1(1).doc · Web viewTỉnh Nghệ An được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng

vệ hệ sinh thái ven biển và cửa sông; bảo vệ môi trường đô thị. Cụ thể:- Lựa chọn công nghệ sạch, cụ thể hoá các quy định về nhập khẩu công nghệ,

thiết bị theo các tiêu chuẩn về hệ số tiêu hao năng lượng, hệ số chất thải; đảm bảo các tiêu chuẩn chất thải theo quy định. Có chính sách về tài chính khuyến khích miễn giảm thuế hoặc cho vay vốn với việc nhập thiết bị và công nghệ xử lý chất thải. Đối với các đề án phát triển công nghiệp, du lịch cần giải trình phương án cụ thể về công nghệ và quy trình xử lý chất thải đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường. Thực hiện nghiêm việc đánh giá tác động môi trường đối với tất cả các cơ sở sản xuất ngay từ khâu lập dự án; di dời các nhà máy gây ô nhiễm môi trường vào các khu, cụm công nghiệp.

- Điều tra đánh giá khai thác sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước. Xã hội hoá công tác thu gom, xử lý chất thải rắn, đảm bảo 90% chất thải rắn đô thị được thu gom và xử lý hợp vệ sinh; khuyến khích phát triển các cơ sở dịch vụ xử lý chất thải, tăng cường đào tạo nhân lực về công nghệ môi trường để có thể đảm đương việc thiết kế thi công, vận hành các công trình xử lý chất thải. 100% khu đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường.

6.2. Về bảo vệ môi trường, phòng chống, giảm nhẹ thiên taiXây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch ứng phó biến đổi khí hậu và nước

biển dâng, bảo vệ đa dạng sinh học. Quản lý tổng hợp đới bờ tỉnh Nghệ An.Điều tra hiện trạng môi trường biển. Bổ sung quy hoạch nâng cấp hệ thống đê

biển, đê cửa sông, xây dựng hệ thống kè trên các sông đảm bảo an toàn cho cuộc sống cho người dân chống biến đổi khí hậu.

Chú trọng việc trồng rừng ngập mặn để bảo vệ dân cư và sản xuất vùng trong đê. Cần xác định rõ vùng bờ sông có nguy cơ sạt lở cao để có phương án phòng chống, không bố trí dân cư và các công trình xây dựng ở các vùng này.

Đảm bảo vận hành hiệu quả hệ thống cảnh báo sớm thiên tai. Ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả cảnh báo và tăng diện phục vụ. Tăng cường đầu tư đồng bộ cơ sở vật chất phục vụ cho công tác này. Rà soát lại các quy định về bảo vệ rừng, có biện pháp tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ rừng của nhân dân.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho bảo vệ rừng. Tổ chức định kỳ các khoá tập huấn cho lực lượng bảo vệ rừng.

Thiết lập hệ thống dự báo phòng chống cháy rừng tại trạm quan sát của Vườn quốc gia Pù Mát và các rừng nguyên sinh của tỉnh với các trang thiết bị cần thiết như: hệ thống thông tin địa lý (GIS), ảnh viễn thám, các thiết bị chống cháy (bơm nước, bơm tay, đường băng cản lửa...).

Page 60: UBNDTỈNH NGHỆ ANdulichnghean.gov.vn › uploads › file › Van ban 1(1).doc · Web viewTỉnh Nghệ An được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng

7. PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG KẾT CẤU HẠ TẦNG7.1. Giao thônga) Hạ tầng giao thông đường bộPhương hướng phát triển: Hoàn thiện các quy hoạch cứng đối với hệ thống

kết cấu hạ tầng giao thông, làm căn cứ để triển khai thực hiện nhằm phát triển mạnh dịch vụ vận tải.

* Các tuyến giao thông đã hoàn thành, đề nghị loại bỏ khỏi quy hoạch.* Điều chỉnh quy hoạch các tuyến:- Xây dựng đường bộ cao tốc đoạn Nghi Sơn (Thanh Hoá) - Bãi Vọt (Hà Tĩnh).- Nâng cấp đường Hồ Chí Minh, đoạn qua Nghệ An, với quy mô 4-6 làn xe.- Nâng cấp các tuyến đường quốc lộ: 1; 7; 15, 46, 48, 4B, 48C. Xây dựng

đường nối quốc lộ 45 (Thanh Hoá) với quốc lộ 48 (Nghệ An); Quốc lộ 48 đoạn tránh Thị xã Thái Hoà. Xây dựng cầu vượt đường sắt trên Quốc lộ 1 và Quốc lộ 46.

- Xây dựng tuyến đường bộ ven biển Nghi Sơn (Thanh Hoá) - Cửa Hội (Cửa Lò). - Xây dựng cầu Bến Thuỷ 2 nối đường tránh Vinh tại xã Hưng Lợi và cầu vượt

sông Lam tại Cửa Hội qua Nghi Xuân (Hà Tĩnh).- Nâng cấp, mở rộng các tuyến tỉnh lộ và hệ thống giao thông nội thành, nội

thị, các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu đô thị, các tuyến đường trục chính vào vùng nguyên liệu, du lịch, các tuyến đường đến trung tâm xã, các tuyến đường kinh tế kết hợp với quốc phòng, các tuyến đường tuần tra biên giới, các tuyến đường giao thông biên giới:

+ Nâng cấp và mở rộng các tuyến đường tỉnh.+ Xây dựng và nâng cấp các tuyến đường tại thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò,

thị xã Thái Hoà và các đô thị mới theo quy hoạch. Xây dựng và trang bị hệ thống thiết bị điều khiển, xử lý giao thông tự động tại thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò, thị xã Thái Hoà và các đô thị khác.

+ Hoàn thành xây dựng các tuyến đường Châu Thôn – Tân Xuân (điểm đầu tại đường Tây Nghệ An, điểm cuối tại đường Hồ Chí Minh).

+ Hoàn thành xây dựng đường Tây Nghệ An: Từ Mường Xén (Kỳ Sơn) đến bản Pảng (Quế Phong), một số tuyến nhánh vào trung tâm các xã và một số đồn biên phòng.

+ Nâng cấp đường Mường Xén-Ta Đo-Khe Kiền, chiều dài khoảng 110 km.+ Đầu tư xây dựng các tuyến đường trục chính vùng nguyên liệu chè Anh Sơn,

Thanh Chương, vùng nguyên liệu mía giai đoạn 2 Tân Kỳ, Anh Sơn, Con Cuông; đường Dinh - Lạt, Lạt – Cây Chanh, đường Sen - Sở, đường tả ngạn sông Lam, sông Con.

Page 61: UBNDTỈNH NGHỆ ANdulichnghean.gov.vn › uploads › file › Van ban 1(1).doc · Web viewTỉnh Nghệ An được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng

+ Tiếp tục triển khai xây dựng đường vào trung tâm các xã chưa có đường ô tô. Nâng cấp đường vào các xã đảm bảo xe ô tô đi được bốn mùa.

+ Xây dựng cầu Yên Xuân và hệ thống cầu qua sông Lam, sông Hiếu và các sông khác thuộc hệ thống các huyện trên địa bàn tỉnh thay thế các bến đò...

* Bổ sung quy hoạch một số tuyến giao thông mới:- Các tuyến đường cứu hộ, cứu nạn ứng cứu bão lũ và biến đổi khí hậu.- Xây dựng tuyến đường 72m và Đại lộ Vinh - Cửa Lò.- Đường nối Đông Hồi - Quốc lộ 1 - thị xã Thái Hoà.- Đường giao thông nối đường N5 khu kinh tế Đông Nam đến Hòa Sơn (Đô

Lương) - Tân Long (Tân Kỳ)- Xây dựng Đường nối QL45 (Thanh Hóa) với QL48 (Nghệ An).- Tuyến đường Tam Hợp - Hạnh Lâm.b) Hệ thống bến xeXây dựng mới và nâng cấp 52 bến xe khách trên địa bàn tỉnh gồm: 6 bến loại I, 8

bến loại II, 12 bến loại IV, 8 bến loại V và 6 bến loại IV (theo Quyết định 25/2011/QĐ-UBND ngày 30/5/2011 của UBND tỉnh Nghệ An).

c) Hệ thống đường sôngThực hiện theo quy hoạch đã phê duyệt: Tuyến sông Lam: dài 436 kmĐoạn Cửa Hội - Đô Lương dài 116 km: Đầu tư nạo vét, loại bỏ các chướng

ngại vật, cải tạo luồng lạch và tiêu chuẩn hoá hệ thống phao tiêu, biển báo. Đảm bảo cho phương tiện 50-100 tấn hoạt động an toàn.

Đoạn Đô Lương - Con Cuông dài 60 km: Bổ sung hệ thống phao tiêu, biển báo để các phương tiện hoạt động an toàn.

Tuyến kênh Nhà Lê (Bến Thuỷ - Khe Nước Lạnh) dài 128 km và các tuyến sông chính khác như: sông Hiếu, sông Con km, sông Giăng, sông Rào Gang: tiến hành cải tạo nạo vét luồng lạch, xử lý chướng ngại vật trên tuyến và bổ sung hệ thống phao tiêu, biển báo. Đảm bảo cho phương tiện 10-30 tấn hoạt động bình thường.

Di chuyển cảng than Bến Thuỷ xuống hạ lưu để đưa cảng hiện nay vào sử dụng phục vụ khách du lịch, xây dựng các bến than, vật liệu xây dựng và hàng hoá tại thượng lưu cảng Cửa Lò. Đầu tư xây dựng mới và nâng cấp một số bến như: bến Cửa Tiền, Nam Đàn, Dùng, Chợ Sỏi, Hoàng Mai... nhằm phục vụ nhu cầu xếp dỡ, vận tải hàng hoá và vận tải khách ngang sông dọc tuyến.

d) Hệ thống bến cảngTiếp tục đầu tư nâng cấp cảng Cửa Lò: xây dựng đê chắn sóng, chắn cát phía

Page 62: UBNDTỈNH NGHỆ ANdulichnghean.gov.vn › uploads › file › Van ban 1(1).doc · Web viewTỉnh Nghệ An được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng

Bắc, hệ thống thiết bị bốc xếp, xây dựng bến số 5 và 6, nạo vét luồng lạch cho tàu 1 vạn tấn ra vào thuận lợi, gắn với hình thành và phát triển Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An. Đầu tư xây dựng cảng nước sâu Cửa Lò để tiếp nhận tàu 30.000-50.000 DTW; xây dựng cầu cảng du lịch.

Tiếp tục nâng cấp, đầu tư xây dựng các cảng Cửa Hội, Bến Thuỷ, Nghi Xuân, Hưng Hoà, Lạch Quèn, Lạch Thơi, Cửa Vạn... phục vụ cho việc khai thác thuỷ hải sản, vận tải hàng hoá.

Xây dựng mới cảng Đông Hồi tại Quỳnh Lưu để phục vụ phát triển khu công nghiệp Đông Hồi. Là cảng chuyên dùng phục vụ nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hoá cho nhà máy nhiệt điện, nhà máy thép, vật liệu xây dựng trong khu công nghiệp Đông Hồi và hàng hoá khu vực phía Tây Bắc Nghệ An.

Tiến hành cải tạo, nâng cấp, nạo vét luồng lạch hệ thống giao thông đường sông.e) Đường sắt và đường hàng khôngXây dựng tuyến đường sắt cao tốc đoạn Vinh – Hà Nội; khôi phục tuyến

xuống cảng Cửa Lò, nâng cấp tuyến Nghĩa Đàn – Cầu Giát. Ga Vinh: Tách ga hàng hoá ra khỏi ga hành khách hiện nay; nâng cấp các ga phụ, phục hồi ga Diễn Châu. Tiếp tục xây dựng, nâng cấp sân bay Vinh đạt cấp cảng hàng không 4C (theo ICAO) và sân bay quân sự cấp II. Mở thêm một số tuyến bay mới đi các tỉnh trong nước và quốc tế.

Bổ sung quy hoạch địa điểm sân bay mới.7.2. Bưu chính viễn thông và công nghệ thông tinPhát triển mạng thông tin liên lạc hiện đại và đồng bộ, đẩy nhanh việc ứng

dụng công nghệ thông tin trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt trong hệ thống lãnh đạo và quản lý. Nâng cấp các tổng đài và cáp quang hoá toàn bộ hệ thống truyền dẫn; phủ sóng di động toàn tỉnh. Phát triển mạng lưới Internet tốc độ cao, truyền hình cáp, truyền hình kỹ thuật số đến tất cả các xã.

Hoàn chỉnh xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin để Nghệ An trở thành tỉnh điện tử. Cổng điện tử của tỉnh kết nối với tất cả các cơ quan, đơn vị trong tỉnh, các hoạt động của các cơ quan, tổ chức sẽ được thực hiện qua mạng, trực tuyến.

Bổ sung quy hoạch: Xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng thông tin tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử.

Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo

7.3. Hệ thống phân phối điệnDự báo nhu cầu tiêu thụ điện năng của tỉnh sẽ tăng nhanh trong thời kỳ quy

hoạch, bình quân 15,4%/năm trong giai đoạn 2011-2015 và 11,9%/năm giai đoạn 2015-2020, tương ứng là 2.800 GWh năm 2015 và 5.000 GWh năm 2020.

Page 63: UBNDTỈNH NGHỆ ANdulichnghean.gov.vn › uploads › file › Van ban 1(1).doc · Web viewTỉnh Nghệ An được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng

Để đáp ứng nhu cầu phát triển của tỉnh và đấu nối các nhà máy điện vào hệ thống điện quốc gia, dự kiến cần phải phát triển hệ thống lưới điện và các trạm điện như sau:

a) Hệ thống lưới điệnXây dựng mới đường dây 220 KV: 168 km đường dây mạch kép Thuỷ điện Bản

Vẽ - Đô Lương - Hưng Đông; 75 km đường dây 1 mạch Hưng Đông - Nghi Sơn.Đường dây 110 kV: Giai đoạn 2011-2015, xây dựng mới 20 km đường dây

mạch kép và 48 km đường dây mạch đơn đến các xã, các khu, cụm công nghiệp. Về phát triển lưới trung thế, trong giai đoạn 2011-2020 cần xây dựng mới

1.770 km đường dây trong đó 1.375 km cấp điện áp 35kV, 395 km đường dây 22 kV; cải tạo 445 km đường dây trong đó về cấp điện áp 22kV là 301 km và 35kV là 144 km. Tiếp tục phát triển, cải tạo mạng lưới điện ở các đô thị, khu công nghiệp và khu vực nông thôn.

b) Trạm biến áp: Trạm 220 kV: Giai đoạn 2011 -2015, xây dựng mới 1 trạm ở Quỳnh Lưu quy mô 2x250 MVA trước mắt lắp 1 máy và nâng công suất trạm Đô Lương lên 2x125 MVA.

Trạm 110 kV: Giai đoạn 2011-2015 xây dựng thêm 4 trạm với dung lượng là 121MVA và 10 trạm với dung lượng 292MVA. Giai đoạn đến năm 2020, tiếp tục xây dựng thêm các trạm để đáp ứng nhu cầu điện cho sản xuất và sinh hoạt.

7.4. Cấp nước sạch, thoát nướca) Hệ thống cấp nước sạch cho dân cư: Phương hướng phát triển hệ thống cấp

nước đến năm 2020:Khu vực đô thị: Bổ sung quy hoạch: - Nâng cấp mở rộng nhà máy nước cho thành phố, thị xã, thị trấn. - Xây dựng thêm các nhà máy nước phục vụ nhu cầu của Khu kinh tế Đông

Nam, Hoàng Mai - Đông Hồi, các khu công nghiệp (bao gồm nước sinh hoạt và nước phục vụ sản xuất) và các đô thị mới khác.

Công suất cấp nước đạt khoảng 25-30 vạn m3/ngày đêm vào năm 2020 (theo quy hoạch cũ).

Khu vực nông thôn: Những nơi dân cư sống tập trung, gần các đô thị, nơi nguồn nước bị ô nhiễm:

Nối mạng để dùng nước của các nhà máy nước ở các đô thị. Phát huy hết công suất các nhà máy nước đã xây dựng ở khu vực nông thôn. Xây dựng thêm các nhà máy cung cấp nước sạch, với quy mô cung cấp cho một cụm dân cư, cả xã, cụm các xã.

Những nơi dân cư sống không tập trung, nguồn nước tự nhiên không bị ô nhiễm: Sử dụng tổng hợp các biện pháp để cung cấp nhu cầu nước sinh hoạt cho người dân như: Xây dựng các công trình cấp nước tập trung bằng hình thức tự chảy áp dụng cho

Page 64: UBNDTỈNH NGHỆ ANdulichnghean.gov.vn › uploads › file › Van ban 1(1).doc · Web viewTỉnh Nghệ An được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng

vùng miền núi cao (lưu ý hệ thống xử lý đầu nguồn để đảm bảo chất lượng vệ sinh nước); sử dụng nguồn nước giếng đào, giếng khoan; xây dựng bể chứa nước mưa.

Xây dựng và ban hành giá nước chỉ đạo theo nguyên tắc từng bước xoá bỏ tình trạng bao cấp, đảm bảo hiệu quả sản xuất và kinh doanh. Khuyến khích, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng các công trình cấp nước sạch.

b) Thoát nước: Tập trung đầu tư đồng bộ nâng cấp, xây mới hệ thống thoát nước mưa và nước bẩn, đặc biệt là hệ thống thoát nước ở các khu đô thị, công nghiệp. Ưu tiên hệ thống thoát nước ở thành phố Vinh để đảm bảo thành phố đáp ứng đủ các yêu cầu đặt ra về kết cấu hạ tầng đối với một đô thị đang ở trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ. Ngoài ra, cần quan tâm thích đáng đến hệ thống thoát nước tại các khu du lịch biển nhằm bảo đảm môi trường sinh thái cũng như sự phát triển bền vững của ngành du lịch biển vốn là thế mạnh của Nghệ An.

Đối với các khu công nghiệp tập trung quy mô lớn và các xí nghiệp có chất thải độc hại, phải tổ chức hệ thống đường ống theo đúng các quy định về bảo vệ môi trường. Nước thải khu công nghiệp phải qua xử lý hai lần: Lần thứ nhất xử lý tại nhà máy, lần thứ hai xử lý tại khu xử lý chung của khu công nghiệp.

Đối với khu vực nông thôn, cứng hóa và thay thế các mương hở bằng cống ngầm trong điều kiện kinh phí cho phép. Có phương án xử lý nước thải phù hợp cho khu vực này để giảm thiểu tác động xấu đến môi trường cũng như sức khỏe của người dân.

Xây dựng các nhà máy xử lý nước thải cho các khu công nghiệp tập trung, các nhà máy khai thác và chế biến khoáng sản.

7.5. Hệ thống thủy lợiThường xuyên làm tốt công tác duy tu, bảo dưỡng, nâng cấp hệ thống hồ đập

để đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ, cung cấp nước phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân.

Nâng cấp hệ thống thủy nông Bắc và thủy nông Nam đảm bảo tưới ổn định cho 70.000 ha. Tiếp tục thực hiện chương trình bê tông hoá kênh mương, đặc biệt chú trọng kênh cấp I và cấp II.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án: Xây dựng hệ thống thuỷ lợi tưới tiêu chủ động cho vùng chuyên canh lạc; Sửa chữa, nâng cấp hệ thống đê sông, đê biển; Xây dựng kè chống sạt lở bờ sông những nơi xung yếu.

Xây dựng công trình thủy lợi Bản Mồng (Quỳ Hợp), Thác Muối (Thanh Chương), thuỷ điện kết hợp thuỷ lợi Nậm Việc, Sao Va (Quế Phong); Sửa chữa, nâng cấp cụm các công trình thuỷ lợi các huyện miền núi (Khe Là - Khe Đá, hệ thống kênh sông Sào giai đoạn 2,..) và các huyện đồng bằng ven biển (hồ Vực Mấu, hồ Vệ Vừng - Quán Hài,...).

Bổ sung quy hoạch: Một số dự án thuỷ lợi trọng điểm: Nâng cấp mở rộng

Page 65: UBNDTỈNH NGHỆ ANdulichnghean.gov.vn › uploads › file › Van ban 1(1).doc · Web viewTỉnh Nghệ An được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng

Cống Nam Đàn, tiêu thoát nước vùng Nam - Hưng - Nghi, Diễn – Yên - Quỳnh; Xây dựng cống ngăn mặn giữ ngọt Sông Lam để đảm bảo giữ nguồn nước cho vùng Nam - Hưng - Nghi - Vinh; Cống ngăn mặn giữ ngọt sông Mơ (Quỳnh Lưu) để đảm bảo giữ nguồn nước cho vùng Quỳnh Lưu- Hoàng Mai; hồ Khe lại - Vực Mấu (Quỳnh Lưu), hồ Khe Hạc (Yên Thành); cải tạo kênh Lam Trà (Nam Đàn, Hưng Nguyên); Cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới một số cảng cá, các cơ sở neo đậu tránh trú bão cho tàu cá ở Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Cửa Lò.

V. BỔ SUNG, ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH KHÔNG GIAN PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI

1. PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ (Bổ sung theo Nghị quyết số 231/2008/NQ-HĐND ngày 23/7/2008 của HĐND tỉnh)

1.1. Mục tiêu Quy hoạch tổng thể hệ thống các đô thị tỉnh Nghệ An là quy hoạch xây dựng

vùng; nhằm định hướng phát triển các đô thị trên địa bàn tỉnh theo hướng hiện đại, bền vững, phù hợp quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội và khai thác tốt tiềm năng lợi thế của từng vùng; làm căn cứ cho các đô thị phát triển hạ tầng kỷ thuật, hạ tầng xã hội, kiến trúc đô thị hiện đại và đậm đà bản sắc dân tộc, trở thành nhân tố phục vụ tốt và thúc đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với bảo đảm an ninh, quốc phòng và bảo vệ môi trường sống trên địa bàn Nghệ An.

Đến năm 2020 dân số đô thị chiếm khoảng 37% dân số toàn tỉnh.1.2. Định hướng tổ chức không gian hệ thống các đô thị của tỉnh- Tổ chức quy hoạch xây dựng và phân bổ các đô thị trung tâm trên các vùng

một cách hợp lý, phù hợp với phát triển kinh tế- xã hội an ninh quốc phòng của tỉnh.- Hệ thống đô thị hình thành trên cơ sở các đô thị trung tâm như: Thành phố

Vinh, thị xã Cửa Lò, các đô thị trung tâm vùng phía Tây Nam ( Con Cuông) Tây Bắc ( Thái Hòa), đô thị trung tâm Nam Thanh Bắc Nghệ ( Hoàng Mai) các đô thị giữ vai trò chức năng khác như: Phủ Diễn huyện Diễn Châu, Đô Lương, Tân Kỳ.

- Các đô thị trung tâm của các huyện bao gồm: Các đô thị đã đóng vai trò là trung tâm huyện lỵ phải mở rộng cải tạo, các đô thị mới được phát triển trên cơ sở chức năng của đô thị loại này phù hợp phát triển kinh tế- xã hội của từng huyện.

- Các thị tứ được hình thành phát triển trên cơ sở là đầu mối giao thông, trung tâm kinh tế, văn hóa, dịch vụ, du lịch của xã, trung tâm cụm xã động lực phát triển cho đô thị mới sau năm 2020 của tỉnh.

2. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH CÁC VÙNG LÃNH THỔTrên cơ sở về điều kiện tự nhiên, tiềm năng kinh tế - xã hội và tập quán sản

xuất, dự kiến phân các vùng kinh tế - xã hội và định hướng phát triển vùng kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh như sau:

Page 66: UBNDTỈNH NGHỆ ANdulichnghean.gov.vn › uploads › file › Van ban 1(1).doc · Web viewTỉnh Nghệ An được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng

2.1. Vùng đồng bằng, ven biển Đây là vùng có điều kiện để phát triển các loại cây lương thực, nhất là lúa và

cây công nghiệp ngắn ngày như lạc, vừng, phát triển nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thuỷ hải sản; có nguồn đá vôi, đất sét phong phú để sản xuất vật liệu xây dựng; nơi có nguồn nhân lực dồi dào, trình độ cao hơn các vùng khác, do vậy có điều kiện phát triển các sản phẩm công nghiệp có hàm lượng trí tuệ cao.

Bổ sung, điều chỉnh quy hoạch phát triển của vùng đến năm 2020 là:Chú trọng phát triển trồng lúa trên diện tích chủ động tưới tiêu, mở rộng diện

tích ngô vụ đông trên diện tích 02 lúa. Thâm canh cao diện tích trồng cây lương thực, đặc biệt là diện tích lúa nước của hai vùng trọng điểm lương thực (Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu, Đô Lương và Nam Đàn, Hưng Nguyên). Hình thành vùng sản xuất lúa chất lượng cao phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Phát triển mạnh cây công nghiệp ngắn ngày: lạc, vừng. Chuyển đổi một số diện tích lúa cấy cưỡng sang trồng lạc để tăng diện tích và sản lượng lạc cho chế biến và xuất khẩu. Phát triển trồng dứa ở vùng đồi một số huyện (Quỳnh Lưu, Yên Thành,...) để cung cấp cho nhà máy chế biến ở Quỳnh Lưu.

Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm (lợn nạc, gà), bò thịt theo mô hình chăn nuôi công nghiệp. Khai thác có hiệu quả diện tích mặt nước ao, hồ để nuôi trồng thủy sản. Đầu tư mở rộng diện tích và thâm canh nuôi tôm xuất khẩu ở Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc; đầu tư đồng bộ phát triển đội tàu đánh bắt xa bờ.

Phát triển ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng như: xi măng (Quỳnh Lưu, Đô Lương), gạch, ngói lợp (bao gồm các sản phẩm truyền thống và vật liệu mới); đá ốp lát nhân tạo; đồ gốm, sứ; các loại sản phẩm cơ khí; hoá dầu; sản phẩm điện, điện tử, công nghệ thông tin, phần mềm; tàu thuỷ; chế biến nông - lâm - thuỷ sản (chế biến dứa; hàng thuỷ sản đông lạnh và các sản phẩm truyền thống của thuỷ sản; thịt gia súc, gia cầm; giấy, bột giấy, đồ gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ, v.v...).

Đẩy mạnh phát triển du lịch (du lịch biển, các di tích lịch sử, di tích văn hoá...) và dịch vụ khác (vận tải, bưu chính viễn thông, tài chính ngân hàng...) của vùng gắn với hệ thống du lịch, dịch vụ toàn tỉnh và cả nước.

Từng bước nâng cấp, hoàn thiện và đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò và các thị trấn, thị tứ. Nâng cấp, mở rộng và hiện đại hoá hệ thống hạ tầng phục vụ sản xuất và các hạ tầng xã hội phục vụ phát triển kinh tế của tỉnh và của vùng: sân bay, cảng biển, đường sắt, đường bộ, hệ thống thuỷ lợi tưới tiêu, hệ thống đê biển; hệ thống các trường đại học; các cơ sở khám chữa bệnh, các công trình cấp thoát nước, v.v...

Vùng Đồng bằng ven biển chia ra 2 vùng trọng điểm như sau:a) Vùng Kinh tế Đông Nam: Bao gồm khu kinh tế Đông Nam, Thành phố

Vinh, Thị Xã Cửa Lò, khu Nam Nghệ - Bắc Hà.

Page 67: UBNDTỈNH NGHỆ ANdulichnghean.gov.vn › uploads › file › Van ban 1(1).doc · Web viewTỉnh Nghệ An được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng

- Tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện Quyết định số 239/2005/QĐ-TTg ngày 30/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng thành phố Vinh thành trung tâm kinh tế, văn hoá vùng Bắc Trung Bộ và Quyết định 1210/QĐ-TTg ngày 05/9/2009 công nhận thành phố Vinh đô thị loại I.

- Xây dựng Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An thành khu kinh tế đa ngành, đa chức năng gắn với thành phố Vinh trở thành địa bàn phát triển có tính đột phá của tỉnh Nghệ An. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An, tạo điều kiện thuận lợi cho thu hút đầu tư. Trong đó, tập trung công tác thu hồi đất, xây dựng khu phi thuế quan gắn với cảng Cửa Lò nhằm thu hút đầu tư. Tiếp tục đầu tư xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp theo quy hoạch được duyệt.

b.Vùng Hoàng Mai – Đông Hồi gắn với vùng Nam Thanh - Bắc NghệXây dựng vùng Hoàng Mai- Đông Hồi trong vùng Nam Thanh - Bắc Nghệ

thành vùng kinh tế trọng điểm theo định hướng được Chính phủ phê duyệt. Tập trung phát triển các ngành công nghiệp động lực: xi măng, nhiệt điện, luyện thép, công nghiệp cơ khí (Đầu tư dây chuyền 2 nhà máy xi măng Hoàng Mai công suất 4,5 triệu tấn/năm; xây dựng xi măng Tân Thắng 2,0 triệu tấn, xây dựng nhà máy nhiệt điện 2.400 MW, nhà máy luyện thép 2,4 triệu tấn/năm); đầu tư xây dựng Cảng Đông Hồi, hạ tầng Khu công nghiệp Đông Hồi, Khu công nghiệp Hoàng Mai.

2.2. Vùng miền núi Trọng điểm vùng là Tân Kỳ - Đô Lương - Nghĩa Đàn - Thái Hoà - Quỳ Hợp

gắn với miền Tây Nghệ An: Định hướng phát triển của vùng là: Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, chuyển dịch

cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại; phấn đấu đến năm 2020, các huyện miền núi chiếm 20% cơ cấu GDP của cả tỉnh.

Phát triển chăn nuôi đại gia súc (đặc biệt là bò sữa), cây công nghiệp và chế biến nông lâm sản: mía, cao su, chè, chế biến hoa quả, chế biệt thịt, sữa. Phát triển các ngành công nghiệp động lực là: thủy điện, xi măng, vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm sản, công nghiệp khai khoáng.

Đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án xi măng Đô Lương, Tân Kỳ, các nhà máy thuỷ điện; xây dựng một số cơ sở sản xuất gạch ở Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, khai thác và chế biến đá trắng, đá ốp lát và đá granit ở Quỳ Hợp, Tân Kỳ.

Xây dựng các KCN trên địa bàn như KCN Nghĩa Đàn, KCN Sông Dinh, KCN Tân Kỳ và một số CCN nhỏ khác trên địa bàn các huyện miền núi.

Tập trung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thuỷ để phát triển giao lưu kinh tế với Lào và vùng Đông Bắc của Thái Lan.

Phát triển lâm nghiệp theo hướng: Phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ tốt rừng phòng hộ đầu nguồn. Xây dựng và bảo vệ có hiệu quả khu bảo tồn thiên nhiên Pù Mát.rừng đặc dụng Pù Huống, kết hợp với khoanh nuôi, tái sinh, bảo đảm cân bằng

Page 68: UBNDTỈNH NGHỆ ANdulichnghean.gov.vn › uploads › file › Van ban 1(1).doc · Web viewTỉnh Nghệ An được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng

sinh thái. Phát triển trồng rừng nguyên liệu phục vụ chế biến đồ gỗ, nguyên liệu giấy. Hoàn thiện hệ thống kênh mương để phát huy công trình Hồ thủy lợi Sông

Sào (công suất tưới 5.000 ha, trong đó có 3.000 ha cây công nghiệp). Xây dựng công trình thuỷ lợi kết hợp thuỷ điện Bản Mồng.

Đối với các xã đặc biệt khó khăn, cần tăng cường thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ sản xuất cho người dân; đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ xã, thôn, bản và cộng đồng; hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật. Phát triển kinh tế gắn với ổn định dân cư, hạn chế đi đến chấm dứt tình trạng du canh, du cư của một số đồng bào dân tộc vùng cao, xoá đói, giảm nghèo.

VI. CÁC KHÂU ĐỘT PHÁ THEO NGÀNH VÀ LĨNH VỰC- Hình thành các cực tăng trưởng, vùng trọng điểm: (i) Khu kinh tế Đông

Nam, Thành phố Vinh, Thị Xã Cửa Lò gắn với khu Nam Nghệ - Bắc Hà; (ii) Vùng Hoàng Mai – Đông Hồi gắn với vùng Nam Thanh - Bắc Nghệ; (iii) Vùng Tân Kỳ - Đô Lương - Nghĩa Đàn - Thái Hoà - Quỳ Hợp gắn với miền Tây Nghệ An.

- Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao gắn đẩy mạnh ứng dụng phát triển công nghệ cao và tiềm lực khoa học công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển.

- Phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ ở cả đô thị và nông thôn.- Đẩy mạnh tốc độ đô thị hoá; phát triển các đô thị trung tâm, đô thị ngoại vi

và các điểm dân cư nông thôn nhằm tạo ra một bức tranh phân bố dân cư mới.- Tập trung đầu tư để hình thành hệ thống các sản phẩm chủ lực trong những

ngành và lĩnh vực có lợi thế so sánh (nhất là ngành dịch vụ) nhằm tạo ra thế và lực cho sự phát triển lâu dài của Tỉnh.

- Đẩy mạnh cải cách, nhất là cải cách hành chính, đổi mới cơ chế, chính sách nhằm thu hút mạnh hơn các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước.

VII. NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ1. NHU CẦU VÔN ĐẦU TƯĐể đảm bảo phương án quy hoạch đòi hỏi phải huy động được nhiều

nguồn vốn, đảm bảo tỷ lệ đầu tư so với GDP khoảng 50%GDP trong giai đoạn 5 năm 2011-2015 khoảng 180.000 tỷ đồng, tăng bình quân khoảng 19-20%. Giai đoạn 2016-2020 nhu cầu vốn đầu tư khoảng 450.000 tỷ đồng. Biểu 6.

2. KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ2.1. Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước Theo tính toán, giai đoạn 2011-2015 dự kiến huy động 45.000 tỷ đồng, đáp

ứng được 25% nhu cầu vốn đầu tư. Trong đó nguồn trái phiếu Chính phủ dự kiến khoang 8.000 tỷ đồng; ODA: 3.000 tỷ đồng. Giai đoạn 2016-2020 dự kiến huy động

Page 69: UBNDTỈNH NGHỆ ANdulichnghean.gov.vn › uploads › file › Van ban 1(1).doc · Web viewTỉnh Nghệ An được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng

67.000 tỷ đồng, đáp ứng được 15% nhu cầu vốn đầu tư; Nguồn vốn ngân sách nhà nước dành chủ yếu cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội.

2.2. Nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp Dự báo trong giai đoạn 2011-2015 có thể huy động được khoảng 31.000 tỷ

đồng, đáp ứng khoảng 17,0-18,0% nhu cầu vốn đầu tư; giai đoạn 2016-2020 huy động được khoảng 90.000 tỷ, đáp ứng được khoảng 20,0%% nhu cầu vốn đầu tư.

2.3. Nguồn vốn dân cư và tư nhân Nguồn vốn này có thể đáp ứng được 20% nhu cầu vốn đầu tư của giai đoạn

2011-2020; tương ứng số tiền huy động giai đoạn 2011-2015 là 36.000 tỷ đồng, giai đoạn 2015-2020 là 90.000 tỷ .

Biểu 6: Dự kiến cơ cấu nguồn vốn đầu tư ĐVT: Tỷ đồng

TT Chỉ tiêu KH 2011-2015 KH 2016-2020

  Tổng vốn đầu tư toàn xã hội Khoảng 180.000 Khoảng 450.000

I Phân theo nguồn vốn    

  Trong đó:

- Vốn đầu tư ngân sách nhà nước 45.000 67.000

Trong đó: Vốn trái phiếu chính phủ

Vốn ODA

8.000

3.000

8.000

3.000

- Vốn tín dụng đầu tư 32.000 90.000

- Vốn đầu tư doanh nghiệp 31.000 90.000

- Vốn đầu tư của dân cư và tư nhân 36.000 90.000

- Vốn ngoài tỉnh 36.000 113.000

Trong đó: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 10.000 50.000

II Phân Theo lĩnh vực đầu tư    

1 Nông lâm ngư nghiệp 30.000-35.000 90.000-100.000

2 Công nghiệp và điện 60.000-65.000 130.000-150.000

3 Dịch vụ - hạ tầng 85.000-90.000 180.000-200.000

2.4. Vốn đầu tư thu hút ngoài tỉnh và ngoài nước (FDI )Nguồn vốn này có vị trí rất quan trọng, việc thu hút đầu tư bên ngoài không

Page 70: UBNDTỈNH NGHỆ ANdulichnghean.gov.vn › uploads › file › Van ban 1(1).doc · Web viewTỉnh Nghệ An được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng

chỉ là tạo vốn mà còn là cơ hội để đổi mới công nghệ, đào tạo cán bộ kỹ thuật và mở rộng thị trường. ước giai đoạn 2011-2020, có thể huy động được khoảng 68.000 tỷ đồng (trong đó giai đoạn 2011-2015 dự kiến huy động 36.000 tỷ đồng;Trong đó FDI khoảng 10.000 tỷ đồng; Giai đoạn 2016-2020 khoảng 50.000 tỷ đồng, trong đó vốn FDI khoảng 50.000 tỷ đồng),

2.5. Vốn tín dụng Sự điều tiết của nhà nước thể hiện bằng nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi. Dự

kiến giai đoạn 2011-2015 dự kiến cần khoảng 32.000 tỷ đồng; 2016-2020, cần khoảng 90.000 tỷ, chiếm khoảng 20,0% tổng nhu cầu vốn đầu tư. Nguồn vốn vay được sử dụng chủ yếu để thực hiện các dự án phát triển sản xuất trọng điểm.

VIII. BỔ SUNG QUY HOẠCH CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂMCăn cứ các tiêu nhiệm vụ và định hướng phát triển các ngành lĩnh vực. Cần

tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các chương trình và dự án trọng điểm sau:1. CÁC CHƯƠNG TRÌNHTrong giai đoạn 2011-2015 cần tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu

quả 6 chương trình, đề án sau:- Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. - Chương trình xây dựng nông thôn mới.

- Chương trình ứng dụng và phát triển công nghệ cao đến năm 2020. - Chương trình phát triển kết cấu hạ tầng.- Đề án phát triển Thành phố Vinh trở thành trung tâm kinh tế, văn hoá vùng

Bắc Trung Bộ. - Đề án phát triển kinh tế xã hội Miền Tây thời kỳ 2011-2020.Giai đoạn 2015-2020 tiếp tục 6 chương trình của giai đoạn 2011-2015 và bổ

sung thêm chương trình chống biến đổi khí hậu.2. CÁC DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM- Các dự án sản xuất kinh doanh trọng điểm (có biểu kèm theo)- Các dự án hạ tầng quan trọng (có biểu kèm theo)IX. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU1. Tập trung phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trịTrước hết cần tập trung khắc phục có hiệu quả những nguyên nhân gây trở

ngại cho sự phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường, đặc biệt là các nguyên nhân chủ quan do lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành của các cấp, các ngành (tư duy phát triển, lợi ích cục bộ vùng miền, đầu tư dàn trải, giải phóng mặt bằng,...). Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực.

Page 71: UBNDTỈNH NGHỆ ANdulichnghean.gov.vn › uploads › file › Van ban 1(1).doc · Web viewTỉnh Nghệ An được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng

2. Nâng cao chất lượng các loại quy hoạch và quản lý tốt quy hoạchTrước hết là quy trình, nội dung quy hoạch, đồng thời với các giải pháp đồng

bộ trong quá trình triển khai thực hiện nhất là các lĩnh vực nhạy cảm (phát triển đô thị, khoáng sản, đất đai,...) trên cơ sở thống nhất với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và định hướng của Trung ương trong phát triển ngành, sản phẩm chủ lực. Quản lý tốt công tác quy hoạch.

3. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh

- Rà soát quy hoạch, các chương trình dự án trên cơ sở tiếp tục thực hiện Kết luận 02-KL/TW của Bộ Chính trị; tập trung đầu tư theo các chương trình, dự án đã xác định trên cơ sở bảo đảm cân đối nguồn lực để sớm phát huy hiệu quả, giảm thất thoát, lãng phí.

- Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực. Triển khai có hiệu quả các giải pháp tạo nguồn thu, chống thất thu, tiết kiệm chi, chống thất thoát trong đầu tư xây dựng để tạo nguồn phục vụ cho đầu tư phát triển; tăng tỷ lệ tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế của tỉnh. Có chính sách khai thác hợp lý, hiệu quả quỹ đất và các nguồn tài nguyên. Làm tốt quy hoạch hạ tầng để tạo quỹ đất, làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, cung cấp dịch vụ hạ tầng, cung cấp lao động theo yêu cầu cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào Nghệ An.

- Thực hiện đồng bộ 8 nhóm giải pháp nhằm nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), quan trọng hơn đó là cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh:

+ Tuyên truyền, nâng cao nhận thức từ lãnh đạo các cấp, ngành, cán bộ công chức nhất là các cơ quan liên quan đến chỉ số PCI; đưa nội dung về cải thiện chỉ số PCI nói riêng và môi trường đầu tư, kinh doanh của tỉnh, của các sở, ngành, địa phương vào sinh hoạt chuyên môn, các chuyên đề sinh hoạt chi bộ, đảng bộ để nâng cao nhận thức, tư duy và cách làm của cán bộ công chức và doanh nghiệp.

+ Tiếp tục triển khai mạnh mẽ và sâu rộng công tác cải cách hành chính (từ tư duy, nhận thức cho đến hành động); triển khai cơ chế một cửa liên thông nhằm giúp nhà đầu tư giảm trừ thời gian trong giải quyết các thủ tục đầu tư; nâng cao chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ công chức. Cùng vấn đề này, tiếp tục rà soát, bồi dưỡng và đào tạo nâng cao phẩm chất, năng lực cho đội ngũ cán bộ công chức, nhất là về trách nhiệm, kỹ năng trong công tác gắn với chính sách tuyển dụng, đãi ngộ phù hợp; Đồng thời, có chế tài xử lý vi phạm thật nghiêm đối với cán bộ, công chức vi phạm.

+ Rà soát, điều chỉnh, bổ sung và công khai kịp thời các cơ chế, chính sách, các loại quy hoạch của tỉnh (quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch địa điểm xây dựng, quy hoạch ngành, lĩnh vực,..) nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư tiếp cận thông tin và các cơ hội đầu tư, kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Page 72: UBNDTỈNH NGHỆ ANdulichnghean.gov.vn › uploads › file › Van ban 1(1).doc · Web viewTỉnh Nghệ An được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng

+ Chủ động gặp gỡ, trao đổi và lắng nghe các phản hồi, phản ánh từ cơ sở, doanh nghịêp để giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp và hoàn thiện cơ chế, chính sách của tỉnh.

+ Nâng cao chất lượng công tác tham mưu của các cơ quan chuyên môn và tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc của lãnh đạo tỉnh để khác phục những hạn chế, yếu kém trong môi trường đầu tư, sản xuất kinh doanh của tỉnh;

+ Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về môi trường đầu tư kinh doanh và các chính sách hỗ trợ đầu tư của tỉnh, tạo sự đồng thuận cao trong phát triển kinh tế - xã hội bằng nhiều hình thức phong phú.

+ Đầu tư nâng cấp, cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng bằng cách tập trung ngân sách tỉnh để đầu tư; kêu gọi, khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư hạ tầng KKT, các KCN trên địa bàn tỉnh; vận động các dự án đầu tư theo hình thức ODA, BOT, BT, BTO và PPP…

+ Nâng cao nhận thức, kiến thức về pháp luật cho các doanh nghiệp cũng như chất lượng lao động trên địa bàn tỉnh thông qua các cuộc tập huấn, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật, tổ chức các lớp đào tạo khởi sự doanh nghiệp cho bộ phận doanh nghiệp mới thành lập; liên kết đào tạo nghề, tổ chức các hội chợ việc làm gắn với nhu cầu của doanh nghiệp. Xây dựng đội ngũ doanh nghiệp giỏi trong đó có một số doanh nghiệp tầm cỡ quốc gia và quốc tế. Chuẩn bị điều kiện để hình thành một số doanh nghiệp tư vấn thiết kế, phân phối và tiêu thụ sản phẩm có giá trị gia tăng cao.

4. Tập trung phát triển nguồn nhân lực- Phát triển nguồn nhân lực đảm bảo cả về thể lực và trí lực trên cơ sở củng cố

hệ thống giáo dục từ bậc học mầm non, phổ thông, đến đào tạo chuyên nghiệp và phát triển hệ thống hạ tầng xã hội như y tế, văn hoá,… Chú trọng nâng cao trình độ tay nghề của người lao động, nhất là nông dân. Gắn việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế với cơ cấu lao động trên cơ sở làm tốt công tác đào tạo theo các ngành nghề.

- Tăng cường, tập trung nguồn lực ngân sách nhà nước kết hợp với tăng cường xã hội hoá, huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển nguồn nhân lực, đẩy mạnh hợp tác, khuyến khích đầu tư của khu vực tư nhân, đầu tư nước ngoài và sự tham gia của người dân để thực hiện hiệu quả các chương trình của nhà nước.

- Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, cho đội ngũ cán bộ, công chức. Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung chính sách thu hút nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và tạo điều kiên, môi trường thuận lợi để đội ngũ trí thức phát huy tốt năng lực.

5. Phát triển khoa học công nghệ- Đảm bảo khoa học và công nghệ phải thực sự là động lực của sự phát triển,

tạo tốc độ tăng trưởng cao. Thực hiện đồng bộ ba nhiệm vụ chủ yếu: Nâng cao năng lực khoa học, công nghệ; đổi mới cơ chế quản lý; đổi mới nghiên cứu, ứng dụng.

Page 73: UBNDTỈNH NGHỆ ANdulichnghean.gov.vn › uploads › file › Van ban 1(1).doc · Web viewTỉnh Nghệ An được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất kinh doanh, trong quản lý hành chính Nhà nước và trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành công việc hàng ngày của các ngành, các cấp.

- Tiếp cận nhanh và áp dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ; hình thành và phát triển một số lĩnh vực công nghệ cao, trước mắt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học, trong đó ưu tiên đầu tư cho việc khảo nghiệm, đưa các loại giống cây, con có năng suất cao, chất lượng tốt và tính thích nghi cao vào sản xuất. Tăng mức đầu tư mở rộng mạng lưới, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công, sản xuất cây con giống, thú y, bảo vệ thực vật từ tỉnh đến huyện, xã.

- Đổi mới tổ chức và cơ chế quản lý theo hướng đề cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân hoạt động khoa học công nghệ. Nâng cao hiệu quả các đề tài khoa học, đảm bảo các kết quả nghiên cứu phải được ứng dụng có hiệu quả trong thực tế. Xây dựng và phát triển thị trường khoa học công nghệ trên địa bàn. Thực hiện quyền và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Ngăn chặn nhập khẩu, chuyển giao công nghệ lạc hậu. Ngăn chặn tình trạng sản xuất lưu thông hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm về tiêu chuẩn đo lường chất lượng hàng hoá, bảo vệ quyền lợi và sức khoẻ của người tiêu dùng; xây dựng cơ chế trao đổi hợp tác, liên kết các hội chuyên ngành. Có chính sách phù hợp, khuyến khích trọng dụng nhân tài, tôn vinh những người làm công tác khoa học có nhiều cống hiến cho sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.

- Đẩy mạnh nghiên cứu các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, tổng kết thực tiễn phục vụ cho việc nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của chính quyền và xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Nghiên cứu khai thác các giá trị truyền thống văn hoá, lịch sử của quê hương phục vụ cho nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội. Tích cực đề nghị Viện Khoa học xã hội Việt Nam hỗ trợ, giúp đỡ Nghệ An xây dựng và phát triển Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn Nghệ An sớm trở thành Viện Khoa học xã hội- Nhân văn Nghệ An.

6. Chăm lo bảo vệ môi trường, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm về bảo vệ môi trường đối với mọi người dân. Xây dựng mô hình quần chúng tự giác tham gia bảo vệ môi trường và nhân ra diện rộng các điển hình tiên tiến. Bảo đảm yêu cầu về môi trường ngay từ khâu thẩm định, phê duyệt các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư, thực hiện nghiêm việc đánh giá tác động môi trường, không cho đưa vào xây dựng, vận hành, khai thác các cơ sở chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Rà soát lại các văn bản hành chính liên quan đến công tác bảo vệ môi trường để điều chỉnh, bổ sung phù hợp. Bố trí đủ cán bộ có năng lực chuyên môn, am hiểu về công tác quản lý môi

Page 74: UBNDTỈNH NGHỆ ANdulichnghean.gov.vn › uploads › file › Van ban 1(1).doc · Web viewTỉnh Nghệ An được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng

trường trong cơ quan quản lý nhà nước các cấp để đảm nhận công việc có chất lượng. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra sau thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Nghiêm cấm việc nhập ngoại các dây chuyền, máy móc thiết bị, hàng tiêu dùng đã qua sử dụng và đã lạc hậu. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên trên cơ sở thực hiện tốt quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt. Quan tâm việc bố trí quỹ đất cho sản xuất và xây dựng trên địa bàn có hiệu quả. Hạn chế đến mức tối đa bỏ đất hoang. Chú trọng làm tốt công tác thủy lợi để nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Tập trung hoàn chỉnh quy trình trồng rừng thâm canh, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất. Tăng cường hoạt động bảo vệ, phát triển lâm nghiệp thông qua việc xây dựng các dự án phát triển rừng. Tổ chức khai thác rừng có kế hoạch để bảo vệ và phát triển vốn rừng bền vững. Tăng cường công tác kiểm tra, tổ chức tốt việc khai thác khoáng sản để hạn chế tác động xấu đến môi trường như khai thác đá vôi, đá trắng, đá đen, đá granít, đá bazan, thiếc, đất gốm sứ v.v... Đầu tư nâng cấp các công trình thủy lợi trên địa bàn, quản lý khai thác và sử dụng có hiệu quả các công trình cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của dân cư.

- Kiểm soát chặt chẽ chất thải, nhất là chất thải độc hại. Tăng cường công tác tuyên truyền về bảo vệ môi trường. Kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi gây ô nhiễm, hủy hoại môi trường. Khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực bảo vệ môi trường, thu gom, xử lý chất thải.

7. Quan tâm thực hiện các mục tiêu xã hộiCần áp dụng đồng bộ các chính sách, biện pháp phát triển kinh tế gắn với

phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; chú trọng bảo đảm an sinh xã hội, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo bền vững, giảm chênh lệch giàu nghèo; giải quyết những vấn đề gây bức xúc của nhân dân, nhất là trong việc giải toả đền bù, thu hồi đất và những tiêu cực trong giáo dục - đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhân dân..

8. Giải pháp về cơ chế, chính sáchRà soát cơ chế, chính sách theo yêu cầu phát triển mới, đáp ứng được chuyển

dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nhanh và bền vững. Bằng cơ chế và chính sách phù hợp để nhanh hiện thực những chương trình trọng điểm, vùng động lực sớm phát huy hiệu quả; đồng thời có biện pháp huy động tổng lực, tập trung và kiên quyết.

9. Đẩy mạnh cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí; đảm bảo quốc phòng – an ninh, trật tự an toàn xã hội

- Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính một cách mạnh mẽ và đồng bộ hơn nữa, nhất là cải cách các thủ tục hành chính trên các lĩnh vực thu hút đầu tư, xây dựng cơ bản, quản lý đất đai, tài chính, cán bộ theo hướng giải quyết công việc thuận lợi nhất, nhanh nhất cho nhân dân và các nhà đầu tư.

Page 75: UBNDTỈNH NGHỆ ANdulichnghean.gov.vn › uploads › file › Van ban 1(1).doc · Web viewTỉnh Nghệ An được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng

- Đồng thời với cải cách hành chính phải tăng cường quản lý trong thực hiện phân cấp cho các ngành, các huyện, thành, thị và các xã, phường, thị trấn.

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 15-NQ/TU ngày 31/12/2007 của BCH Đảng bộ tỉnh Ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm của BCH Trung ương Đảng khoá X về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước. Từng bước hiện đại hoá nền hành chính. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, điều kiện làm việc cho cán bộ công chức, nhất là trụ sở làm việc chính quyền cấp xã, ứng dụng công nghệ tin học vào quản lý. Tiếp tục thực hiện sắp xếp lại tổ chức bộ máy, bố trí sắp xếp luân chuyển đội ngũ cán bộ. Chăm lo đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ là người dân tộc thiểu số, cán bộ khoa học kỹ thuật nhằm tạo bước chuyển biến mạnh về chất của nguồn nhân lực.

- Việc thực hiện cải cách hành chính phải gắn với đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Thực hiện tốt chế độ công khai, minh bạch về kinh tế, tài chính trong các cơ quan hành chính, đơn vị cung ứng dịch vụ công, doanh nghiệp nhà nước. Công khai minh bạch về cơ chế, chính sách, các dự án đầu tư, xây dựng cơ bản, mua sắm từ ngân sách nhà nước, huy động đóng góp của nhân dân, quản lý và sử dụng đất đai, khoáng sản, tài sản công, công tác tiếp nhận, bổ nhiệm cán bộ. Xử lý nghiêm minh, kịp thời, công khai cán bộ tham nhũng; tổ chức, cá nhân gây thất thoát, lãng phí tài sản của nhà nước và nhân dân. Khuyến khích, bảo vệ những người tích cực đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Phát huy vai trò của các cơ quan dân cử, của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, các phương tiện thông tin đại chúng trong việc giám sát cán bộ, công chức, phát hiện, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí; cổ vũ, động viên phong trào tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng.

- Siết lại trật tự kỷ cương, đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, đẩy lùi các tệ nạn, tiêu cực xã hội, tai nạn giao thông; phòng, chống các loại tội phạm; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia./.

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN