68
BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH MARKETING KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH KẾ HOẠCH BÁN HÀNG CHO LỰC LƯỢNG BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY THỰC PHẨM QUỐC TẾ GVHD: THS.LƯỢNG VĂN QUỐC MHP: 1521101019605 NHÓM 2 1. Phùng Thị Mai 2. Trần Đào Nguyên 3. Nguyễn Minh Thi 4. Nguyễn Quỳnh Như 5. Nguyễn Kiều Ngân 6. Nguyễn Thị Như Quỳnh 7. Nguyễn Quỳnh Lê 8. Nguyễn Thị Thủy 9. Trần Ngọc Hải 10. Dương Thị Tuyết Nhung 11. Bùi Thị Ý Nhi 12. Bùi Đức Nhân 13. Trần Thị Kim Hương

tra-sua-bi-dao (2).docx

  • Upload
    mai-van

  • View
    253

  • Download
    14

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: tra-sua-bi-dao (2).docx

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH MARKETING

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

KẾ HOẠCH BÁN HÀNG CHO LỰC LƯỢNG BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY THỰC PHẨM QUỐC TẾ

GVHD: THS.LƯỢNG VĂN QUỐC

MHP: 1521101019605

NHÓM 2

1. Phùng Thị Mai

2. Trần Đào Nguyên

3. Nguyễn Minh Thi

4. Nguyễn Quỳnh Như

5. Nguyễn Kiều Ngân

6. Nguyễn Thị Như Quỳnh

7. Nguyễn Quỳnh Lê

8. Nguyễn Thị Thủy

9. Trần Ngọc Hải

10. Dương Thị Tuyết Nhung

11. Bùi Thị Ý Nhi

12. Bùi Đức Nhân

13. Trần Thị Kim Hương

14. Bùi Hải Yến

HCM, ngày 26 tháng 2 năm 2016

NHẬN XÉT CỦA GVHD

Page 2: tra-sua-bi-dao (2).docx

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

Page 3: tra-sua-bi-dao (2).docx

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

M C L CỤ Ụ

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ HOẠCH BÁN HÀNG................................1

Page 4: tra-sua-bi-dao (2).docx

1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM:.................................................................................1

1.2 PHÂN LOẠI...................................................................................................1

1.3 NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA KẾ HOẠCH BÁN HÀNG..............................2

1.4 TIẾN TRÌNH XÂY DỰNG KẾ HOẠC BÁN HÀNG.................................2

1.4.1 Bước 1: Xác định mục tiêu tổng thể, mục tiêu marketing.........................3

1.4.2 Bước 2: Phân tích thị trường, phân tích doanh nghiệp..............................3

1.4.3 Bước 3: Thiết lập mục tiêu bán hàng...........................................................3

1.4.4 Bước 4: Xây dựng phương án bán hàng......................................................5

1.4.5 Bước 5: Xây dựng chính sách hỗ trợ............................................................6

1.4.7 Bước 7: Dự thảo kế hoạch.............................................................................7

1.4.8 Bước 8: Lấy ý kiến đóng góp, hoàn chỉnh, ban hành kế hoạch.................7

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY IFS..................................7

2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY IFS................................................................7

2.1.1 Tên công ty......................................................................................................7

2.1.2 Chứng nhận đầu tư:.......................................................................................7

2.1.3 Trụ sở đăng ký của Công ty:.........................................................................7

2.1.4 Vốn điều lệ:.....................................................................................................7

2.1.5 Vốn đầu tư:.....................................................................................................8

2.1.6 Thành tích :.....................................................................................................8

2.2 CÁC DÒNG SẢN PHẨM CHÍNH...............................................................8

2.2.1 Các sản phẩm của Interfood :.......................................................................8

2.3 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN.......................................8

2.4 TRIẾT LÝ KINH DOANH.........................................................................10

2.5 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG CÔNG TY.................................................12

2.5.1 Môi trường vĩ mô.........................................................................................12

2.5.2 Môi trường vi mô:........................................................................................15

2.5.3 Định vị...........................................................................................................19

Page 5: tra-sua-bi-dao (2).docx

CHƯƠNG 3: KẾ HOẠCH BÁN HÀNG CHO SẢN PHẨM TRÀ SỮA BÍ ĐAO WONDERFARM CỦA CÔNG TY IFS TRONG 6 THÁNG CUỐI NĂM 2016........21

3.1 MỤC TIÊU TỔNG THỂ VÀ MARKETING:..........................................21

3.1.1 Mục tiêu tổng thể:........................................................................................21

3.1.2 Mục tiêu marketing:....................................................................................21

3.2 THIẾT LẬP MỤC TIÊU BÁN HÀNG......................................................21

3.2.1 Mục tiêu bán hàng chung............................................................................21

3.2.2 Mục tiêu bán hàng theo tháng....................................................................22

3.3 XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN BÁN HÀNG:.................................................22

3.4 XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH BÁN HÀNG................................................23

3.4.1 Đối với kênh siêu thị:...................................................................................23

3.4.2 Đối với người tiêu dùng:..............................................................................24

3.4.3 Hoạt động phát mẫu dùng thử và bán hàng tại trường học.....................25

3.5 DỰ KIẾN DOANH THU.............................................................................26

3.6 TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG BÁN HÀNG.....................................................27

3.6.1 Nhân sự bán hàng.........................................................................................27

3.6.2 Đào tạo đội ngũ bán hàng (bán thời gian).................................................29

3.7 CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG......................30

3.7.1 Hoạt động quảng cáo:..................................................................................30

3.7.2 Hỗ trợ về vật phẩm quảng cáo....................................................................31

3.7.3 Chăm sóc khách hàng..................................................................................31

3.8 DỰ TRÙ CHI PHÍ........................................................................................31

3.9 LỘ TRÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH.....................................................34

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG.................................................................................................35

Câu 1 : Hãy nói về vị trí của hoạt động bán hàng trong phối thức tiếp thị (marketing mix)?..........................................................................................................35

Câu 2 : Bạn thấy có gì sai lầm trong hoạt dộng bán hàng và tiếp thị của Mephisto Products Ltd?..............................................................................................36

Page 6: tra-sua-bi-dao (2).docx

Câu 3 : Bạn hãy tiên liệu những vấn đề gì nếu Jim xúc tiến việc đề cử 1 giám đốc tiếp thị?...................................................................................................................38

Câu 4 : Nếu được đề cử, bạn hãy tiên liệu những vấn đề gì cho vị giám đốc tiếp thị này? 40

Page 7: tra-sua-bi-dao (2).docx

1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ HOẠCH BÁN HÀNG

1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM:

Kế hoạch là hoạt động có hướng đích của tổ chức nhằm đạt được những mục tiêu đã

định. Chức năng chủ yếu của kế hoạch hoá là tính toán các nguồn tiềm năng, dự kiến khai

thác các khả năng có thể huy động và phối hợp các nguồn tiềm năng ấy theo những định

hướng chiến lược đã định để tạo nên một cơ cấu hợp lí, thúc đẩy tăng trưởng nhanh và giữ

cân bằng các yếu tố trên tổng thể.

Kế hoạch bán hàng là một bản dự thảo những mục tiêu và chính sách của LLBH và

cách thức LLBH sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp cũng như các hoạt động hỗ trợ

để đạt được những mục tiêu đó.

Kế hoạch bán hàng là sản phẩm của quá trình lập kế hoạch bán hàng. Kế hoạch bán

hàng bao gồm các mục tiêu bán hàng, các chương trình và hoạt động bán hàng, ngân sách

bán hàng nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.

Một bản kế hoạch bán hàng được đánh giá trên hai phương diện:

Về hình thức: Kế hoạch bán hàng là tập văn bản được trình bày rõ ràng, sạch sẽ,

logic, có tính thuyết phục và hướng dẫn cao với người sử dụng.

Về nội dung: Kế hoạch bán hàng phải đảm bảo cung cấp đủ thông tin cho người sử

dụng từ bối cảnh thị trường, mục tiêu cần đạt được, cũng như các hoạt động, các

chương trình cần làm, tiến trình triển khai, trách nhiệm của từng bộ phận và cá

nhân, cũng như dự trù ngân sách để triển khai kế hoạch

1.2 PHÂN LOẠI

Trong doanh nghiệp có rất nhiều loại kế hoạch bán hàng. Cụ thể phân loại kế hoạch

bán hàng của doanh nghiệp thành các loại chính sau:

Kế hoạch BH theo thời gian :

Page 8: tra-sua-bi-dao (2).docx

2

Kế hoạch ngắn hạn(Ngày, tuần, tháng)

Kế hoạch trung hạn(Quí, 6 tháng)

Kế hoạch dài hạn(1 năm, 2 năm,...)

Kế hoạch BH theo sản phẩm:

Kế hoạch BH theo nhãn hàng

Kế hoạch BH cho sản phẩm mới

Kế hoạch bán hàng theo khu vực thị trường:

Kế hoạch bán hàng cho thị trường mới

Kế hoạch BH nhóm đối tượngkhách hàng mới(Kênh BH mới)

Kế hoạchbán hàngtheo chiến dịch:

Kế hoạch BH vào dịp lễ, tết...

Kế hoạch BH khi có cơ hội bán hàng(hội chợ, hội nghị...)

1.3 NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA KẾ HOẠCH BÁN HÀNG

Nội dung cơ bản của kế hoạch bán hàng bao gồm:

Mục tiêu và Nhiệm vụ bán hàng

Thiết lập Chính sách bán hàng.

Lựa chọn cách thức, phương thức bán hàng, loại sản phẩm sẽ bán.

Tổ chức Lực lượng bán hàng và phân chia địa bàn.

Các chương trình hỗ trợ hoạt động bán hàng

1.4 TIẾN TRÌNH XÂY DỰNG KẾ HOẠC BÁN HÀNG

Page 9: tra-sua-bi-dao (2).docx

3

1.4.1 Bước 1: Xác định mục tiêu tổng thể, mục tiêu marketing

Mục tiêu tổng thể có thể là những mục tiêu liên quan việc tối đa hóa giá trị cho cổ

đông, tối đa hóa giá trị cho khách hàng, doanh thu tăng trưởng trong năm là 15%, tốc độ

tăng trưởng lợi nhuận gộp qua các năm là 12%

1.4.2 Bước 2: Phân tích thị trường, phân tích doanh nghiệp

Tiến hành phân tích thị trường và phân tích doanh nghiệp để xác định đâu là điểm

mạnh, điểm yếu, cơ hội, đe dọa đối với chúng ta trong quá trình lập kế hoạch

1.4.3 Bước 3: Thiết lập mục tiêu bán hàng

1.4.2.1 Khái niệm mục tiêu bán hàng

Mục tiêu là cái mình mong muốn. Mục tiêu bán hàng là con số định lượng được mà

doanh nghiệp hay người bán hàng đó muốn đạt tới. Một người bán hàng thành công là

người luôn hướng đến mục tiêu bán được bao nhiêu mỗi tuần, mỗi tháng, mỗi năm; Có kế

hoạch trước sẽ gặp bao nhiêu khách hàng, thực hiện bao nhiêu cuộc gọi… Hay nói cách

khác, mục tiêu bán hàng là cái đích hướng đến số lượng, doanh số bán hàng, thị phần cho

Lấy ý kiến đóng góp, Hoàn chỉnh, và ban hành KH

Dự thảo kế hoạch

Dự trù kinh phí hoạt động

Xây dựng chính sách hỗ trợ

Xây dựng phương án bán hàng

Thiết lập mục tiêu bán hàng

Phân tích thị trường, phân tích doanh nghiệp

Xác định mục tiêu tổng thể, mục tiêu Marketing

Page 10: tra-sua-bi-dao (2).docx

4

một bộ phận trong một khoảng thời gian nào đó. Ví dụ: Mục tiêu doanh thu của Vinamilk

trong năm là 32.500 tỷ đồng. Mục tiêu tương lai của Vinamilk là chiếm 60% thị trường

Sữa nước Việt Nam.

1.4.2.2 Ý nghĩa của lập mục tiêu bán hàng

Tư duy có hệ thống: lập mục tiêu bán hàng tạo nên tư duy có hệ thống. Người bán

sẽ phải đặt ra mục tiêu bán được bao nhiêu mỗi tháng, mỗi tuần, mỗi năm. Từ đó việc bán

hàng đạt mục tiêu hiệu quả.

Tập trung vào mục tiêu: có mục tiêu cụ thể, người bán hàng biết cần làm gì và chỉ

tập trung vào mục tiêu đó sao cho hiệu quả nhất. - Chủ động ứng phó với thay đổi: mục

tiêu bán hàng còn làm cho người lập mục tiêu lường trước được những bất trắc có thể xảy

ra đối với công việc bán hàng và linh hoạt ứng phó với những thay đổi đó.

1.4.2.3 Các mục tiêu của bán hàng

Bán được hàng

Bán đủ chủng loại, mẫu mã

Tăng giá trị đơn hàng

Thu hổi công nợ

Nắm bắt được thêm thông tin thị trường

Nắm được thêm thông tin khách hàng

1.4.2.4 Yêu cầu khi lập mục tiêu bán hàng

Điều kiện để xác định mục tiêu: SMART

Specific: rõ ràng

Measurable: đo lường được

Achievable: có thể đạt được

Realistic: thực tế

Timely: có thời hạn

Page 11: tra-sua-bi-dao (2).docx

5

Mục tiêu trước hết là một con số cụ thể và cần được viết xuống như một lời cam kết.

Thực tế thường không đúng như con số thực tế. Tuy nhiên đặt ra mục tiêu là một con số

để đo lường, là động lực của người bán hàng để đạt doanh số, được thưởng hoa hồng. Đặt

ra mục tiêu mà không đạt tới vẫn tốt hơn là không đặt mục tiêu gì cả vì điều này đánh giá

được thị trường, sở thích của khách hàng, đối thủ,… từ đó có một phân tích đúng đắn hơn

về kế hoạch bán hàng trong tương lai.

1.4.4 Bước 4: Xây dựng phương án bán hàng

Các phương án bán hàng nhất thiết phải có để cho việc thực hiện kế hoạch được dễ

dàng hơn. Đầu tiên, chúng ta phải xây dựng kênh phân phối và xác định kênh phân phối

tối ưu

Vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là lựa chọn kênh phân phối thích hợp cho các

sản phẩm của họ.Mỗi doanh nghiệp có thể lựa chọn kênh phân phối khác nhau để đưa

hàng hóa của họ đến người tiêu dùng cuối cùng.

Những căn cứ chung để lựa chọn kênh phân phối tối ưu cho một loại sản phẩm:

Những mục tiêu của kênh sẽ định rõ kênh sẽ vươn tới thị trường nào.

Đặc điểm của khách hàng mục tiêu.

Đặc điểm của sản phẩm.

Đặc điểm của trung gian thương mại.

Kênh phân phối của đối thủ cạnh tranh.

Khả năng nguồn lực và đặc điểm hoạt động chính của chính doanh nghiệp.

Ngoài những tiêu chuẩn chung để lựa chọn nêu trên, doanh nghiệp còn phải dựa vào

các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả hoạt động của kênh phân phối đó:

Yêu cầu của việc bao quát thị trường của phân phối.

Yêu cầu về mức độ điều khiển kênh.

Tổng chi phí phân phối.

Page 12: tra-sua-bi-dao (2).docx

6

Sự linh hoạt của kênh.

Trong khi lựa chọn kênh phân phối,doanh nghiệp phải dựa trên yêu cầu về mức độ

điều khiển kênh mong muốn. Khi lựa chọn kênh phải tính đến tổng chi phí phân phối của

cả hệ thống kênh, bởi vì đây là một hệ thống tổng thể hợp thành các hệ thống con phụ

thuộc vào nhau, mục tiêu của doanh nghiệp là phải tối ưu hoá hoạt động của cả hệ thống.

oanh nghiệp phải lựa chon kênh phân phối có chi phí thấp nhất. Tuyển chọn thành viên

kênh dễ hay khó phụ thuộc vào quy mô doanh nghiệp, loại sản phẩm mà nó bán. Thông

thường các doanh nghiệp đều phải xác định một tập hợp các tiêu chuẩn để tuyển chọn

thành viên kênh như phương thức kinh doanh, những mặt hàng họ bán, mức lợi nhuận và

khả năng phát triển, khả năng chi trả, tính hợp tác và uy tín, điều kiện kinh doanh… của

họ. Nếu trung gian là đại lý bán hàng nhà sản xuất phải đánh giá số lượng và đặc điểm

những mặt hàng khác họ bán, quy mô và chất lượng của lực lượng bán hàng, tiềm lực về

vốn, phạm vi thị trường của họ…

1.4.5 Bước 5: Xây dựng chính sách hỗ trợ

Tương ứng với mỗi phương án bán hàng cần xây dựng các chính sách hỗ trợ kèm

theo để phương án bán hàng được thực hiện một cách tốt nhất.

Các chính sách bao gồm các chính sách về:

Hoa hồng đối với đại lý

Lương thưởng cho llbh

Khuyến mãi với khách hàng

Chăm sóc khách hàng

1.4.6 Bước 6: Dự trù kinh phí hoạt động

Đây là bước cần thiết để đảm bảo cho kế hoạch bán hàng được thực hiện đúng tiến

độ, chúng ta đã biết kế hoạch dù có khả thi đến mấy nhưng nếu không có kinh phí thì

không thể tiến hành triển khai thực hiện được và như thế sẽ rất phí phạm thời gian và

công sức của những thành viên trong ban điều hành kế hoạch

Page 13: tra-sua-bi-dao (2).docx

7

1.4.7 Bước 7: Dự thảo kế hoạch

1.4.8 Bước 8: Lấy ý kiến đóng góp, hoàn chỉnh, ban hành kế hoạch

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY IFS

2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY IFS

2.1.1 Tên công ty

Tên tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM QUỐC TẾ

Tên tiếng Anh: INTERFOOF SHAREHOLDING COPANY

Tên giao dịch: Interfood

2.1.2 Chứng nhận đầu tư:

Công ty là công ty cổ phần có tư cách pháp nhân phù hợp với pháp luật hiện

hành của Việt Nam, theo Giấy chứng nhận đầu tư số: 472033000328, đăng ký lần đầu

ngày 16/11/1991, điều chỉnh lần thứ nhất ngày 28/11/2007, điều chỉnh lần thứ tư ngày

18/11/2011.

2.1.3 Trụ sở đăng ký của Công ty:

Địa chỉ: Lô 13, Khu công nghiệp Tam Phước, thành phố Biên hoà, tỉnh Đồng

Nai.

Điện thoại: (84) 61 – 3511138.

Fax: (84) 61 – 3512498.

Website: w ww.w o nde rf ar m online. co m

2.1.4 Vốn điều lệ:

Page 14: tra-sua-bi-dao (2).docx

8

Vốn điều lệ của Công ty là 291.409.920.000 VND (Bằng chữ: Hai trăm chín mươi

mốt tỉ bốn trăm lẻ chín triệu chín trăm hai mươi ngàn VND chẵn). Tổng số vốn điều lệ

của Công ty được chia thành 29,140,992 cổ phần với mệnh giá là 10.000 đồng/ cổ phần.

2.1.5 Vốn đầu tư:

Tổng vốn đầu tư đăng ký của Công ty là 1.444.500.000.000 VNĐ (tương đương

90.000.000 đô la Mỹ).

2.1.6 Thành tích :

Được bình chọn Danh hiệu Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao năm 2013.

2.2 CÁC DÒNG SẢN PHẨM CHÍNH.

2.2.1 Các sản phẩm của Interfood :

Gồm các thương hiệu nước giải khát và bánh mang thương hiệu Wonderfarm như:

- Nước giải khát mang thương hiệu Wonderfarm:

Trà bí đao.

Trà sữa bí đao

Trà xanh hương chanh.

Nước yến ngân nhĩ.

Nước uống có gaz (sarsi).

Một số loại nước giải khát khác.

- Các thực phẩm chế biến.

Các sản phẩm bánh

Bánh kẹp nhỏ.

Bánh Crackers.

Bánh quy bơ.

Bánh quy hỗn hợp.

2.3 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Page 15: tra-sua-bi-dao (2).docx

9

Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Quốc Tế với tiền thân là Công ty tư nhân Trade Ocean

Exporters được thành lập tại Malaysia năm 1977. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu nhắm

vào thị trường xuất khẩu. Khi lợi nhuận và doanh số ngày càng tăng, Trade Ocean thành

công trong việc xây dựng nhà máy đầu tiên năm 1980 đáp ứng việc sản xuất một lượng

lớn đơn đặt hàng xuất khẩu của công ty. Đến năm 1991, công ty quyết định dời sang nhà

máy mới để đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng tăng cao.

Khi kinh doanh thương mại phát triển mạnh đạt trên 300%, công ty nhận thấy cần

phải tái cấu trúc cơ cấu nên quyết định  thành lập công ty Trade Ocean Holdings là công

ty cổ phần với hai công ty con, đó là Trade Ocean Exporters chủ yếu nhắm vào các hoạt

động thương mại, và Công ty WONDERFARM Biscuits & Confectionery là bộ phận

chuyên sản xuất, nghiên cứu và phát triển sản phẩm.

Đồng thời, để tìm kiếm cơ hội mới công ty đã thành lập thêm nhà máy để đáp ứng

nhu cầu của sự phát triển. Sau khi khảo sát nghiên cứu thị trường, Việt Nam được đánh

giá là quốc gia có sự thay đổi tích cực, khách hàng tiềm năng dồi dào, nguồn nhân lực có

năng lực tốt và là nơi rất giàu các sản phẩm nông nghiệp.

Vì vậy, tập đoàn quyết định thành lập ra Công ty TNHH công nghiệp chế biến Thực

phẩm Interfood vào năm 1991. Sau nhiều năm thành lập, công ty phát triển sang Việt

Nam trong ngành sản xuất và kinh doanh quốc tế. Đây là bước tiến hết sức thông minh và

chiến lược, có khả năng giúp tập đoàn và công ty thống nhất lại sức mạnh, chiến lược

cũng như tiềm năng cạnh tranh quốc tế mà không phá vỡ giá trị, bản sắc cũng như triết lý

kinh doanh công ty. Triển vọng sản xuất kinh doanh thực sự tốt đẹp vì sự phát triển của

nền Kinh tế Việt Nam bùng nổ hơn cả những dự đoán trước đó.

Interfood tuy là một công ty còn non trẻ trong kinh nghiệm quản lý nhân lực quốc tế

nhưng nhanh chóng trở thành nhà sản xuất hiện đại nhất Việt Nam và là một trong những

công ty chi phối quản lý chất lượng tập trung vào các sản phẩm bánh, nước giải khát tại

Việt Nam. Điều này được minh chứng bằng việc WONDERFARM nhận được giải

Page 16: tra-sua-bi-dao (2).docx

10

thưởng Hàng Việt Nam chất lượng cao danh giá, đây là giải thưởng được trao cho đơn vị

có năng lực quản lý chất lượng sản phẩm thống nhất.

Từ năm 2011, tập đoàn IFS, một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực

nước uống và thực phẩm tại khu vực Châu Á, đã trở thành cổ đông chiến lược và bắt đầu

tham gia vào công tác quản lý kinh doanh  tại Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Quốc Tế

(Interfood) .

Tháng 3/2012, Interfood và IFS chính thức hợp tác trong việc sản xuất kinh doanh

sản phẩm nước giải khát. Để đáp ứng nhu cầu của thị trường nước giải khát Việt Nam,

công ty đã phân bổ sản xuất cho hai nhà máy chính, đó là: Nhà máy Interfood tại thành

phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai chuyên phụ trách việc sản xuất các sản phẩm đóng lon với

thương hiệu WONDEFARM, và nhà máy IFS tại tỉnh Bình Dương chuyên sản xuất các

sản phẩm đóng chai tiện dụng với thương hiệu IFS.

2.4 TRIẾT LÝ KINH DOANH

Quan niệm kinh doanh của IFS

Tập đoàn IFS hoạt động dựa trên tiêu chí tập trung vào con người, tự nhiên và

tay nghề để tạo dựng niềm hạnh phúc cho sức khỏe và thực phẩm”.

Chúng tôi tự hào vì mang đến sản phẩm đáp ứng được nhu cầu người tiêu

dùng.

Chúng tôi tự hào vì khả năng tạo ra các sản phẩm tốt từ thiên nhiên bằng kỹ

thuật công nghệ tiên tiến.

Chúng tôi tự hào mang đến sự hài lòng và chất lượng cho những sản phẩm

chúng tôi làm ra.

Tất cả sản phẩm chúng tôi cung cấp đều vượt trên sự mong đợi của khách

hàng.

Hiển nhiên, chúng tôi không chỉ dừng lại tại đây.

Page 17: tra-sua-bi-dao (2).docx

11

Chúng tôi luôn nhìn về tương lai với giấc mơ được tiếp tục cung cấp sản phẩm

tốt cho sức khỏe để mang đến niềm vui cho tất cả mọi người ở bất cứ nơi đâu.

Với những bước kế tiếp, công ty IFS sẽ tiếp tục đồng hành để hỗ trợ cho sức

khỏe, niềm vui và sự an lành cho cuộc sống của bạn.

Tầm nhìn của interfood

Trở thành công ty hấp dẫn và có giá trị đối với khách hàng để mang đến sức

khỏe, sự thoải mái, và thõa mãn trong cuộc sống bằng việc cung cấp sản phẩm

dựa trên nhu cầu khách hàng.

Trở thành công ty đáng mơ ước, nơi mà nhân viên luôn tự hào với công việc và

tận hưởng cuộc sống có chất lượng cao.

Trở thành công ty hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực nước giải khát bằng

cách đứng trên quan điểm người tiêu dùng để tạo ra sản phẩm chất lượng cao

và dịch vụ tốt.

Quy tắc ứng xử

Chào hỏi:

Luôn chào hỏi khách hàng và đồng nghiệp với thái độ niềm nở, thân mật để tạo

mối quan hệ thân thiện với mọi người.

Chân thành:

Luôn có quy tắc ứng xử chân thành để trở thành công ty đáng tin cậy đối với tất cả

khách hàng, nhân viên và chủ đầu tư.

Đồng đội: 

Tôn trọng tính chất quan trọng của đội nhóm và tinh thần hợp tác để làm tối đa hóa

những gì có thể đem lại cho cộng đồng.

Chuyên nghiệp: 

Luôn tự hào là những chuyên gia và không ngừng học hỏi để mang đến cho khách

hàng những sản phẩm chất lượng tốt nhất.

Page 18: tra-sua-bi-dao (2).docx

12

Tập trung vào khách hàng:

Hoạt động không ngừng vì khách hàng là mấu chốt quan trọng để cải thiện và nâng

cao chất lượng phục vụ.

2.5 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG CÔNG TY

2.5.1 Môi trường vĩ mô.

Theo báo cáo của Tổng cục thống kê, tính đến hết 2014, dân số Việt Nam là

90,7 triệu người, dân số thành thị chiếm 30,6%, dân số nông thôn chiếm 69,4%. Cơ

cấu dân số Việt Nam thuộc nhóm “cơ cấu dân số trẻ”, trong đó độ tuổi từ 15 – 34

chiếm đến 34,1% cơ cấu dân số.

Mỗi năm, dân số Việt Nam tăng thêm khoảng 1 triệu người, với hơn 30% dân

số thuộc độ tuổi là khách hàng mục tiêu, có thể thấy rằng, thị trường Việt Nam là một

thị trường rất rộng lớn và tràn đầy tiềm năng trong tương lai

Kinh tế:

Năm 2015 là năm “chạm đáy” của nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh

tế Việt Nam nói riêng. Tốc độ tăng trưởng GDP tại Việt nam chỉ đạt 5,42%, thấp hơn

kế hoạch tăng trưởng đề ra là 5,5%. Bên cạnh đó, bất ổn kinh tế vĩ mô kéo dài từ

nhiều năm như: thâm hụt ngân sách tăng cao, thâm hụt cán cân thương mại lớn,

lạm phát tăng cao, đầu tư kém hiệu quả… những vấn đề này sẽ ảnh hưởng xấu đến

nền kinh tế trong những năm tiếp theo. Chính phủ đã triển khai các biện pháp kiềm

chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, bước đầu thu lại những kết quả khả quan

như chỉ số CPI năm 2015 của Việt Nam vào khoảng 6,04% (mức thấp nhất trong

vòng 10 năm trở lại đây), tốc độ tăng trưởng GDP tuy giảm nhưng nền kinh tế đang

có dấu hiệu phục hồi.

Tuy nhiên, khó khăn vẫn chồng chất đối với các doanh nghiệp kinh doanh

tại Việt Nam. Giá cả nguyên liệu đầu vào tăng cao, tiếp cận nguồn vốn khó khăn,

Page 19: tra-sua-bi-dao (2).docx

13

nguồn tiền khan hiếm, tiêu dùng giảm…đã ảnh hưởng xấu đến các doanh nghiệp

Việt Nam. Trong năm 2015, số doanh nghiệp khó khăn phải giải thể hoặc ngừng

hoạt động là 70.737 doanh nghiệp, tăng 10,9% so với năm 2014.

Văn hóa – Xã hội.

Đi cùng với sự phát triển kinh kế, hội nhập với các nền văn hóa lớn trên thế

giới, văn hóa của người dân Việt Nam, đặc biệt là văn hóa tiêu dùng có sự thay đổi

rõ rệt trong những năm gần đây. Mức sống người dân ngày càng nâng cao, dẫn đến

nhu cầu thay đổi theo hướng tích cực hơn. Thực phẩm được lựa chọn không những

theo tiêu chí ngon, mà còn phải tốt cho sức khỏe hoàn toàn thiên nhiên và sách. Do

đó, việc lựa chọn các sản phẩm nước giải khátgiải khát có nguồn gốc từ thiên nhiên,

tốt cho sức khỏe cũng được người tiêu dùng chú ý hơn. Bên cạnh đó, xu hướng lựa

chọn thương hiệu chất lượng trong nước ngày càng tăng. Đây là một cơ hội rất lớn

cho các doanh nghiệp trong nước tìm thấy hướng đi riêng của mình.

Công nghệ:

Công nghệ là một trong những nền tảng quan trọng quyết định đến sự phát

triển của doanh nghiệp. Việc áp dụng các công nghệ tiên tiến không những giúp nâng

cao năng lực sản xuất mà còn giúp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.

Cùng với công nghệ sản xuất tiên tiến, công nghệ thông tin ảnh hưởng khá

nhiều đến sự hiệu quả của một doanh nghiệp. Việc ứng dụng công nghệ thông tin

vào quản lý doanh nghiệp, quản lý khách hàng giúp việc vận hành trơn tru hơn,

hiệu quả hơn mà tốn ít công sức hơn. Bên cạnh đó, công nghệ thông tin còn là kênh

giao tiếp trực tiếp với người tiêu dùng, hỗ trợ các chương trình truyền thông của

doanh nghiệp hiệu quả hơn, cũng như nhận các ý kiến phản hồi từ người tiêu dùng

nhanh hơn và chính xác hơn.

Song song với việc phát triển công nghệ sản xuất mới, việc đảm bảo môi

trường, sản xuất “xanh – sạch” ngày càng được chú trọng. Bài học trước mắt khi

Page 20: tra-sua-bi-dao (2).docx

14

người tiêu dùng tẩy chay một sản phẩm vì nhà máy xả nước thải trực tiếp ra sông

vẫn còn đó, việc phát triển đi đôi với bảo vệ môi trường cần được chú trọng một cách

kỹ lưỡng

Chính trị- pháp luật:

Việt Nam có một nền chính trị và một bộ máy chính phủ khá ổn định là tiền

đề cho các doanh nghiệp nước ngoài mong muốn đầu tư vào Việt Nam lâu dài.

Chính sách quan tâm, thu hút vốn đầu tư nước ngoài được chính phủ, chính

quyền địa phương chú trọng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu

tư và phát triển.

Cùng với đó là bộ máy pháp luật đang dần hoàn thiện, tạo sự vững tin ở các

doanh nghiệp nước ngoài. Tuy nhiên, các doanh nghiệp thường xuyên cập nhật các

thông tin, các văn bản sửa đổi pháp luật khá thường xuyên, tránh các vấn đề liên

quan đến pháp lý, ảnh hưởng đến hình ảnh doanh nghiệMột số luật các doanh nghiệp

cần chú ý như: Luật kinh doanh, luật đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, luật lao động,

luật bảo vệ môi trường…

Môi trường tự nhiên.

Đối với những doanh nghiệp sản xuất, nguyên vật liệu đầu vào luôn là một

yếu tố các doanh nghiệp xem xét có nên đầu tư nhà máy sản xuất tại một quốc gia

nào đó. Tại Việt Nam, môi trường tự nhiên rất phong phú và đa dạng, có thể cung

cấp nguyên vật liệu thô cho các ngành công nghiệp nặng như sắt thép… và các

nguyên vật liệu cho công nghiệp chế biến như Hải sản, Nông sản… Việc nằm trong

đới khi hậu nhiệt đới, khí hậu thuận lợi, nguyên vật liệu đầu vào khá rẻ so với khu

vực, việc xây dựng các nhà máy tại Việt Nam có thể xem là lợi thế.

Cùng với việc khai thác các nguyên liệu thô, các nhà sản xuất cần có chính

sách phát triển và bảo tồn các nguồn vật liệu đó như trồng rừng, bảo vệ thủy hải

sản… để có thể phát triển việc sản xuất lâu dài.

Page 21: tra-sua-bi-dao (2).docx

15

2.5.2 Môi trường vi mô:

Nội bộ công ty:

Là một trong những công ty nước giải khát đầu tiên của Việt Nam, việc

xây dựng hình ảnh trong lòng người tiêu dùng đã khá vững chắc, điển hình như nhắc

đến Trà Bí Đao là nhắc đến Wonderfarm. Tuy nhiên, do khó khăn về kinh tế, cũng

như sức ép từ các “đại gia” trong ngành nước giải khát ngày càng mạnh như: Coca

Cola, Suntory Pepsi, Tân Hiệp Phát với các thương hiệu đa dạng như: Coca Cola,

Pepsi, 7Up, Trà xanh 0o, Trà Thảo Mộc Dr.Thanh… thương hiệu Trà Bí Đao

Wonderfarm ngày càng chìm vào quên lãng đồng thời cùng những sản phẩm của

thương hiệu nước giải khát IFS cũng không thu hút người tiêu dùng.

Năm 2013, sau khi hợp tác với IFS, IFS đặt ưu tiên hàng đầu cho sản phẩm

chính "Trà bí đao" một lần nữa để tăng cường thương hiệu "Wonderfarm". Bằng

cách sử dụng hình ảnh thương hiệu 20 năm cùng phát triển với Việt Nam, IFS sẽ

phát triển một số các sản phẩm khác mang thương hiệu "Wonderfarm" với sự hỗ trợ

về tài chính của IFS. Với hơn 20 năm tại thị trường Việt Nam, IFS đã xây dựng một

hệ thống phân phối bao phủ toàn quốc, trở thành ưu thế lớn của IFS trong việc tiếp

cận trực tiếp người tiêu dùng, linh hoạt trong các chính sách bán hàng để tạo ra dòng

tiền ổn định. Điểm mấu chốt cuối cùng giúp IFS thành công đó chính là các

chính sách truyền thông và chiêu thị. Với kinh nghiệm toàn cầu của IFS trong việc

xây dựng chính sách chiêu thị, có thể mong đợi rằng, trong năm 2016 TRÀ SỮA BÍ

ĐAO thương hiệu Wonderfarm một lần nữa lại xuất hiện mạnh mẽ trở lại, trở thành

một trong những thế lực đáng gờm trong thị trường nước giải khát hiện nay.

Khách hàng.

IFS chia khách hàng của mình thành 2 dạng: B2B và người dùng cuối.Người

dùng cuối của IFS có độ tuổi khá đa dạng, từ 13 đến 35, có nhu cầu sử dụng nước

giải khát, nhưng muốn một loại nước giải khát không có gaz, có nguồn gốc từ thiên

nhiên và tốt cho sức khỏe. Những khách hàng này thường mua sản phẩm tại các kênh

Page 22: tra-sua-bi-dao (2).docx

16

on (nhà hàng, quán ăn…) và các kênh off (siêu thị, tạp hóa…). Thường hứng thú với

các chương trình khuyến mãi, tặng kèm sản phẩm, bốc thăm trúng thưởng…

Khách hàng B2B của IFS gồm các nhà phân phối sỉ và lẻ, có thể là các siêu

thị, tạp hóa, quán ăn, quán café… Khách hàng B2B của IFS thường chú ý đến chính

sách ưu đãi, lợi nhuận, chiết khấu… Cùng với đó khách hàng B2B cũng là một đối

tượng hỗ trợ truyền thông đắc lực cho IFS.

Việc IFS chia khách hàng mình thành 2 dạng rõ ràng giúp công ty có các

chính sách riêng biệt, chăm sóc cho từng khách hàng của mình tốt hơn.

Đối thủ cạnh tranh:

Đối thủ cạnh tranh trực tiếp.

- Công ty Tribeco.

Sản phẩm: Trà bí đao Tribeco, các loại nước giải khát có gaz và không gaz,

rượu nhẹ có gaz (Soda)…

Hơn hai mươi năm qua, Tribeco là thương hiệu quen thuộc với nhiều người

tiêu dùng nội địa. Thị trường rộng lớn gần như không đối thủ, kinh doanh hiệu quả

từ sản phẩm hợp khẩu vị và túi tiền của người tiêu dùng Việt, Tribeco gần như nắm

thế độc tôn trong thị trường nước giải khát Việt Nam vào thời điểm đó. Sản phẩm

sữa đậu nành Tribeco thậm chí còn được Sở Công nghiệp TP. HCM đề xuất làm sản

phẩm công nghiệp chủ lực của thành phố.

Mặc dù thất bại trong chiến lược nhân sự, chiến lược kinh doanh cũng như

marketing sai trong năm 2008 đã dẫn đến việc Tribeco buộc phải nhường lại toàn bộ

thị trường cho Tribeco Bình Dương của Uni-President, sản phẩm trà bí đao

Tribecovẫn tồn tại, cạnh tranh với dòng nước trà bí đao chủ lực của Wonderfarm với

hương vị tương đồng và mức giá thấp hơn Wonderfarm.

- Công ty TNHH SX & TM Tân Quang Minh.

Page 23: tra-sua-bi-dao (2).docx

17

Sản phẩm: các loại nước giải khát mang thương hiệu Bidrico cùng các nhãn

hiệu Anuta, Yobi, Tam Thanh, Red Tiger, Huy Hoàng.

Đối với thị trường Trà bí đao nói chung, Bidrico là một đối thủ đáng

để Wonderfarm lưu tâm bởi so với những đối thủ khác hầu như không tiếp tục phát

triển đầu tư vào phân khúc bí đao này, thì Bidrico vẫn hàng ngày đẩy mạnh đưa sản

phẩm của mình vào phân khúc địa lý mà Wonderfarm chưa tới được. Bidrico có

những chiến thuật riêng và luôn theo đuổi trong suốt quá trình hoạt động.

Nếu Wonderfarm chỉ mới định hướng chiến lược là tạo ra sản phẩm hợp khẩu

vị người Việt và tập trung vào đối tượng khách hàng là người Việt Nam thì

Bidrico ngoài tích cực đem sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng nông thôn

còn vươn ra thị trường nước ngoài. Ở Châu Á có Campuchia, thị trường khó tính

Nhật Bản và Myanmar, Châu Âu có Cộng Hòa Liên Bang Đức, Canada, Mỹ, Trung

Đông.

- Mặt khác, giới trẻ hiện nay ưa chuộng sử dụng trà sữa túi lọc và 1 số thương hiệu

nổi tiếng như: Trà sữa Hot & Cold, Tiên Hưởng, Tea Cup,....

Đối thủ cạnh tranh gián tiếp.

- Tập đoàn Tân Hiệp Phát.

Sản phẩm: đồ uống không cồn, nước khoáng.

Tân Hiệp Phát hiện là doanh nghiệp sản xuất nước giải khát không gaz lớn

nhất Việt Nam hiện nay. Khởi đầu với sản phẩm trà xanh 00, Tân Hiệp Phát đã chọn

phân khúc nước giải khát không gaz và lật đổ sự thống trị của Wonderfarm. Năm

2013, sản phẩm trà xanh 00 là thương hiệu phát triển nhanh nhất với mức độ tiêu thụ

có lúc tăng tới 190%. Về thị trường trà xanh, bên cạnh trà xanh 00, còn có sản phẩm

Trà xanh từ các thương hiệu nổi tiếng như Lipton, Nestlé, URC… Có thể thấy rằng,

việc sản phẩm Trà xanh phát triển mạnh mẽ sẽ lấn át “sân chơi” của các sản phẩm

Page 24: tra-sua-bi-dao (2).docx

18

khác, vì vậy các sản phẩm nước giải khát không gaz cần tìm cho mình một đặc trưng

riêng để có thể cạnh tranh lại dòng sản phẩm này.

Sản phẩm thay thế.

Sản phẩm thay thế của Trà sữa bí đao Wonderfarm là những loại nước giải

khát có gaz, nước tăng lực, nước khoáng, nước suối và bia. Một số thương hiệu nổi

tiếng như Coca Cola, 7Up, Pepsi, Redbull. Về thị trường nước đóng chai toàn cầu,

MarketLine đưa ra phân tích: dù mức độ mở rộng có chậm lại trong vòng 5 năm

(2010 - 2015), nhưng thị trường châu Á - Thái Bình Dương vẫn đạt tỷ lệ tăng trưởng

cao nhất, đạt mức 12%/năm (trên 35 tỷ USD), vượt qua thị trường Mỹ và châu Âu.

Riêng tại Việt Nam, theo dự báo của Công ty Datamonitor (Anh), vào cuối

năm 2014, thị trường nước uống đóng chai sẽ đạt tổng doanh thu khoảng 279 triệu

USD, tăng trưởng bình quân 6%/năm trong giai đoạn 2009 - 2014. Đồng thời,

tổng sản lượng của toàn thị trường đạt 307 triệu lít.

Còn Euromonitor International (EI) đưa ra dự báo trong giai đoạn 2010 -

2016, tốc độ tăng trưởng của ngành nước uống đóng chai đạt 16%/năm. Đây là cơ

hội cho tất cả các hãng.

Thống kê của Nielsen trong năm 2011 về ngành hàng nước giải khát cho thấy,

về nhãn hiệu, trà xanh Không Độ chiếm 13% thị phần, C2 chiếm 8,1%, Sting

chiếm 5,7%, Coca-Cola 5,4%, Number One và trà Dr. Thanh cùng có mức

4,9%, Pepsi 4,7%, Red Bull 3,6% …

Nhà cung cấp.

Vì đầu vào của IFS là Trái cây tươi, lá trà tươi, sữa bột và một số nguyên vật

liệu, hương liệu nên IFS cần có một hệ thống cung cấp nguyên vật liệu tươi, sạch,

đảm bảo chất lượng và số lượng.

Một số nguồn vào của IFS được nhập khẩu từ nước ngoài như Trái cây, hương

hiệu… Các nguồn vào còn lại tận dụng các nguồn có sẵn trong nước. Ưu điểm các

Page 25: tra-sua-bi-dao (2).docx

19

nguyên vật liệu nhập khẩu là: chất lượng tốt, đảm bảo vệ sinh, số lượng dồi dào

và đảm bảo. Nhược điểm là giá thành cao, chi phí vận chuyển đắt đỏ. Đối với

nguyên liệu trong nước tuy giá thành rẻ, số lượng nhiều nhưng chất lượng lại chưa

đảm bảo. Để dung hòa ưu nhược của 2 nguồn nguyên liệu trên, hiện nay IFS đã ký

hợp đồng một số nông trại, vườn ký hợp đồng độc quyền cung cấp sản phẩm cho

IFS. IFS sẽ cung cấp giống, cách thức trồng cũng như đề ra các chỉ tiêu chất lượng.

2.5.3 Định vị

Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

Với hơn 20 năm có mặt tại thị trường Việt Nam, IFS đã củng cố vị thế của

mình trên thị trường bằng những ưu điểm sau:

Về sản phẩm.

Dòng sản phẩm Wonderfarm đáp ứng được xu hướng của người tiêu dùng

hiện nay, đó là hướng đến những sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên và có lợi

cho sức khỏe.

Sản phẩm gần gũi với người tiêu dùng Việt với nguyên liệu “thuần Việt”

như bí đao, nước yến, nha đam…

Sản phẩm được sản xuất với công nghệ dây chuyền hiện đại từ Nhật Bản

với những kỹ thuật đặc biệt để giữ lại chất dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe.

Về hệ thống phân phối.

Hiện sản phẩm Wonderfarm đã được bán rộng rãi tại hơn 110.000 địa điểm

bán lẻ trên toàn quốc, phân phối đa dạng tại các cửa hàng tạp hóa, siêu thị, tiệm

nước, quán ăn…

Phân khúc thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu.

IFS phân khúc thị trường theo khu vực địa lý và theo sức mua. IFS chia

Việt Nam thành 3 vùng địa lý chính gồm: Miền Bắc, Miền Trung và Miền Nam.

Page 26: tra-sua-bi-dao (2).docx

20

Trong từng vùng địa lý IFS tiếp tục chia theo sức mua thành thị và nông thôn. VD:

tại Miền Nam thì thành thị gồm: TP HCM, Cần Thơ, Vũng Tàu, Bình Dương, Biên

Hòa, Cà Mau, nông thôn gồm các tỉnh còn lại. IFS sẽ tập trung phát triển tại những

thị trường phát triển nhất, sau đó phân bố nguồn lực xuống các thị trường còn lại.

Thị trường mục tiêu của IFS gồm NTD thành thị tại khu vực Miền Nam và

Miền Bắc. Tiếp theo đó là NTD nông thôn tại Miền Nam và cuối cùng là NTD thành

thị tại khu vực Miền Trung.

Khách hàng mục tiêu.

Khách hàng mục tiêu của IFS gồm cả nam và nữ, sống tại các vùng là thị

trường mục tiêu của IFS, có độ tuổi từ 13 đến 35 tuổi, có thể là học sinh, sinh viên,

nhân viên văn phòng… Đặc điểm của khách hàng mục tiêu là những người trẻ - trung

niên, thường xuyên sử dụng nước giải khát và mong muốn sử dụng nước giải khát

tốt cho sức khỏe.

Khách hàng thứ cấp của IFS gồm nam và nữ, độ tuổi từ 35 tuổi trở lên. Đặc

điểm là những người đã sử dụng qua sản phẩm của IFS, vẫn mong muốn tiếp tục sử

dụng sản phẩm và sẽ là người giới thiệu cho khách hàng mục tiêu sử dụng sản phẩm

(ví dụ như con, cháu…).

Phát biểu định vị.

Đối với những khách hàng có độ tuổi từ 15 – 35, những người mong muốn

một loại nước giải khát có chiết xuất từ thiên nhiên, tốt cho sức khỏe mà không có

gaz, sản phẩm Wonderfarm là thức uống chế biến từ các loại trái cây tự nhiên chứa

nhiều giá trị dinh dưỡng và có lợi cho sức khỏe. Với công nghệ hiện đại và quy trình

sản xuất được quản lý chặt chẽ đã tạo ra các sản phẩm nước giải khát mang đậm

hương vị thiên nhiên, với lượng đường vừa đủ giúp người tiêu dùng dễ dàng, tiện lợi

trong việc thưởng thức sản phẩm nước trái cây bổ dưỡng mỗi ngày.

Page 27: tra-sua-bi-dao (2).docx

21

Hầu hết các sản phẩm Wonderfarm sử dụng trực tiếp nguồn nguyên liệu tươi,

sơ chế và sản xuất trên dây chuyền khép kín tự động ngay tại nhà máy. Do đó bảo

đảm giá trị dinh dưỡng và vị tươi ngon tự nhiên, đồng thới kiểm soát được tính an

toàn cũng như xuất xứ của nguồn nguyên liệu.

Với hơn 20 năm có mặt tại thị trường Việt Nam, thương hiệu Wonderfarm

là một thương hiệu uy tín, chất lượng và được người tiêu dùng tín nhiệm. Tính cách

thương hiệu: truyền thống, quan tâm và tận tụy.

CHƯƠNG 3: KẾ HOẠCH BÁN HÀNG CHO SẢN PHẨM TRÀ SỮA

BÍ ĐAO WONDERFARM CỦA CÔNG TY IFS TRONG

6 THÁNG CUỐI NĂM 2016

3.1 MỤC TIÊU TỔNG THỂ VÀ MARKETING:

3.1.1 Mục tiêu tổng thể:

Tăng mức độ nhận biết của sản phẩm

Khuyến khích khách hàng mua sản phẩm để tăng doanh thu

Đến tháng 12/2016, Wonderfarm sẽ tung thêm 2 dòng sản phẩm phục vụ cho

tết: sữa chua bí đao, thạch bí đao.

3.1.2 Mục tiêu marketing:

Doanh thu và lợi nhuận tăng 10%.

Thị trường và thị phần chiếm lĩnh trong TP. HCM và phát triển mở rộng sang

các địa phương khác.

Định vị được thương hiệu, trà sữa bí đao Wonderfarm trở thành 1 thức uống

rộng rãi trong giới trẻ.

3.2 THIẾT LẬP MỤC TIÊU BÁN HÀNG

3.2.1 Mục tiêu bán hàng chung

Page 28: tra-sua-bi-dao (2).docx

22

Độ phủ hàng hoá: đến tháng 2/2017, sản phẩm của trà sữa bí đao

Wonderfarm phải có mặt ở kênh siêu thị lớn (Lotte, Emart, Co.op Mart,

Big C, Aeon Mall) và các cửa hàng bán lẻ (B’smart, Farmily, …) tại thị

trường Hồ Chí Minh.

Doanh thu đến cuối tháng 2/2017 đạt 2,118,381,250 VNĐ

3.2.2 Mục tiêu bán hàng theo tháng

Tháng 8 9 10 11 12 1

Số

sản

phẩm

(chai)

13,158 18,060 19,829 23,141 81,516 123,031

Doan

h thu

1

00,000,000

1

37,250,000

15

0,700,000

1

75,875,000

619,518,75

0

935,037,50

0

3.3 XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN BÁN HÀNG:

Trà sữa bí đao là một sản phẩm mới có trên thị trường Việt Nam được phân phối

thông qua công ty IFS cho các vinmart, familymart,... Với hơn 10 năm hoạt động, IFS đã

xây dựng được nhiều kênh phân phối khác nhau cho các mặt hàng khác nhau đặc biệt là

các hệ thống siêu thị. Chính vì vậy IFS cùng với KIRIN xác định phương thức bán hàng

cho sản phẩm trà sữa bí đao là bán gián tiếp thông qua kênh MT là kênh chủ yếu tại thị

trường Hồ Chí Minh.

Page 29: tra-sua-bi-dao (2).docx

23

Ngoài ra, IFS cũng sẽ thực hiện các hoạt động bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng

thông qua các hoạt động hỗ trợ bán hàng khác như tham gia hội chợ bán hàng tết, bán

hàng tại hội chợ hoa ngày tết, bán hàng tại các trường ĐH.

Cơ sở áp dụng: sản phẩm trà sữa bí đao Wonderfarm hướng đến khách hàng là giới

trẻ từ 15 – 30 tuổi và kênh siêu thị lớn (Lotte, Giant, Coop Mart, Big C, Citimart, Aeon

Mall) và các cửa hàng bán lẻ (B’smart, Farmily, …) tại thị trường Hồ Chí Minh.

3.4 XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH BÁN HÀNG

3.4.1 Đối với kênh siêu thị:

Giá bán: hiện nay giá bán trà sữa bí đao ở các cửa hàng tiện lợi như fammilymart là 8000đ/chai, ở các siêu thị đang có sự chenh lệch nhau nhưng không đáng kể. Đối với các kênh siêu thị sắp tới bán như lotteria, bigc, aeon mall, emart, co.op mart .. sẽ có giá bán lẻ cho khách hàng là khác nhau tùy từng siêu thị nhưng sẽ không chênh lệch quá lớn,..giao động từ 7.000đ – 8.000đ

Chiết khấu:

Với mỗi hệ thống siêu thị mức chiết khấu là khác nhau:

Đối với các hệ thống siêu thị lớn (Lotte, Coop, Big C, Aeon mall, emart …)

mức chiết khấu dao động từ 15 – 20%

Đối với các chuỗi cửa hàng tiện lợi (Shop & go, Family mart, B’Smart,

Circle K ,…) mức chiết khấu dao động từ 7 – 12%.

Thời gian thanh toán: Thời gian thanh toán trong vòng 2 tháng.

Lý do cho việc đưa ra chính sách giá : trà sữa bí đao Wonderfarm là sản phẩm

nước giải khát tiêu dùng nhanh, giá trị sản phẩm không cao kéo theo lợi nhuận trên mỗi

sản phẩm cũng không cao nên mức chiết khấu mà công ty đưa xuống sẽ không quá cao

như các mặt hàng thuộc lĩnh vực thực phẩm thiết yếu, kĩ thuật, xây dựng hay nội thất…

Tuy nhiên với mức chiết khấu trên, công ty đã tính toán đến việc đảm bảo được mức lợi

nhuận như mong muốn.

Page 30: tra-sua-bi-dao (2).docx

24

Chính sách hoạt động hỗ trợ: Đối với các hệ thống cửa hàng trà bí đao

Wonderfarm đã có mặt, chúng ta sẽ tổ chức hoạt động dùng thử tại siêu thị và hỗ trợ

nhân sự đứng line hàng để giới thiệu sản phẩm mới.

Trò chơi:”Vòng xoay may mắn”: Với mỗi hoá đơn mua trà sữa bí đao có giá trị trên

100.000 VNĐ/ hoá đơn/ khách, khách hàng đều có cơ hội tham gia vòng xoay may mắn

với tỷ lệ trúng thưởng là 5%.

3.4.2 Đối với người tiêu dùng:

Chính sách khuyến mãi: Đối với kênh siêu thị thực hiện chương trình gảm giá 5% trực tiếp trên sản phẩm. Hoạt động hỗ trợ tiếp thị giới thiệu sản phẩm đến tay người tiêu dùng:

Hoạt động internet marketing:

Thông qua fane page, hàng tuần IFS đều có tổ chức các cuộc thi dành cho người tiêu dùng VỀ SẢN PHẨM TRÀ SỮA BÍ ĐAO WONDERFARM. Mỗi tuần sẽ là các câu hỏi khác nhau.

Mục tiêu:

Giới thiệu IFS

Tăng mức độ nhận biết về trà bí đao Wonderfarm

Tạo cơ hội để khách hàng mục tiêu dùng trà bí đao

Đối tượng: Giới trẻ từ 28 – 30 tuổi.

Hình thức: Người tiêu dùng tham gia trả lời câu hỏi, câu trả lời nào đúng và gửi về

sớm nhất sẽ có cơ hội trùng thưởng 1 thùng trà sữa bí đao. Thông tin người thắng

giải sẽ được thông báo trên trang fanepage của Wonderfarm

Tham gia hội chợ tết 2017

Mục tiêu: Giới thiệu sản phẩm và bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng.

Đối tượng: giới trẻ

Người đến tham quan hội chợ: mua tiêu dùng tại chỗ.

Page 31: tra-sua-bi-dao (2).docx

25

Phụ nữ từ 22 – 35 tuồi: mua để sử dụng, làm quà tặng hoặc mua cho người

thân sử dụng.

Địa điểm: tại trung tâm văn hoá triển lãm Hoàng Văn Thụ, quận Tân Bình.

Thời gian: dự kiến từ ngày 07/02/2015 – 14/02/2015.

Chương trình khuyến mãi:

Đơn hàng 2 lốc( 1 lốc chai): tặng 10 bao lì xì

Đơn hàng 1 thùng : tặng 20 bao lì xì + ly sứ

Đơn hàng 3 thùng : tặng túi 30 bao lì xì + hộp đựng mứt tết

Hoạt động tại gian hàng:

Trưng bày hàng hoá: Có kệ trưng bày sản phẩm trà sữa bí đao Wonderfarm

Hoạt động phát mẫu sản phẩm dùng thử và mua

Khi mua hàng còn có cơ hội tham gia vòng xoay may mắn

Bán hàng tại các hội chợ hoa khu vực Q.7, Q.1

Mục tiêu: Bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng

Đối tượng: Người tham quan chợ hoa mua tiêu dùng ngay tại chỗ.

Địa điểm: lựa chọn các chợ Hoa lớn, trật tự khu vực tập trung dân cư có thu nhập

cao.

Số lượng: 4 hội chợ hoa.

Thời gian: dự kiến từ ngày 10/12/2017 – 20/01/2017

Hoạt động: Bán hàng.

3.4.3 Hoạt động bán hàng tại trường học đại học

Mục tiêu: doanh thu

Chương trình khuyến mãi:

Đơn hàng 1 lốc (1 lốc 6 chai): tặng cuốn sổ

Đơn hàng 1 thùng : tặng tặng áo wonderfarm

Đơn hàng 2 thùng trở lên : tặng túi cặp wonderfarm + áo wonderfarm

Đối tượng: Nam, Nữ giới từ 22 – 25 tuổi. (80 %)

Page 32: tra-sua-bi-dao (2).docx

26

Địa điểm: các trường đại học khu vực trung tâm thành phố, được phép thực hiện

các chương trình phát mẫu dùng thử (hàng nước và khô)

Số lượng: 6 – 8 trường đại học

Hoạt động:

Phát mẫu dùng thử sản phẩm.

Bán hàng tại booth

Ngoài ra, với mục tiêu là tạo cơ hội cho khách hàng tiếp cận và dùng thử sản phẩm

nên chính sách mua sản phẩm này được tặng sản phẩm khác là phù hợp

3.5 DỰ KIẾN DOANH THU

Đến tháng 9/2016, sản phẩm trà sữa bí đao wonderfarm có mặt tại các hệ thống siêu thị sau:

Hệ thống Lotte mart

Hệ thống Aeon Mall

Emart

Big C

Co.op mart

KênhDoanh thu (VNĐ)

T8/2016 T9/2016 T10/2016 T11/2016 T12/2016 T1/2017

Kênh MT

100,000,000

137,250,000

150,700,000

175,875,000

197,518,750

290,037,500

Kênh Bán hàng trực tiếp

216,000,000

250,000,000

Bán tại trường học

206,000,000

Page 33: tra-sua-bi-dao (2).docx

27

Hội chợ tết 215,000,000

Hội chợ hoa 180,000,000

Tổng doanh thu 2,118,381,250

3.6 TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG BÁN HÀNG

3.6.1 Nhân sự bán hàng

Do IFS chọn phương thức hiện nay là bán hàng gián tiếp thông qua kênh MT vì

vậy hiện nay phòng kinh doanh IFS hoàn thiện các thủ tục và điều kiện để đưa hàng vào

siêu thị. Vì vậy cơ câu nhân sự của kênh MT hiện nay như sau:

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu nhân sự bán hàng 6 tháng cuối năm 2016

TẠI TRƯỜNG HỌC

TẠI CHỢ TẾT, CHỢ HOA

KIRIN

KÊNH SIÊU THỊ

PHÒNG KINH DOANH

IFS

Page 34: tra-sua-bi-dao (2).docx

28

Ngoài hoạt động đưa hàng vào siêu thị, phòng kinh doanh sẽ kết hợp với bộ phận

marketing để thực hiện các chương trình bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng. Với mỗi

chương trình bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng, nhân sự sẽ được phân bổ khác nhau:

3.6.1.1 Bán hàng tại trường đại học

Số lượng nhóm: 2 nhóm

Số lượng nhân sự 1 nhóm: 6 người/ nhóm, trong đó có 1 giám sát và 5 nhân viên.

Công việc: 2 nhân sự phụ trách bán hàng và 2 nhân sự mời khách hàng dùng thử

sản phẩm, 1 MC hoạt náo chương trình

Quy trình: nhân viên tiếp cận khách hàng mời người tiêu dùng dùng thử sản

phẩm giới thiệu chương trình bán hàng tết, phát tờ rơi bán hàng và cám ơn

Nguồn nhân sự:

Giám sát là nhân viên bán hàng của nhà phân phối IFS

Nhân viên bán hàng: thuê nhân sự bán thời gian

Thời gian: 3 ngày/ trường đại học

3.6.1.2 Hội chợ gian hàng tết

Số lượng nhóm: 1 nhóm

Số lượng nhân sự 1 nhóm: 8 người/ nhóm

Công việc: 3 nhân sự phụ trách phát mẫu dùng thử đồng thời giới thiệu sản phẩm

của IFS, 1 MC phụ trách trò chơi và hoạt náo, 4 nhân sự bán hàng

Quy trình: nhân viên tiếp cận khách hàng mời người tiêu dùng dùng thử sản

phẩm giới thiệu chương trình bán hàng tết, phát tờ rơi bán hàng và cám ơn

Nguồn nhân sự:

Giám sát là nhân viên bán hàng của nhà phân phối và IFS

Nhân viên bán hàng: thuê nhân sự bán thời gian

Thời gian: 7 ngày, dự kiến 16 – 22/1/2017

3.6.1.3 Hội chợ hoa ngày tết

Số lượng hội chợ hoa: 3 hội chợ hoa ( Quận 7: 2 cái, Quận 1: 1 cái)

Số lượng nhóm: 3 nhóm

Page 35: tra-sua-bi-dao (2).docx

29

Số lượng nhân sự: 4 người

Công việc: Bán hàng tại các hội chợ hoa.

Nguồn nhân sự: thuê ngoài

Thời gian: 5 ngày

3.6.1.4 Kênh siêu thị

Số lượng siêu thị: 5 hệ thống siêu thị

Số lượng nhân viên mỗi siêu thị: 1 giám sát và 2 pg đứng line

Công việc: tiếp cận khách hàng, giới thiệu sản phẩm tới NTD, xử lý những thắc

mắc khách hàng, thăm dò ý kiến khách hàng về sản phẩm

3.6.2 Đào tạo đội ngũ bán hàng (bán thời gian)

3.6.2.1 Yêu cầu nhân sự

Nam, nữ từ 18 tuổi trở lên.

Đi làm đúng giờ (có mặt trước 15p)

Ân cần và niềm nỡ khi tiếp cận khách hàng

Tận tâm, nhiệt tình giải đáp thắc mắc cho khách hàng

Chào hỏi bằng những lời thân thiện và lịch sự

Thể hiện sự năng động, trẻ trung và chuyên nghiệp trong phong cách; nghiêm túc

trong tác phong

Móng tay cắt ngắn, không sơn màu và giữ vệ sinh sạch sẽ.

Không hút thuốc, ăn quà vặt trong lúc làm việc và trong khu vực làm việc

Trang phục tươm tất, phẳng phiu và đúng đồng phục qui định

Không rời khỏi vị trí trong giờ đang làm việc

Không đùa giỡn, nói chuyện quá lố, hành xử thiếu văn minh.

3.6.2.2 Nội dung đào tạo

Thông tin công ty IFS, nhân viên phải nắm được 3 thông điệp:

IFS – Chúng tôi tự hào vì khả năng tạo ra các sản phẩm tốt từ thiên nhiên bằng

kỹ thuật công nghệ tiên tiến.

Page 36: tra-sua-bi-dao (2).docx

30

Được sản xuất theo dây chuyền Aseptic- Công nghệ chiết rót vô trùng của

Nhật  Bản tại nhà máy KIRIN Việt  Nam, Trà sữa bí đao WONDERFARM sẽ

là sản phẩm đầu tiên đựng trong chai PET tiện dụng với giá cả vô cùng hợp ly.

Hoạt động không ngừng vì khách hàng là mấu chốt quan trọng để cải thiện và

nâng cao chất lượng phục vụ.

Thông tin và giá bán sản phẩm

Nội dung chương trình khuyến mãi

Quy trình tiếp cận, giới thiệu và mời khách hàng dùng thử sản phẩm

3.7 CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG

3.7.1 Hoạt động quảng cáo:

Marketing Online: Hiện nay đại đa số giới trẻ thành thị đều sử dụng internet và

mạng xã hội là một hoạt động không thể thiếu của giới trẻ. Chính vì vậy IFS cần

tăng thời lượng và tần xuất quảng cáo trên internet. Chi phí thấp, tiếp cận đúng đối

tượng mục tiêu.

Tài trợ chương trình truyền hình: Đối tượng khách hàng của IFS là những khách

hàng trẻ chính vì vậy tài trợ những chương trình truyền hình trên Yan tivi như Yan

Around, Yan Vpop, … là một trong những kênh tiếp cận và giới thiệu IFS một

cách hiệu quả.

Chương trình “Tung tăng nhảy múa với trà bí đao Wonderfarm!”

Client: Công ty Interfood Brand: Wonderfarm

Agency: DDB Group Việt Nam Website:

http://www.wonderfarmonline.com/ Creative Idea:

Tổ chức chương trình Wonderfarm – “Tung tăng nhảy múa với trà bí đao

Wonderfarm!” dành cho những bạn trẻ Sài Gòn.

Page 37: tra-sua-bi-dao (2).docx

31

Message: Hòa cùng điệu nhảy “bí đao”, Wonderfarm sẽ mang lại trải nghiệm du

lịch bãi biển Vũng Tàu dành cho 10 bạn trẻ nhảy đẹp nhất.

Thời gian:Từ 01/03/2016 đến 01/05/2016

Nội dung: Tham gia ngay điệu nhảy “bí đao” để trở thành 10 bạn trẻ Sài Thành

cùng du lịch biển Vũng Tàu.

Truyền thông:

TVC “Tung tăng nhảy múa với trà bí đao Wonderfarm!” chiếu trên các kênh

HTV7, VTV6.

Internet Marketing: truyền thông trên báo điện tử Vnexpress, yn,….

Website công ty: công bố danh sách, thể lệ chấm điểm.

3.7.2 Hỗ trợ về vật phẩm quảng cáo

Hiện nay, IFS chưa có những hỗ trợ cho nhà phân phối các vật phẩm quảng

cáo như kệ trưng bày, tờ rơi, hang out, … vì vậy trong thời gian tới IFS nên thiết kế

và sản xuất các vật phẩm quảng cáo để hỗ trợ cho nhà phân phối trong việc trưng

bày sản phẩm.

3.7.3 Chăm sóc khách hàng

Thời gian vừa qua, có nhiều người tiêu dùng đặt nhiều câu hỏi trên facebook của IFS về sản phẩm, chương trình khuyến mãi nhưng chưa được trả lời hết. Chính vì vậy, cần có 1 đường dây hotline để giải đáp những thách mắc của Khách hàng. Đặc biệt là những thắc mắc về sản phẩm, giá cả và các chương trình khuyến mãi

3.8 DỰ TRÙ CHI PHÍ

STT HẠNG MỤCCHI PHÍ

(VNĐ)GHI CHÚ

1 Sản xuất

108,000,000

Tờ rời

5,000,00020.000 tờ rời

Page 38: tra-sua-bi-dao (2).docx

32

quà tặng

3,000,000

2 Thuê mặt bằng

200,000,000

Siêu thị

130,000,000

Gồm các siêu thị: Aeon mall, Big C, emart,

lotteria, co.op mart

Trung tâm triển

lãm

70,000,000Tham gia Hội chợ tết

Hội chợ hoa Nhà cung cấp

3

Hoạt động

sampling tại các

siêu thị

100,000,000Hệ thống 5 siêu thị trên

4

Hoạt động “ Tung

tăng nhảy múa

cùng trà sữa bí

đao Wonderfarm

300,000,000

Chi phí Agency

60,000,0006 tháng

Giải thưởng  50,000,000

Tvc 100,000,000

Internetmarketing 60,000,000

Khác 30,000,000

Page 39: tra-sua-bi-dao (2).docx

33

5 Campaign tết

450,000,000

Hoạt động bán

hàng tại trường đh

350,000,0006 - 8 trường đại học

Bán hàng tại gian

hàng hội chợ tết

50,000,00007 ngày

Bán hàng tại chợ

hoa

50,000,0004 chợ hoa

Quà tết Sản phẩm của IFS

TỔNG CỘNG

1,166,000,000

Chi phí dự phòng

11,660,000 10% tổng chi phí

TỔNG CỘNG 1,177,660,000

Page 40: tra-sua-bi-dao (2).docx

34

3.9 LỘ TRÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

Page 41: tra-sua-bi-dao (2).docx

35

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

Câu 1: Hãy nói về vị trí của hoạt động bán hàng trong phối thức tiếp thị (marketing

mix)?

Hoạt động bán hàng

Theo quan điểm bán hàng hiện đại, hoạt động bán hàng là cả một quá trình từ chuẩn

bị hàng hóa để bán đến tìm kiếm khách hàng, thuyết phục khách hàng, giao hàng, chăm

sóc khách hàng,….

Marketing mix:

Vị trí của hoạt động bán hàng:

Là người chuyển tải hàng hóa từ nhà sản xuất tới người sử dụng cuối cùng và là

mối liên hệ giữa các điểm trên kênh phân phối.

Truyền đạt trực tiếp thông tin về sản phẩm hay dịch vụ đến khách hàng mục tiêu

hay tiến trình marketing trực tiếp.

Tham gia vào các quyết định về chất lượng sản phẩm.

Tham gia vào việc định giá hay điều chỉnh giá cả sản phẩm.

quảng cáo internetxúc tiến

bán hàngbán hàng cá nhân

quan hệ công chúng

PromotionPriceProduct

Marketing mix

Distribution

Page 42: tra-sua-bi-dao (2).docx

36

Là một công cụ truyền thông( truyền thông cá thể- truyền thông 2 chiều): Quảng

cáo chẳng hạn, cũng là một công cụ truyền thông nhưng là truyền thông phi cá thể.

Điểm khác biệt lơn nhất của hai công cụ này nằm ở chỗ quảng cáo là loại truyền

thông một chiều, trong khi nhân viên bán hàng là loại hình tryuyền thông hai

chiều.Người bán hàng không chỉ truyền thông điệp đến khách hàng về lợi ích và

tính ưu việt của sản phẩm mà còn thu nhận lại phản hồi của khách hàng về sản

phẩm. Điều này khiến cho nhân viên bán hàng trở thành công cụ truyền thông hiệu

quả nhất trong tất cả công cụ truyền thông. Đặc biệt trong những tình huống phức

tạp, nhân viên bán hàng trở nên cực kỳ hữu hiệu. Họ có thể lắng nghe ý kiến của

khách hàng để có thể điều chỉnh giải pháp tiếp thị khách hàng cho phù hợp với

từng nhu cầu đặc biệt của từng khách hàng và có thể thương lượng với khách hàng.

Nhân viên bán hàng có thể làm được điều này mà ngay cả một nội dung quảng cáo

hay nhất cũng không thể làm được, đó là xây dựng mối quan hệ lâu dài với những

người có quyền quyết định.

Câu 2: Bạn thấy có gì sai lầm trong hoạt dộng bán hàng và tiếp thị của Mephisto

Products Ltd?

Đánh giá quá cao sản phẩm của công ty: Công ty cho rằng những sản phẩm của

mình thì cao cấp còn những sản phẩm khác của đối thủ cạnh tranh chỉ mạng tính thời

thượng. Công ty có một lối nghĩ quá sai lầm rằng: “ 1 khi trào lưu sói mòn thì khách hàng

sẽ trở lại với những sản phẩm cao cấp hơn của Mephisto Products Ltd.

Công ty chỉ chú trọng bán những cái công ty có chứ không phải bán những cái

khách hàng cần: “nếu họ thật sự cần đến sản phẩm của công ty thì họ sẽ phải chờ thôi”,

trong khi tư tưởng chỉ đạo hướng dẫn hoạt động tiếp thị của các công ty hiện nay là “chỉ

bán cái mà khách hàng cần chứ không bán cái mà mình có”.

Đồng thời công ty không có ưu đãi cho khách hàng: đặt biệt là những khách hàng

có đơn hàng lơn không có chiếc khấu, giảm giá. “Tại sao phải giảm giá cho những số

lượng lớn, nếu họ không cần nhiều thì họ sẽ không đặt mua nhiều”. Nếu công ty có hoạt

động chiếc khấu và giảm giá cho những khách hàng có đơn hàng lớn thì sẽ thu hút được

Page 43: tra-sua-bi-dao (2).docx

37

khách hàng sử dụng sản phẩm nhiều hơn và thu hút được nhiều khách hàng hơn, đồng

thời hành đồng đó cho khách hàng thấy được sự quan tâm của công ty dành cho khách

hàng, về lâu về dài sẽ trở thành khách hàng trung thành của công ty.

Đối tượng khách hàng hẹp: chỉ tập trung bán sản phẩm cho các công ty ngành hóa

chất, trong khi san rphẩm có thể cung cấp cho các ngành công nghiệp khác. Công ty

không biết mở rộng thị trường sang các ngành công nghiệp khác, đó cũng có thể là những

khách hàng lớn. “Tuy 95% doanh số của Mephisto products Ltd đều nằm trong ngành hóa

chất nhưng đa số các sản phẩm này có rất nhiều ứng dụng cho các ngành công nghiệp

khác”. Trong khi đó khả năng mở rộng thị trường rất cao, vì mỗi năm doanh số và vòng

vốn bất động trong 1 thị trường tăng 20%.

Thiếu sự phối hợp giữa các bộ phận: Giá cả do bộ phận kế toán ấn định và bộ phận

bán hàng không có tiếng nói. Trong khi bộ phận bán hàng mới chính là người trực tiếp

gặp gỡ khách hàng và biết được những điều gì sẽ làm thỏa mãn được nhu cầu thực sự của

KH. Điều này đã tạo nên sự bất mãn nơi những người bán hàng. Bộ phận sản xuất và bộ

phận bán hàng không có sự phồi hợp với nhau trong việc giao hàng làm thời gian giao

hàng bị chậm trễ. Thời gian giao hàng khá chậm, điều này đã làm giảm dần uy tín của

công ty. Công ty đã sai lầm khi nghĩ rằng “nếu họ thật sự cần đến sản phẩm của công ty

thì họ sẽ phải chờ thôi”, mà quên đi chữ “ tín” trong kinh doanh.

Đội ngũ bán hàng quá ít và thiếu sự chuyên nghiệp - mỗi người đều quản lý một

vùng của đất nước vì thế không có khả năng mở rộng thị phần cung cấp sản phẩm. Công

ty cho rằng nhân viên bán hàng không cần đến kỹ năng bán hàng mà chỉ cần giỏi về mặt

kỹ thuật (lực lượng bán hàng gồm 12 người và tất cả họ đều là kỹ sư điện hoặc cơ khí).

Tuy rằng công ty bán các sản phẩm thiết bị điều khiển cơ khí cho công nghiệp thì người

bán hàng có các kỹ năng về điện, cơ khí là cần thiết nhưng kỹ năng bán hàng quan trọng

hơn. Nhờ có kỹ năng bán hàng mà người bán hàng có thể nắm bắt một cách nhanh chóng

những gì có thể làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Do đó cần tạo thêm kỹ năng bán

hàng cho nhân viên.

Page 44: tra-sua-bi-dao (2).docx

38

Triết lý kinh doanh của công ty sai lầm: công ty đặt trọng tâm vào sản phẩm và

tính ưu việt của sản xuất với sự yểm trợ mạnh mẽ của toán bán hàng kỹ thuật, họ tin rằng

nếu cho được sản phẩm tốt đúng như thiết kế tốt và sản xuất với chất lượng cao nhất thì sẽ

có thị trường. Điều quan trọng nhất khỏi phải nói, một sản phẩm như vậy tất cần đến việc

bán hàng và những người bán hàng được khuyến khích sử dụng tài bán hàng. Đây là một

quan điểm kinh doanh xưa, không còn phù hợp với tình hình ngày càng phát triển hiện đại

như hiện nay.

Không chú trọng đến chiến lược tiếp thị: công ty chỉ thực hiện đôi chút quảng cáo

và khuyến mãi khi còn dôi ra đôi chút tiền mặt. Công ty không xem trọng vai trò của các

hoạt động tiếp thị, trong khi đó hoạt động tiếp thị đóng vai trò không nhỏ trong sự thành

công của của công ty.

Câu 3: Bạn hãy tiên liệu những vấn đề gì nếu Jim xúc tiến việc đề cử 1 giám đốc tiếp

thị?

Hiện tại tổng giám đốc Jim đã gặp phải một số ý kiến cho rằng: “Khách hàng của

Mephisto Products Ltd sẽ không bị quyến rũ bởi quảng cáo”, còn Jim lại muốn có thêm

một giám đốc tiếp thị. Vì thế, nếu Jim xúc tiến việc đề cử một giám đốc tiếp thị thì Jim sẽ

phải thuyết phục các vị giám đốc khác chấp nhận quyết định của mình bằng cách đưa ra

những minh chứng về những khó khăn hiện nay của công ty (giảm 15% doanh số khi thị

trường đang tăng trưởng, thị phần của công ty giảm rất nhiều trong những năm gần đây)

và vai trò lẫn lợi ích của công ty khi có được một vị giám đốc tiếp thị:

Cùng ban giám đốc xây dựng chiến lược bán hàng nhằm tăng doanh số và lợi

nhuận cho công ty

Xây dựng các chiến thuật và kế hoạch bán hàng cụ thể để thực thi chiến lược bán

hàng đã xây dựng

Xây dựng các chỉ tiêu bán hàng

Triển khai kế hoạch bán hàng xuống nhân viên cấp dưới

Page 45: tra-sua-bi-dao (2).docx

39

Quản lý trực tiếp các giám đốc bán hàng miền (vùng) nhằm hoàn thành các chỉ tiêu

đã xây dựng thông qua các kế hoạch, chương trình hành động, các chương trình

kiểm tra, đánh giá, các chương trình đào tạo, các chương trình động viên

Xây dựng ngân sách hoạt động của phòng bán hàng đồng thời phân tích dự báo đặt

hàng và quản lý công nợ khách hàng

Quản lý chu trình lưu chuyển hàng và quản lý doanh số, doanh thu, chi phí bán

hàng

Hỗ trợ ban giám đốc công ty xây dựng chiến lược kinh doanh và tổng thể của công

ty

Tổng hợp thông tin từ nhân viên bán hàng

Đồng thời phải đảm bảo rằng lợi ích của các giám đốc khác không bị đe dọa bởi vị

giám đốc tiếp thị mới này.

Khi đã tiến hành thuyết phục bằng cách đã nêu trên, sẽ có hai trường hợp xảy ra:

Thứ nhất là các vị giám đốc khác đồng ý quyết định tuyển giám đốc tiếp thị:

Sự mâu thuẫn giữa bộ phận kế toán và bộ phận bán hàng khi chưa có giám đốc

tiếp thị thì bộ phận bán hàng bất mãn, và khi có giám đốc tiếp thị rồi thì có thể bất

mãn sẽ chuyển sang bộ phận kế toán

Có thể sẽ diễn ra một đợt đào tạo, sa thải những nhân viên không đạt yêu cầu

và tuyển dụng thêm các nhân viên bán hàng có kĩ năng bán hàng tốt nên các khoản

đầu tư hoặc chi phí về lương, trợ cấp có lẽ sẽ tăng trong tương lai.

Thứ hai là các vị giám đốc khác vẫn không đồng ý khăng khăng giữ nguyên

quyết định ban đầu

Có thể xảy ra tình trạng lục đục nội bộ nếu các giám đốc cấp cao không đồng

thuận với ý kiến của tổng giám đốc, tình trạng chia bè kết phái của các nhân viên ở

từng bộ phận gây chia rẻ, mất đoàn kết nội bộ. Nhân viên công ty dễ bỏ việc và công

ty sẽ mất đi nguồn nhân lực lớn khiến mọi hoạt động của công ty trở nên trì trệ. Cuối

cùng, công ty sẽ lâm vào tình trạng phá sản hoặc bị công ty đối thủ thâu tóm.

Page 46: tra-sua-bi-dao (2).docx

40

Nếu tổng giám đốc không thuyết phục được các giám đốc khác mà tự chủ

trương tuyển giám đốc tiếp thị mới thì sẽ xuất hiện các tình huống cố tình gây cản

trở hoặc không hợp tác từ các giám đốc này đối với giám đốc tiếp thị. Và hậu quả có

thể sẽ là một số vị giám đốc sẽ rời bỏ công ty.

Câu 4: Nếu được đề cử, bạn hãy tiên liệu những vấn đề gì cho vị giám đốc tiếp thị

này?

Vấn đề bên trong (nội bộ công ty)

Sự không đồng tình của các vị gám đốc cấp cao, không hợp tác hoặc gây trở

ngại cho giám đốc tiếp thị mới nhằm làm cho vị giám đốc này chán nản thậm

chí từ bỏ cương vị mới. Do vậy, giám đốc tiếp thị mới cần phải có bản lĩnh, khả

năng tư duy, sáng tạo và phải chứng minh cho họ thấy rằng tầm quan trọng của

bán hàng và tiếp thị.

Sự không ủng hộ của nhân viên, đặc biệt là những nhân viên phòng kế toán và

bộ phận sản xuất vì từ trước đến giờ họ có quyền quyết định tất cả. Giám đốc

tiếp thị mới có thể tham gia vào các quyết định về chất lượng của sản phẩm,

tham gia vào quá trình xây dựng giá và điều chỉnh giá cho phù hợp.

Giám đốc tiếp thị cần phải cải tiến quá trình xây dựng giá sản phẩm

Đào tạo kỹ năng bán hàng cho nhân viên

Phối hợp với phòng kế toán để đưa chiến lược giá phù hợp cho từng đối tượng

khách hàng

Phối hợp bộ phận sản xuất để giao hàng đúng tiến độ

Xây dựng chiến lược tiếp thị và quảng cáo

Vấn đề bên ngoài

Page 47: tra-sua-bi-dao (2).docx

41

Gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng lòng tin với khách hàng. do vậy, giám

đốc tiếp thị mới phải cho khách hàng thấy được những giá trị mà khách hàng có

được khác với những sản phẩm tương tự trên thị trường. Chẳng hạn:

Giao hàng đúng thời hạn

Cải tiến chất lượng sản phẩm theo thị hiếu của khách hàng

Có chế độ bảo hành, bảo trì

Sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ, vì chính công ty đã tạo ra nhiều lỗ

hổng cho các công ty khác nhảy vaò và họ đã nhanh chóng chiếm được

thị phần không nhỏ từ công ty. Giám đốc tiếp thị phải khôn khéo trong

việc lựa chọn chiến lược, trước tiên vị giám đốc này cần phải phân tích

thị trường để nắm rõ được khả năng của công ty tới đâu, khách hàng

mục tiêu cũng như khách hàng tiềm năng của công ty.

Mở rộng thị trường sang các ngành công nghiệp có thể ứng dụng được

sản phẩm mà công ty cung cấp

Đưa ra mức giá chiết khấu cho những khách hàng mua với số lượng lớn